Quản lý chất thả

Một phần của tài liệu Lý luận về các vấn đề môi trưòng.DOC (Trang 42 - 49)

2. các quy định pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường 1 thu thập, quản lý, côn bố thông tin về môi trường

2.4. Quản lý chất thả

Con người trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh đã và đang sử dụng một khối lượng rất lớn nguyên liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, song song với quá trình đó là quá trình tạo ra một lượng chất thải cực lớn, là những chất không cần thiết, ko có giá trị sử dụng sẽ bị con người thải bỏ ra môi trường (điều 3.10 Luật BVMT 2005). Chất thải là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, trải qua một quá trình tiêu dùng sản xuất lâu dài như vậy nên nó chưa rất nhiều tạp chất độc hại, nếu ko có biện pháp kiểm xử lý phù hợp và kịp thời sẽ gây nên ô nhiễm môi trường. Vì vậy, quản lý chất thải là một trong những hình thức quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm.

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể chia chất thải thành các loại sau: - Căn cứ vào tính chất: chất thải lỏng, chất thải rắn, chất thải khí, chất thải dạng bùn, chất phóng xạ và các dạng hỗn hợp khác.

- Căn cứ vào mức độ tác động tới môi trường xung quanh: chất thải thông thường và chất thải nguy hại (khoản 11 điều 3 Luật BVMT 2005: chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác). Thực tế trên thế giới, chất thải độc hại không bao gồm chất phóng xạ vì hầu hết các nước phân cách và quản lí riêng chất phóng xạ.

- Chất thải nhưng đáp ứng được nhu cầu dùng làm nguyên liệu sản xuất được gọi là phế liệu.

Quản lý chất thải bao gồm các họat động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, và các hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra

Pháp luật VN quy định rõ việc quản lý đối với 2 loại chất thải:

- Chất thải thông thường: + Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng.

+ Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. - Chất thải nguy hại.

Đối với chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng:

Cùng với tốc độ gia tăng dân số và phát triển không ngừng của con người thì khối lượng chất thải con người đổ vào môi trường ngày càng lớn. Đây chính là một nguồn nguyên liệu vô cùng dồi dào cho các họat động tái chế, tái sử dụng, đồng thời nếu chỉ thải bỏ mà không tìm ra giải pháp sử dụng lại lượng chất này thì dần dần trái đất sẽ quá tải, quan trọng hơn nữa, với cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, chỉ vài chục năm nữa, trái đất sẽ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Vì vậy, pháp luật Việt Nam khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải bằng các biện pháp miễn giảm thuế giá trị gia tăng cho các họat động tái chế chất thải, bù giá và hỗ trợ kĩ thuật cho việc sản xuất năng lượng từ chất thải (điều 117 LBVMT 2005), hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp chôn lấp, thiêu hủy và các biện pháp khác.

Trên thực tế từ nhận thức đến hành động còn có những khoảng cách. Hoạt động tái chế đáng lẽ phải là một hoạt động bảo vệ môi trường thì hiện nay đang là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng tại thành phố HCM. Hầu hết các cơ sở tái chế đều có quy mô nhỏ, hoạt động rất manh mún, thiếu rất nhiều thiết bị thiết yếu nhằm kiểm soát và xử lý các chất thải trong quá trình sản xuất trong khi các nhà máy quy mô lớn của thành phố vẫn chưa đi vào họat động, nhiều dự án tái chế rác thành phân Compost còn trong quá trình đầu tư xây dựng.

Ở Nhật, trong một số lĩnh vực, doanh nghiệp sản xuất đều phải có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng hay bao bì sản phẩm đã qua sử dụng để tái chế. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn đầu tư cho họat động tái chế để phục vụ cho chính họat động của mình nhưng gặp không ít khó khăn về vốn. Như vậy, rất cần sự hỗ trợ của các ban ngành liên quan. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát của ngành chức năng cần bao quát đối với những cơ sở này, tránh tình trạng chỉ đến khi xảy ra ô nhiễm mới được xử lý và cũng là do người dân phát hiện và báo cáo với chính quyền địa phương.

Việc nhập khẩu phế liệu được quy định riêng theo tinh thần không tuỵêt đối cấm nhập khẩu phế liệu nhưng cũng không khuyến khích. Nguyên tắc chung đặt ra là chỉ nhập khẩu phế liệu để sản xuất; không được lạm dụng việc nhập khẩu phế liệu để nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức. Người nhập khẩu phế liệu phải chịu trách nhiệm trong trường hợp nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu cho sản xuất để xảy ra ô nhiễm môi trường… Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 43 Luật BVMT 2005.

Hiện nay, dư luận đang xôn xao về những vụ nhập khẩu rác dạng phế liệu vào cảng Hải Phòng. Mặc dù chất thải nguy hại thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nhưng hiện nay một số lượng lớn mặt hàng này đang tìm mọi hình thức nhập vào Việt Nam, trong khi các cơ quan quản lý chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Nguồn vào của "rác” thường là từ các thương nhân, cư trú ở nước ngoài, đã ký hợp đồng thu gom tiêu hủy phế liệu, phế thải của các nhà máy của nước đó, nhưng tìm cách bán lại cho các thương nhân Trung

Quốc để tăng nguồn thu. Họ tìm đối tác ở Việt Nam làm dịch vụ tạm nhập, tái xuất. Sau đó, họ lập công ty "ma", khai man địa chỉ, ký hợp đồng đối phó với thủ tục hải quan, vận tải biển là có thể dễ dàng chuyển "rác" về Việt Nam qua hệ thống cảng biển. Nếu bị phát hiện là các công ty tại VN từ chối nhận hàng, bằng các lý do gửi nhầm hàng, nhầm địa chỉ. Vào thời còn cho phép nhập khẩu phế liệu về tái chế chỉ lác đác vài doanh nghiệp tham gia. Nhưng càng về sau, khi có nguồn tin khách hàng Trung Quốc trả chi phí dịch vụ ủy thác khá hấp dẫn, khoảng 300-500USD/container, trong khi không mất vốn, lại được bao thầu việc vận chuyển đường bộ từ Hải Phòng ra Móng Cái và nếu có bị Hải quan, Công an phát hiện thì cũng không ảnh hưởng gì. Đây chính là sức hấp dẫn khiến rất nhiều doanh nghiệp rủ nhau đi nhập “rác”. Trong trường hợp phát hiện ra sẽ tái xuất khỏi VN nhưng cái khó nhất ở đây là không thể truy nguyên nguồn gốc của các doanh nghiệp "ma" ngoại ấy, không tìm được chủ sở hữu, cơ quan chức năng phải tổ chức tiêu hủy rất tốn kém và ảnh hưởng tới môi trường.

Chế tài xử lý nhập rác thải nguy hại còn thiếu cụ thể, chưa đồng bộ, chế tài xử lý còn nhe, chỉ xử phạt hành chính với số tiền nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận, vì vậy, cần phải có các chế tài mạnh tay hơn đối với các doanh nghiệp cố tình nhập khẩu. Cần phải xác định danh mục cụ thể các chất không được lẫn trong lô hàng phế liệu để doanh nghiệp và cơ quan chức năng căn cứ thực hiện, định lượng rõ mức độ cho phép tạp chất có lẫn là bao nhiêu, thế nào là vi phạm pháp luật. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của đại lí hãng tàu, chủ doanh nghiệp, đơn vị vận chuyển, nhà nhập khẩu để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với chất thải thông thường phải tiêu hủy hoặc chôn lấp: ngoài các quy định chung về quản lý chất thải, pháp luật còn quy định chung về quản lý từng loại như sau:

• Chất thải rắn:

o chủ phát sinh có trách nhiệm thu gom và phân loại tại nguồn, lưu giữ chất thải đúng quy định trước khi xử lý (khoản 1,2 điều 4 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP)

o khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải phù hợp với việc phân lọai tại nguồn.

o cơ sở tái chế, thiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn phải đáp ứng được các yêu cầu được quy định tại Điều 79 Luật BVMT 2005. Tại Nhật, việc tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế chất thải đã trở thành luật bắt buộc mọi người dân mọi tổ chức phải chấp hành. Việc phân loại rác từ nguồn - tạo cơ sở cho việc tái chế rác thải cũng chưa được triển khai mạnh mẽ, dự án 3R-HN phân loại rác tại nguồn triển khai tại 4 phường của Hà Nội đã có những thành công bước đầu giảm thiểu tới 30-40% lượng rác thải chôn lấp, nhưng để mở rộng được quy mô dự án và đưa vào thực hiện còn rất việc cần phải làm. Ý thức của người dân chưa cao, nếu không nhắc nhở thì vẫn đổ rác chưa phân loại, phân loại không đúng và đổ không đúng nơi quy định, mức phạt cũng rất thấp chỉ 10.000đ nên việc đổ rác vẫn chưa đi vào khuôn phép.

• Nước thải:

o Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

o Đô thị, khu dân cư phải có hệ thống thu gom theo từng nguồn nước, nước thải sinh họat phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào môi trường.

o Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn.

o Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại (Điều 81 Luật BVMT)

o Điều 82 Luật BVMT quy định về các đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải, chủ quản lý hệ thống phải quan trắc định kỳ nước thải trước và sau xử lý. Số liệu quan trắc phải được

lưu trữ để làm căn cứ kiểm tra, giám sát họat động của hệ thống xử lý nước thải.

Chính vì không có thuế môi trường đối với nước thải nên các nhà nuôi cá tra và cá ba sa của VN đã bị thua kiện trong vụ kiện với các nhà nuôi cá da trơn của Mĩ, vì chúng ta không có thuế môi trường đối với nước thải ra từ họat động nuôi cá nên giá cá của VN rẻ hơn so với giá của các nhà sản xuất Mĩ, phải chịu thuế môi trường cho việc xả thài từ hoạt động sản xuất của mình. Từ đó, chúng ta bị chính phủ Mỹ cấm nhập khẩu cá tra và cá ba sa vào thị trường Mĩ, gây tổn thất kinh tế to lớn cho người nuôi loại cá này. Từ đó, có thể thấy, việc không có đầy đủ các lọai thuế và phí môi trường không những gây tổn thất môi trường mà còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và gia nhập vào thị trường ngày càng tự do hóa. Việc không có thuế nước thải vô hình đã thành bức tường chặn đứng khả năng gia nhập vào thị trường của chúng ta.

• Bụi, khí thải:

o Điều 53 Luật BVMT 2005 quy định về trách nhiệm kiểm soát và xử lý khí thải của các tổ chức, cá nhân phát tán bụi, khí thải trong quá trình họat động.

o Riêng với khí thải gây hiệu ứng nhà kính, pháp luật quy định việc kiểm soát và xử lí chặt chẽ hơn, cụ thể được quy định tại điều 84 LBVMT 2005.

• Tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ: Điều 84 LBVMT 2005

Đối với chất thải nguy hại: quy định rất chặt chẽ và chi tiết

• Việc quản lý chất thải nguy hại phải được đăng ký nhà nước về bảo vệ Môi trường (Điều 70 Luật BVMT 2005). Nếu cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực quản lý chất thải nguy hại sẽ được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại

o được quy định tại Điều 71 LBVMT 2005, cụ thề là cá nhân, tổ chức có họat động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom.

o Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường

o Tổ chức, cá nhân phải có kế họach, phương tiện phòng, chống sự cố so chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

• Vận chuyển:

ophải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện phù hợp, đi theo tuyến đường, thời gian cố định, chỉ có tổ chức cá nhân có giấy phép vận chuyển mới được tham gia vận chuyển

otổ chức, cá nhân vận chuyển phải chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.

• Xử lý: phải được tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính lý hóa và sinh học của từng loại để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của cơ quan quản lý cho đến khi được xử lý (Điều 73 LBVMT 2005)

• Thải bỏ, chôn lấp: chất thải nguy hại hoặc sau khi được xử lý phải thực hiện theo quy định pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường được quy định tại điều 73 Luật BVMT 2005.

• Quy định những hàng vi xả thải bị nghiêm cấm

o Điều 7 Luật BVMT 2005: chôn lấp chất độc, phóng xạ,chất thải, chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình bảo vệ môi trường

o Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

o Các chất độc, chất phóng xạ, và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước

Bên cạnh trách nhiệm của các chủ phát sinh chất thải, pháp luật còn quy định của Bộ ngành và UBND các cấp trong quản lý chất thải:

o Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh họat tập trung, khu chôn lấp chất thải.

o Đầu tư, xây dựng các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải.

o Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức cá nhân trước khi đưa vào sử dụng.

o Ban hành và thực hiện các chính sách quản lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Lý luận về các vấn đề môi trưòng.DOC (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w