1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT ý THỨC xã hội

21 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 37,11 KB

Nội dung

Quy luật vận động của xã hội được thực hiện thông qua hoạt động của con người. Xã hội càng phát triển thì vai trò của con người ngày càng tăng. Nắm vững nguồn gốc, bản chất, vai trò của YT XH giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn vai trò con người trong trong sự phát triển của xã hội đồng thời có cơ sở lý luận và phương pháp luận trong xem xét lý giải một cách khoa học những hiện tượng đời sống tinh thần xã hội.

Trang 1

Ý THỨC XÃ HỘI

* Mục đích

- Giúp cho người học hiếu rõ bản chất của ý thức xã hội, tính quy luật vềmối quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội và đặc điểm của ý thứcXHCN, ý thức xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

* Yêu cầu

- Nắm vững thực chất mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

- Thông qua nhận thức những vấn đề cơ bản phê phán những quan điểm saitrái

* Kết cấu

I Khái niệm, kết cấu và tính giai cấp cấu ý thức xã hội.

II Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

III Ý thức xã hội xã hội chủ nghĩa và YT XH trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trọng tâm I, II.

* Thời gian: 5 tiết

* Đối tượng : Đại học

* Phương pháp

Thuyết trình, kết hợp nêu vấn đề, đối thoại trực tiếp

* Tài liệu tham khảo

3 Giáo trình Triết học MLN, Nxb CTQG, Hà nội 1999

4 Từ điển triết học, Nxb ST Hà Nội 1976

5 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

6 Nghiên cứu thêm: Hệ tư tưởng Đức; Mác - Ăng ghen tập 13(tr 13, 15);

Lê nin tập 6(tr32)

Trang 2

NỘI DUNG

Quy luật vận động của xã hội được thực hiện thông qua hoạt động của con người Xã hội càng phát triển thì vai trò của con người ngày càng tăng Nắm vững nguồn gốc, bản chất, vai trò của YT XH giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn vai trò con người trong trong sự phát triển của xã hội đồng thời

có cơ sở lý luận và phương pháp luận trong xem xét lý giải một cách khoa học những hiện tượng đời sống tinh thần xã hội.

I KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ TÍNH GIAI CẤP CỦA Ý THỨC XÃ HỘI.

1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

a Khái niệm tồn tại xã hội:

* Là toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật chất và quan hệ vật chất của con người trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định.

- Điều kiện vật chất gồm:

+ Con người lao động, vật chất con người làm ra;

+ Toàn bộ đời sống vật chất;

+ Toàn bộ quan hệ người với người trong sản xuất vật chất

- Tồn tại xã hội gồm 3 yếu tố cơ bản cấu thành:

+ PTSX của xã hội:

+ Hoàn cảnh địa lý:

+ Điều kiện dân số:

- TTXH mang tính lịch sử: ở mỗi giai đoạn khác nhau có TTXH khác nhau

- Trong những yếu tố cấu thành TTXH thì PTSX là yếu tố cơ bản nhất

* Các quan điểm khác nhau về TTXH:

- TTXH là phương thức sản xuất(Đại biểu triết học Bun ga ri)

- TTXH là toàn bộ môi trường xã hội trong đó con người sống và ảnhhưởng đến tư tưởng, nhận thức của con người

-> Những quan điểm trên bộc lộ hạn chế, hẹp quá hoặc rộng quá Khôngthấy hết yếu tố dân số, hoàn cảnh địa lý hoặc vượt qua phạm vi hoạt động sốngcủa con người

Trang 3

b Khái niệm YTXH.

* Quan điểm CNDT:

- Ý thức là do ý niệm của con người

- Ý thức là do lực lượng siêu nhiên quyết định

- Ý thức xã hội là tổng hợp tư tưởng, lý luận, tập quán, tình cảm, tâmtrạng của một xã hội, một giai cấp, một nhóm xã hội nhất định

=>Quan diểm trên có hợp lý luận, nhưng những hiện tượng tinh thần đókhông mang tính hệ thống thì cũng chưa chính xác

* Quan điểm triết học Mác xít: Là toàn bộ quan điểm, tư tưởng, lý luận, tâm trạng, tình cảm phản ánh TTXH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

- YT XH là hệ thống những tư tưởng, quan điểm lý luận, phong tục tậpquán, truyền thống của xã hội -> là tư tưởng của toàn xã hội chứ không phải củamột người, nó là cái chung chi phối mọi hoạt động của mỗi người

- YT XH thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội và phản ánh TT

XH, do TT XH quyết định-> YT XH là một bộ phận của đời sống tinh thần xãhội, chứ không đồng nhất với đời sống tinh thần Bởi vì, ngoài phạm trù YT

XH, đời sống tinh thần còn bao gồm nhiều yếu tố khác

- YT XH mang tính lịch sử, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau YT XHcũng khác nhau

Ví dụ: Tồn tại XHPK của XHPK khác xã hội tư bản

-> ý thức xã hội PK khác ý thức xã hội TB

* Phân biệt YT XH với ý thức cá nhân và kiến trúc thượng tầng:

Trang 4

- Giống nhau : Đều là phươngdiện “ý thức”(đây là một trong hai phạn trù

từ tinh hoa của ý thức cá nhân toàn xã hội và nó trở thành cái chung của mộtcộng đồng xã hội

+ Kiến trúc thượng tầng: thuộc đời sống tinh thần của xã hội, nó nói lênquan hệ tinh thần, bộ mặt tinh thần của xã hội Ý thức xã hội không trùng vớikiến trúc thượng tầng Bởi vì kiến trúc thượng tầng ngoài những quan điểm,phong tục tập quán còn có các tổ chức tương ứng của nó phản ánh cơ sở hạ tầngtrong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định

Cái phổ biến Cái đặc thù Cái đơn nhất

=> Tóm lại: TTXH và YT XH có quan hệ biện chứng với nhau(cùng cấpđộ), trong đó YT XH phản ánh TTXH, TTXH quyết định YT XH Mối quan

hệ này là vấn đề cơ bản của triết học ở cấp độ 2

2 Kết cấu của ý thức xã hội

a Tiếp cận kết cấu YTXH theo trình độ phản ánh:

(YTXH bậc thấp và YTXH bậc cao)

Y T

Trang 5

+ Ý thức thông thường (bậc thấp) Tri thức kinh nghiệm

Tâm lý, thói quen, tập quán

+ YTXH lý luận (bậc cao) Ý thức lý luận

Hệ tư tưởng

* YTXH thông thường (YTXH bậc thấp) gồm tâm lý xã hội và tri thứckinh nghiệm

- Tâm lý xã hội: Là toàn bộ những hiện tượng tinh thần như: tâm trạng,

tình cảm, tập quán, cảm xúc…được hình thành tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếpcủa điều kiện sống hàng ngày

+ Đặc trưng của tâm lý xã hội:

-> Ra đời sớm cùng với sự ra đời của loài người

-> Do nó phản ánh xã hội nên tâm lý xã hội cũng vận động biến đổi cùng với TT XH

-> Do phản ánh tự phát, được lặp đi lặp lại nên nó tồn tại dai dẳng, tản mát rời rạc

-> Tâm lý xã hội mang tính dân tộc Trong xã hội có giai cấp tâm lý xãhội mang tính giai cấp

-> Tâm lý xã hội thuộc lĩnh vực tâm lý của con người nên nó thườngxuyên thay đổi, không bền vững và dễ bị lây lan, song nó có tác dụng kích thíchthúc đẩy hành vi con người

Ví dụ: - : Nhận được 1 lá thư gia đình: buồn, vui

- Năm 1969 khi nghe tin Bác Hồ mất

- Truyền thống dân tộc VN là: cần cù, lao động, yêu nước nồng nàn + Trong các yếu tố của tâm lý xã hội thì yếu tố truyền thống có tính bềnvững hơn, nhưng vẫn là trình độ thấp vì nó tồn tại thuộc tâm lý con người

- Tri thức kinh nghiệm: Là những tri thức được con người đúc kết trong

thực tiễn lao động, sản xuất, đấu tranh cách mạng

Ví dụ : "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Trang 6

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm"

"Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa…

+ Đặc trưng của tri thức kinh nghiệm: Tuy có sự tổng kết của con ngườinhưng vẫn ở trình độ thấp bởi vì: Tri thức nó mang tính chiêm nghiệm, không cóluận cứ khoa học Tuy có thể phản ánh đúng nhưng không phổ biến, chỉ đúngtrong không gian, thời gian ngắn Nó tồn tại dưới dạng ca dao, tục ngữ là chủ yếu

* YTXH lý luận và hệ tư tưởng(YTXH bậc cao)

- Ý thức lý luận: Là quan điểm, tư tưởng xã hội mang tính hệ thống hoá

được xây dựng bởi tư duy lý luận và được diễn tả dưới dạng hệ thống các kháiniệm khoa học, các học thuyết xã hội

+ Là quan điểm, quan niệm về xã hội, nhưng nó khái quát thành hệ thống

là những phạm trù khoa học, học thuyết xã hội

-> Ví dụ: CN Mác-Lênin ; Đường lối quan điểm của Đảng

+ Thể hiện trình độ phản ánh cao của ý thức xã hội, có vai trò to lớn chỉđạo hoạt động thực tiễn của con người-> ý thức lý luận thuộc trình độ cao của

YT XH, nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người Nhưng không phải ýthức lý luận nào cũng trở thành hệ tư tưởng cho tất cả mọi giai cấp và mọi conngười

- Hệ tư tưởng: Là những quan điểm, tư tưởng được hệ thống hoá thành lý

luận, thành học thuyết chính trị xã hội của một gia cấp nhất định, hình thànhmột cách tự giác do hoạt động tích cực của tư duy con người

+ Được sử dụng để thống trị xã hội gọi là hệ tư tưởng

+ ý thức lý lụân chỉ trở thành hệ tư tưởng khi một giai cấp nhất định sửdụng nó để làm nền tảng tư tưởng cho hoạt động của mình để cải tạo xã hộichống lại hệ tư tưởng của giai cấp khác

-> Hệ tư tưởng thuộc cấp độ lý luận thể hiện trình độ phản ánh cao của

YT XH

Trang 7

-> Hệ tư tưởng phản ánh gián tiếp TTXH

-> Hệ tư tưởng ra đời muộn hơn tâm lý xã hội khi nền sản xuất đã pháttriển đến một mức độ nhất định và xã hội có sự phân chia lao động chân tay vàlao động trí óc

-> Trong xã hôị có giai cấp, YT XH mạng tính giai cấp sâu sắc-> tínhgiai cấp là đặc trưng cơ bản của hệ tư tưởng

+ Vai trò của hệ tư tưởng:

-> Là cơ sở lý luận cho giai cấp đề ra đường lối chiến lược, sách lược,phương pháp cách mạng, nội dung, phương hướng của hoạtđộng chính trị củacác tổ chức chính trị

-> Ngày nay, CN Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giâi cấp vô sản là hệ tưtưởng tiến bộ cách mạng, khoa học, nó có vai trò to lớn trong nhận thức và cảitạo xã hội Vì nó phản ánh một cách khách quan mối quan hệ xã hội và nhữngquy luật phát triển khách quan của xã hội

=> Chú ý:

 Trong xã hội có giai cấp, không phải giai cấp nào cũng có hệ tư tưởngđộclập và trở thành giai cấp thống trị Giai cấp nào đại diện cho một PT SXthống trị, làm chủ TLSX mới là giai cấp thống trị và hệ tư tưởng của giai cấp đótrở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội

 Hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định có thể là hệ tư tưởng tiến bộ,khoa học, cách mạng và có thể là phản khoa học

 Khi hệ tư tưởng của giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu, các gâi cấp bịtrị không chấp nhận hoặc mâu thuẫn, tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấptrên lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng

- Sự khác nhau giữa YTXH bậc thấp và YTXH bậc cao không phải ở tínhkhoa học hay không khoa học mà ở tính khái quát thành hệ thống hoặc không

hệ thống; ở con đường hình thành tự phát hoặc tự giác, có tính tức thì do hoạtđộng tích cực của tư duy các nhà tư tưởng nhà khoa học

Trang 8

- Thấp và cao không có nghĩa là nguyên nhân của nhau, không phải cótrình độ thấp sau đó chuyển sang cao mà hai trình độ này cùng tồn tại trongYTXH, nguồn gốc, nguyên nhân từ TTXH Nếu quan niệm là nguyên nhân củanhau thì phong trào tự phát của công nhân sẽ sản sinh ra CNMLN; như vấy sẽkhông đúng với thực tế

* Mối quan hệ giữa YTXH bậc thấp và YTXH bậc cao

- Khẳng định: Chúng có quan hệ biện chứng với nhau vì chúng có chung

nguồn gốc, cùng phản ánh tồn tại xã hội, chúng là hai bộ phận trong tính chỉnhthể, hệ thống

- YTXH bậc thấp đối với YTXH bậc cao:

+ Tâm lý xã hội lành mạnh tốt đẹp, trong sáng…tạo điều kiện thuận lợicho tiếp thu hệ tư tưởng khoa học, cách mạng, tri thức khoa học, hạn chế sựxâm nhập hệ tư tưởng phản động, phản khoa học

+ Ngược lại, tâm lý xã hội như tình cảm lạnh lùng ích kỷ hẹp hòi, dân tộcchủ nghĩa…tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp thu hệ tư tưởng phản động và cản trở sự xâm nhập hệ tư tưởng cách mạng

Ví dụ : ở tập thể có tâm lý lành mạnh -> tiếp thu tốt CNMLN, TTHCM, PL…, ngược lại

- YTXH bậc cao đối với YTXH bậc thấp:

+ Hệ tư tưởng cách mạng, tri thức khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho nảy sinh, phát triển tâm lý, tình cảm…tốt đẹp, lành mạnh, trong sáng và cản trở việc nảy sinh tình cảm xấu

+ Ngược lại hệ tư tưởng phản động, phản khoa học lại tạo điều kiện nảysinh, phát triển tâm lý xã hội như tình cảm lạnh lùng, phi nhân đạo và cản trởviệc nảy sinh tình cảm tốt đẹp, trong sáng

Ví dụ: Sự thấm nhuần CNMLN… sẽ thúc đẩy củng cố tình cảm giai cấp,tình thương người như thể thương thân, là hệ tư tưởng tư sản…thúc đẩy tìnhcảm lạnh lùng trả tiền ngay không tình không nghĩa

Trang 9

-> Trong xem xét, đánh giá hoặc xây dựng YTXH XHCN phải quan tâmđến cả hai trình độ, không tuyệt đối hoá hoặc đề cao trình độ nào Tuy nhiênphải chú trọng đến YTXH bậc cao Khi giáo dục tình cảm giai cấp, truyền thốngdân tộc phải chú trọng nâng cao trình độ YTXH bậc cao là hệ tư tưởng và trithức khoa học

b Tiếp cận kết cấu YTXH theo phạm vi, chức năng phản ánh của từng

bộ phận

* Gồm: ý thức chính trị ; ý thức pháp quyền; ý thức đạo đức; ý thức thẩm

mỹ; ý thức tôn giáo ( có chủ đề riêng)

* Khái quát:

- Mỗi hình thái YTXH luôn tồn tại hai trình độ YTXH bậc thấp và bậc cao

- Hình thái YTXH chính trị, pháp quyền chỉ xuất hiện trong các xã hội cógiai cấp (mang tính lịch sử)

- Trong xã hội có giai cấp ý thức chính trị, pháp quyền có vai trò to lớnnhất đối với lịch sử đồng thời nó quy định phương hướng phát triển và xác lậptính giai cấp cho các hình thái YTXH khác

* Tóm lại (từ a, b)

YTXH có cơ cấu của nó, nhưng tuỳ theo phương pháp tiếp cận mà cơ cấuYTXH có hệ thống kết cấu khác nhau Các yếu tố của YTXH là một hệ thống tác động qua lại lẫn nhau, có vị trí vai trò khác nhau đối với sự phát triển của lịch sử Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về bản chất, nội dung và sự vận động của YTXH

3 Tính giai cấp của YTXH

Trang 10

* Quan điểm phi Mác xít

- Các giai cấp bóc lột trong lịch sử đều phủ nhận tính giai cấp của YTXH(che dấu bản chất giai cấp của hệ tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học củagiai cấp bóc lột)

- Hiện nay, các học giả TS đưa ra nhiều luận thuyết để phủ nhận tính giaicấp của YTXH

* Quan điểm mác xít khẳng định

- Khẳng định: Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội mang tính giai cấp sâu sắc -Biểu hiện:

- Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có tình cảm, tâm trạng,

tư tưởng, quan điểm khác nhau…vì

+ Các giai cấp có địa vị, lợi ích khác nhau -> ý thức khác nhau, đối lập nhau + Tư tưởng, quan điểm của giai cấp bóc lột khác quan điểm tư tưởng củagiai cấp bị bóc lột,

- Tư tưởng thống trị của một thời đại là tư tưởng của giai cấp thống trị + Bởi vì giai cấp nào thống trị xã hội về kinh tế, thì cũng thống trị xã hội

về mặt chính trị tinh thần

-> Mác viết: Giai cấp nào chi phối TLSX thì chi phối tư liệu tinh thần; tư

tưởng của người không có TLSX sẽ bị người có TLSX chi phối

- Tính giai cấp của YTXH được biểu hiện cả tư tưởng và tâm lý xã hội,trong đó biểu hiện tập trung và sâu sắc ở hệ tư tưởng

-> Thực tế hiện nay: Quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế (giai cấp TScho rằng cần hoà đồng hệ tư tưởng) sai vì: Lợi ích, địa vị giai cấp TS với VS(CN, ND) là khác nhau

* Ý nghĩa phương pháp luận:

- Là cơ sở TGQ, phương pháp xem xét vấn đề YTXH đặc biệt là cuộcđấu tranh tư tưởng phức tạp hiện nay

- Trang bị TGQ, phương pháp luận của CNMLN, tư tưởng Hồ Chí Minhcho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị

Trang 11

II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

Vị trí: MQH giữa TTXH và YTXH là cấp độ 2 của vấn đề cơ bản của

triết học sau mối quan hệ giữa VC-YT; nó giải thích hiện tượng tinh thần xã hộitrên lập trường DVBC Đây là nội dung then chốt khẳng định tính triệt để củatriết học Mác xít trong các lĩnh vực TN, XH, TD

1 YTXH phản ánh TTXH, do TTXH quyết định

* Cơ sở KĐ:

+ Từ TGQ, phương pháp luận vấn đề cơ bản triết học được vận dụng vàolĩnh vực xã hội: Xuất phát từ mối quan hệ VC &YT, từ mối quan hệ đời sống

VC với đời sống tinh thần

+ TTXH quyết định YTXH và xuất phát từ bản chất của YTXH là cáiphản ánh do cái "được phản ánh" quyết định

*Nội dung quyết định của TTXH đối với

- TT XH quyết định nguồn gốc , sự ra đời của YT XH: ý thức xã hội nảy

sinh, tồn tại không hư vô từ lực lượng siêu nhiên mà chính từ hiện thực TT XH

-> Trong Tuyên ngôn ĐCS Mác viết: “Sản xuất tinh thần cũng biến đổitheo sản xuất vật chất”(Mác - ăng ghen, tập 4, tr 625)

- TT XH quyết định nội dung, tính chất của YT XH: TT XH như thế nào

thì YT XH căn bản như vậy-> TTXH với PT SX nào thì YT XH tương ứng

+ Căn bản: YT XH phản ánh tực tế khách quan, thực tế khách quan như

thế nào thì ý thức phản ánh như vậy

+ Quyết định nội dung: Trong TTXH có nội dung nào thì ý thức xã hội có

nội dung đó

-> Ví dụ : TTXH có quan hệ giai cấp thì YT XH cũng phản ánh giai cấp.

Hoặc TTXH có mối quan hệ hợp tác thì YT XH có mối quan hệ tôn trọng, đoànkết, tương trợ

Ngày đăng: 23/08/2016, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w