Thực hiện thí điểm hoạt động các tập đoàn kinh tế trong thời gian qua chính là đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX của Đảng vào cuộc sống. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện mô hình này là đòi hỏi khách quan để xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, thực hiện tốt mục tiêu bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trang 1TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực hiện thí điểm hoạt động các tập đoàn kinh tế trong thời gian qua chính
là đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX của Đảng vào cuộc sống Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện mô hình này là đòi hỏi khách quan để xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, thực hiện tốt mục tiêu bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1 Chủ trương phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Việc mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đặt ra yêu cầu cần phải
tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp nhỏ, manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cạnh tranh dẫn đến tích tụ và tập trung vốn, vì vậy tất yếu sẽ hình thành doanh nghiệp lớn, tức các tập đoàn kinh tế Các tập đoàn này hoạt động có hiệu quả sẽ làm nòng cốt trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa IX) đã xác định: Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong nước và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực
có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng…
Triển khai thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế từ đầu năm 2005 nhằm thực hiện các mục tiêu: (1) Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, phát triển, nâng cao khả năng
Trang 2cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; (2) Bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, các lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác; (3) Tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn; (4) Tạo cơ sở để hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh tế
Đại hội đảng XI xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của danh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Sớm hoàn thiện thể chế hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối Phân định rõ quyền sỏ hữu của nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp”
(Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trang 110)
2 Mô hình và đặc trưng của các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
* Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Ở những nước khác nhau trên thế giới, tập đoàn kinh tế có những cấu trúc rất riêng biệt Ở Nhật Bản, các tập đoàn kinh tế được tổ chức hoặc theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang và phát triển tùy theo các ngành nghề; các tập đoàn gồm một ngân hàng, một công ty mẹ hoặc một công ty thương mại và một nhóm các hãng sản xuất Ở Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc một nhóm ít gia đình và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc Các tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc lại phát triển theo cấu trúc riêng biệt, đó là các tập đoàn kinh tế đa ngành quy mô lớn có mối ràng buộc chặt chẽ với Nhà nước chứ không phải với các gia đình riêng biệt như ở Hàn Quốc
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, tập đoàn kinh tế là nhóm các công ty có quy mô lớn Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ
Trang 3chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế Đến nay, Chính phủ đã thành lập 12 tập đoàn kinh tế nhà nước theo hai mô hình, đó là:
- Tổ chức lại các tổng công ty nhà nước (các tổng công ty 90 và 91): gồm
10 tập đoàn: Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
- Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: gồm 2 tập đoàn là Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng, Tổng công
ty Lắp máy Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp từ: Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam
* Đặc trưng của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam:
Một là, được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các
tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ
Hai là, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn
mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý; là một trong những công
cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ
Ba là, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con (chuyển từ quan
hệ hành chính trong tổng công ty nhà nước trước đây sang quan hệ về đầu tư vốn); quy mô và khả năng tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so
Trang 4với các tổng công ty trước đây (trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn); phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài
Bốn là, hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong tập đoàn
kinh tế được nâng cao; quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân công chuyên môn hóa, nghiên cứu và phát triển, thể hiện rõ nét đặc trưng quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế
Năm là, quan hệ nội tại của tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm:
- Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài
- Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo
- Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: Doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn
Sáu là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là
chủ sở hữu của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại tập đoàn kinh tế nhà nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan; Thủ tướng Chính phủ giao bộ quản lý ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Trang 5Chính phủ và hội đồng quản trị tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn
Bảy là, quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực
hiện theo các phương thức: Thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật
3 Vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Trong vòng 7 năm, kể từ ngày đề án thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên được Thủ tướng phê duyệt, Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng được
12 tập đoàn Các tập đoàn này đang nắm lượng tài sản khổng lồ của quốc gia và đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện một số chính sách lớn về phát triển
Do vậy, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả nền kinh tế nói chung Vai trò tích cực của các tập đoàn kinh tế thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế đất nước, tạo nguồn ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Thứ hai, thực hiện vai trò chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế (được thể hiện rõ nhất là trong giai đoạn 2008 – 2009, khi đất nước phải đối phó với những diễn biến bất lợi và ảnh hưởng xấu từ suy thoái kinh tế thế giới và khu vực đối với nền kinh tế quốc dân), bảo đảm cân đối cung – cầu và giữ ổn định giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế (xăng dầu, điện, đạm, khí hóa lỏng, than…) để bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát
Thứ ba, là đầu tàu đi trước, mở đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển
Trang 6Thứ tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ
sở huy động, tập trung các nguồn lực, tăng nhanh năng lực sản xuất, đầu tư trong các ngành đòi hỏi công nghệ cao và nhu cầu vốn lớn, lĩnh vực then chốt
Thứ năm, thực hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai, ứng dụng
khoa học – công nghệ, đào tạo và sản xuất, kinh doanh
Thứ sáu, cùng với việc tập trung mở rộng phát triển ở trong nước, các tập
đoàn kinh tế đã vươn ra đầu tư mạnh ở nước ngoài, thương hiệu ngày càng được khẳng định, góp phần tạo dựng được hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
Thứ bảy, là lực lượng quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm an
ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm
an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường
Thứ tám, là lực lượng chủ lực cùng Chính phủ và xã hội thực hiện các
chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng
4 Thành tựu đạt được trong những năm vừa qua.
Sau khi được hình thành và đi vào hoạt động, các tập đoàn kinh tế đã tích cực đầu tư, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động; cơ cấu lại và đa dạng hóa sở hữu các đơn vị thành viên; kinh doanh đa ngành, trong đó tập trung vào ngành nghề chính; huy động được các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu trọng điểm, các chiến lược phát triển quan trọng; tích cực nghiên cứu, triển khai ứng dụng
và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật và người lao động trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng thành tập đoàn kinh tế mạnh, có tầm cỡ trong khu vực, làm nòng cốt để Việt Nam chủ động và thực hiện có hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Nhìn vào Danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), có thể thấy các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đang chiếm những vị trí dẫn đầu, chứng tỏ đó là những tổ chức kinh tế thực sự lớn về quy mô Năm
Trang 72006, tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước
sở hữu gần 400.000 tỉ đồng, chiếm hầu hết vốn của Nhà nước có tại các doanh nghiệp nhà nước Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài và tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước Bước sang năm 2009, trong bảng xếp hạng VNR500, có 100% số các tập đoàn kinh tế cùng với 60% số các tổng công ty hiện tại đã góp mặt, với tỷ trọng về doanh thu chiếm tới 41.85% Năm 2011, trong tốp 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam, các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước chiếm 41,6% doanh thu với sự góp mặt của những cái tên như: Tập đoàn Dầu khí VN đứng đầu tiên trong bảng xếp hạng, VNPT xếp thứ 3, Tập đoàn Viễn thông Quân đội xếp ở vị trí thứ 7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN ở vị trí thứ 5 Vị trí thứ 8 thuộc về Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN (TKV), và đáng chú ý có một ngân hàng quốc doanh cũng lọt vào trong top 10 là Ngân hàng NNPTNT VN (Agribank)
Về thực trạng đầu tư ngoài ngành chính, báo cáo ngày 8/9/2011 của đảng
ủy khối doanh nghiệp trung ương cho biết có 21/31 tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước, và ngân hàng đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với tổng số vốn đầu tư hơn 22.590 tỉ đồng Trong đó sáu doanh nghiệp đầu tư từ 1.000 tỉ đồng trở lên, tiêu biểu như: Tập đoàn Dầu khí, đầu tư 6.690 tỉ đồng (gần 4% vốn điều lệ), chủ yếu là đầu tư vào tài chính, Tập đoàn Công nghiệp cao su đầu tư 3.700 tỉ (xấp xỉ 20% vốn điều lệ), trong đó hơn 1.500 tỉ là vào bất động sản, EVN là 2.100 tỉ
Trong năm 2011, có nhiều tập đoàn và tổng công ty làm ăn có hiệu quả với mức tăng sản lượng hay doanh thu đạt từ 20 - 50% so với năm 2010 Đó là tập đoàn Dầu khí, Công nghiệp Cao su, Bưu chính Viễn thông và các tổng công
ty giấy, cà phê, lương thực miền Bắc
5 Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế:
Trang 8Thực tiễn hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian
qua đã khẳng định thành công bước đầu trong việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và mục tiêu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước của Chính phủ Tuy nhiên, mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam còn mới mẻ, vì vậy cũng bộc lộ một số hạn chế đó là:
- Quy mô và nguồn vốn quá nhỏ so với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và trên thế giới; tổ chức và hoạt động chưa có đổi mới nhiều so với tổng công ty nhà nước trước đây, chưa tạo được sự đột phá mạnh mẽ cho mô hình tập đoàn kinh tế; một số lĩnh vực không thực sự cần thiết nhưng vẫn thành lập các tập đoàn như dệt may, trồng và khai thác chế biến cao su, đầu tư bất động sản Vì những ngành nghề kinh doanh này đã có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đang kinh doanh khá hiệu quả đồng thời cũng không phải là những ngành có vai trò then chốt
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các tập đoàn kinh tế chưa được hoàn thiện, chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế; cơ chế quản lý tập đoàn còn nhiều bất cập
Các tập đoàn kinh tế nhà nước về bản chất thuộc sở hữu toàn dân Chính phủ là người đại diện thực hiện quyền sở hữu toàn dân đó nhưng không trực tiếp thực hiện quyền của chủ sở hữu mà cử ra hội đồng quản trị làm đại diện Tuy nhiên, hiện không có quy định nào thể hiện sự giám sát tập thể của chủ sở hữu nhà nước đối với đại diện chủ sở hữu trong quá trình hoạt động của tập đoàn Nhân dân chỉ có thể giám sát kết quả hoạt động nếu kết quả ấy được báo cáo công khai theo một quy định chặt chẽ Trong khi hội đồng quản trị - người đại diện chủ sở hữu nhà nước, chỉ lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp các báo cáo này đã được “xử lý”
Tiếp theo là thành phần hội đồng quản trị Hiện thành phần này phần lớn
là cán bộ quản lý doanh nghiệp có lợi ích gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp
và thường là những lợi ích ngắn hạn sẽ chi phối quyết định của họ Việc này sẽ
Trang 9có ảnh hưởng lớn đến khả năng thực hiện những mục tiêu chiến lược dài hạn và trong nhiều trường hợp là xung đột với lợi ích của chủ sở hữu Trong thành phần hội đồng quản trị của những tập đoàn quan trọng có một số thành viên từ các bộ ngành Sự tham gia của các thành viên này cũng dẫn đến hai hệ lụy: Một
là xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và lợi ích của chính doanh nghiệp; hai là thiên vị doanh nghiệp, làm méo mó chính sách quản lý
Đáng ngại hơn là tình trạng các chủ tịch hội đồng quản trị của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước không tôn trọng ý kiến của các bộ trưởng, thứ trưởng do không nằm dưới sự quản lý trực tiếp của những người này Đó là tình trạng mà Tiến sĩ Lê Đăng Doanh gọi là xuất hiện những
“kiêu binh Điều này rất không có lợi cho việc thực thi trách nhiệm quản lý của nhà nước
- Kết quả sản xuất, kinh doanh của một số tập đoàn chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước, hiệu quả hoạt động chưa cao, năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Tại một hội nghị hồi tháng 4-2008 ở Hà Nội, Bộ Tài chính cho biết tính đến cuối năm 2007, tổng giá trị đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gần 117.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản là hơn 23.400 tỉ đồng Tuy nhiên, cho đến năm 2010 – 2011, có rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nộp báo cáo tài chính với những con số thống kê tình trạng lỗ như: Báo cáo ngày 8/9 năm 2011 của khối doanh nghiệp trung ương cho biết, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thực hiện tái cơ cấu chậm, sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; một số đơn vị thành viên chưa có khả năng trả nợ lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động Tập đoàn Điện lực lỗ lũy kế tính đến ngày 30-6-2011 là 31.565 tỉ đồng (trong đó năm 2010 lỗ 23.647 tỉ đồng, sáu tháng đầu năm 2011 lỗ ước 7.918 tỉ đồng) Theo Kiểm toán Nhà nước, tính đến cuối năm 2011, nợ phải trả của EVN lên đến 239.761 tỉ đồng (khoảng 11,5 tỉ đô
la Mỹ), trong đó nợ ngắn hạn là 65.493 tỉ đồng (hơn 27%) và nợ dài hạn là
Trang 10174.268 tỉ đồng (gần 73%); Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2011 lỗ 660 tỉ đồng, khoản nợ nhận từ Vinashin chuyển sang 16.000 tỉ đồng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trong bảy tháng đầu năm 2011 lỗ 1.449
tỉ đồng Tập đoàn Sông Đà thiếu vốn do chưa được chủ đầu tư thanh toán công
nợ lên đến trên 5.500 tỉ đồng
Báo cáo cũng cho biết, xét về hiệu quả kinh doanh, ngoài những doanh nghiệp nêu trên dự kiến lỗ, thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của hầu hết các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ, xây dựng đều giảm sút
so với năm 2010 Một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải, xây dựng, xi măng, sắt thép có tỷ lệ lợi thuận trên vốn chủ sở hữu đạt thấp, khoảng dưới 5%
- Việc thực hiện huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào sản xuất, kinh doanh thông qua cổ phần hóa, tiếp nhận doanh nghiệp thành viên, cùng các thành phần kinh tế khác thành lập các công ty cổ phần mới tạo ra cơ cấu đa sở hữu ở một số tập đoàn triển khai còn chậm; dẫn tới hạn chế
về thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành và sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của tập đoàn kinh tế
- Một số tập đoàn chưa phát huy được vai trò chi phối trong lĩnh vực hoạt động, tỷ lệ nợ trên vốn còn quá cao, dẫn đến độ rủi ro lớn, khả năng thanh toán
nợ thấp Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được khắc phục Tỷ lệ nợ phải trả 8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước lên đến 1,36 lần, tính đến cuối năm
2007 nhưng rất may là vẫn trong vòng có thể kiểm soát được Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước rất cao Theo báo cáo tháng 12/2011 vừa qua của Bộ Tài chính, có 30 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần Trong đó, có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần, có 9 tổng công ty từ 5-10 lần, có 14 tổng công ty từ 3-5 lần, cá biệt lên đến 42 lần trên vốn của chủ sở hữu So với mức tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế quốc tế là chỉ từ 1 đến 3 lần thì tỷ lệ này là một qua ngại lớn cho nền kinh tế Tính đến cuối năm 2010, tổng nợ phải trả của