Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyên bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách - Hải Dương
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
473,17 KB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Văn Toàn Sinh viên lớp k33 khoa GDTC, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, chưa được bảo vệ trước một Hội đồng khoa học nào. Toàn bộ những vấn đề đưa ra bàn luận, nghiên cứu đều mang tính thời sự, cấp thiết và đúng với thực tế khách quan của trường THPT Nam Sách - Hải Dương. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Nguyễn Văn Toàn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GDTC : Giáo dục thể chất TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông T : Tiết. MĐ : Mục đích. YC : Yêu cầu. VĐV : Vận động viên. (s) : Giây STT : Số thứ tự. TN : Thực nghiệm. ĐC : Đối chứng. TTN : Trước thực nghiệm. STN : Sau thực nghiệm , : Phút Đ : Điểm TT : Thứ tự MỤC LỤC Đặt vấn đề 1 Mục đích nghiên cứu 3 Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 4 1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới kỹ thuật chuyền bóng cao tay 6 1.3 Đặc điểm kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt trong bóng chuyền 8 1.4 Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT 10 1.5 Các giai đoạn dạy học và hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay13 Chương 2: Nhiệm vụ phương pháp và tổ chức nghiên cứu 16 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 16 2.2 Phương pháp nghiên cứu 16 2.3 Tổ chức nghiên cứu 19 Chương 3: Kết quả nghiên cứu 20 3.1. Thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương 20 3.2. Cơ sở lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 24 Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận 40 4.2. Kiến nghị 41 Danh mục các tài liệu tham khảo 42 Phụ lục DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn giáo viên và huấn luyện viên về các test đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách ( n = 20) 24 Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách (n = 20) 29 Bảng 3.3: Kế hoạch huấn luyện, nội dung bài tập phát triển kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 36 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của nhóm đối chứng A, nhóm thực nghiệm B trước thực nghiệm ( n = 15 ) 39 Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt sau thực nghiệm của nhóm đối chứng A và nhóm thực nghiệm B (n = 15) 40 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của nhóm đối chứng A trước và sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm (n = 15) 41 Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm B (n = 15) 42 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với xu thế hội nhập và phát triển cùng các cường quốc trên khắp thế giới vì vậy xây dựng Đất nước ngày càng vững mạnh là mục tiêu hàng đầu của nước ta hiện nay. Các ngành khoa học nói chung và ngành TDTT nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nước nhà. Hòa nhập cùng sự phát triển của TDTT trong khu vực và Thế giới, nhằm nâng cao uy tín trên vũ đài quốc tế, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã xác định: “ Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng và mạng lưới TDTT rộng khắp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao, đưa Việt Nam lên trình độ cao trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn ”. Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người. Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất thuộc lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, chức năng củng cố sức khoẻ, hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai. Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều giới, các lứa tuổi ưa chuộng và tham gia tập luyện. Bóng chuyền cũng là môn thể thao Olimpic rất năng động và mang tính tập thể. Luyện tập bóng chuyền thường xuyên giúp tăng chiều cao và sức khoẻ, nhanh nhẹn đặc biệt là phản xạ tốt. Tuy nhiên môn thể thao này ra đời muộn hơn các môn thể thao khác. Năm 1957 sau một giải thi đấu tại Sofia bóng chuyền được công nhận là môn thể thao Olimpic. Năm 1964 giải bóng chuyền Olimpic đầu tiên được tổ chức tại Tokyo. Trải qua quá trình dài phát triển từng bước được sửa đổi, điều chỉnh các điều luật, hình thành khả năng kỹ - chiến thuật thi đấu như ngày nay. Ở Việt Nam: Bóng chuyền xuất hiện vào năm 1922, du nhập bằng con đường quân đội. Mới đầu môn bóng chuyền không phát triển rộng khắp do chiến tranh liên tục sự đầu tư cơ sở vật chất cũng như đội ngũ VĐV hạn chế. Khi nước nhà thống nhất, môn bóng chuyền được phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, trong các ngành, các lĩnh vực, ở mọi lứa tuổi đều tham gia. Hơn 30 năm qua, môn bóng chuyền nước ta đã đạt được một số kết quả trên cả hai phương diện: bóng chuyền quần chúng và bóng chuyền thành tích cao. Môn bóng chuyền được nhiều người chơi và yêu thích, để đạt được trình độ cao không hề đơn giản, cần phải trải qua quá trình tập luyện và có kỹ thuật điêu luyện. Đối tượng học sinh, sinh viên đến với môn bóng chuyền với số lượng và phong trào rất mạnh. Nhưng phần lớn chưa đạt kỹ thuật và động tác chuẩn. Thực tế tìm hiểu ở một số trường phổ thông trung học đặc biệt là trường THPT Nam Sách, học sinh mới học môn bóng chuyền, thực hiện động tác chuyền bóng cao tay còn nhiều hạn chế. Qua việc xác định được những sai sót trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay, dẫn tới người tập đạt thành tích chưa cao, đề tài đã tìm ra một số bài tập, vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng luyện tập của học sinh. Trong phạm vi đề tài này, bước đầu tôi xin đề xuất ứng dụng một số bài tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả kỹ thuật môn bóng chuyền nói chung và kỹ thuật chuyền bóng cao tay nói riêng. Tôi đã chọn đề tài: “ Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương ”. Mục đích nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu, đề tài tìm hiểu thực trạng việc dạy học, huấn luyện môn bóng chuyền nói chung và kỹ thuật chuyền bóng cao tay nói riêng cho đội tuyển bóng chuyền nam ở trường THPT Nam Sách – Hải Dương và thấy rằng còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực này. Từ đó, đề tài lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng. Xu thế toàn cầu hóa hiện đại hóa đòi hỏi Đất nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trong mọi lĩnh vực trong đó có TDTT. Việc mở rộng quan hệ quốc tế trên lĩnh vực TDTT đang góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Những thành tích cao của VĐV trong các cuộc thi đấu quốc tế rất rộng có tác dụng góp phần nâng cao lòng tự trọng dân tộc của nhân dân và nâng cao uy tín của nước ta với các nước trên thế giới. Vì vậy, đào tạo đội ngũ VĐV cho dân tộc cho phong trào TDTT, nâng cao thành tích các môn tương ứng với tầm vóc của đất nước, là một điều kiện quan trọng để mở rộng các quan hệ TDTT quốc tế. Ngay từ những ngày đầu khi cách mạng thành công, Bác Hồ của chúng ta đã nêu rõ tầm quan trọng của TDTT, Bác nói: “…gìn giữ dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công…”, coi đó là một trong những công tác cách mạng. Bản thân Người đã nêu gương “tự tôi ngày nào cũng tập”, tập đa dạng, thích hợp với điều kiện sống và công tác trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình. Nhận thức rõ tầm quan trọng của TDTT, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển TDTT như đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao, thành lập và huấn luyện đội tuyển nhằm phát triển thể thao thành tích cao. Trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ trọng tâm của công tác TDTT là phát triển phong trào TDTT quần chúng. Bởi lẽ, phong trào TDTT quần chúng là “vườn ươm” và là nền tảng cơ sở phát triển thể thao thành tích cao. Để phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng, cần đặc biệt quan tâm tới phát triển TDTT trường học, đây là cốt lõi của chiến lược phát triển TDTT nước ta, vì đó là đối tượng chiến lược, vừa là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để áp dụng những hình thức, nội dung, phương pháp hoạt động thể thao phong phú, đa dạng đem lại hiệu quả lớn. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đang dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác GDTC trong trường học. Chỉ thị số 36-CT/TW, về công tác TDTT trong thời kỳ mới đã khẳng định “… Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học. Làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên…” Thực tế nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy: giải trí, tập luyện, biểu diễn, thi đấu… về TDTT là một nhu cầu ngày càng nhiều, mạnh, không thể thiếu hoặc thay thế được. Nếu làm tốt, nó có thể góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống lành mạnh, vui tươi và văn minh trong đời sống xã hội. Chỉ thị số 48 TTG/VG đã xác định: “ …Ngành TDTT phải coi học sinh là một đối tượng phục vụ quan trọng của mình cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục để điều tra, nghiên cứu sức khỏe của học sinh, xây dựng những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho thích hợp với các lứa tuổi để đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong và ngoài trường học…” TDTT không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn có tác dụng nhiều mặt khác. Trong hoạt động này, mối quan hệ, hành vi giữa các cá nhân và tập thể (người tập, vận động viên, huấn luyện viên, người xem, trọng tài, các đội, các đoàn,…) rất đa dạng, phức tạp và biến hóa sinh động, đặc biệt trong thi đấu đối kháng gay go của thể thao các cấp. Nếu được tổ chức tốt, TDTT không những cần mà còn có thể giáo dục tốt tư tưởng, đạo đức và ý chí, long yêu nước, yêu lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật, công tâm, trung thực, khiêm tốn, lịch sự, dũng cảm, quả quyết, tự tin… Với thể thao trường học, thực tế những năm qua đã cho thấy số đông học sinh trong hệ thống nhà trường phổ thông các cấp đã được hưởng thụ những thành quả bước đầu xã hội hóa đối với nền TDTT nước nhà, GDTC và TT trường học đã có những chuyển biến đáng khích lệ về nhiều mặt. Dạy học và huấn luyện kỹ thuật cho các học sinh THPT là một bộ phận của quá trình GDTC, gắn liền với công tác huấn luyện thể lực và các hình thức chiến thuật trong tập luyện TDTT. Tùy vào điều kiện dạy học – huấn luyện mà các nguyên tắc này được vận dụng một cách linh hoạt. 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyền bóng cao tay Bóng chuyền là môn thể thao hoạt động không có chu kỳ, nhiều tình huống phức tạp luôn thay đổi, đòi hỏi vận động viên phải xử lý trong thời gian ngắn, trong các hiệp đấu và ngay cả trong các lần bóng qua lại trên lưới, vận động viên liên tục phải thực hiện và ứng phó với tình huống thay đổi đó. Trong thi đấu vận động viên phải thực hiện nhiều kỹ thuật khác nhau, nó phụ thuộc vào vị trí cụ thể của từng đấu thủ. Đấu thủ hàng trên luôn thực hiện kỹ thuật đập bóng, chắn bóng bọc lót yểm hộ lẫn nhau và chuyền bóng tấn công, các cầu thủ hàng sau phải phòng thủ, yểm hộ, phát bóng, chuyền bóng và đập bóng tấn công hàng sau. Bên cạnh đó vận động viên phải thực hiện ý đồ chiến thuật của toàn đội, cá nhân và chiến thuật không bóng. Những hoạt động liên tục và diễn ra trong một thời gian dài như vậy đòi hỏi vận động viên phải có tâm lý vững vàng, thể lực bền bỉ, kỹ chiến thuật điêu luyện mới đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả thi đấu trong thời gian dài. Trong thi đấu vận động viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật chuyền bóng khác nhau như: Chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, chuyền bóng bằng hai tay ra sau đầu… Dùng kỹ thuật nào để chuyền bóng trong thi đấu thì cuối cùng cũng tính đến hiệu quả của nó và hiệu quả chuyền bóng cao tay chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau: 1.2.1. Các yếu tố về kỹ thuật [...]... thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp... tiễn để lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt Những cơ sở để lựa chọn hệ thống các bài tập ứng dụng trong dạy học huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu bao gồm: - Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của chuyền bóng trong thi đấu, chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cần phải đảm... nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách 2.3.3 Địa điểm nghiên cứu - Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Trường THPT Nam Sách Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng công tác dạy học và huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương 3.1.1 Thực trạng dạy học và tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai. .. + Chuyền bóng sau đầu vào ô quy định (có 20/20 ý kiến chiếm tỷ lệ 100%) + Chuyền bóng qua lưới vào ô quy định (có 19/20 ý kiến chiếm tỷ lệ 95%) Như vậy đề tài sử dụng 3 test trên để đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng nam khối 11 trường THPT Nam Sách 3.2 Cơ sở lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. .. đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt Kết quả thu được ở bảng 3.1 Bảng3.1: Kết quả phỏng vấn giáo viên và huấn luyện viên về các test đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách ( n = 20) Số Nội dung phỏng vấn TT 1 2 Chuyền bóng vào ô quy định Tập hình tay mô phỏng tiếp xúc bóng 3 Chuyền bóng liên... trường THPT Nam Sách Biểu hiện tại bảng 3.2 Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập ứng dụng trong dạy học - huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách (n = 20) Số ý Số Bài tập TT kiến lựa chọn Tỷ lệ % Nhóm 1 1 ứng ở tư thế chuyền giữ bóng tập hình tay 16 80 14 70 10 50 12 60 16 80 Tự tung bóng lên cao rồi bắt bóng 2... dụng cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách, đề tài thu được kết quả như sau: + Về thời điểm tập luyện của đội tuyển là vào các buổi chiều + Số buổi tập kỹ thuật chuyền bóng trong một tuần là 1 buổi + Thời gian cho một buổi tập kỹ thuật từ 20 - 35 phút + Các bài tập hiện đang áp dụng để phát triển kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt và thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng. .. là không đạt mục tiêu đề ra Qua các kết quả phân tích ở trên, đề tài kết luận rằng: công tác huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách trong năm 2010 không đạt hiệu quả cao Hay nói cách khác, kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt trong đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách phát triển chưa đáng kể so với lúc... giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu chuyên môn và thực tế quan sát quá trình dạy học và huấn luyện đề tài thấy được muốn nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay cần giải quyết ba vấn đề: - Hoàn thiện và phát triển kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt Kỹ thuật có vai trò quyết định đến tính năng đường bóng đi Trong... là: - Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 1 Bài tập ứng ở tư thế chuyền giữ bóng tập hình tay 2 Bài tập 2 người tung, bắt bóng liên tục để kiểm tra hình tay và tập hoãn xung 3 Bài tập 2 người chuyền bóng với nhau 4 Bài tập chuyền bóng tam giác (lúc đầu theo chiều kim đồng hồ sau đó ngược lại) 5 Bài tập chuyền bóng qua lưới vào ô quy định 6 Bài . đó, đề tài lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương. Chương. Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách – Hải Dương ”. Mục đích. 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách (n