Khắc phụ cô nhiễm, phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường

Một phần của tài liệu Lý luận về các vấn đề môi trưòng.DOC (Trang 51 - 53)

2. các quy định pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường 1 thu thập, quản lý, côn bố thông tin về môi trường

2.6. Khắc phụ cô nhiễm, phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường

Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh có liên quan quyết định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý.

- Bộ TNMT chủ trì phối hợp với bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh.

2.6. Khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường trường

Để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường một cách nhanh chóng, kịp thời, đạt kết quả thì cần phải tiến hành điều tra, xác định khu vực bị ô nhiễm. Căn cứ để xác định khu vực bị ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm tìm thấy trong môi trường.

Cơ quan chức năng căn cứ vào đó xác định tổ chức cá nhân nào gây ô nhiễm và dựa vào mức độ ô nhiễm mà yêu cầu họ tiến hành các biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm, tiếp theo là tiến hành các biện pháp phục hồi môi trường đồng thời bồi thường thịêt hại cho các chủ thể bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.

Trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra họăc chưa xác định được nguyên nhân thì các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.

Trong điều kiện môi trường hiện nay diễn biến rất phức tạp, môi trường đã bị biến đổi sâu sắc do tác động của con người, các hiện tượng biến đổi khí hậu, trái đất ấm dần lên đều tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa cuộc sống con người như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh,… tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến đời sống con người. Không chỉ có những sự cố từ thiên nhiên, những sự cố từ các họat động của con người cũng rất nguy hiểm như tràn

dầu, nổ giàn khoan,… Vì vậy, công tác chuẩn bị để ứng phó với sự cố môi trường là hết sức quan trọng.

Khi xảy ra sự cố, các tổ chức cá nhân này có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản, kịp thời thông báo cho tổ chức chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố. Người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi mà sự cố xảy ra phải có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời. Trong trường hợp vựơt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cơ quan cấp trên để được giúp đỡ kịp thời.

Khi có bão, cơ quan khí tượng thủy văn sẽ thông báo tới tất cả các tàu thuyền, tuy nhiên sẽ có trường hợp một số tàu thuyền không kịp vào bờ tránh bão, thì địa phương có tàu thuyền trên sẽ phải cử tàu cứu hộ để giúp thuyền an toàn vào bờ, trong trường hợp bão lớn, địa phương không đủ khả năng thì phải báo ngay với cơ quan cấp trên để có được hỗ trợ kịp thời.

Danh mục Tài liệu tham khảo

Tạp chí khu công nghiệp Việt nam Vietnamplus.vn

Vietbao.vn

Yeumoitruong.com Vusta.com

Báo đại biểu nhân dân

Luật môi truờng việt nam năm 2005

Giáo trình luật môi trường Luật hình sự việt nam năm 1999

Monre.gov.vn Vietnamnet.vn Sggp.org.vn Vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Lý luận về các vấn đề môi trưòng.DOC (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w