1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non TP hồ chí minh

20 3,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 254,18 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH --- --- Đào Việt Cường TÌM HIỂU TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI HỌC TẬP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TP.HỒ CHÍ M

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

-       -

Đào Việt Cường

TÌM HIỂU TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC

CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI HỌC TẬP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lý học

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS HUỲNH VĂN SƠN

Tp.Hồ Chí Minh - 2008

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

Phòng Giáo dục mầm non Quận 2, Phòng Giáo dục mầm non Huyện Hóc Môn, Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên Trường mầm non Vườn Hồng - Quận 2, Trường mầm non 23/11 - Huyện Hóc Môn; và đông đảo giáo viên mầm non khối lớp Lá đang công tác tại (trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi) các trường mầm non khác trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh đã rất nhiệt tình ủng hộ đề tài, tạo điều kiện và tích cực tham gia vào quá trình nghiên cứu đề tài, góp phần quan trọng để đề tài nghiên cứu triển khai có kết quả

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đối với Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - người hướng dẫn khoa học, đã luôn gắn bó, tận tụy và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008

Đào Việt Cường

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng

MG : Mẫu giáo

n : Tần số quan sát Sa.TN : Sau thực nghiệm

t : Trị số kiểm nghiệm T-Test T.Bình : Trung bình

TC : Trò chơi TCHT : Trò chơi học tập

TN : Thực nghiệm

Tp : Thành phố Tr.TN : Trước thực nghiệm TTCNT : Tính tích cực nhận thức

% : Tỉ lệ phần trăm

α = 0.05 : Mức ý nghĩa

Χ : Điểm trung bình

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tính tích cực nhận thức (TTCNT) là yếu tố quan trọng trong hoạt động phản ánh tâm lý của con người TTCNT biểu hiện tính năng động, chủ động, độc lập trong nhận thức của cá nhân nhằm phản ánh các đối tượng một cách tốt nhất

TTCNT là yếu tố cơ bản giúp con người thành công ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, đặc biệt là trong hoạt động học tập Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, các biện pháp nhằm “phát huy và nâng cao TTCNT của người học” được xem là tư tưởng chủ đạo trong đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở tất cả các cấp học và bậc học Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao kết quả hoạt động học tập của người học và là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách của con người

“Học mà chơi, chơi mà học”, đó là nét đặc trưng trong hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo (MG) Qua đó, nó tạo ra những sự thay đổi về chất trong tâm lý của trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo Phát huy và nâng cao TTCNT của trẻ trong hoạt động học tập là yêu cầu quan trọng của bậc giáo dục mầm non Trẻ MG 5-6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với việc khám phá những điều mới lạ Khi phạm vi tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng thì vốn hiểu biết của trẻ càng được phong phú và sâu sắc hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức ngày càng cao hơn Trẻ MG 5-6 tuổi không thỏa mãn với những hiểu biết về bên ngoài của các sự vật hiện tượng xung quanh mà chúng bắt đầu muốn khám phá,

Trang 5

muốn tìm kiếm những dấu hiệu, bản chất bên trong và mối liên hệ của các sự vật hiện tượng Vì vậy, trong trò chơi học tập (TCHT), với những hành động thử nghiệm, tìm tòi và khám phá luôn giúp trẻ được đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình Nhờ đó, TTCNT của trẻ được kích thích, phát triển

TCHT là môi trường thuận lợi để TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi phát triển Tuy vậy, thực tế biểu hiện TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT ở các trường mầm non hiện nay chưa cao Việc sử dụng các biện pháp tổ chức TCHT của giáo viên mầm non còn cứng nhắc, rập khuôn, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo, cách dạy chủ yếu vẫn là gò ép để giúp trẻ lĩnh hội một kiến thức hay một khái niệm nào đó, nên TTCNT của trẻ rất ít có cơ hội được kích thích phát huy Điều này đã tạo

ra sự hạn chế trong nhận thức của trẻ Trong các TCHT, phần lớn trẻ chưa thật sự là những chủ thể tự do khám phá, chủ động giải quyết các “bài tập” giáo viên mầm non giao cho, từ đó dẫn đến việc trẻ có thói quen ỷ lại, thụ động và ngại suy nghĩ khi chơi Tâm thế của trẻ khi chơi là chờ đợi sự giúp đỡ, hướng dẫn, trẻ chơi không có nhiều ý tưởng và thiếu cách giải quyết trong đầu, nhiều trường hợp trò chơi không đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ, làm trẻ dần dần đi mất hứng thú với loại trò chơi này Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non Tp Hồ Chí Minh”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT; các yếu tố ảnh hưởng đến TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT, trên cơ sở đó xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong loại trò chơi này

Trang 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tính tích cực và TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi, trò chơi học tập; tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập

Nghiên cứu thực tiễn nhằm khảo sát mức độ biểu hiện tính tích cực của trẻ

MG 5-6 trong TCHT Từ đó, xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT và xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao TTCNT cho trẻ trong loại TC này

Thực nghiệm (TN) một số biện pháp tác động nhằm nâng cao TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT

4 Giả thuyết nghiên cứu

TCHT có mối quan hệ mật thiết với việc nâng cao TTCNT cho trẻ Tuy nhiên, TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT ở một số trường mầm non

Tp Hồ Chí Minh có biểu hiện chưa cao Nếu áp dụng một số biện pháp như: chuẩn bị, lên kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ; xây dựng môi trường chơi mang tính phát triển; tạo tình huống chơi có vấn đề nhận thức cho trẻ; tạo cho trẻ cảm giác

an toàn, thoải mái và tôn trọng trẻ; đánh giá, khen ngợi động viên trẻ kịp thời sẽ góp phần nâng cao TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu một số biểu hiện cơ bản của TTCNT ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCHT

Trang 7

Chỉ chọn lựa một số dạng TCHT cơ bản được tổ chức trong hoạt động chung cho trẻ MG 5-6 tuổi trong các chủ điểm: thế giới thực vật, thế giới động vật, thế giới vô sinh…

Việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm chỉ dừng ở mức thử nghiệm bước đầu

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tính tích cực nhận thức của trẻ trong trò chơi học tập: tính tích cực, tính tích cực nhận thức, trò chơi học tập, tính tích cực nhận thức trong trò chơi học tập, tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát biểu hiện TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong các TCHT, thực trạng việc sử dụng các biện pháp nhằm tổ chức TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi

6.2.2 Phương pháp trắc nghiệm (bằng hệ thống bài tập)

Sử dụng hệ thống bài tập được xây dựng dựa vào tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ MG 5-6 tuổi theo hướng đổi mới” nhằm khảo sát mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT

6.2.3 Phương pháp điều tra

Sử dụng bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý trường mầm non về đặc điểm, vai trò của TCHT và các biện pháp tổ chức TCHT nhằm phát huy TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi

Trang 8

6.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi và tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non và phụ huynh về các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức các TCHT nhằm nâng cao TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi

6.2.5 Phương pháp thực nghiệm

Thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm nâng cao TTCNT của trẻ

MG 5-6 tuổi trong TCHT:

- Chuẩn bị, lên kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ

- Xây dựng môi trường chơi mang tính phát triển

- Tạo tình huống chơi có vấn đề nhận thức cho trẻ

- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái và tôn trọng trẻ

- Đánh giá, khen ngợi động viên trẻ kịp thời

So sánh, đối chiếu mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT trước và sau thực nghiệm trên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

So sánh, đối chiếu mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm 6.2.6 Phương pháp thống kê

Sử dụng phần mềm SPSS và các công thức thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu Cụ thể phương pháp toán thống kê dùng để tính các trị số sau: giá trị trung bình Χ, kiểm nghiệm (T)…

Trang 9

7 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

7.1 Khách thể nghiên cứu

144 trẻ MG 5-6 tuổi ở một số trường mầm non Tp Hồ Chí Minh là khách thể nghiên cứu chính

Ngoài ra, còn có 120 giáo viên mầm non, cán bộ quản lý ở một số trường mầm non Tp Hồ Chí Minh được xem là khách thể bổ trợ cho quá trình nghiên cứu

7.2 Đối tượng nghiên cứu

Tính tích cực nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi học tập

8 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi, TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT

Đề tài cũng đưa ra một số biện pháp có thể áp dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động chung ở trường mầm non để nâng cao TTCNT của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT

Trang 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu về tính tích cực nhận thức

TTCNT từ lâu được xem là yếu tố quan trọng trong tâm lý người, nó giúp con người nhận thức thế giới ngày càng đầy đủ và bản chất hơn

Khoảng thời gian từ thế kỷ XVII-XIX, việc phát huy TTCNT của người học được xem là “nguyên tắc vàng” trong dạy học Tài liệu nghiên cứu cho thấy, người đầu tiên đề cập đến nguyên tắc này là nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Cômenxki (1592-1670), theo ông “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách Hãy tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực của người học và cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” [35] Ông còn chỉ ra “Tích cực nhận thức không đơn thuần là chỉ ngồi nghe mà phải tìm hiểu bản chất sự vật, hiện tượng” [35]

J.J.Rutxô (1713-1784) nhà triết học người Pháp Với ông, dạy học phải để

“Trẻ tích cực dành lấy kiến thức bằng con đường tự tìm hiểu, tự khám phá, không nên học thuộc lòng mà phải sáng tạo Giáo dục không được áp đặt, người thầy phải đáp ứng mọi yêu cầu, mong muốn của trẻ” [1]

K.Đ.Usinxki nhà giáo dục Xô Viết tiêu biểu của thế kỷ XVIII cũng có quan điểm “Khi cần dạy trẻ điều gì, chỉ cần cho trẻ tự quan sát, tự phát biểu ý kiến của mình, tưởng tượng, nhớ lại những gì quan sát được và rút ra kết luận là có hiệu quả nhất” [35]

J.Dewey (1895-1952) nhà giáo dục người Mỹ, là người đưa ra nguyên tắc

“Chơi phải được tổ chức khắp mọi nơi, trẻ chơi và học qua trò chơi” [35] Ông chỉ

ra “Người giáo viên là người hướng dẫn trẻ và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ Còn trẻ phải tích cực trong mọi hoạt động của mình, là chủ thể nhận thức” [35]

Trang 11

C.Mác (1818-1883) nhà triết học vĩ đại người Đức, khi nghiên cứu về con người ông đã chỉ ra rằng: “Nhân cách của trẻ hình thành và phát triển khi trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động với môi trường xung quanh, đặc biệt là hoạt động nhận thức” [35]

J.Piaget (1896-1980) nhà tâm lý học, giáo dục học tiêu biểu của thế kỷ

XX, người Thụy Sỹ Với ông, “Quá trình phát triển của trẻ mang tính chủ động và tích cực” [35] Ông khuyến khích các chương trình giáo dục mà trong đó nhấn mạnh việc học tập và tự khám phá của trẻ

Thế kỷ XX, XXI, vấn đề tính tích cực của người học tiếp tục được đề cập trong các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới theo nhiều khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất, nghiên cứu TTCNT của người học trong mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí (I.F.Kharlômôv, R.A.Đanhilôv, Ôkôn…) [16], [7], [25] Hướng nghiên cứu này hỗ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm con đường và điều kiện cần thiết nhằm phát huy TTCNT của người học

Thứ hai, nghiên cứu bản chất và cấu trúc của TTCNT của người lớn và trẻ

em, trong đó đặc biệt lưu ý vai trò chủ động của chủ thể trong quá trình nhận thức (P.B.Êxipôv, Xavier Roegiers…) [10], [60] Các tác giả này coi TTCNT là thái độ cải tạo của chủ thể đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao

Thứ ba, nghiên cứu về các dấu hiệu của TTCNT và mức độ thể hiện chúng

ở học sinh (X.P.Baranov, A.M.Machiuskin…) [35] Dựa vào việc xác định các dấu hiệu và mức độ TTCNT của học sinh trong hoạt động học tập, các tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao TTCNT của học sinh trong quá trình dạy và học

Trang 12

Thứ tư, nghiên cứu mối quan hệ giữa tính tích cực và tính độc lập nhận thức của học sinh trong việc hình thành và giải quyết vấn đề nhận thức Hướng này có một số quan điểm khác nhau:

- Thứ nhất, P.B.Êxipôv [35] ngay trong tính tích cực đã có tính độc lập khi hình thành vấn đề và xác định cách giải quyết vấn đề Tuy vậy, quan niệm này chỉ đúng ở mức độ cao của tính tích cực

- Thứ hai, G.I.Sukina [35] tính tích cực được xem như là mức độ chuẩn bị cho tính độc lập

- Thứ ba, I.I.Lecner [35] tính tích cực là điều kiện của tính độc lập và không thể nào có tính độc lập mà thiếu tính tích cực, nhưng tính tích cực có thể không kết hợp với tính độc lập

- Thứ tư, R.A.Đanhilôv [7]… phân loại TTCNT dựa vào chức năng tâm lý và mức độ huy động các chức năng tâm lý đó

1.1.2 Những nghiên cứu về tính tích cực nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi

TTCNT của trẻ MG cũng được các nhà khoa học giáo dục Xô Viết đề cập đến theo một số khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất, nghiên cứu về tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ MG, về năng lực hoạt động trí tuệ của trẻ MG và sự ảnh hưởng của quá trình sư phạm đến tốc độ phát triển trí tuệ của trẻ Đặc biệt, đến sự hình thành các phẩm chất trí tuệ cần thiết cho trẻ vào học ở trường phổ thông (A.N.Lêônchiev, A.V.Đaparôjet, D.B.Encônhin, A.M.Lêusina, V.V.Đavưđôv…) [18], [8], [35] Hướng nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ ở lứa tuổi MG là vô cùng lớn Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả, bản thân trẻ phải nỗ lực, cố gắng về trí tuệ và người lớn phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách hợp lý Việc dạy trẻ lĩnh hội được các thao tác trí

Trang 13

tuệ khác nhau là rất quan trọng Chính các thao tác trí tuệ tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng lực hoạt động trí tuệ, hình thành hệ thống thao tác trí tuệ, giúp trẻ lĩnh hội những tri thức mới về thế giới xung quanh

Thứ hai, nghiên cứu về bản chất TTCNT của trẻ lứa tuổi MG và một số dấu hiệu nhận biết TTCNT của trẻ trong hoạt động (A.A.Liublinxkaia, N.P.Xaculina, Z.M.Bagulapxkaia, T.M.Babunôva, B.I.Varônôva, V.G.Phôkina, A.K.Bôndarenkô, N.B.Khaleđôva…) [19], [35] Theo các tác giả, ở lứa tuổi MG đã xuất hiện một hình thức của tính tích cực ở mức cao nhất, đó là TTCNT trong các hoạt động khác nhau của trẻ TTCNT của trẻ MG được các tác giả xem như là khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng sự nỗ lực, huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là tư duy

Thứ ba, nghiên cứu vai trò của TTCNT trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ MG, về mối quan hệ giữa TTCNT với tính độc lập trong hoạt động nhận thức của trẻ (A.V.Đaparôjet, A.I.Xôrôkina…) [8], [61] Khía cạnh này chỉ ra TTCNT là một trong những yếu tố quyết định hoạt động nhận thức của con người, trong đó có trẻ MG Việc hình thành và phát triển TTCNT của trẻ MG là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất của nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ TTCNT có mối liên hệ chặt chẽ với tính độc lập của trẻ, là điều kiện cần thiết của tính độc lập nhận thức, chúng hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển

Ở Việt Nam, các tác giả như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Kỳ, Thái Duy Tuyên [35], [3], [17], [50]… đã đề cập đến TTCNT của học sinh trong hoạt động học tập, cụ thể “TTCNT là thái độ cải tạo thế giới khách thể thông qua sự huy động mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập - nhận thức” [3, tr.8-9] Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò chủ thể và sự cần thiết phải phát huy TTCNT của chủ thể Tác giả

Ngày đăng: 08/09/2016, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w