Thực trạng nhận thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của CBQL, GVMN và PH của trẻ MG 5-6 tuổi .... ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI S
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Thanh Duyên
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Thanh Duyên
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu, kết luận trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở nghiên cứu nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Trần Thị Thanh Duyên
Trang 4L ỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên của gia đình Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài gòn, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập chương trình cao học tại trường Đại học Sư phạm Thành
TS Nguyễn Thị Hồng Phượng, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Cán bộ quản lý trường mầm non Hoa Hồng quận Bình Tân, nơi tôi công tác, đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của các trường mầm non Hương Sen, mầm non Hoa Hồng và mầm non 19/5 quận Bình Tân đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi khảo sát để hoàn thành luận văn
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ đề cương
và hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thành tốt luận văn này
Trần Thị Thanh Duyên
Trang 5MỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN 3
L ỜI CẢM ƠN 4
MỤC LỤC 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ 14
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 14
1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài 14
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 14
1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài 15
1.2.1 Khái niệm biện pháp GD 15
1.2.2 Khái niệm GD nhận thức 16
1.2.3 Khái niệm GD thái độ, thái độ sống 17
1.2.4 Khái niệm kỹ năng 19
1.2.5 Khái niệm năng lượng 20
1.2.6 Khái niệm tiết kiệm - việc sử dụng năng lượng (một cách) tiết kiệm 21
1.2.7 Khái niệm hiệu quả - việc sử dụng năng lượng (một cách) hiệu quả 21
1.3 Những vấn đề chung của việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 22
1.3.1 Ý nghĩa việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 22
1.3.2 Những đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi cần thiết cho việc GD nhận thức- kỹ năng và thái độ 23
1.3.3 Các nhiệm vụ GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 25
1.3.4 Nội dung GD căn bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 27
Trang 61.3.5 Kinh nghiệm về phương pháp GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
ở các nền GD tiên tiến 28
1.4 Các điều kiện GD nhận thức cho trẻ MG 5- 6 tuổi 30
1.5 Biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng đối tượng cho trẻ 5- 6 tuổi 32
1.6 Các biện pháp GD thái độ sống tiết kiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi 33
1.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc GD trẻ MG 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 36
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ 38
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng vấn đề 38
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề 38
2.2.1 Nội dung nghiên cứu thực trạng vấn đề 38
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề 39
2.3 Tổ chức nghiên cứu thực trạng vấn đề 42
2.4 Đối tượng tham gia nghiên cứu thực trạng 42
2.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng vấn đề 42
2.5.1 Thực trạng nhận thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của CBQL, GVMN và PH của trẻ MG 5-6 tuổi 42
2.5.2 Những biện pháp của CBQL, GVMN và PH để GD cho trẻ 5-6 tuổi nhận thức đúng trong việc sử dụng năng lượng 43
2.5.3 Thực trạng GD thực hành để tập kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ MG 5-6 tuổi 49
2.5.4 Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN và PH về hình thức tổ chức GD tiết kiệm năng lượng cho trẻ ở trường MN 50
2 5.5 Những khó khăn trong việc vận dụng các biện pháp GD trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 52
Trang 72.5.6 Thực trạng hình thành kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ
5- 6 tuổi ở các trường MN 53
2.5.7 Thực trạng thực hiện nội dung GD này trong chương trình CSGD MN của Bộ GD&ĐT 54
2.5.8 Thực trạng về công tác và kết quả bồi dưỡng GV nhằm GD trẻ MG sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở một số trường MN, quận Bình Tân 56
Tiểu kết chương 2 59
Chương 3 ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ 60
3.1 Đề xuất chương trình thực nghiệm GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 60
3.2 Tổ chức thực nghiệm 66
3.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 68
Tiểu kết chương 3 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 85
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9MỞ ĐẦU
Hiện nay, con người sử dụng nguồn năng lượng bị lãng phí, nguồn tài nguyên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự sinh tồn của con người Nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Vì vậy, ngày nay, việc GD bảo vệ môi trường trong đó việc GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được quan tâm ngay từ bậc học
MN Ngày 14 tháng 4 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
79/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả với chủ trương đưa nội dung GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Vấn đề đặt ra là ở độ tuổi nào thì trẻ em có thể nhận thức và sử dụng năng lượng tiết
có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và việc GD lại rất khó khăn Thực tế GD trẻ em ở nhiều nước cho thấy 5-6 tuổi là giai đoạn hình thành tiền đề của nhân cách, trong
đó đặc biệt là GD trẻ nhận thức, GD cho trẻ có những hành vi và thái độ đúng đắn về thế giới xung quanh
Việc GD này cần thực hiện hiệu quả, bền vững, tránh mang tính hình thức hay mang
và giảm tác động, mất dần tính hiệu quả Mặt khác, việc thực hiện nhiệm vụ GD mới này không làm tăng nặng chương trình CSGD MN hiện hành, để giải quyết yêu cầu này, Bộ GD
& ĐT chọn quan điểm GD tích hợp, những chỉ đạo ban đầu cũng đã được đề ra bởi Phòng
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả [24]
Xuất phát từ những lý do trên vấn đề “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” được chọn để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng cao tính khoa học và tính hiệu quả cho việc thực hiện nhiệm vụ GD này ở các trường MN
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 10- Nghiên cứu lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài: Lý thuyết được nghiên cứu
theo các vấn đề sau đây:
+ Các khái niệm công cụ của đề tài (biện pháp GD, GD nhận thức, GD thái độ, thái
độ sống, kỹ năng, năng lượng, tiết kiệm, hiệu quả);
+ Những vấn đề chung của việc GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; + Các biện pháp và điều kiện GD nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi;
+ Các biện pháp GD thái độ sống tiết kiệm cho trẻ 5- 6 tuổi;
+ Các biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng đối tượng cho trẻ 5- 6 tuổi;
+ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
nhận xét - đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng và định hướng biên soạn chương trình GD thực nghiệm giải quyết vấn đề nghiên cứu
tổ chức thực nghiệm chương trình này, rút ra nhận xét - đánh giá kết quả GD thực nghiệm
4 Giả thuyết
Có thể xác định được một số biện pháp GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nếu kết hợp 3 mặt tác động: GD nhận thức - GD thái độ sống tiết kiệm - GD
kỹ năng sử dụng đối tượng hiệu quả
5 Khách thể - đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: quá trình GD kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ MG
Đối tượng nghiên cứu: những biện pháp GD (nghĩa rộng) để trẻ MG 5-6 tuổi bước đầu có nhận thức và có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trong giới hạn sau đây:
hiệu quả
Trang 11- Nghiên cứu trên trẻ MG 5- 6 tuổi và GVMN dạy lớp MG 5-6 tuổi ở 3 trường MN thuộc địa bàn quận Bình Tân, TPHCM, trong năm học 2012-2013
2 GVMN
7 Phương pháp nghiên cứu
lượng cho trẻ MG 5-6 tuổi, đề ra quan điểm nghiên cứu đề tài và biện luận
7.2.1 Phương pháp quan sát
Đối tượng quan sát:
a/ Thực trạng vận dụng các biện pháp GD trẻ MG 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường MN và điều kiện thực tế cho phương thức GD này (Kết quả nghiên cứu được dùng để đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu)
Việc quan sát được tiến hành ở 3 lớp MG 5- 6 tuổi, trên 6 GVMN ở 3 trường MN quận Bình Tân (Trường MN Hoa Hồng: 1 lớp/2 giáo viên, trường MN 19/5: 1 lớp/2 giáo viên, trường MN Hương Sen: 1 lớp/2 giáo viên)
Nội dung quan sát: cách tổ chức quá trình GD, biện pháp GD, HĐ thực hành của trẻ, điều kiện thực hiện GD
b/ Khả năng tác động GD cả 3 mặt: GD nhận thức - GD thái độ và GD kỹ năng cho trẻ có liên quan vấn đề nghiên cứu (Kết quả nghiên cứu chủ yếu được khai thác để biên soạn chương trình GD thực nghiệm)
7.2.2 Phương pháp điều tra qua phiếu hỏi ý kiến
Đối tượng điều tra ý kiến: PH trẻ 5-6 tuổi, GVMN phụ trách lớp 5- 6 tuổi, CBQL trường MN có hướng dẫn trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Nội dung điều tra: nhận thức và quan điểm của các đối tượng này về cách xác định
và tổ chức vận dụng những biện pháp GD trẻ sử dụng năng lượng hiệu quả; những thuận lợi
và khó khăn của GVMN và CBQL trường MN trong công tác GD này
Hướng đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng vấn đề:
quả GD, những hạn chế và cơ hội khắc phục
Trang 12- Có hay không tính đồng bộ trong chiến lược GD hiện nay ở trường MN: GD nhận thức - GD thái độ - GD kỹ năng
MN
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn (khi cần làm rõ những vấn đề đã điều tra)
Đối tượng phỏng vấn: GVMN dạy lớp 5- 6 tuổi, PH của trẻ MG 5-6 tuổi và chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu
Nội dung phỏng vấn: những vấn đề chưa rõ từ kết quả thu thập qua phiếu hỏi ý kiến
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Đối tượng chính tham gia chương trình GD thực nghiệm: GVMN dạy lớp 5- 6 tuổi
và trẻ MG 5-6 tuổi
Các nhiệm vụ: việc biên soạn chương trình GD thực nghiệm dựa trên cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, việc tổ chức và triển khai chương trình GD thực nghiệm; việc kiểm nghiệm giá trị khoa học và hiệu quả của những biện pháp GD đã đề ra
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 để xử lý số liệu Các thông
số thống kê sử dụng như sau: tần suất, kiểm nghiệm t, điểm trung bình
8 Đóng góp của đề tài
a/ Đúc kết kinh nghiệm về phương pháp GD trẻ em sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Tổng luận những vấn đề chung của việc GD này
b/ Thử nghiệm và kiểm nghiệm hiệu quả của chiến lược GD đồng bộ cho trẻ trong độ tuổi từ 5- 6 tuổi: GD nhận thức - GD thái độ sống tiết kiệm và HĐ hiệu quả - GD kỹ năng
sử dụng đối tượng
c/ Đề xuất một số biện pháp GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
và xác định những điều kiện cần thiết
d/ Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
a/ Phác họa thực trạng vấn đề GD trẻ MG 5- 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại một số trường MN ở TPHCM, rút ra những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, cũng như chỉ ra những khả năng hoàn thiện nhiệm vụ GD này
Trang 13b/ Đề ra những điều kiện tổ chức vận dụng biện pháp GD trẻ 5- 6 tuổi sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả
9 Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Nội dung nghiên cứu
Chương 1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả
Chương 2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Chương 3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 14Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Đáng chú ý là từ thế kỷ 17, J.A.Cômenxki (người Tiệp Khắc) đã xây dựng chương
trình GDMN thời ấy với quan điểm đưa kiến thức rộng đến với trẻ - cho trẻ biết thế nào là lửa, không khí, nước, mưa, tuyết…[8]
Ở Hàn Quốc và Úc, trẻ em MN được học bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Phương pháp GD là trẻ thực hiện sống tiết kiệm trong tiêu dùng, tập làm đồ dùng đồ chơi với nguyên vật liệu đã qua sử dụng nhằm hạn chế rác thải và tiết kiệm- sử dụng lại
Nga đưa nội dung GD trẻ MG về việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên Từ
đó, dạy cho trẻ ý thức tiết kiệm
Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng đứng thứ hai (sau Trung Quốc) trên thế giới, với
chương trình Năng lượng và bạn (Energy and you) là một chương trình giáo dục năng lượng
phù hợp với các tiêu chuẩn nội dung khoa học California Học sinh có cơ hội để kết nối khoa học lớp học của họ học tập để tiết kiệm năng lượng và bảo tồn Những đứa trẻ và gia đình của họ sẽ tìm hiểu những lợi ích của việc bảo tồn năng lượng, và làm thế nào hành động của họ có thể tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tiền và bảo vệ hành tinh [52]
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Nội dung GD bảo vệ môi trường cho trẻ MG 5 tuổi, Trung tâm Nghiên cứu GDMN, năm 2002 đã đưa ra nội dung các HĐ thực tiễn của trẻ góp phần bảo vệ môi trường: tiết
điểm 2005-2006 GD trẻ quan tâm đến môi trường, tiết kiệm điện, nước
Để giải quyết nhiệm vụ triển khai việc GD trẻ MN bảo vệ môi trường, nhóm tác giả
Hoàng Thị Thu Hương – Trần Thị Thu Hòa – Trần Thị Thanh đã gợi ý một số phương pháp,
hình thức để tổ chức GD trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm theo quan điểm tích hợp chủ đề, lồng ghép với nội dung nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ [13]
Tác giả Hoàng Thị Phương đưa biện pháp tổ chức cho trẻ thực hành tiết kiệm nước: chỉ sử dụng lượng nước cần cho ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân; không nghịch nước,
Trang 15không để nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt, rửa tay, rửa cốc chén Sử dụng các nguồn năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, gió, thủy điện [19]
Tác giả Kim Phụng, đề cập đến việc GD thiếu niên tiết kiệm năng lượng qua tiết kiệm giấy: chủ yếu tổ chức cho trẻ sử dụng lại giấy còn trống, người lớn trò chuyện, làm gương cho các em làm theo [20]
Tác giả Hoàng Đức Nhuận cùng cộng sự đã đề cập đến việc GD môi trường, trong đó
phản ứng cần thiết đối với những hành vi phá hoại lãng phí nguồn nước Theo nhóm tác giả trên, thì nội dung này thực hiện một cách tản mạn, thiếu tập trung, không có sự kiểm tra, đánh giá nên hiệu quả GD thấp Do đó cần trang bị cho đội ngũ GV hệ thống kiến thức, biện pháp cần thiết để thực hiện nội dung này Trong đó, chủ yếu cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, người lớn cần theo dõi uốn nắn trẻ trong các HĐ, trong chế độ sinh hoạt hằng ngày [29] Hai tác giả Lê Xuân Hồng – Nguyễn Thanh Thủy đã đưa ra hoạt động thử nghiệm cho trẻ thấy được nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước, suy đoán về hậu quả xảy ra, từ đó xây dựng hành vi thích hợp: phải biết tiết kiệm nước sạch, không đổ nước bẩn thẳng vào đất Đồng thời thông qua HĐ tạo hình, làm ra sản phẩm đồ chơi từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng GD trẻ biết tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi, giảm thải ra môi trường [10]
Tác giả Trần Lan Hương nhận định cần phải GD ý thức tiết kiệm lâu bền, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, giảm tiêu thụ, tái sử dụng, tái chế Tiết kiệm và giảm phế thải là lối sống hợp lý, văn minh Tác giả nhấn mạnh tấm gương của người lớn có tác dụng GD với trẻ rất lớn [12]
Nhìn chung, biện pháp chủ yếu để GD trẻ là tổ chức cho trẻ thực hành tiết kiệm ngay trong sinh hoạt hàng ngày ở trường hay ở nhà, người lớn làm gương; hướng tiếp cận GD là lồng ghép vào chương trình CSGD MN hiện hành
1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Khái niệm biện pháp GD
Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [34]
Theo từ điển của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể [28]
Từ những khái niệm trên có thể hiểu biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể, hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ cụ thể