1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn chính trị học nâng cao văn hóa từ chức ở việt nam hiện nay

12 872 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 72 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong một xã hội văn minh, trình độ dân trí cao và Nhà nước pháp quyền đã được thiết lập trong cuộc sống thì việc từ chức trở thành một nét đẹp của văn hóa ứng xử của những con người biết tự trọng, biết đặt lợi ích của nhân dân, của đât nước lên trên những ham muốn không chính đáng. Vì vậy, Văn hóa từ chức tuy còn mới mẻ nhưng là nhân tố mới trong cuộc sống hôm nay và đang là vấn đề dư luận quan tâm.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong một xã hội văn minh, trình độ dân trí cao và Nhà nước pháp quyền đã được thiết lập trong cuộc sống thì việc từ chức trở thành một nét đẹp của văn hóa ứng xử của những con người biết tự trọng, biết đặt lợi ích của nhân dân, của đât nước lên trên những ham muốn không chính đáng

Vì vậy, Văn hóa từ chức tuy còn mới mẻ nhưng là nhân tố mới trong cuộc sống hôm nay và đang là vấn đề dư luận quan tâm

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về văn hóa từ chức ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: văn hóa từ chức ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: vấn đề từ chức ở Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được thực hiện thông qua nghiên cứu về văn hóa từ chức ở Việt Nam, phương pháp nghiên cứu: tu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích tài liệu

Trang 2

NỘI DUNG

I Một số khái niệm.

I.1 Văn hóa là gì?

Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại, là đặc trưng riêng của con người, ấy vậy mà mãi đến TK XVIII, cuối TK XIX, các nhà khoa học trên thế giới mới nghiên cứu sâu về lĩnh vực này

Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra : " văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp lệ, phong tục và toàn

bộ những kĩ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội" Có một định nghĩa khác dễ hiểu và tiếp cận gần hơn đến bản chất của văn hóa, ngày nay nhiều người tán thành với định nghĩa này của ông Frederico Mayor tổng giám đốc UNESCO: '' văn hóa bao gồm tất

cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín gưỡng, phong tục tập quán lối sống và lao động

Các nhà xã hội học chia văn hóa ra làm hai dạng: văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng Văn hóa cá nhân là toàn bộ những vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy vào mỗi cá nhân biểu hiện ở quan niệm và hành xử của cá nhân ấy trong đời sỗng thực tiễn Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng đơn giản của văn hóa cá nhân

Văn hóa là phương tiện để con người điều chỉnh cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mĩ Được xem là cái nền tảng vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của con người

và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác động tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng Nội

Trang 3

lực của một dân tộc là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống

đã tích lũy trong lịc sử của chính dân tộc đó

Như vậy thực chất văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong

xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm các giá trị vất chất và tinh thần

I.2 Từ chức là gì?

Từ chức được hiểu xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ Như vậy,

từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung thực với chính mình, biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ quan, tổ chức

và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm, tự trọng

I.3 Văn hóa từ chức là gì?

Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cá nhân của những người có chức,

có quyền Họ được cơ quan, tổ chức và xã hội tôn trọng khi ở họ có nhân cách đạo đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương Nếu không có nhân cách và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người,

Trang 4

II Văn hóa từ chức

II.1 Từ chức là ứng xử văn hóa

Người nào mà tự nhận thấy tín nhiệm của mình không còn, xin từ chức thì đó là việc làm mang tính đột phá Đó là một ứng xử văn hóa, phải được trân trọng

Những người lãnh đạo luôn tự biết, tự thấy trách nhiệm của mình trên hết là vì cái chung Khi nhận thấy việc nắm giữ vị trí đó không có lợi cho cái chung nữa, chỉ có lợi cho bản thân mình thôi, thì tốt nhất nên ra đi Thói quen ứng xử ấy, ở các nước đã được nâng lên thành tầm văn hoá

Từ trước đến nay ở nước ta, cũng đã có một số người ở những cương vị khác nhau từ chức, khi thấy bản thân không còn tín nhiệm, không còn xứng đáng giữ cương vị đó nữa

Ngay cả ở vị trí cao, cũng đã có trường hợp xin từ chức Còn việc được chấp nhận hay không thì đó là chuyện khác

Tuy nhiên, từ chức chưa trở thành thói quen, như ở các nước gọi là văn hoá từ chức Một vị bộ trưởng giao thông ở Ấn Độ từ chức trước sự cố sập cầu, hay ở Nhật Bản các vị đứng đầu Chính phủ là thủ tướng cũng thường

từ chức khi có sự việc xảy ra mà thấy mình không gánh vác, đảm đương được nữa

Đấy là cách người ta lựa chọn khi thấy không còn năng lực, tín nhiệm, hoặc có thể bị cơ quan có thẩm quyền phế truất Việc đó đã trở thành một thói quen

ứng xử bình thường

Người mà tự nhận thấy tín nhiệm của mình không còn, xin từ chức thì đó là việc làm dũng cảm, mang tính đột phá Đó là một ứng xử rất văn hoá, phải được trân trọng Những người xin từ chức dù được chấp nhận hay không cũng nên và phải được xã hội tôn trọng, ghi nhận

Chúng ta phải nhận thức cho đúng, việc từ chức không phải vết hằn, gắn lên người ta như một án tích Nó chỉ là sự đánh giá trách nhiệm của

Trang 5

người đó, trong một thời gian cụ thể Khi làm tốt, có thể tiếp tục trở lại chức vụ đó, hoặc vị trí cao hơn

II.2 Từ chức và văn hóa chính trị

Từ chức gắn với văn hóa chính trị Trên thế giới, một nhà lãnh đạo, một chính khách khi thấy mình không còn được tin tưởng và được tín nhiệm nữa thì đều sẵn sàng xin từ chức

Đó không phải là sự chối bỏ trách nhiệm, mà là phản ứng tự nhiên của lòng tự trọng, nền tảng cơ bản nhất của văn hóa chính trị

Bộ trưởng ở các nước thường chỉ phải chịu trách nhiệm chính trị ( tức là trách nhiệm về các chính sách do họ đề ra, chứ không phải về việc thi hành chính sách cụ thể) Tuy nhiên, do chế tài của trách nhiệm chính trị là sự bất tín nhiệm, nên họ phải rất giữ gìn Bởi tín nhiệm có khi bị mất chỉ vì chuyện chơi golf hoặc chuyện ham vui vẻ

Ở ta, chưa có sự phân biệt tương đối rạch ròi giữa trách nhiệm trong việc

đề ra chính sách và trách nhiệm trong việc thực thi chính sách, giữa trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý Bộ trưởng là người phải chịu trách nhiệm trong toàn bộ lĩnh vực mình phụ trách Đây là một thách thức rất lớn cho các vị bộ trưởng Do phạm vi trách nhiệm rất lớn, khả năng họ bị mất tín nhiệm cũng rất dễ xảy ra Cái khó hơn là chuyện từ chức khi tín nhiệm không còn

II.3 Văn hóa từ chức ở Việt Nam đã có nhưng chưa phổ biến.

Vì lịch sử của chế độ ta, Đảng ta trong quá trình hình thành và phát triển, đi liền với công tác cán bộ Trong công tác cán bộ có 3 loại người Có cán bộ làm rất tốt, có cán bộ làm không tốt nhưng mà họ đã cố gắng hết mình, còn có cán bộ làm rất kém, hư hỏng, tham nhũng, gây thất thoát lớn, nhân dân oán trách Đảng ta nhận thức rõ điều đó, không phải chỉ trong chiến tranh mà cả hòa bình, xây dựng đất nước

Trang 6

Như Tổng Bí thư Trường Chinh, khi có sai lầm trong cải cách ruộng đất, chính ông đã xin từ chức Nhưng ông tiếp tục cống hiến cho dân cho nước, ông phấn đấu tốt được Đảng, Nhà nước đánh giá cao và ông đã trở lại vị trí Tổng Bí thư của Đảng Ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú thời chống Mỹ Ông đã để lại tấm gương sáng trong nhân dân, táo bạo, dám nghĩ, dám đổi mới làm, dám chịu trách nhiệm Lúc đó, ông bị kỷ luật nhưng sau này chân lý sáng rõ thuộc về ông Đây là điển hình của loại cán

bộ tài năng và tâm huyết Ngược lại, có loại cán bộ yếu kém, hư hỏng, điển hình như lãnh đạo vụ Vinashin, Vinaline, Họ đã gây thất thoát hàng nghìn tỉ, gây nên những tác hại vô cùng lớn cho, cho đất nước, cho nhân dân Vậy ai chịu trách nhiệm?

Công tác cán bộ quan trọng như vậy, nên trong Văn kiện của Đảng cũng đã nêu: Công tác cán bộ có ra có vào, có lên có xuống, coi đó là việc bình thường trong Đảng” Song, thực hiện thì rất khó khăn, lên thì dễ xuống thì vô cùng khó

Cho nên văn hóa từ chức là văn hóa rất hay Lịch sử đã thực nghiệm trường hợp ông Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, xin từ chức sau vụ

Lã Thị Kim Oanh (năm 2004) Hành động từ chức của ông Ngọ được Quốc hội và nhân dân hoan nghênh Trong Đảng, trong nhà nước ta, thực hiện văn hóa từ chức là rất hay, nhân dân rất đồng tình Văn hóa từ chức ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến chỉ có một vài trường hợp, nhưng đang trong quá trình hình thành Vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng Đề án tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức và coi

từ chức - thuộc khía cạnh văn hóa của chế độ công vụ - là một nội dung nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn

2011 - 2020

Trang 7

II.3 Nguyên nhân văn hóa từ chức ở Việt Nam chưa phát triển

Ở các nước phát triển, việc từ chức khá dễ dàng, vì văn hoá từ chức

đã trở thành một phần của đời sống công Văn hoá này lại được nuôi dưỡng trong môi trường xã hội thuận lợi Không làm quan thì người ta có thể làm rất nhiều việc khác Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton khi còn đương chức lương bình quân chỉ khoảng 200.000 USD/năm Nhưng khi thôi chức, ông

có thể kiếm tới 300.000 USD/giờ bằng cách làm diễn giả Đó là văn hoá từ chức tại các nước phát triển, còn ở nước ta thì sao Ở Việt Nam có hay không văn hóa từ chức, và vì sao chuyện từ chức ở nước ta lại khó đến như vậy ? Có một số nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này

Một là, ảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp Mô hình quản lý tập trung, quan liêu bao cấp tồn tại một thời gian khá dài trên đất nước ta

Từ mắm muối, vải vóc, thịt cá cho đến nhà cửa đều được phân phối Chế

độ phân phối này lại “phân hạng” từ thấp đến cao Chức vụ càng cao thì được phân phối-hưởng quyền lợi càng nhiều Cuộc đời của quan chức vì thế gắn chặt vào chức tước, vào cái “ghế” Cả cuộc đời họ như chỉ có một

“cửa” để phấn đấu Mất “ghế” là mất tất cả Từ chức là thảm họa đối với bản thân và gia đình, dù ngày nay nền kinh tế thị trường đã mở ra rất nhiều

“cửa” để con người phấn đấu Ai có tài năng và đạo đức đều được xã hội đền đáp xứng đáng Tâm lý e ngại từ chức, mất “ghế” vẫn còn tồn tại

Hai là, một quan chức được bổ nhiệm vào chức vụ nào đó luôn được xem là Đảng giao trách nhiệm Nếu ai đó từ chức thì có nghĩa là từ chối hay không hoàn thành nhiệm của Đảng giao, vì thế sẽ bị đánh giá rất thấp

về đạo đức và năng lực Dư luận xã hội chúng ta cũng còn chưa đủ khách quan và rất xét nét với vấn đề từ chức Nghe nói ai đó từ chức là nghĩ ngay tới chuyện tiêu cực này nọ mà không cần biết đến động cơ thực sự Từ chức là đòi hỏi của lương tâm, nhưng lương tâm thì không phải lúc nào cũng có thể được lý giải

Trang 8

Ba là, không ít quan chức ở ta chỉ có kiến thức chung chung mà không có chuyên môn sâu Cả cuộc đời có khi chỉ biết mỗi chuyện làm quan Từ chức rồi làm gì, lấy gì để sống? Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người rất khó tự nguyện xin từ chức

II.4 Để có văn hóa từ chức cần

Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức

vụ, từng vị trí công tác

Đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức; nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng dư luận

xã hội cũng không nên nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh

Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn trong xã hội Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại không đáng có

Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình thành và phát triển

Trang 9

II.5 Lấy phiếu tín nhiệm đặt nền móng cho văn hóa từ chức”

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một chỉ số khách quan để cán bộ tự tìm giải pháp tốt nhất cho mình, trong danh dự, văn hóa là tuyên bố từ chức Việc này khơi mào cho văn hóa từ chức thực sự

Mục đích xây dựng đề án bỏ phiếu tín nhiệm là nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, luật tổ chức QH, luật giám sát QH về việc QH bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn Ngoài ra, Nghị quyết TƯ 4 cũng đề ra yêu cầu hàng năm lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức danh mà QH bầu hoặc phê chuẩn

Nội dung đề án vì vậy phải xử lý được cả 2 yêu cầu này Nếu thu hẹp đối tượng lấy phiếu tín nhiệm thì sẽ không “ôm” được hết các nhiệm vụ Tuy nhiên, nếu mở rộng tất cả các đối tượng theo tinh thần nghị quyết TƯ

4 thì dễ dẫn đến nguy cơ việc lấy phiếu tín nhiệm trở thành hình thức

Để xử lý vấn đề này, dự thảo Nghị quyết đã đưa ra hướng phân loại gồm 2 nhóm Thứ nhất là nhóm những cán bộ có địa vị pháp lý, chức trách

rõ ràng Những quyết sát của họ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế

xã hội (gồm 49 người) Nhóm này do Quốc hội lấy phiếu Nhóm thứ 2 là cấp phó hoặc ủy viên các ủy ban, do các ủy ban lấy phiếu

Cách làm như vậy đáp ứng được cả 2 yêu cầu mà vẫn đảm bảo tập trung vào nhóm 49 người Việc đánh giá sẽ đi vào thực chất hơn

Kết quả lấy phiếu là căn cứ để lãnh đạo đo lường uy tín của mình Mỗi người nếu uy tín thấp sẽ phải tự nâng cao phẩm chất, đạo đức, cung cách điều hành để đáp ứng đòi hỏi của dân

Mục tiêu của việc lấy phiếu chủ yếu là để thăm dò uy tín Việc này được làm thường xuyên và không nặng nề Tuy nhiên, để đưa ai đó ra

bỏ phiếu tín nhiệm thì phải căn cứ vào kết quả thăm dò hàng năm đó Quy trình bỏ phiếu này tác động nhiều đến nhóm 49 người hơn là nhóm dưới Mục đích việc lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa như sự cảnh báo cho các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo biết được uy tín của mình đến đâu Đó là cơ

Trang 10

sở để người đó phải đặt vấn đề tự xem lại mình, cân nhắc nên từ chức hay không

Có lẽ việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm này sẽ đặt nền móng cho văn hóa từ chức để có cơ sở thực hiện Trước đây chúng ta cũng đã đặt vấn đề

từ chức nhưng chưa có căn cứ nên chính người cần từ chức cũng còn thấy

lơ mơ, có những ảo tưởng cho rằng tình hình không đến mức như thế

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm chính là một chỉ số khách quan để người đó phải đặt vấn đề giải pháp tốt nhất cho mình, trong danh dự, văn hóa - đấy là tuyên bố từ chức Việc này khơi mào cho văn hóa từ chức thực

sự trong nhóm người có chức có quyền

Ngày đăng: 22/08/2016, 01:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w