1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình

20 681 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 383,38 KB

Nội dung

37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG TẠO CHO TR Ẻ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH .... Thực trạng biện pháp giáo dục tí

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Ph ạm Thị Nguyên Chi

BI ỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG TẠO

CHO TR Ẻ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

T ẠI GÓC TẠO HÌNH

Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Ph ạm Thị Nguyên Chi

Chuyên ngành : Giáo d ục học (Mầm non)

Mã s ố : 60 14 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Nguyễn Thị Kim Anh,

người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học sư phạm Tp HCM cùng toàn thể các thầy

cô giáo trong Khoa Giáo dục Mầm non đã trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ dẫn cho tôi trong

thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cô và cháu trường Mầm non Hoạ Mi 2, Quận 5, Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác nghiên cứu

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này

Tp.HCM, tháng 09 năm 2013

Tác gi ả

Ph ạm Thị Nguyên Chi

Trang 4

M ỤC LỤC

L ỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

M Ở ĐẦU 6

1 Lý do ch ọn đề tài 6

2 M ục đích nghiên cứu 7

3 Khách th ể và đối tượng nghiên cứu 7

4 Nhi ệm vụ nghiên cứu 7

5 Gi ả thuyết khoa học 8

6 Gi ới hạn nghiên cứu 8

7 Cách ti ếp cận nghiên cứu 8

8 Phương pháp nghiên cứu 9

9 Nh ững đóng góp mới của đề tài 10

10 C ấu trúc của luận văn 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG T ẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH 11

1.1 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 11

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 11

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 13

1.2 Cơ sở lý luận về sáng tạo 15

1.2.1 Khái niệm sáng tạo 15

1.2.2 Cơ sở thần kinh và cơ chế tâm lý của sáng tạo 17

1.2.3 Bản chất của sáng tạo 19

1.2.4 Đặc điểm của sáng tạo 22

1.2.5 Các cấp độ của sáng tạo 23

1.3 Tính sáng t ạo của trẻ MG 24

1.3.1 Khái niệm 24

1.3.2 Vai trò của tính sáng tạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ mẫu giáo 25

1.3.3 Đặc điểm sáng tạo của trẻ mẫu giáo 26

1.4 Cơ sở lý luận về góc tạo hình 28

1.4.1 Khái niệm góc tạo hình 28

1.4.2 Mối quan hệ giữa góc tạo hình và tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi 33

Trang 5

1.5.1 Khái niệm biện pháp giáo dục tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi 36

1.5.2 Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức góc tạo hình nhằm giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG TẠO CHO TR Ẻ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH 40

2.1 T ổ chức khảo sát thực trạng 40

2.1.1 Mục đích khảo sát thực trạng 40

2.1.2 Vài nét về mẫu nghiên cứu 40

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 41

2.1.4 Thời gian khảo sát thực trạng 41

2.2 Phân tích k ết quả nghiên cứu thực trạng 41

2.2.1 Thực trạng nhận thức của BGH, GVMN về góc tạo hình trong việc giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 41

2.2.3 Thực trạng những biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình 51

2.2.4 Thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình ở một số trường MN, Tp.HCM 57

2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn của các GVMN trong việc giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình 58

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG TẠO CHO TR Ẻ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH 63

3.1 Xây d ựng một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc t ạo hình 63

3.1.1 Các nguyên tắc khi xây dựng một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình 63

3.1.2 Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình 65

3.1.3 Hướng dẫn triển khai các biện pháp 66

3.2 T ổ chức thử nghiệm các biện pháp 75

3.2.1 Mục đích thử nghiệm 75

3.2.2 Quy trình thử nghiệm 75

3.2.3 Điều kiện tiến hành TN 76

3.2.4 Cách đánh giá kết quả TN 77

3.2.5 Kết quả TN 77

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 97

1 K ết luận chung 97

2 Ki ến nghị sư phạm 98

Trang 6

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 100

Trang 7

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH Ban Giám hiệu

ĐC Đối chứng

GDMN Giáo dục mầm non

GVMN Giáo viên mầm non

HĐTH Hoạt động tạo hình

MG Mẫu giáo

MN Mầm non

ND Nội dung

NVL Nguyên vật liệu

TN Thử nghiệm

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

M Ở ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo Luật giáo dục, mục tiêu của giáo dục mầm non là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,

trí tu ệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào

l ớp một;…”[5]

“Ho ạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học kỹ thu ật, mà còn đến toàn xã hội nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra được nhân cách sáng

t ạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra được một cách tốt nhất cho họ

nh ững điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có những ưu thế lớn lao” [25] Do đó,

tính sáng tạo là một trong các phẩm chất rất quan trọng không thể thiếu được để hình thành con người trong thời đại mới

Chính vì vậy, phát triển tính sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng Tính sáng tạo không tự đến, nó cần được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển dựa vào nhiều yếu tố Nhiều công trình nghiên

cứu khoa học của các nhà tâm lý chứng minh rằng, trẻ lứa tuổi mầm non đã có những biểu

hiện của tính sáng tạo Vì thế, việc hình thành và phát triển tính sáng tạo phải được bắt đầu

từ khi trẻ còn nhỏ Ở lứa tuổi này, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi Trong khi chơi

những tình huống, những mối quan hệ, những điều kiện vật chất của hoàn cảnh xung quanh làm nảy sinh ở trẻ những ý tưởng và thúc đẩy sự sáng tạo của chúng Bất cứ góc chơi nào trẻ cũng thích chơi và khi chơi bất kì góc chơi nào trẻ cũng có thể sáng tạo Do

vậy, góc chơi của trẻ mẫu giáo (MG) cũng được coi là một phương tiện giáo dục và phát triển tính sáng tạo cho trẻ em

Những góc chơi sáng tạo nói chung và góc tạo hình nói riêng luôn được trẻ quan tâm

và thích thú Bởi khi tham gia góc tạo hình, trẻ sẽ có nhiều cơ hội thể hiện tính sáng tạo

của mình thông qua các dạng hoạt động tạo hình (HĐTH) từ nhiều nguyên vật liệu (NVL) khác nhau, việc liên kết góc tạo hình với các góc chơi khác và kết quả là sự hiểu biết của

trẻ về thế giới xung quanh thêm mở rộng, tư duy, trí nhớ, thể chất và ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển Do đó, nếu góc tạo hình được nhà giáo dục xây dựng và tổ chức một cách khoa học, hấp dẫn, linh hoạt và tạo điều kiện cho trẻ được tự do hoạt động trên chính

những NVL đa dạng… sẽ thúc đẩy làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo ở trẻ, giúp trẻ tham gia

Trang 9

một cách tích cực, phát huy tính tự lập của trẻ như tự nghĩ ra cách thực hiện, tự chọn NVL cho mình, tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong góc tạo hình…

Tuy nhiên, tính sáng tạo của trẻ sẽ hạn chế trong góc tạo hình khi chúng chỉ được đặt trong phạm vi lớp học Chúng phải được nuôi dưỡng, có cơ hội thể hiện, phát triển trong góc tạo hình - là môi trường sẽ giúp trẻ trải nghiệm nhiều hơn, tạo cơ hội cho trẻ được thể

hiện tính sáng tạo, tính tự chủ, nhanh nhẹn và tự lập hơn Bên cạnh đó, góc tạo hình sẽ tạo

cơ hội trẻ được hoạt động trải nghiệm, được tự do khám phá theo ý thích, được giao tiếp, được chia sẻ với bạn với cô theo hứng thú, nhu cầu và khả năng của mình, giúp trẻ được sử

dụng tối đa tính sáng tạo của mình ở mọi lúc, mọi nơi, trong lớp lẫn ngoài trời và như vậy

nó chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển của trẻ em

Những quan sát gần đây cho thấy, góc tạo hình ở các trường mầm non đã được đầu tư các NVL, đồ chơi, nhưng phần lớn giáo viên mầm non (GVMN) chưa quan tâm, chưa tận

dụng tối đa góc tạo hình ở trong lớp lẫn ngoài trời để giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mầm non, đặc biệt trẻ MG 5 - 6 tuổi Bên cạnh đó vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về biện pháp sử dụng môi trường, cụ thể là góc tạo hình trong việc giáo dục tính sáng tạo cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp giáo dục tính

sáng t ạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG

5 – 6 tuổi tại góc tạo hình

3 Khách th ể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình

4 Nhi ệm vụ nghiên cứu

4.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài

4.2 Khảo sát thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình ở một số trường mầm non tại TP.HCM

Trang 10

4.3 Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 –

6 tuổi tại góc tạo hình

5 Gi ả thuyết khoa học

Nếu xác định đúng thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi

tại góc tạo hình ở các trường mầm non (MN) thì sẽ đề xuất một số biện pháp phù hợp với

lứa tuổi và mang tính thực tiễn cao

6 Gi ới hạn nghiên cứu

6.1 N ội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo

hình

6.2 Địa bàn nghiên cứu:

6.2.1 Kh ảo sát thực trạng:

Khảo sát 10 trường MN bán công và công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM)

Mẫu khảo sát:

- Ban Giám hiệu (BGH) : 10

- Giáo viên lớp MG 5 – 6 tuổi: 100

- Trẻ MG 5 – 6 tuổi: 60

Thời gian khảo sát: Từ 02/ 01/ 2013 đến 25/ 02/ 2013

6.2.2 Th ử nghiệm một số biện pháp

Thử nghiệm một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc

tạo hình ở trường MN Hoạ Mi 2 - Quận 5 –Tp.HCM

Đối tượng khảo sát:

- Nhóm đối chứng (ĐC): 20 trẻ MG 5 – 6 tuổi

- Nhóm thử nghiệm (TN): 20 trẻMG 5 - 6 tuổi

Thời gian TN: từ tháng 03/2013 đến tháng 05/2013

7 Cách ti ếp cận nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc (B.G Ananev, B.F Lomov, E.G Yudin, Whitehead, Von Bertalanffy): Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, do đó các biện pháp này như những thành tố trong cùng cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau và quy định lẫn nhau Biến đổi ở một thành tố của cấu trúc sẽ ảnh

Trang 11

hưởng và làm biến đổi một thành tố khác của cấu trúc Sự biến đổi các biện pháp giáo dục

trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình sẽ nuôi dưỡng, phát triển tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6

tuổi

7.2 Cách tiếp cận thực tiễn: Dựa vào chương trình giáo dục mầm non (GDMN) 2009 và

thực tiễn chỉ đạo, triển khai hoạt động giáo dục nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ ở các trường MN

7.3 Cách tiếp cận hoạt động (L.X Vygotsky, A.N Leontev, S.L Rubinstein): Các thuộc tính tâm lý (trí tuệ, cảm xúc) và ý thức được hình thành và thể hiện trong hoạt động (xuất tâm) Việc phân tích sản phẩm HĐTH nhằm mục đích làm nổi rõ tính sáng tạo của

trẻ MG 5 - 6 tuổi

8.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

8.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như luận văn, khoá luận tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí, giáo trình…nhằm phân tích và tổng

hợp tài liệu

8.1.2 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết

Hệ thống hoá lý thuyết nhằm sắp xếp thông tin lý luận thu được thành những đơn vị

kiến thức có cùng bản chất, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

- Quan sát HĐTH của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại một số trường MN, Tp.HCM

- Quan sát hoạt động vui chơi tại góc tạo hình nhằm thu thập thông tin về biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi của GVMN tại góc tạo hình

8.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu (Anket)

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của BGH, GVMN về:

- Nhận thức của BGH, GVMN về góc tạo hình, góc tạo hình “mở” trong việc giáo

dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi

- Thực trạng xây dựng, thiết kế góc tạo hình nhằm giáo dục tính sáng tạo cho trẻ

MG 5 – 6 T tại góc tạo hình

- Thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình

8.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Trang 12

- Phỏng vấn BGH, GVMN nhằm tìm hiểu sâu về biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình hiện nay ở trường MN

- Trò chuyện với trẻ nhằm thu thập thông tin về tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi

tại góc tạo hình

8.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo các ý kiến của các giảng viên, các chuyên gia MN về các biện pháp giáo

dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình

8.2.5 Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất nhằm kiểm chứng tính khả thi của các biện

pháp đề xuất

8.2.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ

Nghiên cứu các sản phẩm tạo hình của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình nhằm đánh giá tính sáng tạo của trẻ

8.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:

Sử dụng toán học thống kê (phần mềm SPSS) để xử lý các số liệu đã thu thập được trong các quá trình điều tra và tiến hành thử nghiệm

9 Nh ững đóng góp mới của đề tài

9.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn và chỉ ra thực trạng của việc giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình ở một số trường MN trên địa bàn Tp.HCM

9.2 Đề xuất và vận dụng một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

tại góc tạo hình

10 C ấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các bảng biểu và

chữ viết tắt, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6

tuổi tại góc tạo hình

- Chương 2: Thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại

góc tạo hình ở một số trường MN, Tp HCM

- Chương 3: Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ

MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình

Trang 13

CH ƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH

HÌNH

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

 Nh ững nghiên cứu về tính sáng tạo

Trước đây khi nói đến sáng tạo là người ta thường đề cập tới những thiên tài trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật như: Wolfgang AmadeusMozart, Albert Einstein, Lev Nikolayevich Tolstoy, Isaac Newton, Leonardo da Vinci…, vì vậy vấn đề bản chất và quy

luật của hoạt động sáng tạo chưa được đi sâu nghiên cứu trên cơ sở các hồi ký, tiểu sử, các tác phẩm văn học mang tính tự thuật của các danh nhân, do vậy, cũng mới chỉ được mô tả,

giải thích sơ bộ

Giữa thế kỷ XIX, với những nghiên cứu đầu tiên và có ý nghĩa lớn về sáng tạo, các nhà xã hội học đã cho rằng, bản chất của tính tích cực sáng tạo là hoạt động tưởng tượng Quan điểm này gần với quan điểm của các nhà tâm lý học ngày nay

Sang thế kỷ XX, đây là một thời điểm có tính chất bước ngoặt trong lịch sử phát triển nhân loại, cùng với những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học, nhiều ngành khoa

học ra đời, nhiều thành tựu khoa học được công bố và lĩnh vực sáng tạo cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu Như một tất yếu, quốc gia nào càng có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao bao nhiêu thì càng tập trung nghiên cứu về lĩnh vực sáng tạo bấy nhiêu

Khi nói đến lĩnh vực sáng tạo, chúng ta không thể không kể đến các nghiên cứu của nước Mỹ - một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao nhất thế giới Các nhà nghiên cứu ở đây có những điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở vật chất để tiến hành nghiên

cứu, vì vậy, cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác, việc nghiên cứu sáng tạo có cường độ

mạnh nhất là ở Mỹ

Vào đầu những năm 1920, công trình nghiên cứu về sáng tạo của Lewis Terman trên

những học sinh giỏi có chỉ số IQ từ 140 trở lên đã được các nhà khoa học học đánh giá cao Sau đó, ông còn tiếp tục nhiều công trình nghiên cứu khác cũng về lĩnh vực sáng tạo, rút ra nhiều kết luận về các vấn đề chung của sáng tạo như: môi trường sáng tạo, vấn đề nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo…

Ngày đăng: 24/08/2016, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w