2. các quy định pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường 1 thu thập, quản lý, côn bố thông tin về môi trường
2.2 quy hoạch, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường
Quy hoạch môi trường là sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xay dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động pháp triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Các loại quy hoạch môi trương trong luật bảo vệ môi trường năm 2005 là:
Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên (điều 28), quy hoạch tài nguyên thiên nhiên (điều 29), quy hoạch bảo vệ môi trường và khu dân cư ( điều 50)
Chính phủ và cộng đồng các doanh nghiệp Việt nam đang góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững thông qua việc ứng dụng những công nghệ sản xuất sạch, sử dụng ít và tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, sản xuất ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một thách thức lớn hiện nay là cần có nguồn lực đầu tư rất lớn để cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường và trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường, ưu tiên phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ có tính năng bảo vệ và cải thiện môi trường. Đồng thời, Nhà nước cũng tiếp tục xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn và nguyên tắc đối với sản xuất sạch phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các nhà nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch.
Việt Nam luôn chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế đã ký kết. Chính phủ chủ trương tiếp tục thực hiện các chính sách đổi mới, thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam; tăng cường hợp tác trong
các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đặc biệt là chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.
Việt Nam chủ trương tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường toàn cầu, mở rộng liên kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự ô nhiễm do hóa chất và chất thải nguy hại, kiểm soát sự vận chuyển chúng xuyên biên giới, bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học. Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời chú trọng hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông; hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ chính thức cho mục tiêu phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước cũng khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp và giới trí thức tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam.