DANH MỤC CÁC BẢNG 1 Bảng 3.1 Kết quả thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao 41 2 Bảng 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015
Nguyễn Thanh Bình MSSV: 9117029 K37 Lớp: TD11X6A2
Cần Thơ - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trong luận văn là công
Trình nghiên cứu của tôi, trung thực và chưa được nghiên cứu công bố bởi một công trình nào, nếu không đúng như đã nêu trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Người cam đoan
Nguyễn Thanh Bình
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined
Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined
Nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 1 Error! Bookmark not defined
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined
1.1 Các quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng và nhà nước về giáo dục thể
chất
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về TDTT trong trường học.Error! Bookmark not defined.
1.3 Lịch sử và sự phát triển môn bóng chuyền Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới.Error! Bookmark not defined
1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển bóng chuyền Việt Nam.Error! Bookmark not defined
1.4 Đặc điểm môn bóng chuyền Error! Bookmark not defined
1.4.1 Đặc điểm phát triển kỹ thuật bóng chuyền hiện đại Error! Bookmark not defined
1.4.2 Đặc điểm phát triển chiến thuật của bóng chuyền hiện đại:Error! Bookmark not defined
1.4.3 Đặc điểm thể lực của VĐV bóng chuyền cấp cao Error! Bookmark not defined
1.4.4 Hướng phát triển Error! Bookmark not defined
1.5 Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện bóng chuyền với cơ thể.Error! Bookmark not defined
1.6 Đặc điểm lứa tuổi sinh viên Error! Bookmark not defined
1.7 Kỹ thuật chuyền bóng Error! Bookmark not defined
1.7.1 Chuyền bóng Error! Bookmark not defined
1.7.2 Chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu Error! Bookmark not defined
1.7.3 Phương pháp tập luyện, quá trình tập luyện và những điểm cần chú ý khi chuyền
bóng Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined
2.1 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Error! Bookmark not defined
2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm Error! Bookmark not defined
2.1.3 Phương pháp toán thống kê Error! Bookmark not defined
Trang 52.2 Tổ chức nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.2.3 Thời gian nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.2.4 Kế hoạch nghiên cứu Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined
Trang 6…… ……
Trong suốt quảng thời gian nghiên cứu đề tài, em đã gặp rất nhiều khó khăn
về thời gian cũng như tài liệu nghiên cứu Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trong Bộ môn Giáo Dục Thể Chất – Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Đức Thành ngay từ những bước đầu tiên cho
đến khi hoàn thành luận văn này
Cám ơn lớp Sư phạm thể dục thể thao K37 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo diều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Do những điều kiện còn hạn chế như thời gian và trình độ có hạn nên đề tài luận văn này của em sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn
Em cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô Hội đồng đã đóng góp những lời nhận xét và gợi mở cho em phương hướng để hoàn chỉnh đề tài của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Bình
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 3.1 Kết quả thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu
của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
41
2 Bảng 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của
nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
42
4
Bảng 3.4 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của sinh
viên bóng chuyền nâng cao K37 và sinh viên bóng chuyền nâng
Biểu đồ 3.1 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của
nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
41
2
Biểu đồ 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu
của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
42
3
Biểu đồ 3.4 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu
của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
44
Trang 9TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015
Nguyễn Thanh Bình MSSV: 9117029 K37 Lớp: TD11X6A2
Cần Thơ - 2015
Trang 10TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015
Trang 11LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trong luận văn là công
Trình nghiên cứu của tôi, trung thực và chưa được nghiên cứu công bố bởi một công trình nào, nếu không đúng như đã nêu trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Người cam đoan
Nguyễn Thanh Bình
Trang 12MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Mục đích nghiên cứu 3
Nhiệm vụ nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Các quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng và nhà nước về giáo dục thể chất 1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về TDTT trong trường học 5
1.3 Lịch sử và sự phát triển môn bóng chuyền 7
1.3.1 Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới 7
1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển bóng chuyền Việt Nam 11
1.4 Đặc điểm môn bóng chuyền 13
1.4.1 Đặc điểm phát triển kỹ thuật bóng chuyền hiện đại 15
1.4.2 Đặc điểm phát triển chiến thuật của bóng chuyền hiện đại: 16
1.4.3 Đặc điểm thể lực của VĐV bóng chuyền cấp cao 17
1.4.4 Hướng phát triển 17
1.5 Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện bóng chuyền với cơ thể 18
1.6 Đặc điểm lứa tuổi sinh viên 20
1.7 Kỹ thuật chuyền bóng 26
1.7.1 Chuyền bóng 26
1.7.2 Chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu 26
1.7.3 Phương pháp tập luyện, quá trình tập luyện và những điểm cần chú ý khi chuyền bóng 29
CHƯƠNG 2 31
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 31
2.1 Phương pháp nghiên cứu 31
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: 31
2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm 31
2.1.3 Phương pháp toán thống kê 34
Trang 132.2 Tổ chức nghiên cứu 36
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 36
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 37
2.2.3 Thời gian nghiên cứu 37
2.2.4 Kế hoạch nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 14…… ……
Trong suốt quảng thời gian nghiên cứu đề tài, em đã gặp rất nhiều khó khăn
về thời gian cũng như tài liệu nghiên cứu Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trong Bộ môn Giáo Dục Thể Chất – Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Đức Thành ngay từ những bước đầu tiên cho
đến khi hoàn thành luận văn này
Cám ơn lớp Sư phạm thể dục thể thao K37 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo diều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Do những điều kiện còn hạn chế như thời gian và trình độ có hạn nên đề tài luận văn này của em sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn
Em cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô Hội đồng đã đóng góp những lời nhận xét và gợi mở cho em phương hướng để hoàn chỉnh đề tài của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Bình
Trang 16DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 3.1 Kết quả thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu
của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
41
2 Bảng 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của
nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
42
4
Bảng 3.4 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của sinh
viên bóng chuyền nâng cao K37 và sinh viên bóng chuyền nâng
Biểu đồ 3.1 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của
nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
41
2
Biểu đồ 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu
của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
42
3
Biểu đồ 3.4 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu
của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
44
Trang 171
PHẦN MỞ ĐẦU
- Chúng ta hẳn ai cũng biết rằng hoạt động TDTT rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, TDTT được xem là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, chính vì vậy ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục vì “Dân cường thì nước thịnh” đó là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước với định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Ngày nay TDTT của nước ta đã và đang được nhiều nước trên thế giới biết đến thông qua các cuộc thi đấu, với rất nhiều môn trong đó bóng chuyền là một trong những môn chủ đạo và đạt được nhiều thành tích đáng kể và đang hướng tới một nền thể thao đại chúng
Để hòa nhập vào sự phát triển TDTT và xác định vị trí của nước nhà đối với khu vực nói riêng và Thế Giới nói chung Bộ văn hóa Thể Thao và du lịch đã đưa ra chỉ thị
số 48/CT- BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “ Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020” Đây là chiến lược đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2198/QĐ – TTg ngày 03/02/2010
Chiến lược TDTT Việt Nam xác định rõ: “Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… Vận động TDTT là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT
Trang 18Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi tập luyện có tác dụng củng cố
và nâng cao sức khỏe, giáo dục con người những phẩm chất quý giá như : tính tập thể, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm và ý chí vững vàng Ngoài mục đích giải trí lành mạnh bóng chuyền còn là phương tiện phát triển con người toàn diện: Đức – trí – thể -
mĩ, tạo cho người tập đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng Tổ Quốc
Bóng chuyền còn là môn thể thao quần chúng thể hiện ở chổ là ai cũng có thể tham gia, rất dể tập, không phân biệt tuổi tác, giới tính là môn thể thao rất hấp dẫn mà trong đó diển ra sự tranh chấp quyết liệt giữa quá trình tấn công và phòng thủ, tạo nên nhứng pha bóng hấp dẫn đầy kịch tính nhưng mang đậm tính tập thể
Cùng với sự phát triển của bóng chuyển đỉnh cao, phong trào bóng chuyền đã lan rộng khắp cả nước, hàng năm có rất nhiều giải đấu bóng chuyền diễn ra dành cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi tham gia như: Học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức…,và được tổ chức nhiều nơi trên đất nước
Cần Thơ là một thành phố trung tâm của ĐBSCL trong đó trường Đại học Cần Thơ phát triển thành trường đa ngành với nhiều lĩnh vực, Hiện nay trường đã đầu tư vào môn bóng chuyền phát triển thành môn thể thao mạnh cho trường Cụ thể tại trường đại học Cần Thơ phong trào bóng chuyền cũng đã phát triển rất mạnh với nhiều giải bóng chuyền truyền thống của trường, các khoa, các lớp tổ chức…,đặc biệt là đội
Trang 19Những năm gần đây trường đại học Cần Thơ đã có nhiều tập trung, cố gắng phát triển môn bóng này nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vì thực tế có rất ít đề tài nghiên cứu
về môn bóng chuyền đặc biệt là kỹ thuật vừa nói trên
Việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu cả nước nói chung và của trường Đại học Cần Thơ nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết và cần được quan tâm Đồng thời cũng để phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện sau này, vì vậy
tôi mạnh dạng chọn đề tài : “Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu của nam sinh viên giáo dục thể chất K37 Trường Đại học Cần Thơ năm học 2014-2015”
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu của nam sinh viên giáo dục thể chất khóa 37 của trường Đại học Cần Thơ học bóng chuyền nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện Qua đó cũng nhằm làm cở sở để phục vụ cho công tác sư phạm sau này
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với đề tài này chúng tôi xác định nhiệm vụ cần tiến hành thực hiện
Nhiệm vụ: Khảo xác thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu
cho 32 nam sinh GDTC khóa 37 Trường đại học Cần Thơ năm học 2014 – 2015
Trang 204
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
chất
Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã cống hiến tài năng và sức lực của mình để giành lại độc lập dân tộc đánh đuổi các đế quốc xâm lược và định hướng xây dựng nền xã hội mới Hồ Chí Minh không chỉ khởi xướng sự nghiệp dân giàu nước mạnh mà còn khởi xướng nền thể dục thể thao nước nhà
Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của dân tộc Việt Nam nói chung và Ngành TDTT nước nhà, đặc biệt là thanh – thiếu niên lực lượng vũ trang Sự nghiêp TDTT là một mặt, một bộ phận quan trọng trong sự
nghiệp chung của cách mạng nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Công tác
thể dục thể thao cũng là một trong những công tác cách mạng khác”.[8]
Sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với đảng ta lãnh đạo toàn dân tiền hành cuộc cách mạng tháng Tám thành công, lâp nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Đất nước vừa giành được độc lập dân tộc đã gặp phải biết bao khó khăn, trở lực bởi thù trong giặc ngoài, cộng thêm với nền kinh tế do chế độ cũ để lại rất nghèo nàn lạc hậu, nhân dân nhiều nơi đói rét, dịch bệnh hoành hành, sức khỏe giảm súc nghiêm trọng, thất học và mù chữ nặng nề Trong hoàn cảnh đó chủ tịch Hồ Chí Minh cùng vởi Đảng
ta đề ra nhiều chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời nhằm đẩy lùi những khó khăn, trở lực và người kêu gọi đồng bào cả nước chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Đồng thời do nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người, sức khỏe nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập ngành TDTT của nước Việt Nam mới
Trang 215
Ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 14, thành lập nha thể dục Trung ương
trong Bộ thanh niên Với mục tiêu “xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khỏe
quốc dân và cải tạo giống nòi Việt Nam”.[15]
Vào ngày 31 tháng Giêng năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập nha thể dục trung ương thuộc Bộ thanh niên, tiền thân của ngành TDTT ngày nay Ngành TDTT mới ra đời nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ y tế và Bộ giáo dục
để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo giống nòi Việt Nam Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày 27/01/1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia giáo dục [15]
Đối với nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Bác Hồ rất quan tâm, chăm lo tới việc giữ gìn và rèn luyện sức khỏe cho nhân dân nhằm tiến hành
công cuộc xây và bảo vệ đất nước Người đã từng nói: “ Khuyến khích và giúp đỡ nền
thể dục quốc dân, làm cho nòi giống thêm khỏe mạnh [8] Trong quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người rất coi trọng công tác đối ngoại của TDTT Người cho rằng
đó là một phương tiện quan trọng để giao lưu, đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các nước cộng đồng quốc tế Vì vậy, mỗi hoạt động đối ngoại ở trong nước hay quốc tế cũng đếu đặt mục tiêu đoàn kết, hữu nghị lên hàng đầu Thấm nhuần tư tưởng của Người, Ủy ban Thể dục thể thao đã lãnh đạo phong trào, lập ra các đội tuyển quốc gia các môn để tham gia thi đấu giao hữu các giải quốc tế
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII tháng 6/1991 đã khẳng định “…công tác thể dục thể thao cần được coi trọng và nâng cao GDTC trong tường học”
Trang 226
GDTC là nội dung bắt buộc trong hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Hiến pháp năm 1992 có ghi “…Việc dạy học và học TDTT trong trường học là bắt buộc”.Nghị quyết hội nghị trung ương Đảng lần thứ VII về giáo dục
và đào tạo đã khẳng định mục tiêu “…Nhằm phát triển con người cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”
Chỉ thị 113/TTg ngày 07/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quy hoạch phát triển nghành TDTT và GDTC trong trường học, quyết định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh các cấp, có quy chế bắc buộc với các trường
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII 1996 đã khẳng định: “… giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu và nhấn mạnh đến việc chăm lo giáo dục thể chất con người, muốn xây dựng đất nước giàu mạnh văn minh không những chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn có con người cường tráng về thể chất, chăm lo cho thể chất con người là trách nhiệm của toàn xã hội và các cấp đoàn thể”
Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1999 về công tác TDTT có ghi “…đối với học sinh – sinh viên trước hết phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT"
Ngị quyết trung ương khóa VIII có ghi “…giáo dục thể chất trong các nhà trường là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục, đào tạo, đồng thời cũng là một nội dung của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo nguồn tri thức mới có năng lực thể thao, có sức khỏe thích ứng với các điều kiện lao động phức tạp và lao động cao đó là lớp ngừi đạo đức…Mục tiêu, chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu mới bức bách về sức khỏe và thể lực của nền lao động mới trong nền kinh tế tri thức, nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Thực tiển triển khai thực thiện luật TDTT thời gian qua cho thấy Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết một số điều của các đạo luật trên Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa xã
Trang 237
hội, Chính phủ đã ban hành nghị định 69/2008 NĐ-CP ngày 30/05/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về GDTC và thể thao của nước ta hiện nay tương đối đầy đủ và có tính pháp lý cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời mang tính định hướng XHCN nhân văn sâu sắc vì sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Tuy nhiên với những quy định trong luật TDTT để đảm bảo cho người dạy và người học thụ hưởng được quyền lợi theo luật định và có nghĩa vụ tương ứng thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại luật này càng tổ chức nghiên cứu và kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, thực thi Luật, giúp cho các
tổ chức cá nhân hiểu đúng và thật sự đưa luật vào cuộc sống một cách sinh động đáp ứng yêu cầu về GDTC và thể thao trong nhà trường ngày càng lớn, đồng thời để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhằm đạt được mục tiêu của công tác GDTC và thể thao đã đặt ra
1.3 Lịch sử và sự phát triển môn bóng chuyền
1.3.1 Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới
+ Sự hình thành:
Đây là môn thể thao có xuất sứ từ Mỹ do giáo viên William G Morgan đã nghĩ
ra cách chơi năm 1892, người chơi chủ yếu dùng tay chuyền bóng qua lại trên lưới Lúc đầu trò chơi này chưa có luật, chủ yếu dựa vào cách chơi của môn Bóng Rổ, Bóng Ném, Bóng Chày…với tên gọi ban đầu của môn chơi là “Mintonette”
Trang 248
Vào năm 1895 môn chơi đã được quy định lại luật và đặt cho nó một cái tên bằng tiếng Anh: WOLLEY BALL nghĩa là bóng chuyền Sau đó trận đấu bóng chuyền lần đầu tiên được tổ chức tại trường cao đẳng Springfield 1896
4 Kích thước lưới 2 x 27 foot (1,5m x 7,5m); chiều cao lưới 6,5 foot (198 cm)
5 Năm 1900 một loại bóng đặt biệt được thiết kế cho môn bóng chuyền
6 Năm 1916 ở Philippines hình thức phòng thủ các quả phát và đập bóng bằng cách chắn bóng được giới thiệu
7 Năm 1917 đổi từ 21 điểm sang 15 điểm cho một hiệp
8 Năm 1920 quy tắc mổi bên chỉ được chạm bóng 3 lần và tấn công từ hàn sau
Trang 259
13 Không hạn chế số lượng đấu thủ
* Dần theo thời gian thì luật thi đấu cũng được thay đổi và hoàn thiện hơn:
Bóng chuyền phát triển mạnh ở các nước Châu Mỹ La tinh Năm 1900 xuất hiện ở Cannada_năm 1906 xuất hiện ở Ouecto Rico
- Bóng chuyền xuất hiện ở Châu Á khoảng năm 1905_1908 ở Philipin-Nhật Bản_Trung Quốc
- Bóng chuyền vào Châu Âu, đầu tiên vào Pháp năm 1914, vào Nh năm 1920, năm 1921 vào Liên Xô
- Năm 1947, lien đoàn bóng chuyền quốc tế (gọi tắt là FIVB) được thành lập tai Paris do ông Paul Libaud người Pháp làm chủ tịch
- Năm 1948 giải vô địch Châu Âu đầu tiên tại Ý gồm 6 đội tham gia trong đó Tiệp Khắc dành vô địch
- Năm 1949 giải vô địch bóng chuyền thế gới lần thứ nhất cho nam diễn ra tại Tiệp Khắc
+ Quá trình phát triển kỹ-chiến thuật bóng chuyền:
Kỹ thuật bóng chuyền cũng phát triển và thay đổi theo luật thi đấu Ban đầu do bóng chuyền chỉ là một trò chơi giải trí, số người chơi, số lần đánh bóng bao nhiêu cũng được nên việc dành điểm là không dể dàng Sau đó để gây khó khăn cho đối phương trong việc phòng thủ dần dần xuất hiện kỹ thuật đập bóng qua lưới và phát triển song song với nó cùng phối họp để tạo một chiến thuật tấn công đó là kỹ thuật chuyền bóng cao tay
Qua nhiều năm cùng với sự hoàn thiện luật thi đấu kỹ- chiến thuật chuyền bóng cao tay cũng luôn phát triển: Như chuyền bóng cao biên vị trí số 4, chuyền sau đầu, chuyền bóng tấn công sau vạch 3m…
Trang 2610
Giai đoạn 1929-1939, chiến thuật tiếp tục phát triển xuất hiện chắn bóng tập thể chống lại quả đập bóng của đối phương Chính vì vậy các phương pháp chuyền bóng cũng được phát triển phối hợp với đập bóng tránh được những lần chắn bóng nhằm gây khó khăn cho đối phương Xuất hiện chuyền bóng nhanh, lau ngắn, lao dài… Bóng chuyền trở nên hấp dẫn, thu hút và có tính tập thể hơn Điều đó thể hiện rất rõ trong cách sắp xếp các đấu thủ trên sân đặt biệt là chuyền hai vì đây la chủ chốt của chiến thuật tấn công
Năm 1940 môn bóng chuyền được thảo luận để đưa vào chương trình thế vận hội Olympic, đến năm 1964 bóng chuyền mới chính thức được đưa vào chương trình thi đấu của thế vận hội lần đầu tiên ở Tokyo (Nhật Bản), đội nữ bóng chuyền Liên Xô dành vô địch Sau đó cứ 4 năm tổ chức một lần cụ thể như:
Vô địch Châu Âu, 2 năm một lần (1981 – 1983 – 1985 – 1987…)
Năm 1983 Liên đoàn bóng chuyền thế giới có 146 nước thành viên theo thời gian đến nay thì số ấy đã tăng thêm điều đó làm cho bóng chuyền trở thành một trong những môn thể thao hàng đầu thế giới
Trang 2711
1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển bóng chuyền Việt Nam
Bóng chuyền xuất hiện ở VIệt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX, trải qua nhiều giai đoạn phát triển cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, hiện nay vẫn
được duy trì, đang từng bước củng cố và hoàn thiện
+ Thời kỳ trước cách mạng tháng 8
Bóng chuyền vào Việt Nam vào thời kỳ này có một màu sắc riêng không giống như một số nước quanh ta
- Kích thước sân gần như bóng chuyền hiện đại, chiều dài sân 18m, chiều rộng 9m
- Khu phát bóng là 1m2, lưới nam cao 240cm, lưới nữ cao 220cm, mỗi hiệp thi đấu
Miền Bắc sau khi giải phóng năm 1945 thì phong trào thể dục thể thao nói chung và môn bóng chuyền nói riêng có điều kiện phát triển mạnh mẽ Đoàn Thể công – một tổ chức thể thao quân đội được thành lập và trở thành đội bóng chuyền mạnh của miền Bắc.Thời kỳ này cũng có nhiều đội bóng chuyền nữ xuất hiện như: Quân Y viện
108, Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
Trang 2812
- Năm 1956 Hội bóng chuyền Việt Nam ra đời ngay sau đó đã thành lập đội tuyển để tham dự giải 4 nước: Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam ở Bình nhưỡng (Triều Tiên)
- Năm 1962, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam gia nhập Liên đoàn bóng chuyền thế giới
- Năm 1969 thành lập đội tuyển nghành tham gia giải A toàn miền bắc với các đội đại biểu của 2 trường đai học Bách Khoa và Mỏ Địa Chất
- Năm 1973 giải hạng A được tổ chức với sự tham gia của 24 đội nam - nữ Đặc biệt đội tuyển nữ của ta đã tham dự giải bóng chuyền các nước Xã hội chủ nghĩa ( tại Triều Tiên)
Trang 2913
1.4 Đặc điểm môn bóng chuyền
Bóng chuyền là môn thể thao mang tính tập thể cao, bằng các hoạt động đối kháng không trực tiếp Sự tranh đua được thể hiện quyết liệt trên lưới, ai nhanh hơn, mạnh hơn, cao hơn người đó dành chiến thắng Điều khác biệt của môn thể thao này so với các môn thể thao khác như: bóng đá, bóng rổ, bóng ném,… là bóng không dừng ở tay lâu, và điểm tiếp xúc cũng khác Các dộng tác tiếp xúc trong bóng chuyền chủ yếu
là dùng tay đánh bóng Nhưng ngày nay người chơi được phép chạm bóng từ mắc cá chân trở lên đã làm cho môn bóng chuyền tăng thêm sức hấp dẫn vì người chơi có thể
sử dụng khả năng khéo léo của mình để “duy trì” bóng vẫn ở trong cuộc
Chỉ có 6 vận động viên thi đấu trên một khoảng không gian trật hẹp 81m2 vì vậy
sự phối hợp trong di chuyển giữa các cầu thủ phải được tiến hành một cách khéo léo và hài hòa Muốn dành thắng lợi phải có tính tập thể cao Bất kể một sự mất đoàn kết, thiếu tin tưởng giữa các cầu thủ đều có thể dẫn đến thất bại
Trong các kỹ thuật của môn bóng chuyền thì kỹ thuật chuyền là dể bị lổi nhất đó
là dính bóng vì điều kiện để thực hiện chạm bóng là trong thời gian rất ngắn Khi libero hay VĐV bất kỳ đỡ quả phát bóng của đối phương bóng nảy lên rất đa dạng theo nhiều hướng khác nhau vì thế mà chuyền hai phải linh hoạt và khéo léo đặt biệt đối với kỹ thuật phát bóng tấn công như hiện nay Bất kỳ quả bóng nào được chuyền lên cũng có mục đích chung là để đồng đội tấn công ghi điểm, quả bóng đó đạt hiệu quả khi thắng được sự phòng thủ của đối phương Chiến thuật chuyền hai là những hoạt động có tổ chức dựa trên kỹ thuật đồng đội giữa chuyền hai và chủ công để tạo nên yếu tố bất ngờ trong việc phòng thủ của đối phương
Khi thi đấu vận động viên chuyền hai phải biết cách quan sát sao cho chỉ trong thời gian mà bóng nảy lên từ bước một đến có thể thấy được vị trí của đồng đội, khoảng chống và hàng chắn của đối phương để tổ chức tấn công ghi điểm đều đó cũng
Trang 30Mỗi một môn bóng đều có nét đặc trưng tiêu biểu riêng môn bóng chuyền là: Hoạt động mang tính chất thi đấu đối kháng được quy định bởi luật thi đấu Hoạt động thi đấu thường xuyên thay đổi điều kiện do các hành động của vận động viên và của đội bóng bị kiểm tra thường xuyên và cố gắng phá vở tổ chức phòng thủ, ý đồ tấn công của đói phương Nét đặc chưng của thi đấu là tính phức tập và tốc độ giải quyết các nhiệm vụ vận động trong điều kiện không ngừng thay đổi
Thành tích thi đấu được xác định thông qua những hoạt động của đội bóng trong quá trình thi đấu đối kháng Đó là kết quả của sự phối hợp giữa các vận động viên trong đội bóng
Thành tích thể thao thể hiện ở số lượng các trận thắng và thứ hạng được xếp trong bảng kết quả thi đấu Cho dù một vận động viền nào đó của một đội bóng chơi tốt đến đâu đi chăng nữa, song nếu như đội đó thua thì coi như thất bại, do đó trong tập thể đội bóng, mỗi vận động viên cần phải nổ lực hết mình nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của đội
Kết quả thi đấu là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá trình độ thể thao của vận động viên và chất lượng công tác huấn luyện viên, giáo viên
Đặc điểm hoạt động thi đấu bao gồm một số lượng lớn các bài tập thi đấu như các động tác kỹ thuật, các hoạt động chiến thuật được lập lại nhiều lần trong quá trình thi đấu để đạt thành tích cao
Trang 315 Tập thi đấu và thi đấu
6 Linh hoạt về trí tuệ
1.4.1 Đặc điểm phát triển kỹ thuật bóng chuyền hiện đại
Thực hành thành thạo kỹ thuật và rèn luyện năng lực kỹ thuật chính là làm cho VĐV bóng chuyền hình thành kỹ năng kỹ xảo Huấn luyện kỹ thuật phong phú vốn kỹ năng, kỹ thuật đạt trình độ cao chính là cơ sở để đảm bảo cho mỗi VĐV đật trình độ thi đấu cao
Kỹ thuật là phương tiện chính hoàn thành mục đích chiến thuật, thể hiện trình
độ kỹ năng (năng lực kỹ thuật) kỹ xảo vào vận dụng trong mọi tình huống thi đấu, nó liên quan chặc chẽ đến trình độ thể lực năng lực tâm lý
Trong bóng chuyền hiện đại, điệu kiện đầu tiên đảm bảo cho sự phát triển của VĐV gồm các yếu tố về hình thái cơ thể như cơ năng, năng lực thể lực, thể năng, năng dụng, kỹ thuật sở trường và độc chiêu – chiến thuật như cá nhân- tập thể- đồng đội, ý thức chiến thuật, năng lực tâm lý như cảm xúc, ý chí, động cơ, tư duy, biểu tượng, phán đoán , linh cảm, ý thức… Nhân tố trí lực như học vấn, năng lực hiểu biết khoa học và chuyên môn Các yếu tố chung cấu thành tài năng thể thao là những đòi hỏi tất yếu của bóng chuyền hiện đại
Trang 3216
Tóm lại: Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhất là từ khi lý thuyết hệ thống,
lý thuyết điều khiển ra đời, vai trò con người điều khiển hoạt động trong thể thao nói chung và trong bóng chuyền nói riêng, phải được xem xét dưới mọi gốc độ, tức là yêu cầu VĐV bóng chuyền phải có năng lực vận động linh hoạt cao
Các yếu tố cấu thành tài năng thể thao bao gồm:
Yếu tố cố định (di chuyền gồm hình thái cơ thể, cơ năng)
Yếu tố động bao gồm năng lực kỹ-chiến thuật, năng lực thể lực, năng lực tâm lý, năng lực trí lực và động cơ tư tưởng
Các yếu tố đó có mối quan hệ theo bản thân nội hàm của chúng, cũng như giữa các năng lực với nhau theo chiều ngang và chiều dọc một cách hữu cơ trong mối quan hệ chỉnh thể.[6]
1.4.2 Đặc điểm phát triển chiến thuật của bóng chuyền hiện đại:
Chiến thuật là phương thức vận động của VĐV cũng như của toàn đội Chiến thuật yêu cầu các mặt khác phải lấy nó làm mục tiêu để hoàn thành mục đích đặt ra Chiến thuật bóng chuyền hiện đại phát triển cao thể thiện một số đặc trưng sau:
a Phát triển theo hướng toàn diện trong tấn công Muốn vậy, VĐV bóng chuyền
phải có năng lực chiến thuật toàn diện, hiểu biết chiến thuật cá nhân và đồng đội Trong chiến thuật toàn diện có sử dụng kỹ thuật sở trường, độc chiêu, đó chính là bước phát triển của bóng chuyền trong tương lai
b Nhanh hơn và hướng phát triển xuyên suốt của mọi chiến thuật bóng chuyền hiện
đại, là tiêu điểm chung của chiến thuật, yêu cầu VĐV phải đáp ứng Trong thi đấu căng thẳng, chỉ tấn công nhanh phối hợp nhanh, phòng thủ nhanh, biến hóa nhanh điều kiện linh hoạt mới nắm được quyền chủ động điều khiển trận đấu Tốc độ biến hóa – tức nhanh, cũng là tư tưởng chủ đạo của bóng chuyền hiện đại.[6]
Trang 3317
Trình độ thi đấu bóng chuyền do năng lực thi đấu quyết định, năng lực thi đấu là tổng hợp các năng lực như đã nói trên Trong đó, năng lực thể lực giữ vai trò cơ sở, nền móng để phát triển toàn bộ các năng lực khác của trình độ thi đấu Chỉ có năng lực thể lực vững, mới đảm bảo cho nâng cao năng lực kỹ - chiến thuật, là yếu tố quan trọng để
giữ vững, nâng cao thành tích thi đấu
Thi dấu bóng chuyền ngày càng căng thẳng, kịch liệt, đối kháng với cường độ, mật độ lớn, đòi hỏi VĐV bóng chuyền phải có năng lực thể lực cao, như sức bật cực tốt, phản ứng nhanh, khả năng phối hợp nhịp nhàng, tính linh hoạt, khéo léo, nhanh nhẹn Nhiều tác giả thống nhất quan điểm là năng lực thể lực ngày càng đóng vai trò cơ
sở quyết định cho năng lực thi đấu của VĐV
Chuẩn bị năng lực thể lực bao gồm chuẩn bị năng lực thể lực toàn diện (chung)
và năng lực thể lực chuyên môn
1.4.4 Hướng phát triển
Trẻ hóa đội hình, cụ thể là dần thay thế VĐV ký cựu bằng VĐV trẻ có chuyên môn là vấn đề bức thiết đối với bóng chuyền Cụ thể, liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) biết điều đó nhưng việc thực hiện vẫn dang dở trong nhiều khâu Cho dù, đội nữ giành huy chương bạc và đội nam giành huy chương đồng ở Myanmar nhưng nếu không có tuyển trẻ thay thế thì việc bảo vệ thành công ở các kỳ SEA game sau la không dể
Đó mới chỉ là nhắm cho yêu cầu bảo vệ thành công thành tích hiện có Còn muốm vươn hơn để tiến tới huy chương vàng ở cả nam, nữ thì các vật cản Thái Lan, Indonesia là bức tường quá cao so với chúng ta Nhìn lại cuộc đấu ở SEA game 27, vẫn như mọi năm ở giải nữ, Việt Nam và Thái Lan sớm khẳng định thuộc nhóm tranh chấp nhất – nhì
Trang 3418
Số VĐV trẻ của đội nữ có Âu Hồng Nhung, Bùi Thị Ngà, Hà Ngọc Diểm Nhưng để bảo toàn chỉ tiêu huy chương, đội hình ra sân thường trực vẫn gồm các cựu binh
Nếu nữ vẫn giữ được huy chương bạc mà chưa hết lo về lực lượng thì đội nam đạt huy chương đồng nhưng dấu hiệu gánh nặng tuổi tác là thấy rõ Đội trưởng Nguyễn Hữu Hà cùng libero Nguyễn Xuân Thành là hai cầu thủ cứng tuổi nhất(ngoài 30 tuổi) ở bóng chuyền nam tại SEA game 27 vừa qua Họ đấu đủ bốn trận của đội So với nhóm các cầu thủ ở nội bộ đội tuyển thì cả Hà với Thành vẫn tròn vai, thi đấu tốt
Trở lại với vấn đề của đội nam, giành huy chương đồng là thành tích tốt hơn so với hai kỳ SEA game 25, 26 trước đó Có thể thấy, khi cả đội hình bắt đầu có sự chững lại thì gương mặt mới Từ Thanh Thuận trở thành điểm sáng Điều gì đó Thanh Thuận giống như thời điểm Ngô Văn Kiều xuất hiện khiến đội hình đối thủ bất ngờ và góp công lớn cùng ĐTQG giành huy chương bạc SEA game 24-2007
Còn lại, lần lượt Bùi Quan Hải, Đặng Vũ Bôn, Lê Quang Khánh, Giang Văn Đức không để lại nét đột phá mới vừa qua Vấn đề đòi hỏi cầu thủ trẻ, mới cần phải đưa nhiều vào đội hình thì BHL ở giai đoạn nào cũng biết
Những cầu thủ của bóng chuyền nam dự SEA game lần đầu tại Myanmar kỳ rồi
có Vũ Hồng Quân, Nguyễn Văn Cao thì tuổi đời xấp xỉ 30 Nhưng chọn ai và lựa ai trong những cầu thủ thuộc 12 CLB thi đấu ở giải VĐQG Con người không thiếu nhưng ai đủ trình độ hoặc phù hợp được với lối chơi của BHL sẽ lại là ít
1.5 Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện bóng chuyền với cơ thể
Từ những đặc diểm của bóng chuyền cho thấy: Giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền có ảnh hường và tác dụng đến người tập
Mỗi kỹ thuật bóng chuyền dù đơn giản nhất như: Chuyền bóng thấp tay, chuyền bóng cao tay, phát bóng… đòi hỏi người tập vận động tay chân, toàn thân một cách
Trang 35Tập luyện thi đấu bóng chuyền có tác động tích cực tới sự phát triển, hoàn thiện khả năng thích ứng và định hướng nhanh cho người tập, xử lý nhanh những tình huống thường xuyên thay đổi, biết lựa chọn kỹ thuật hợp lý nhất trong vốn dự trữ phong phú
về kỹ thuật của mình, biết nhanh chóng chuyển từ hành động này sang hành động khác giúp họ đạt được tính linh hoạt cao của quá trình thần kinh
Sự đa dạng các kỹ năng - kỹ xảo vận động, hành động thi đấu khác nhau sẽ tạo điêu kiện phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho người tập lòng dũng cảm, tính kiên định, tính quyết đoán, tính sáng tạo và kỷ luật Người tập biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó
sẽ góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể… cho người tập
Tập bóng chuyền giúp cơ thể phát triển hài hòa Sự phối hợp hành động khi thực hiện các chiến thuật tạo vẻ đẹp và sức lôi cuốn người xem Điều đó chứng tỏ bóng
Trang 3620
chuyền là môn thể thao có sức hấp dẫn với quần chúng ở các lứa tuổi, đối tượng ngành nghề khác nhau và đội ngũ người tập bóng chuyền ngày càn phát triển và lớn mạnh
1.6 Đặc điểm lứa tuổi sinh viên
Tuổi sinh viên thông thường từ 18 đến 25 tuổi, tương ứng với thời kỳ thứ ba của tuổi thanh thiếu niên Các nhà nghiên cứu thường chia tuổi thanh thiếu niên thành 3 thời kỳ chủ yếu:
- Một 11/12 – 14/15 tuổi - thời kỳ “ một nửa trẻ con”
- Hai 14/15 – 17/18 tuổi – thời kỳ “một nửa người lớn”
- Ba 17/18 – 23/25 tuổi – thời kỳ “tiền trưởng thành”
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang theo học ở bậc đại học để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội Nhóm xã hội này là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri thức, được đào tạo cho lao động trí ốc với nghiệp
vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội
Quá trình phát triển của cơ thể theo lứa tuổi có hai đặc điểm sinh lý cơ bản: Một là: phát triển không đồng đều xen kẽ với các thời kỳ phát triển nhanh là các thời kỳ tương đối chậm và ổn định
Hai là, phát triển không đồng bộ, các cơ quan và hệ cơ quan phát triển không đồng thời với nhau, có cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm Nhìn chung là phát triển đi lên
Đặc biệt là ở lứa tuổi 18-25 về cơ bản các hệ thống các cơ quan chức năng quan trọng của cở thể đã hoàn thiện Chiều cao ngưng phát triển và phần sụn nằm ở đầu xương đã được cốt hóa, nhưng cơ thể lại phát triển mạnh theo bề ngang và trọng lượng
Cơ bắp phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện TDTT nhất là sức mạnh và sức bền Cơ thể con người là một bộ máy có năng lực hoạt động rất cao, nếu