Xử lý các tổ chức, cá nhân họat động, sản xuất kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Lý luận về các vấn đề môi trưòng.DOC (Trang 49 - 51)

2. các quy định pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường 1 thu thập, quản lý, côn bố thông tin về môi trường

2.5. Xử lý các tổ chức, cá nhân họat động, sản xuất kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường

gây ô nhiễm môi trường

Theo quy định tại điều 49 Luật BVMT 2005 thì hình thức xử lý đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường bao gồm:

- Phạt tiền và buộc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

- Tạm thời đình chỉ họat động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết

- Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Trong trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thịêt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng thì ngoài vịêc bị xử lý theo các hình thức nêu trên còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau:

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường

- Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với mức chịu tải của môi trường.

- Cấm họat động

Việc bắt quả tang Vedan Việt Nam xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông Thị Vải mới đây đã làm bàng hoàng dư luận. Hành động này đã làm không chỉ sông Thị Vải mà toàn tuyến lưu vực sông Đồng Nai ô nhiễm nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị COD vượt 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép. Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, Vedan phải bồi thường thiệt hại cho người dân dọc lưu vực sông, chi trả tiền khắc phục ô nhiễm và nộp tiền phạt cho hành vi gây ô nhiễm môi trường của mình.

Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 49 Luật BVMT:

- Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh có trách nhiệm phát hiện và hằng năm lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo UBND cùng cấp, Bộ TNMT, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ có liên quan

- UBND cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Lý luận về các vấn đề môi trưòng.DOC (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w