1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx

50 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 373,5 KB

Nội dung

Các khoản thu làm phát sinhcung ngoại tệ và các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ.Nhân tố ảnh hưởngchủ yếu lên cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều là lòng tốt, tình cảm và mốiquan hệ

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ môquan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần cònlại của thế giới Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khácnhư bản cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia Chính

vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chínhsách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của mộtnước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách

Tuy nhiên, để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủchính xác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cáncân thanh toán quốc tế quá rộng Việc phân tích các tình trạng và đưa ra cácgiải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển kinh tếcủa một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế có quan

hệ tác động lẫn nhau Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cáncân thanh toán quốc tế đối với Việt Nam là rất mới mẻ và thiếu kinh nghiệm,

để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ phân tích, quản lý tốt cáchoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự nghiên cứu cả về

lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cânthanh toán quốc tế

Mong muốn đưa ra những ý kiến đóng góp về cán cân thanh toán quốc

tế, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Thực trạng và giải pháp phân tích

cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay” Nguyện vọng đóng góp

thì nhiều, song lực thì có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên mặc dù đã cónhiều cố gắng nhưng bài thảo luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu

Trang 3

sót Do vậy, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy và cácbạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn

 Giải pháp 311.3 Biện pháp thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài vào Việt Nam. 39

4 Các biện pháp điều chỉnh chi tiêu 444.1 Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. 44

Trang 4

Danh mục bảng

Bảng 1.1 : Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế

Bảng 2.1 : Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000-2007Bảng 2.2 : Cán cân vãng lai của Việt Nam từ năm 2008-2010

Bảng 2.3 : Cán cân vãng lai 6 tháng đầu năm 2010

Bảng 2.4 : Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000-2007

Bảng 2.5 : Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2008 – 2010

Bảng 2.6 : Cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010

Bảng 2.7 : Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 2000-2010

Bảng 2.8 : Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010

Bảng 2.9 : Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm

Trang 5

TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payments) là một bản báo cáothống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả những giao dịch kinh tếgiữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định thường

là một năm

Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những báo cáo thống kê tổnghợp quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia Các chỉ tiêu của BOP cho biết: cóbao nhiêu hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia đó xuất khẩu, nhập khẩu; quốcgia này hiện đang là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn lại của thế giới; dựtrữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương tăng lên hay giảm xuống trong kỳbáo cáo là như thế nào

1.2 Khái niệm người cư trú và người không cư trú:

Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêuchí:

 Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên

 Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú

Đối với Việt Nam, khái niệm người cư trú và người không cư trú đượcquy định tại khoản 2 và 3 Điều 3 trong Nghị định 164/1999/NĐ-CP, ngày 16tháng 11/1999 của Chính phủ về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

2 Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế:

Theo thông lệ, BOP bao gồm 2 bộ phận chính: cán cân vãng lai và cáncân vốn Những hạng mục thuộc tài khoản vãng lai phản ánh luồng thu nhập,trong khi những hạng mục thuộc tài khoản vốn phản ánh sự thay đổi trong tàisản có và tài sản nợ giữa người cư trú và người không cư trú

Trang 6

Các khoản thu như xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được ghi có, làmphát sinh cung ngoại tệ; các khoản chi như nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đượcghi nợ, làm phát sinh cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Về mặt nguyêntắc, BOP của mỗi quốc gia có thể được ghi chép, hạch toán bằng bất cứ đồngtiền nào, mặc dù vậy nhưng việc ghi nợ và ghi có luôn tuân thủ:

 Các bút toán ghi có (+) phản ánh cung ngoại tệ

 Các bút toán ghi nợ (-) phản ánh cầu ngoại tệ

Cán cân (ròng) CA

Cán cân thương mại

- Xuất khẩu hàng hóa (FOB)

- Nhập khẩu hàng hóa (FOB)

Cán cân dịch vụ

- Thu từ xuất khẩu dịch vụ

- Chi cho nhập khẩu dịch vụ

+20+30

-200-160-10-20

-70 -50

-40 +10 +10

-50

-55-10

+50 +90 -35

+5 -10

+20 +15 +5 +0

Trang 7

Tổng doanh số +500 -500 0

Bảng 1.1 : Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế

Về cơ bản, BOP bao gồm 4 cán cân bộ phận chính như sau:

- Cán cân thương mại.

- Cán cân dịch vụ.

- Cán cân thu nhập.

- Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều

3.1.1 Cán cân thương mại -TB.

Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình vì nó phản ánhchênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và những khoản chi cho nhậpkhẩu hàng hóa mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được bằng mắt thườngkhi di chuyển qua biên giới Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhậpkhẩu, thì cán cân thương mại thặng dư Ngược lại, khi thu nhập từ xuất khẩuthấp hơn chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại thâm hụt

Các nhân tố ảnh hưởng lên cán cân thương mại bao gồm các nhân tốảnh hưởng lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Các nhân tố ảnhhưởng lên giá trị xuất khẩu là giống với các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị nhậpkhẩu nhưng có tác động ngược chiều.Bao gồm:

Trang 8

- Tỷ giá

- Lạm phát

- Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu

- Thu nhập của người không cư trú

- Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài

3.1.2 Cán cân dịch vụ.

Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu, chi về vận tải, du lịch, bảohiểm, bưu chính viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng vàcác hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú

Tương tự như xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ làm phát sinhcung ngoại tệ, nên khi hạch toán vào BOP được ghi có và ghi dấu (+), nhậpkhẩu dịch vụ làm phát sinh cầu ngoại tệ, nên nó được ghi bên nợ và có dấu(-) Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giống nhưcác yếu tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa

3.1.3 Cán cân thu nhập.

Cán cân thu nhập bao gồm:

 Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiềnthưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trútrả cho người cư trú và ngược lại Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập củangười lao động bao gồm: số lượng và chất lượng của những người lao động ởnước ngoài

 Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu trực tiếp,lãi từ đầu tư giấy tờ có giá và các lãi đến hạn trả của các khoản vay giữangười cư trú và người không cư trú

Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm phátsinh cung ngoại tệ, nên khi hạch toán vào BOP được ghi bên có (+), cáckhoản thu nhập trả cho người không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ nênđược ghi nợ (-) Nhân tố ảnh hưởng lên giá trị về đầu tư là số lượng đầu tư và

tỷ lệ sinh lời của các dự án đầu tư nước ngoài Yếu tố tỷ giá chỉ đóng vai tròthứ yếu, bởi vì tỷ giá chỉ ảnh hưởng lên giá trị chuyển hóa thu nhập sang cácđồng tiền khác

3.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều.

Trang 9

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thunhập của người cư trú với người không cư trú Các khoản thu làm phát sinhcung ngoại tệ và các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ.Nhân tố ảnh hưởngchủ yếu lên cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều là lòng tốt, tình cảm và mốiquan hệ giữa người cư trú và người không cư trú.

3.2 Cán cân vốn – K

Cán cân vốn là một bộ phận cán cân thanh toán của một quốc gia, nóghi lại tất cả những giao dịch về vốn và tài sản (gồm tài sản thực và tài sản tàichính) giữa người cư trú và người không cư trú Bao gồm:

 Cán cân vốn dài hạn

 Cán cân vốn ngắn hạn

 Chuyển giao vốn 1 chiều

Luồng vốn chảy vào phản ánh hoặc làm giảm tài sản Có hoặc làm tăngtài sản Nợ của người cư trú đối với người không cư trú Những luồng vốnchảy vào làm phát sinh cung ngoại tệ nên được ghi có (+) trên tài khoản vốn

Luồng vốn chảy ra phản ánh hoặc làm tăng tài sản Có hoặc làm giảmtài sản Nợ của người cư trú đối với người không cư trú Các nguồn vốn chảy

ra làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi nợ (-) trên tài khoản vốn

Trang 10

trực tiếp Đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản đầu tư mua trái phiếu công ty,trái phiếu chính phủ và đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ đểkiểm soát công ty nước ngoài.

3.2.2 Cán cân vốn ngắn hạn.

Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếulà: tín dụng thương mại ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn,kinh doanh ngoại hối,… Ngày nay, trong môi trường tự do hóa tài chính, cácluồng vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng , làm cho cán cân vốn ngắn hạn cóảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán nói chung của mỗi quốc gia.Nguyên nhân chính khiến cho các luồng vốn ngắn hạn tăng lên nhanh chóng

là xu hướng thả nổi tỷ giấ sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton-Woods vào năm1973

3.2.3 Chuyển giao vốn 1 chiều.

Hạng mục này bao gồm các khoản viện trợ cho mục đích đầu tư, cáckhoản nợ được xóa

Một số nhân tố ảnh hưởng lên cán cân vốn:

Lãi suất: vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất Giả sử ban đầu tàikhoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất r Khi lãi suất trong nước tănglên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng vốn đi vào tăng, trong khidòng vốn ra giảm Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện Ngược lại,nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi Khi lãi suất ở nướcngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi Khi lãi suất nước ngoài hạxuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện

Tỷ giá: khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa

là tỷ giá danh nghĩa giảm, dòng vốn vào giảm đi, trong khi dòng vốn ra tănglên Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi Còn khi đồng tiền trong nước mất giá(tỷ giá danh nghĩa tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện

3.3 Cán cân cơ bản – BB

Cán cân cơ bản bao gồm cán cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn:

Các cân vãng lai ghi chép các hạng mục về thu nhập, mà đặc trưng củachúng là phản ánh mối quan hệ sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người

Trang 11

không cư trú, chính vì vậy, tình trạng của cán cân vãng lai có sự ảnh hưởnglâu dài đến nền kinh tế, mà đặc biệt là tỷ giá hối đoái.

Mặt khác ta thấy, các khoản đi vay có kỳ hạn càng dài có đặc trưng gầnvới thu nhập là tạo được các yếu tố ổn định cho nền kinh tế , tương tự cáckhoản cho vay dài hạn càng mang đặc trưng những khoản thu từ thu nhập,nghĩa là các khoản đi vay và cho vay dài hạn có sự ảnh hưởng lâu dài lên nềnkinh tế mà đặc biệt là tỷ giá hối đoái

Như vậy, tính chất ổn định của cán cân cơ bản có ảnh hưởng lâu dài lênnền kinh tế vả tỷ giá hối đoái

Dự trữ ngoại hối của quốc gia - R

Quan hệ với IMF và các NHTW khác

Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lậpcán cân thanh toán

Khi cán cân tổng thể thặng dư thì cán cân bù đắp chính thức là âm.Điều này là do NHTW tiến hành mua ngoại tệ vào, nghĩa là tăng cầu ngoại tệđối với nền kinh tế, nên OFB phải ghi âm, đồng thời làm cho dự trữ ngoại hốităng

Khi cán cân tổng thể thâm hụt, thì cán cân bù đắp chính thức là dương.Điều này là do NHTW tiến hành bán ngoại tệ ra, nghĩa là tăng cung ngoại tệ

ra cho nền kinh tế, nên OFB phải ghi dương đồng thời làm dự trữ ngoại hốigiảm

Trang 12

3.6 Nhầm lẫn và sai sót.

Do việc hạch toán BOP áp dụng nguyên tắc hạch toán kép (mỗi giaodịch giữa người cư trú và người không cư trú bao gồm 2 vế: vế thu và vế chi),nên tổng của cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chính thức bằng 0, tức là:

OB + OFB = 0  OM = - (CA + K + OFB)

Từ đây cho thấy, số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độlệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cânvốn

Sau khi xem xét tổng quan về cán cân thanh toán, chúng ta hãy cùngnhau đi vào phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đểthấy rõ hơn

Trang 13

THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi Chỉ xin đề cập tớithực trạng của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ năm 2000 trở lạiđây, giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.Sau đây là thực trạng của cán cân vãng lai và cán cân vốn, hai thành phần chủchốt trong cán cân thanh toán của Việt Nam, để có thể thấy rõ hơn những biếnđộng cũng như nguyên nhân của những biến động đó đối với cán cân thanhtoán quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua

1 Cán cân vãng lai (Current Account – CA)

a Giai đoạn từ năm 2000-2007

Thực hiện đường lối cải cách, mở cửa nền kinh tế, trong nhiều năm trởlại đây, Việt Nam đã hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Cáchoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng và cácgiao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng Trong giai đoạn

từ năm 2000-2007, nhìn chung cán cân vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt(trừ các năm 2000,2001), tuy nhiên mức độ thâm hụt chưa nhiều và nhìnchung vẫn ở mức an toàn

Bảng 2.1 Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000-2007

CA 1.108 682 -603 -1.931 -1.591 479 164 6.992

(Đơn vị : Triệu USD)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy trong hai năm 2000, 2001cán cân vãng lai của Việt Nam thặng dư, chủ yếu do cán cân thượng mạithặng dư và nguồn chuyển giao vãng lai một chiều thặng dư, đủ sức bù đắpthâm hụt của cán cân dịch vụ và cán cân thu nhập Tuy nhiên, xu hướng thâmhụt cán cân vãng lai đã trở lại năm 2002-2007, đặc biệt năm 2007 với mức

Trang 14

thâm hụt kỷ lục 6.992 tỷ USD tương đương với 9,8% GDP, vượt quá mức antoàn 5%.

Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á (Thái Lan, Philippin,Malaysia, Trung Quốc…) năm 2007 đều có thặng dư tài khoản vãng lai trongkhi đó Việt Nam lại thâm hụt với mức độ lớn

b Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007 đãlan nhanh và ảnh hưởng sâu rộng, trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từcuộc đại suy thoái 1929-1933 Các tác động của cuộc khủng hoảng trên lantràn trên diện rộng, không chỉ trong hoạt động của các ngân hàng, mà tất cảcác nền kinh tế, các thị trường bước vào thời kì suy thoái nghiêm trọng, cáncân vãng lai của hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng, trong đó có ViệtNam

Theo số liệu ước tính của IMF, trong năm 2008 cán cân vãng lai củaViệt Nam thâm hụt 11.100 triệu USD, tương đương 10,3 % GDP, vượtngưỡng an toàn 2 lần, cao hơn nhiều so với con số cao kỉ lục của thâm hụt cáncân vãng lai 2007 (6,992 triệu USD), tất cả những con số này cho thấy thâmhụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã thật sự đáng báo động Nguyên nhân donhững ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tếViệt Nam., lạm phát trong nước tăng cao trong những tháng đầu năm 2008,giá xăng dầu trên thế giới tăng cao… Sang năm 2009, thâm hụt cán cân vãnglai tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao Dự đoán năm 2010, cán cân vãng lai lạithâm hụt tăng trở lại

Bảng 2.2: Cán cân vãng lai của Việt Nam từ năm 2008-2010

Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đơn vị: tỷ USD

Trang 15

Bảng 2.3 : Cán cân vãng lai 6 tháng đầu năm 2010

Thời gian Quý I/2010 Ước Quý II/2010 Ước 6 tháng đầu năm

Đơn vị: Triệu USD - Nguồn: NHNN

Sau đây chúng ta đi vào phân tích thực trạng của các cán cân bộ phậncủa cán cân vãng lai

1.1 Cán cân thương mại (TB)

a Giai đoạn từ năm 2000-2007

Đơn vị: triệu USD

Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong hai năm 2000,2001 cán cân thươngmại của Việt Nam thặng dư Bước sang năm 2002 cán cân thương mại lạithâm hụt 1.054 triệu USD, con số này tiếp tục lên cao trong các năm 2003,

2004 Đến năm 2005, 2006 mức thâm hụt cán cân thương mại tuy có giảmnhưng vẫn ở mức cao, và dặc biệt trong năm 2007, cán cân thương mại thâmhụt ở mức kỷ lục cao lên tới 10.360 triệu USD, chủ yếu do tốc độ tăng củaxuất khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng của nhập khẩu

b Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2008 – 2010

Trang 16

Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tưnước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổngkim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%,chiếm 50,3% Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhómhàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nôngsản chiếm 16,3%

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳđạt 11,6 tỷ USD, ASEAN đạt 10,2 tỷ USD, EU đạt 10 tỷ USD, Nhật Bản đạt8,8 tỷ USD Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, ASEAN đạt 19,5 tỷUSD, Trung Quốc đạt 15,4 tỷ USD, EU đạt 5,2 tỷ USD, Nhật Bản đạt 8,3 tỷUSD

Một thực tế có thể nhận thấy là trong nhiều năm trở lại đây, Việt Namxuất siêu với Hoa Kỳ và EU nhưng nhập siêu từ Trung Quốc và các nướcASEAN rất lớn, trong năm 2008, Việt Nam đã nhập siêu hơn 10 tỷ USD vớiTrung Quốc và hơn 9 tỷ USD với các nước ASEAN, nguyên nhân là do suythoái kinh tế thế giới khiến cho thị trường các nước này cũng bị giảm sút vàhàng hóa giá rẻ của các nước này đã ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam

Trang 17

Năm 2009 là năm kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộckhủng hoảng tài chính thế giới, giá cả hàng hóa thế giới sau thời kì tăng giávào khoảng 3 quý đầu năm 2008 đã có chiều hướng giảm mạnh trên thịtrường thế giới cùng với xu hướng giảm mạnh của giá dầu, điều này gây rakhó khăn cho hoạt động xuất khẩu của nhiều nước và Việt Nam.

Từ bảng số liệu của IMF, chúng ta nhận thấy, thâm hụt cán cânthương mại Việt Nam gia tăng rất nhanh qua các năm Trong khi IMF dự báomức thâm hụt cán cân thương mại năm 2009 là 7 tỉ đô la Mỹ trong bối cảnhsuy thoái kinh tế, thì thông tin trong tháng 11-2009 cho biết, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư đã ước tính con số đó cho cả năm 2009 là 11 tỉ đô la Mỹ

Nếu như trong các năm 2005-2006, kiều hối (chiếm hơn 90% khoảnmục “Chuyển giao”) đã vượt quá nhu cầu cần bù đắp thâm hụt cán cân thươngmại, làm giảm nhẹ đáng kể thâm hụt của cán cân vãng lai, thì nay, tình hìnhtrên đã trở nên xấu hơn nhiều trong năm 2009

Thông tin từ Ngân Hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, trong

10 tháng đầu năm, lượng kiều hối nhận được tại các ngân hàng trên địa bànvào khoảng 2,6 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm ngoái Chúng

ta biết rằng, TPHCM là nơi nhận gần 60% tiền kiều hối cả nước Con số kiềuhối cả nước nhận được trong năm 2009 được giới chuyên môn ước tính sẽ xấp

xỉ 6 tỉ đô la

Kết hợp với nguồn số liệu của IMF, nếu như các luồng tiền ròng vềdịch vụ và thu nhập của năm 2009 không đổi so với năm 2008 (thâm hụt xấp

xỉ 4,2 tỉ đô la) thì với thâm hụt thương mại ước tính 11 tỉ đô la, sau khi trừ đi

6 tỉ đô la kiều hối, thì thâm hụt cán cân vãng lai có thể ước tính ở mức 9-10 tỉ

đô la Mỹ cho năm 2009

Bảng 2.6: Cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010

Thời gian Quý I/2010 Ước quý II/2010 Ước 6 tháng đầu năm

Trang 18

Nguồn:NHNN Đơn vị: triệu USD

Qua bảng số liệu ở trên, cho thấy 6 tháng đầu năm 2010 cán cânthương mại vẫn thâm hụt Theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, cán cânthương mại năm 2010 có thể thâm hụt 10,1 tỷ USD Có thể đến thời điểm hiệntại và thậm chí trong một thời gian nữa thặng dư cán cân vốn và tài chính vẫn

có thể bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai nhưng về lâu dài thì vấn đề mấuchốt vẫn phải cải thiện được cán cân thương mại vì đây mới là nguồn cungngoại tệ bền vững nhất

Điều này không dễ dàng gì vì giá cả trên thế giới đang tăng, trong khi

đó các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu của VN lại chưa thể một sớmmột chiều triển khai được, ví dụ việc xây dựng và thực hiện các hàng rào kỹthuật đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành, phát triển các ngành công nghiệp

hỗ trợ để tăng xuất khẩu v.v

Để bù đắp tài chính cho nhập siêu thường có 3 giải pháp: Tín dụngthương mại (các nhà nhập khẩu xin được thanh toán chậm); vay bằng ngoại tệ(ngân hàng rồi cho doanh nghiệp vay lại hoặc doanh nghiệp vay trực tiếp);trích từ dự trữ ngoại hối của NHTƯ (thị trường thiếu ngoại tệ, NHTƯ phải lấyngoại tệ trong dự trữ quốc gia ra để đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của thịtrường)

Nhìn lại cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thấy một nền kinh

tế được bù đắp thương mại dựa vào kiều hối và vay nợ thì chưa thể bền vững.Vấn đề mấu chốt để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân vãng lai và ổn địnhsức mua của đồng VN là phải giảm nhập siêu về từ 20%/tổng kim ngạch xuấtkhẩu trở xuống

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng phải thu hút được tất cả các nguồnngoại tệ có trong nước và tập trung lại để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ Để thực

Trang 19

hiện được hai vấn đề trên thì vai trò điều tiết của Nhà nước (áp dụng nhữngbiện pháp để ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối) là rất quan trọng.

1.2.Cán cân dịch vụ (S E )

Đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quantrọng trong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nóichung, tuy nhiên đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọngnhỏ trong cán cân vãng lai cũng như toàn bộ cán cân thanh toán

Bảng 2.7: Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 2000-2010

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

S E -550 -572 -749 -778 61 -219 -8 -1.300

XK 2.702 2.810 2.948 3.272 3.867 4.176 5.100 6.030

NK 3.252 3.382 3.697 4.050 3.806 4.395 5.108 6.924 XK

Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đơn vị: triệu USD

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mô xuất khẩu của ViệtNam nói chung còn rất nhỏ Xét trên khía cạnh về tỷ trọng của xuất khẩu dịch

vụ trong tổng kim ngạch của xuất khẩu nói chung (bao gồm cả hàng hóa dịchvụ) thì tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi,nguyên nhân chính là do sức cạnh tranh của ngành dịch vụ nước ta trên thịtrường thế giới còn chưa cao, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụluôn thấp, còn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa

Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số điểm bất hợp lí vàchuyển dịch chậm Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) luôn chiếm tỷ trọng

Trang 20

cao nhất (55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng cònthấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với cácnước trong khu vực, ở Châu Á và trên thế giới.

Ngoài du lịch, một số dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch

vụ bảo hiểm, chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%

Về mặt tổng thể, cán cân dịch vụ của nước ta hầu hết đều thâm hụtqua các năm Đến năm 2007 thì thặng dư 14,3 tỷ USD và năm 2008 con sốthặng dư chỉ còn 0,3 tỷ USD Trong năm 2009, cán cân thanh toán của ViệtNam thâm hụt 8,8 tỷ USD.Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán cânthanh toán quốc tế của Việt Nam trong năm 2010 có thể thâm hụt gần 4 tỷUSD Như vậy, rất có thể đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có thâm hụtcán cân thanh toán tổng thể ở mức khá cao

1.3.Cán cân thu nhập (I C )

Theo IMF cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của ngườilao động (là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khácbằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại)

và các khoản thu nhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp,lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của cáckhoản vay giữa người cư trú và người không cư trú) Tuy nhiên, trong cán cânthanh toán quốc tế của Việt Nam công bố cũng như của Ngân hàng thế giới vàIMF thì hạng mục này chỉ bao gồm thu nhập đầu tư do thiếu dữ liệu củangười thu nhập lao động Do vậy trong phạm vi bài nghiên cứu của nhómchúng tôi cũng chỉ xin đề cập tới các khoản thu nhập về đầu tư trong cán cânthu nhập của Việt Nam

Bảng 2.8: Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010

I -451 -477 -721 -811 -891 -1.219 -1.429 -2.168

Trang 21

Thu 331 318 167 125 188 364 668 1093

Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư)-Đơn vị: triệu USD

Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoảntiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài Tuy nhiênnhững khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về chovay trong nước Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên

do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài Những khoản nợ này khá lớn,hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng mấy trăm triệu USD Thêm vào đónhững khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI đượcthực hiện dần Tuy các khoản lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyểnlợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngàycàng bị thâm hụt

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế thếgiới hầu hết NHTW các nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảmlãi suất, trong đó điểm hình như FED, trong năm 2008 đã 8 lần cắt giảm lãisuất, xuống mức thấp kỷ lục là 0,25% điều này sẽ tác động làm giảm lãi suấtcủa các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của người cư trú ở nước ngoài, làm giảmnguồn thu chủ yếu của cán cân thu nhập của Việt Nam Mặt khác, do khókhăn về mặt tài chính nên nhiều doanh nghiệp FDI, chi nhánh các công tynước ngoài có xu hướng chuyển khoản các khoản lợi nhuận về nước để hổ trợcông ty mẹ, làm tăng các khoản chi trong cán cân dịch vụ do đó trong hai năm

2008, 2009 cán cân thu nhập của Việt Nam tiếp tục thâm hụt với mức độ caohơn so với năm 2007 và các năm trước đó Dự đoán trong năm 2010, cán cânthu nhập vẫn thâm hụt với mức cao hơn

Trang 22

1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)

Từ năm 2000 đến nay, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều luônthặng dư, là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai của ViệtNam

Bảng 2.9: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từnăm 2000-2010

Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đơn vị: triệu USD

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, trong cán cân chuyển giaovãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tưnhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể vàthường xu hướng ổn định Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu làchuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối)… Tháng10/1999, Thủ tướng đã kí quyết định số 170/1999/QD-TTG theo đó đãkhuyến khích kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về Kết quả làtrong năm 2000, nguồn chuyển giao tư nhân đạt tới 1585 triệu USD Hơn nữa,việc thiết lập thêm những kênh chuyển tiền mới đã giúp cho người Việt Nam

ở nước ngoài yên tâm chuyển tiền qua các kênh chính thức và giúp giảm cácchi phí chuyển tiền cũng như các rủi ro Thêm vào đó, chính sách thu hút kiềuhối ngày càng thông thoáng chẳng hạn như cho phép người Việt Nam trực

Trang 23

tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cần khai báo hải quan,cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam… Đặc biệt, việc ChínhPhủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lí chi trả kiều hối đã tạo thêm nhiềukênh chuyển tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chứcdịch vụ chi trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức này phải giảm chi phíchuyển tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ Chính những điều này đã tạo nên

sự tăng vọt của lượng kiều hối chuyển về nước từ năm 2003 trở lại đây, khiếncho chuyển giao tư nhân của Việt Nam tăng lên không ngừng, nhờ đó Chínhphủ bù đắp được một phần thâm hụt của cán cân vãng lai

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế sẽ khiếncho đại bộ phận thu nhập của người lao động trên thế giới giảm xuống, cuộcsống trở nên khó khăn hơn, trong đó có bộ phận người Việt Nam sống ở nướcngoài, do đó sẽ khiến cho dòng kiều hối chảy về Việt Nam trong những nămgần đây giảm sút

Theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, thu nhập đầu tư (bao gồm trả

nợ lãi các khoản vay nước ngoài, lãi từ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nướcngoài…) thâm hụt 5,4 tỷ USD Chỉ duy nhất mục chuyển tiền trong cán cânvãng lai có thặng dư khoảng 6,9 tỷ USD

Bảng 2.10: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 6 tháng đầu năm2010

Thời gian Quý I/2010 Ước Quý II/2010 Ước 6 tháng đầu nămChuyển tiền một

chiều (ròng)

Đơn vị: Triệu USD - Nguồn: NHNN

Cụ thể, tính chung 6 tháng đầu năm 2010, chuyển tiền một chiều ròngđạt gần 3,9 tỷ USD, tăng 24% so cùng kỳ năm 2009 Chuyển tiền kiều hối 6tháng đầu năm 2010 đạt khá (ước khoảng 3,6 - 3,7 tỷ USD, tăng hơn 20% socùng kỳ năm 2009) Ngay cả quý II, dù không phải là "mùa kiều hối", lượng

Trang 24

kiều hối vẫn duy trì được ở mức khá cao (bình quân 500-600 triệuUSD/tháng).

1.5 Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và thâm hụt cán cân vãng lai.

Giữa tiết kiệm, đầu tư và cán cân vãng lai có mối quan hệ với nhauthông qua đẳng thức: CA = S – I

Như đã phân tích ở trên, cán cân vãng lai của Việt Nam phần lớn làthâm hụt trong giai đoạn trong giai đoạn từ 2000-2010 (trừ hai năm 2000,2001) Nhìn vào đẳng thức trên có thể thấy nguyên nhân làm cho cán cânvãng lai của Việt Nam thâm hụt liên tục trong thời gian qua là do đầu tư ởmức cao so với mức tiết kiệm của quốc gia, thâm hụt NSNN liên tục xuất hiệnqua các năm, các nguyên nhân này có thể xuất hiện một cách đơn lẻ hoặcđồng thời xuất hiện tác động lên cán cân vãng lai Chúng ta sẽ đi phân tíchtừng nhân tố làm cho cán cân vãng lai của Việt Nam trong thời gian qua

a Đầu tư ở mức cao so với tiết kiệm

Nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chínhĐông Á 1997, luồng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong 2 năm 2000, 2001giảm thị trường chứng khoán còn trong giai đoạn đầu phát triển, khiến chohoạt động đầu tư trở nên kém sôi động Bên cạnh đó, đầu tư luôn ở mức thấphơn so với tiết kiệm nên trong hai năm này có thể thấy cán cân vãng lai của ta

đã thặng dư Từ năm 2002 trở lại đây thì đầu tư lại có xu hướng cao hơn sovới tiết kiệm, điều này cũng tất yếu dẫn đến cán cân vãng lai của Việt Namliên tục thâm hụt, một số nguyên nhân chính làm cho đầu tư trong giai đoạnnày tăng cao là:

Thứ nhất, do để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai

đoạn này, NHNN Việt Nam đã thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng (từnăm 2007 trở lại trước) kích thích đầu tư trong nước

Trang 25

Trong năm 2008 tuy đã thực hiện quyết liệt một chính sách tiền tệtheo hướng thắt chặt song cũng do độ trễ của chính sách tiền tệ mà lạm phátlên cao, điều này tiếp tục làm cho cán cân thương mại của Việt Nam xấu đi,

hơn cả năm 2007 Năm 2009 do lạm phát được đẩy lùi cùng với một chính

sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu, đầu tư trong nước để chống suy giảm kinh tếnên sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam được cải thiện, mức thâm hụtcủa cán cân vãng lai giảm đi so với năm 2008, xuống chỉ còn 8 tỷ USD Tuynhiên, sang năm 2010, theo dự đoán thì mức thâm hụt có xu hướng tăng lênđến 10,6 tỷ USD

Thứ hai, do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt

Nam Trong các năm 2006, 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam được coinhư bùng nổ, VN Index có lúc đã chạm ngưỡng 1100 điểm Với sự sôi độngcủa thị trường như vậy, một loạt các doanh nghiệp đã thực hiện IPO để huyđộng vốn cho sản xuất Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh thịtrường chứng khoán, rõ ràng là mức đầu tư của Việt Nam đã tăng lên rấtnhiều Hệ quả tất yếu của việc này là sự gia tăng thâm hụt của cán cân vãnglai

Thứ ba, cùng với việc tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư

nước ngoài trong những năm gần đây khiến cho dòng vốn FDI chảy vào ViệtNam tăng mạnh, đặc biệt là trong hai năm 2008 và 2009, sự tăng trưởng củaFDI cũng khiến cho tổng đầu tư của cả nước tăng lên, dẫn đến thâm hụt cáncân vãng lai, do sự tăng trưởng của FDI cũng mang lại sự tăng về nhập khẩucho Việt Nam, trong khi các dự án của FDI ở Việt Nam chủ yếu tập trung ởlĩnh vực bất động sản, lĩnh vực ít có khả năng xuất khẩu

b Mức tiết kiệm quốc gia thấp

Nhìn chung mức tiết kiệm của Việt Nam còn khá thấp so với nhu cầuđầu tư trong nước

Ngày đăng: 13/07/2014, 23:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 :  Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế - Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx
Bảng 1.1 Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế (Trang 6)
Bảng 2.5: Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2008 – 2010 - Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx
Bảng 2.5 Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2008 – 2010 (Trang 15)
Bảng 2.8: Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010 - Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx
Bảng 2.8 Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 20)
Bảng 2.9: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2000-2010 - Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx
Bảng 2.9 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2000-2010 (Trang 21)
Bảng 2.11: Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2000 – 2010 - Tiểu luận:Thực trạng & Giải pháp phân tích Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay ppsx
Bảng 2.11 Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2000 – 2010 (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w