LỜI NÓI ĐẦU Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, ngoài chức năng của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thì Cơ quan Thi hành án giữ một vai trò đặc biệt trong quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Tòa án chỉ là những quyết định trên giấy và không thể phát huy trên thực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả trong quá trình thi hành án. Trong quá trình thi hành án thì Cơ quan Thi hành án phải sử dụng biện pháp cưỡng chế là không thể tránh khỏi. Tuy biện pháp cưỡng chế không phải là lựa chọn đầu tiên được áp dụng trong hoạt động thi hành án nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Trong các nghĩa vụ phải thi hành án thì thi hành nghĩa vụ trả tiền phổ biến nhất, đồng nghĩa với đó là có nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. Điều đó được thể hiện tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định 06 biện pháp cưỡng chế thì có đến 04 biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. Chính vì lý do đó mà học viên chọn đề tài Cưỡng chế khấu trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để làm tiểu luận nghiên cứu của khóa học.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế Xãhội chủ nghĩa, ngoài chức năng của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thì
Cơ quan Thi hành án giữ một vai trò đặc biệt trong quá trình tố tụng Mọi phánquyết của Tòa án chỉ là những quyết định trên giấy và không thể phát huy trênthực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả trong quá trình thi hành án.Trong quá trình thi hành án thì Cơ quan Thi hành án phải sử dụng biện phápcưỡng chế là không thể tránh khỏi Tuy biện pháp cưỡng chế không phải là lựachọn đầu tiên được áp dụng trong hoạt động thi hành án nhưng lại có vai trò rấtquan trọng Trong các nghĩa vụ phải thi hành án thì thi hành nghĩa vụ trả tiềnphổ biến nhất, đồng nghĩa với đó là có nhiều biện pháp cưỡng chế thi hànhnghĩa vụ trả tiền Điều đó được thể hiện tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sựnăm 2008 quy định 06 biện pháp cưỡng chế thì có đến 04 biện pháp cưỡng chế
thi hành nghĩa vụ trả tiền Chính vì lý do đó mà học viên chọn đề tài "Cưỡng chế khấu trừ vào thu nhập của người phải thi hành án" để làm tiểu luận nghiên cứu
có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành trên thực tế thì phải được các
Cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh
Điều 36 Hiếp pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định "Các Bản án, quyết định của Tòa án Nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh
Trang 2chấp hành" Và trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển, hoạt động
thi hành án dân sự nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn, pháp luật về thi hành
án dân sự dần được hoàn thiện với sự ra đời của các văn bản pháp luật như:Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm
1993, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và đặc biệt là Luật Thi hành ándân sự năm 2008 ra đời đã nâng tầm vai trò và vị thế của Cơ quanh thi hành ántrong hoạt động thi hành án đối với đời sống xã hội
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật
về biện pháp cưỡng chế thi hành án trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
và đối tượng là người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về tiền, tài sản.Trong đó tập trung nghiên cứu giữa thi hành án nói chung và thi hành án nghĩa
vụ về tiền, tài sản nói riêng mà người phải thi hành án chỉ có nguồn tài sản duynhất
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được áp dụng là: Phương pháp nghiêncứu lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp Trên cơ sở đó
để làm rõ cơ sở lý luận của biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của ngườiphải thi hành án, nhằm nhận thức đúng đắn hơn về biện pháp cưỡng chế này.Trên cơ sở nghiên cứu, từ đó tìm ra những vướng mắc trong quá trình áp dụngpháp luật về biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Kết cấu của tiểu luận gồm:
- Lời nói đầu
- Phần nội dung gồm có
I Khái quát chung về hoạt động thi hành án dân sự;
II Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án theoquy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
III Thuận lợi và khó khăn của biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập củangười phải thi hành án trong thực tiễn;
IV Bài học kinh nghiệm trong cưỡng chế trừ vào thu nhập của ngườiphải thi hành án
Trang 3- Phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng vì kiến thức của học viêncòn hạn chế nên tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong sự góp
ý của các thầy, cô Học viện Tư pháp để bản thân được hoàn thiện hơn, đúc rútđược nhiều kinh nghiệm trong công tác thi hành án, từ đó áp dụng vào thực tếcông tác thi hành án dân sự sau này được tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4PHÇN NéI DUNg
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1 Đặc trưng của hoạt động thi hành án dân sự.
Hoạt động thi hành án dân sự được cấu thành từ ba bộ phận là Thi hành
án dân sự, Thi hành án hình sự, Thi hành án hành chính Sự phân chia đó dựatrên cơ sở của các nét đặc thù của mỗi loại hoạt động: tố tụng dân sự, tố tụnghình sự và tố tụng hành chính Hoạt động Thi hành án dân sự là hoạt động hànhchính - tư pháp Tuy nhiên với đặc trưng là hoạt động vừa mang tính hànhchính, vừa mang yếu tố tư pháp chứ không thể chỉ có riêng tính hành chính,hoặc riêng tính tư pháp Cho nên thi hành án dân sự là một hoạt động mang tínhquyền lực Nhà nước, do Cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên thựchiện nhằm đưa các Bản án, quyết định về dân sự của Toà án đi vào thực tiễncuộc sống Hoạt động thi hành án dân sự trên thực tế không tách rời quy trình tốtụng, đồng thời Cơ quan Thi hành án dân sự luôn gắn với các cơ quan tiến hành
tố tụng Hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện thông qua bộ máy đặc biệtthuộc hệ thống cơ quan hành pháp và dựa vào các cơ quan hành pháp để thựchiện chức năng của mình, đặc biệt trong hoạt động cưỡng chế
Vậy, Cơ quan Thi hành án dân sự là: Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ trựctiếp tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định có hiệu lực thi hành theo trình tự,thủ tục của pháp luật Thi hành án dân sự
2 Thi hành án dân sự có một số đặc điểm sau
Thứ nhất: Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà
nước: Trong đó bao gồm nhiều hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau thựchiện Nên đòi hỏi sự huy động lực lượng không chỉ các cơ quan hành chính nhànước mà cả các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp Do đó, việc thực hiện quyềnlực nhà nước ở hoạt động này là sự phối hợp giữa quyền hành pháp và quyền tưpháp
Thứ hai: Thi hành án dân sự là hoạt động có mục đích: Đó là việc hiện
thực hoá ý chí của Nhà nước thông qua Bản án, quyết định của Toà án về một
Trang 5vụ việc dân sự cụ thể vào thực tiễn cuộc sống được quy định tại khoản 2 Điều
20 Luật thi hành án Hoạt động thi hành án không chỉ nhằm mục đích giữ vững
kỷ cương, phép nước, giá trị của pháp luật mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, tổ chức là đối tượng trực tiếp được thi hành án Đồng thời thihành án còn phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đếnđối tượng là tài sản trong quyết định thi hành án đó
Thứ ba: Thi hành án là hoạt động chủ yếu là thi hành quyết định dân sự,
phần dân sự trong bản án hình sự của Toà án, nên tính chất của quan hệ phápluật là quan hệ pháp luật dân sự Việc thi hành án mang tính chất tự nguyện, tựđịnh đoạt từ phía người được, phải thi hành án Do đó, trong quá trình thi hành
án dân sự, Cơ quan Thi hành án luôn luôn chú ý và tôn trọng quyền tự nguyện,
tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm về các hành vi thực hiện, không thực hiệncủa người được thi hành án trong khuôn khổ của pháp luật
Thứ tư: Thi hành án dân sự là hoạt động có ý nghĩa trong việc xác định
tính hiệu quả của hoạt động tố tụng Bởi vì, trong quá trình thi hành án dân sự,
Cơ quan Thi hành án, Chấp hành viên có thể phát hiện ra những sai sót hoặcnhầm lẫn của Bản án, quyết định của Toà án mà họ đang thi hành thì có quyềnkiến nghị với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc yêu cầu tòa án giải thíchkhi chưa rõ
3 Các nguyên tắc trong hoạt động thi hành án dân sự
Thứ nhất: Nguyên tắc công khai, minh bạch
Đây là một nguyên tắc đòi hỏi trong quá trình Cơ quan Thi hành án dân
sự và Chấp hành viên cùng các cơ quan có liên quan phối hợp với nhau tiếnhành thi hành một bản án, quyết định cụ thể phải đảm bảo tính công khai, minhbạch trong hoạt động
Thứ hai: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Với đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự là một hoạt động thi hành
pháp luật đặc thù với cách gọi cụ thể là áp dụng pháp luật, hơn lúc nào hết, hoạtđộng thi hành án dân sự phải quán triệt và đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hộichủ nghĩa Có nghĩa là Cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, các cá
Trang 6nhân và tổ chức có liên quan phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh,thống nhất và tự giác Bản án và quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luậtphải được tôn trọng thực hiện
Thứ ba: Nguyên tắc nhân đạo và công bằng
Hoạt động thi hành án dân sự phải được đặt dưới một yêu cầu cơ bản đó
là đảm bảo duy trì tính nhân đạo Luật Thi hành án không cho phép sử dụng cácbiện pháp cưỡng chế kê biên đối với những đương sự đang có những hoàn cảnh
về sức khoẻ, đối tượng chính sách và đặc biệt là về tuổi tác Không tiến hành kêbiên tài sản với các loại tài sản mà pháp luật không cho kê biên được quy địnhtại Điều 87 Luật Thi hành án như: Lượng thực, thuốc men cần thiết, công cụ laođộng và đồ dùng sinh hoạt thông thường của người phải thi hành án Hơn thếnữa, nguyên tắc nhân đạo và công bằng cũng không cho phép hoạt động thihành án tiến hành khi các đương sự còn có khả năng thoả thuận với nhau Nhânđạo và công bằng cũng đòi hỏi hoạt động thi hành án phải khuyến khích được
sự tự nguyện của người phải thi hành án
Thứ tư: Nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do cơ bản của con
người và công dân
Đó là tôn trọng danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của cả người phải và
người được thi hành án cũng như của những cá nhân, tổ chức có liên quan Hoạtđộng thi hành án là hoạt động nhạy cảm, nếu không tuân thủ trình tự thủ tục luậtđịnh sẽ dễ dẫn đến việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của côngdân và các quyền nhân thân khác như bí mật thư tín, thu nhập, điện thoại, điệntín của công dân
Thứ năm: Nguyên tắc đảm bảo sự phân công, phối hợp giữa Cơ quan
Thi hành án và Cơ quan hữu quan
Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của hoạt động thi hành án dân
sự Bởi lẽ, hiệu quả hoạt động thi hành án chỉ được đảm bảo khi các cơ quanhữu quan tham gia một cách chủ động và phối hợp với nhau một cách chặt chẽ.Nhất là với những trường hợp phải sử dụng biện pháp cưỡng chế Kỷ cương,phép nước chỉ có thể được khẳng định khi các cơ quan chức năng, các cấp chính
Trang 7quyền phối hợp một cách hiệu quả trên tinh thần thượng tôn pháp luật Đó là sựchỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo thi hành án, Ủy ban nhân dân các cấp, sự phốihợp với các đoàn thể, chính quyền cơ sở trong hoạt động thi hành án dân sự
Thứ sáu: Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án
Nguyên tắc này xuất phát từ đặc trưng của mối quan hệ pháp luật dân sựđược điều chỉnh bởi nguyên tắc tự do, tự nguyện, tự định đoạt và tự chịu tráchnhiệm Các quyết định dân sự sau khi đã được Toà án phán quyết đương nhiên
là có hiệu lực pháp luật và có giá trị thi hành Tuy nhiên, có một phần dân sựtrong Bản hình sự, quyêt định về dân sự có được đưa ra thi hành không lại phụthuộc chủ yếu và ý chí của người được thi hành án Trong trường hợp này, Cơquan Thi hành án đều phải căn cứ vào đơn yêu cầu của người được thi hành án
để ban hành quyết định thi hành án Nếu người được thi hành án không có yêucầu hoặc quá thời hạn yêu cầu mới yêu cầu thi hành án thì Cơ quan Thi hành ánkhông có trách nhiệm thi hành Như vậy, hoạt động của Cơ quan Thi hành ánluôn phụ thuộc nhiều vào ý chí, sự lựa chọn và cách xử sự của đương sự
4 Khái niệm, nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thi hành án
Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật có được thi hànhnghiêm chỉnh, dứt điểm hay không, kỷ cương, pháp luật có được tôn trọng, lợiích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể, của các tổ chức xã hội và mọi công dân
có được đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả của việc thi hành án.Không có cưỡng chế thi hành án dân sự, một số lượng không nhỏ Bản án, Quyếtđịnh chỉ của Tòa án có hiệu lực không được thi hành trên thực tế, vì nhiềutrường hợp đương sự có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện, cố tìnhtrốn tránh, chây ỳ nghĩa vụ thi hành án
4.1 Khái niệm cưỡng chế thi hành án
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng chế bắt buộc do Chấphành viên quyết định áp dụng theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự (ngườiphải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theoBản án, Quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi
Trang 8hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án hoặc trongtrường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản theo
quy định tại Điều 66 Luật Thi hành án.
4.2 Nguyễn tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thi hành án là sự sử dụngquyền lực của Nhà nước để đưa Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lựcđược thi hành trên thực tế theo các nguyên tắc do pháp luật Thi hành án dân sựquy định Các nguyên tắc đó là:
- Chỉ Chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chếthi hành án
Theo nguyên tắc này thì Chấp hành viên là công chức, được nhà nướcgiao trách nhiệm tổ chức thi hành các Bản án, quyết định của Tòa có hiệu lựcpháp luật thi hành Việc áp dụng quy định như vậy vừa để tránh tình trạng cácđối tượng khác lạm dụng việc thi hành án để làm ẩu hoặc gây áp lực với ngườiphải thi hành án Mặt khác là để tăng cường tính trách nhiệm cá nhân củaChấp hành viên khi tổ chức hoạt động thi hành án Khi thực hiện nhiệm vụChấp hành viên chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật vàđược pháp luật bảo vệ
- Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ củangười phải thi hành án và các chi phí cần thiết
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chếphải căn cứ vào nội dung Bản án,quyết định, tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người phảithi hành án và đề nghị của đương sự Nguyên tắc này đặc biệt áp dụng đối vớingười phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền
Vì vậy khi xác minh Chấp hành viên phải thực hiện việc ước giá giá trịtài sản để áp dụng biện pháp cưỡng chế Tuy nhiên nguyên tắc này cũng cóngoại lệ là người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiềunghĩa vụ phải thi hành án hoặc tài sản không thể phân chia, thì Chấp hành viênvẫn có quyền cưỡng chế đối với tài sản đó Hoặc có tài sản nhưng tàisantvnhor không đủ chi phí mà chỉ có tài sản duy nhất là nguồn thu nhập từ
Trang 9tiền lương, tiền công, tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động và các thunhập hợp pháp khác.
- Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian mà luậtcấm
Để việc cưỡng chế không ảnh hưởng tới trật tự công cộng, chính trị tạiđịa phương và vì mục đích nhân đạo, tôn trọng phong tục truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Điều đó được thể hiện tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số:
58/2009/NĐ-CP quy định "Ngoài những trường hợp do Luật Thi hành án quy định, Cơ quan Thi hành án dân sự không được tổ chức cưỡng chế thi hành án
có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án".
II BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ trõ vµo thu nhËp cña ngêi ph¶i thi hµnh ¸n THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008
1 Khái quát về thi hành nghĩa vụ trả tiền
Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền hay còn gọi lànghĩa vụ thanh toán là loại nghĩa vụ phổ biến trong các quan hệ dân sự, nóphát sinh từ quan hệ hợp đồng, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vàcho đến trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước.Chính vì vậy, việc thi hành nghĩa vụ trả tiền chiếm số lượng lớn trong cácnghĩa vụ thi hành án, bởi những tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ trả tiền phátsinh rất phổ biến trong các quan hệ dân sự thường ngày cũng như hoạt độngkinh doanh Trong thực tiễn hoạt động thi hành án, loại nghĩa vụ này chiếm sốlượng rất lớn tại một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hoặc nhữngđịa phương đang có nền kinh tế phát triển Số lượng vụ việc mà Cơ quan Thihành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng chiếm tỷ lệ chủ yếu trongtổng số vụ việc áp dụng biện pháp cưỡng chế Trong 06 biện pháp cưỡng chếthì có đến đến 04 biện pháp cưỡng chế thi hành án liên quan đến nghĩa vụ vềtiền được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án nhằm nói nên sự bao quát, đa
Trang 10dạng về mặt vật chất, sự rộng rãi về mặt không gian hiện hữu, và cả tài sảnhình thành trong tương lai.
Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiển có những đặc điểm riêng
như sau:
- Người phải thi hành án theo bản án, quyết định có nghĩa vụ phải trảtiền Nghĩa vụ trả tiền được xác lập bởi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành
và việc áp dụng biện pháp cưỡng chế là để thực hiện những nghĩa vụ trả tiền
- Đối tượng mà biện pháp cưỡng chế tác động là tiền, tài sản thuộc sởhữu hợp pháp của người phải thi hành án
- Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nghĩa vụ trả tiền phảiđảm bảo nguyên tắc tương ứng với nghĩa vụ thi hành án của người phải thihành án theo bản án, quyết định
Các đặc điểm đó được thể hiện tại Điều 8 Nghị định số: 58/2009/NĐ-CP
quy định “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết”
2 Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành
án
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một trong sáu biện phápcưỡng chế được quy định tại khoản 2 Điều 71 và được cụ thể hóa tại Điều 78Luật Thi hành án Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là việc Chấphành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, bảo hiểm xã hộinơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợcấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác chuyển cho Cơ quan Thihành án hoặc người được thi hành án một phần hay toàn bộ thu nhập củangười phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Bản án, Quyết địnhcủa Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật Việc áp dụngbiện pháp này được xác định khi người phải thi hành án có thu nhập tương đối
ổn định và không tự nguyện
2.1 Điều kiện áp dụng
Trang 11Tại khoản 2 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định việctrừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong nhữngtrường hợp sau đây:
- Do đương sự thỏa thuận;
- Bản án, Quyết định của tòa án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án;
-Thi hành án các khoản cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Một đặc điểm nội bật trong hoạt động thực tiễn áp dụng biện phápcưỡng chế này là chỉ áp dụng với cá nhân mặc dù trong nội dung điều luật chỉquy định chung là người phải thi hành án, mà người phải thi hành án thì baogồm cả cá nhân và pháp nhân Với việc Luật Thi hành án dân sự đưa ra kháiniệm thu nhập nhấn mạnh vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu thì chỉ có
cá nhân mới là đối tượng được hưởng các loại hình thu nhập này chứ khôngphải là pháp nhân
Thu nhập của người thi hành án được Luật Thi hành án quy định baogồm: Tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động vàthu nhập hợp pháp khác Các khoản thu nhập khác có thể là khoản thu nhậpcủa cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viên hợp tác
xã, mà người phải thi hành án được nhận từ một tổ chức, cá nhân quản lý thunhập đó
Việc quy định cụ thể các điều riêng của biện pháp cưỡng chế này là dotính đặc thù của nó Vì hậu quả pháp lý của biện pháp cưỡng chế này có thểgây ảnh hưởng lớn tới bản thân người phải thi hành án và gia đình của họ Dokhi thu nhập của người phải thi hành án bị giảm, do đó cuộc sống hàng ngày sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng Vì vậy, khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án đã quyđịnh mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợcấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền người phải thi hành án được nhậnhàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác Đối với thu nhập
Trang 12khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án,nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người đượcnuôi dưỡng Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án
và người mà người đó có nghĩa vụ nuôi dưỡng, được căn cứ vào điều kiện cụthể từng địa phương nơi họ sinh sống và được quy định cụ thể tại khoản 2Điều 13, Điều 32 Nghị định số: 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chínhphủ Thu nhập của người phải thi hành án được Luật Thi hành án dân sự quyđịnh bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức laođộng và thu nhập hợp pháp khác Các khoản thu nhập khác có thể là khoản thunhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viênhợp tác xã, mà người phải thi hành án được nhận từ tổ chức, cá nhân quản lýthu nhập đó
rõ: “ Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền
áp dụng ngay các biện pháp quy định tại chương IV Luật thi hành án”.
+ Mức trừ vào thu nhập phải phù hợp với tỷ lệ pháp luật quy định
- Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu theo quy định tại khoản 2Điều 13 Nghị định số: 58/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ
quy định “ Mức để lại …phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người được nuôi dưỡng Việc xác định mức…căn cứ vào chuẩn nghèo áp dụng đối với địa phương nơi họ sinh sống” Mức trừ theo
khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án cao nhất là 30%, trừ trường hợp đương sự
có thỏa thuận khác Như vậy, khi áp dụng Chấp hành viên phải tính toán vàquyết định mức trừ nhưng không được quá 30% số tiền mà người phải thi hành
án được nhận hàng tháng
Trang 13- Đối với thu nhập hợp pháp khác mà không phải là tiền lương, tiềncông, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động thì mức khấu trừ có thểkhông bắt buộc phải thấp hơn hoăc bằng 30% thu nhập hàng tháng, tuy nhiênmức trừ cần căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưngphải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và ngườiđược nuôi dưỡng.
+ Việc chỉ xác định được thời gian bất đầu khấu trừ chứ không xác địnhđược thời gian kết thúc, vì việc tổ chức cưỡng chế kéo dài trong một khoảngthời gian nhất định, theo phương thức trừ nhiều lần
Thủ tục áp dụng biện pháp này khá đơn giản, sau khi có đủ căn cứ xácđịnh các điều kiện chung và riêng được thỏa mãn, Chấp hành viên ban hànhquyết định trừ vào thu nhập và gửi cho đương sự và cơ quan tổ chức, cá nhânchi trả thu nhập của người phải thi hành án Cơ quan, tổ chức, người sử dụnglao động, Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thi hành quyết định của Chấp hànhviên
Trong biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền, chỉ có duy nhấtbiện pháp cưỡng chế này là quyết định cưỡng chế có hiệu lực áp dụng nhiềulần Ví dụ: Để thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng, Chấp hành viên ban hành quyếtđịnh cưỡng chế khấu trừ vào thu nhập và người sử dụng lao động phải khấutrừ tiền lương hàng tháng của người phải thi hành án để chuyển tiền cho Cơquan Thi hành án
Như vậy, quyết định cưỡng chế có hiệu lực rất dài, có thể lên tới 5, 6năm hoặc lâu hơn nữa Quyết định chỉ chấm dứt hiệu lực khi nghĩa vụ đã đượcthi hành xong hoặc nguồn thu nhập của người phải thi hành án bị chấm dứt
2.3 Các loại thu nhập của người phải thi hành án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thìthu nhập của người phải thi hành án gồm: Tiền lương, tiền công, tiền lương hưu,tiền trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác Các khoản thunhập hợp pháp của người phải thi hành án ngoài tiền lương, tiền công, tiềnlương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động có thể là tiền thưởng, tiền phụ cấp
Trang 14chức vụ… do cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thihành án trả cho người phải thi hành án Thu nhập khác của người phải thi hành
án trong trường hợp này là những khoản được nhận gắn liền với tiền lương, tiềncông từ các tổ chức, cơ quan, cá nhân đang quản lý thu nhập đó Trong trườnghợp này chúng ta không được coi việc được nhận một khoản tiền do tặng cho,thừa kế, trúng sổ số… là khoản thu nhập thường xuyên Tuy nhiên, nhữngkhoản thu nhập này đều được coi là thu nhập hợp pháp của một cá nhân nhưngkhông thể được coi là thu nhập thường xuyên của người phải thi hành án để ápdụng việc khấu trừ thu nhập của họ Vì vậy, khi xác minh người phải thi hành
án có tài sản là những khoản tiền trên thì Chấp hành viên không được áp dụngbiện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập mà lựa chọn biện pháp cưỡng chế khácphù hợp với quy định của Luật Thi hành án dân sự, như biện pháp khấu trừ tiền,thu hồi, xử lý tiền của người phải thi hành án theo khoản 1 Điều 71 Luật Thihành án dân sự
+ Tiền lương
Tiền lương là khoản tiền trả cho cán bộ, công chức làm việc trong các Cơquan hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị và chính trị xã hội, được trả từngân sách nhà nước, trả qua hệ thống kế toán tài vụ của cơ quan, tổ chức nơicán bộ, công chức đó làm việc Lương, bảng lương, hệ số lương đều được thểhiện rõ trên sổ sách kế toán của cơ quan Theo quy định của pháp luật hiệnhành, thông thường cứ ba năm cán bộ, công chức sẽ được nâng lương một lầntheo ngạch mà công chức, cán bộ đó đang được hưởng Như vậy, mức lương sẽđược tăng lên theo thời gian hoặc khi Nhà nước tăng lương tối thiểu Ngoài mứclương chính cán bộ, công chức còn có thể có phụ cấp, chẳng hạn như phụ cấpchức vụ, phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp vùng miền
+ Tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động
Tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động là khoản tiền trả cho cán
bộ, công chức đã làm việc trong các Cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị vàchính trị xã hội sau khi đã đủ năm công tác và đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc theoquy định của pháp luật họ được hưởng theo chế độ hưu trí hoặc mất sức laođộng Khoản tiền này được nhận từ nguồn ngân sách Nhà nước Thông thường
Trang 15khoản tiền này do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện, thành phố, thị xã quản lý
và chi trả cho người nghỉ hưu hoặc mất sức lao động
+ Tiền công
Tiền công là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người laođộng theo sự thỏa thuận hoặc theo hợp đồng lao động, Ví dụ thu nhập củangười giúp việc, cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, các văn phòng dự
án Như vậy, tiền công nội hàm của nó rộng hơn và bao hàm cả tiền lương Tuynhiên, từ trước tới nay khái niệm tiền lương thường xuất hiện trong quan hệ laođộng giữa Nhà nước (người sử dụng lao động) và người lao động, nhưng trongbối cảnh hiện nay các quan hệ lao động đã và đang phát triển mạnh mẽ nókhông chỉ bó hẹp trong quan hệ lao động giữa Nhà nước và người lao động màcòn là những quan hệ giữa cá nhân (người sử dụng lao động) hoặc tổ chức vớingười lao động Chính vì vậy, Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung khoản tiềncông cũng được coi là nguồn thu nhập tương đối ổn định và Cơ quan Thi hành
án dân sự được áp dụng biện pháp trừ vào tiền công của người phải thi hành án
để thi hành được quy định tại Điều 78 của Luật Thi hành án Đây là nội dungmới của Luật Thi hành án dân sự mà trước đây Pháp lệnh Thi hành án dân sựnăm 2004 chưa quy định về nội dung này
+ Các thu nhập hợp pháp khác
Các thu nhập hợp pháp khác của người phải thi hành án được hiểu theonghĩa hẹp là các khoản thu nhập của người phải thi hành án ngoài khoản tiềnlương, tiền công do các cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức đang quản thu nhập chitrả thêm cho người lao động như tiền thưởng hàng tháng, tiền phụ cấp chức vụ,phụ cấp độc hại, phụ cấp vùng, miền… Khoản thu nhập này người được thihành án được hưởng tương đối thường xuyên, ổn định đang do cá nhân hoặc Cơquan, tổ chức nào đó quản lý và chi trả cho người lao động như thu nhập củacông nhân trong các tổ chức kinh tế, các văn phòng dự án
Thu nhập hợp pháp được hiểu theo nghĩa rộng là khoản thu nhập ngoàitiền lương, tiền công, thu nhập hợp pháp của một người có thể từ nhiều nguồnthu khác nhau như, tài sản được tặng cho, do được thừa kế, hoặc do trúng sổ sốkiến thiết… nhưng những nguồn thu nhập này Chấp hành viên không được áp
Trang 16dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án mà phảilựa chọn biện pháp cưỡng chế khác vì đây là những khoản thu nhập khôngthường xuyên của người phải thi hành án.
3 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án
3.1 Xác minh điều kiện thi hành án
Sau khi được phân công tổ chức thi hành quyết định thi hành án có
khoản phải trả tiền, Chấp hành viên trước tiên phải tiến hành các thủ tục cần
thiết và vận dụng các hiểu biết về pháp luật, đương sự cũng như phối hợp vớitoàn thể hệ thống chính trị tại địa phương để vận động người phải thi hành án
tự nguyện thi hành Sau khi việc giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án
tự nguyện không có kết quả, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điềukiện của người phải thi hành án Xác minh trong thi hành án dân sự là hoạtđộng không thể thiếu trong các hoạt động chuyên môn thi hành án Mục đíchcủa xác minh là giải quyết hồ sơ thi hành án cho đúng pháp luật bảo đảmquyền và nghĩa vụ của các bên Đối với việc thi hành án trong trường hợp nàycông tác xác minh cần áp dụng trong các trường hợp sau:
Cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án so với những biệnpháp cưỡng chế khác là tương đối “nhẹ nhàng” Tuy nhiên, để thực hiện đượcviệc trừ vào thu nhập thành công, Chấp hành viên cũng cần xác minh tình trạngnhân thân của người phải thi hành án
Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là trách nhiệmcủa Chấp hành viên được quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự Để trừvào thu nhập của người phải thi hành án với các điều kiện phân tích ở trên thìChấp hành viên lưu ý khi xác minh các trường hợp sau:
- Đối với trường hợp thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng, hoặc theo thỏa thuậncủa các đương sự hoặc bản án, quyết định đã ấn định trừ vào thu nhập hoặc tàisản phải thi hành án không lớn Chấp hành viên chỉ tiến hành xác minh ngườiphải thi hành án có thu nhập thường xuyên hay không? Trong trường hợp ngườiphải thi hành án vừa có thu nhập thường xuyên vừa có các tài sản khác (động