1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ tới trường

24 2,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 23,54 MB

Nội dung

Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân luôn trăn trở suy nghĩ không biết làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường, để các cháu được chăm sóc giáo

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: NÂNG CAO TỶ LỆ HUY ĐỘNG TRẺ NHÀ TRẺ

ĐẾN TRƯỜNG.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý trường Mầm non

3 Tác giả: Đinh Thị Thu Huyền (Nữ)

Ngày, tháng, năm sinh: 25/01/1974

Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non

Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Mầm non thị trấn Ninh Giang - Huyện Ninh Giang – Tỉnh Hải Dương

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 09/2014 đến tháng 03/2015

TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên)

Đinh Thị Thu Huyền

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Cũng như các hoạt động khác trong công tác quản lý trường Mầm non, việc nâng cao tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường là vấn đề cấp bách, quan trọng của mỗi nhà trường Từ những năm học từ 2012 – 2013, công tác huy động trẻ đến trường ở trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang tuy đã được phòng GD&ĐT Huyện đánh giá là một đơn vị mạnh, hàng năm đã huy động được 100% trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo đến trường Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế đó là, số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ tỉ

lệ huy động đến trường chưa cao, chưa tương xứng với một đơn vị nằm trên địa bàn trung tâm Huyện, chưa ngang tầm với vị thế của trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia

Trách nhiệm trong việc vận động để huy động trẻ Mầm non đến trường là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc về người Hiệu trưởng Quản lý trường mầm non

Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân luôn trăn trở suy nghĩ không biết làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường, để các cháu được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non xuyên suốt từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo 5 tuổi, các cháu được vui chơi, ca hát, được nuôi dưỡng, đúng với yêu cầu độ tuổi, giúp các cháu vững vàng bước vào trường phổ thông sau này

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

- Điều kiện áp dụng Sáng kiến: Cơ sở vật chất, đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường

- Thời gian áp dụng Sáng kiến: Từ 05/9/2014 đến 10/3/2015

- Đối tượng áp dụng Sáng kiến: Trẻ Mầm non ở độ tuổi nhà trẻ trên địa bàn thị trấn

3 Nội dung SK:

1 Tính mới tính sáng tạo của SK: Sáng kiến nhằm khắc phục những khó khăn mà nhà

trường đang gặp phải trong công tác huy động trẻ nhà trẻ đến trường, vì thế chúng tôi

Trang 3

- Thực hiện công tác tuyên truyền vận động xuống tới từng hộ gia đình, đặc biệt chú ý tới vai trò của tổ trưởng tổ dân phố và trưởng khu dân cư.

- Đổi mới công tác quản lý, linh hoạt trong phân công chuyên môn, Xây dựng

kế hoạch chỉ đạo cân đối giữa thực hiện chương trình giáo dục Nhà trẻ và Mẫu giáo

- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục chung toàn trường, đặc biệt lưu ý các nhóm trẻ

- Mở các lớp học linh hoạt ngoài giờ theo thoả thuận để đáp ứng nhu cầu gửi con của cha mẹ trẻ, nhất là đối với các đối tượng là công nhân các công ty, doanh nghiệp, người buôn bán nhỏ trên địa bàn

2 Khả năng áp dụng SK:

Sáng kiến mang tính khả thi cao do những biện pháp người viết đưa ra hoàn toàn phù hợp với thực tế Cơ sở vật chất, trình độ Qủan lý, tâm lí và nét đặc thù của địa phương

3 Hiệu quả của SK:

Qua quá trình chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ chuyên chăm khối nhà trẻ của trường tăng dần theo từng tháng, từng học kỳ, từng giai đoạn

4 Khẳng định giá trị kết quả đạt được của SK:

Sáng kiến được sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhóm lớp, nhất là tại khối Nhà trẻ của trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang, Huyện Ninh Giang

5 Đề xuất kiến nghị: Công tác huy động trẻ đến trường ở trường Mầm non Thị trấn

Ninh Giang đang phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng, số nhóm, lớp Vì vậy nhà trường rất cần có sự quan tâm từ phía các cấp lãnh đạo các mặt, cụ thể như:

- Hướng dẫn chi tiết về quy định mới cho số giáo viên/nhóm trẻ

- Quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng vệ sinh chăm sóc cho sinh viên khoa giáo dục Mầm non của các trường sư phạm

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn cho giáo viên nhà trẻ…

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN NÂNG CAO TỶ LỆ HUY ĐỘNG TRẺ NHÀ TRẺ ĐẾN TRƯỜNG.

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Trong các nhiệm vụ của trường Mầm non hiện nay thì Công tác huy động trẻ nhà trẻ đến trường là một trong những vấn đề cần thiết đối với mỗi nhà trường và được xem là nhiệm vụ quan trọng trong tình hình đổi mới Mục tiêu chính của giáo dục Mầm non Tỉnh Hải Dương nói chung và Huyện Ninh Giang nói riêng, trong giai đoạn hiện nay là: Huy động hầu hết trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường, đối với trẻ độ tuổi nhà trẻ (3 - 36 tháng) cần huy động đạt từ 46.0%, mẫu giáo huy động đạt từ

98 - 100%, riêng trẻ 5 tuổi phải huy động đến trường đạt tỉ lệ 100% Đây là tiền đề để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2010 - 2015

Để thực hiện tốt được mục tiêu trên ngay từ đầu năm học tất cả các trường Mầm non trong huyện nói chung, trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang nói riêng phải có sự

nỗ lực cố gắng vượt bậc

Từ những năm học từ 2012 - 2013 công tác huy động trẻ Mầm non đến trường ở trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang, tuy đã được phòng GD&ĐT huyện đánh giá là một đơn vị mạnh, hàng năm đã huy động được 100% trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo đến trường Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế đó là, số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ tỉ

lệ huy động đến trường chưa cao, chưa tương xứng với một đơn vị nằm trên địa bàn trung tâm Huyện, chưa ngang tầm với vị thế của trường Mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia

Trách nhiệm trong việc vận động để huy động trẻ Mầm non đến trường là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc về người Hiệu trưởng Quản lý trường mầm non

Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường, để các cháu

Trang 5

được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non xuyên suốt từ nhà trẻ đến lớp

mẫu giáo 5 tuổi, các cháu được vui chơi, ca hát, được nuôi dưỡng, đúng với yêu cầu

độ tuổi, giúp các cháu vững vàng bước vào trường phổ thông sau này

2 Cơ sở lý luận của vấn đề:

* Các luận điểm, các quan điểm khoa học về sự cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi Nhà trẻ đến trường Mầm non ?

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: Sự tăng tốc trong quá trình phát triển thể lực của trẻ phụ thuộc vào mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ còn việc hình thành các kỹ năng vận động thô, vận

động tinh, sự khéo léo và phối hợp các giác quan phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục cũng như quá trình tự rèn luyện của đứa trẻ có sự định hướng của người lớn

Từ lọt lòng đến 1 tuổi: Trẻ sơ sinh có những khả năng mới, có nhu cầu gắn bó,

giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người gần gũi (lúc này chủ yếu là những người thân:

bà, bố, mẹ )

Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Kỹ thuật chụp cắt lớp hình ảnh não bằng bức xạ hạt positron

cho phép khẳng định việc nuôi, dạy trẻ 3 năm đầu có tính quyết định đến sự phát triển của bộ não con người, thời kỳ trẻ chập chững biết đi đồng thời là thời kỳ thám hiểm,

đứa trẻ như "Một nhà thực nghiệm", " Một nhà hoạt động thực tiễn", thế giới đồ vật đã

trở thành đối tượng nhận thức của trẻ, nảy sinh nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, thời

kỳ phát cảm ngôn ngữ, xuất hiện "Cái tôi" đó là dấu hiệu khởi đầu của sự hình thành nhân cách, các yếu tố di truyền cung cấp các chất liệu " thô" còn môi trường giáo dục

sẽ tiếp tục đúc nặn tâm hồn và ý chí của đứa trẻ

Và như vậy, nếu đứa trẻ chỉ sống trong gia đình thì phạm vi tiếp xúc với môi trường xung quanh, với con người rất hạn hẹp không đáp ứng được nhu cầu phát triển

của trẻ mà chỉ có đưa trẻ đến trường Mầm non, nơi có môi trường giáo dục theo hệ thống, mọi tác động giáo dục đều đúng lúc, phù hợp với độ tuổi thì mới giúp trẻ phát

Trang 6

triển một cách toàn diện được Đó chính là sự cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi Nhà trẻ đến trường Mầm non

* Các cơ sở chính trị và pháp lý:

Ngay từ Luật Giáo dục năm 1998, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước ta đã thực

sự coi trọng Giáo dục Mầm non, coi Giáo dục Mầm non là nền móng then chốt tạo nên chất lượng cho các bậc học tiếp theo Do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IX đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 2020,

mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi "

Quyết định 149/2006/QĐ - TTg ngày 23/06/2006 của Thủ tướng chính phủ Phê

duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" cũng nêu rõ "Phát

triển giáo dục mầm non nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới

cơ sở giáo dục mầm non”.

Năm học 2014 – 2015, trong nhiệm vụ trọng tâm của năm học, Sở GD&ĐT Hải Dương đã chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ huy động chung toàn tỉnh đạt 46% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 98% trẻ mẫu giáo được đến trường

Kết luận: Từ những luận điểm, các quan điểm khoa học và những cơ sở chính

trị, pháp lý đã nêu ở trên, bản thân là một Hiệu trưởng trường Mầm non thuộc địa bàn trung tâm của Huyện Ninh Giang, nơi tập trung nhiều các nhóm trẻ độc lập tư thục Tôi thấy cần phải đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp và áp dụng thực hiện một cách có hiệu quả các biện pháp đó sao cho tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, tiến tới huy động trên 50% trẻ Nhà trẻ đến trường vào cuối năm học 2014-2015, và từ đó giữ vững tỷ lệ huy động mẫu giáo là 100%, đảm bảo tỷ lệ chuyên chăm toàn trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở tất các các nhóm lớp

Trang 7

3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TRẺ NHÀ TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NINH GIANG:

- Trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang đã được đón nhận bằng đạt chuẩn Quốc gia từ năm học 2012 – 2013, đội ngũ Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường 100% đã đạt chuẩn, trên 86% đạt trình độ trên chuẩn, đa số giáo viên đều nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ, phần đa giáo viên là người địa phương nên công tác huy động trẻ đến trường có nhiều thuận lợi hơn Các bậc phụ huynh có truyền thống đưa trẻ đến trường ở độ tuổi Mẫu giáo đạt tỉ lệ 100%

- Là đơn vị trung tâm huyện, đời sống của nhân dân không gặp nhiều khó khăn nhưng có một số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng trẻ nhà trẻ đến trường trong những năm qua còn thấp:

1 Nhận thức của Phụ huynh học sinh về Giáo dục Mầm non ở độ tuổi Nhà trẻ chưa đúng: Nhiều gia đình quá chiều chuộng trẻ, họ quan niệm rằng con của họ còn rất bé, ăn chưa biết xúc, đi vệ sinh chưa đúng chỗ, còn vụng về đủ đường, nếu cho trẻ

đi học thì sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy thường giữ trẻ ở nhà đến khi đủ 3 tuổi mới cho đến trường Một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà trông, ông bà không dám quyết định cho trẻ đến trường mà còn phụ thuộc vào cha, mẹ cháu

2 Một số đông phụ huynh khác còn trẻ đi làm cho các doanh nghiệp tư nhân, hạn chế về thời gian đưa đón trẻ

3 Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên cũng chưa muốn cho trẻ đến trường…

4 Mặt khác, một phần do công tác chỉ đạo chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường vẫn còn những hạn chế Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, có một vài giáo viên đôi lúc vẫn chưa thực sự quan tâm đến trẻ, chưa khéo léo với phụ huynh, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ còn yếu và thiếu

Trang 8

5 Công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường chưa

có nhiều biện pháp hữu hiệu Công tác phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, các

khu dân cư còn có những bất cập Do vậy công tác huy động trẻ nhà trẻ đến trường những năm qua, chưa đạt tỉ lệ cao, trên thực tế:

Nhìn vào kết quả khảo sát trên tôi thấy số lượng trẻ huy động đến trường ở độ tuổi nhà trẻ còn thấp, số trẻ nhà trẻ mới huy động đạt tỉ lệ từ 38% - 39,7%, so với số lượng cháu trong độ tuổi điều tra Kết quả này so với địa bàn trung tâm là chưa cao và phản ánh thực chất công tác huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ của trường còn có những hạn chế

Đứng trước những khó khăn và thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi nhiều biện pháp để vận động, tuyên truyền với cộng đồng, phụ huynh tích cực đưa trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường Tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và

đưa vào áp dụng sáng kiến: “Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường ở trường mầm non Thị trấn Ninh Giang, Huyện Ninh Giang.”

Trang 9

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:

Để công tác huy động trẻ Nhà trẻ đến trường đạt được kết quả cao, trước hết nhà trường phải biết phối kết hợp với lãnh đạo địa phương, với nhiều người, nhiều ngành, các đoàn thể xã hội,…để họ cùng vào cuộc Phải nêu cao vai trò trách nhiệm của từng cán bộ giáo viên trong nhà trường để cùng phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng

và giáo dục trẻ đạt kết quả cao Chúng tôi đã sử dụng và thực hiện một số biện pháp sau

1 Biện pháp 1: Tuyên truyền vận động cộng đồng, nhân dân đưa trẻ đến trường, thông qua hệ thống thông tin ở địa phương, qua các cuộc họp phụ huynh, qua việc

dự giờ, thăm lớp của ban đại diện phụ huynh.

Công tác huy động trẻ đến trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, vì vậy để họ thấu hiểu được vấn đề này yêu cầu người cán bộ quản lý phải có kinh nghiệm vận động, thuyết phục, tuyên truyền giúp họ hiểu được tầm quan trọng trong công tác huy động trẻ mầm non đến trường Tôi đã tiến hành thực hiện công tác tuyên truyền như sau:

* Tuyên truyền bằng các văn bản

Nghị quyết của Đảng ta đã chỉ rõ: "Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân " đặc biệt là Giáo dục Mầm non càng phải làm tốt công

tác tuyên truyền sâu rộng tới các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi Mầm non và toàn thể nhân dân Do vậy chúng tôi đã thường xuyên in ấn gửi tới tận tay cha mẹ trẻ các văn bản, tài liệu về công tác giáo dục mầm non Đặc biệt là các kế hoạch đề án phát triển giáo dục mầm non của nhà trường

* Tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của địa phương, huyện:.

Với đặc thù của địa phương có trên 80% nhân dân sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ và công nhân tại các khu công nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần tuy

Trang 10

không quá khó khăn nhưng nhận thức về giáo dục Mầm non chưa được sâu rộng, vì thế nên chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện của địa phương như sau:

- Viết bài tuyên truyền, phát thanh trên loa của nhà trường vào các giờ đón, trả trẻ và đài truyền thanh của địa phương, của trường Hàng năm vào dịp đầu năm học có

kế hoạch viết bài gửi tuyên truyền trên đài phát thanh của huyện

- Thành lập Ban tuyên truyền của nhà trường, trong đó có sự tham gia của cấp

uỷ, chính quyền địa phương, đại diện hội phụ nữ, văn hoá, đoàn thanh niên, đại diện hội phụ huynh học sinh ) Xây dựng kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác tuyên truyền Tham mưu với UBND đưa tiêu chí

"Cho con đến trường Mầm non từ độ tuổi nhà trẻ" vào để xét "Gia đình văn hoá".

Một buổi họp Ban tuyên truyền của nhà trường.

* Tuyên truyền thông qua các đoàn thể xã hội

- Hàng tháng, Hiệu trưởng kết hợp với Trưởng khu, chi Hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên của khu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các dịp hội nghị của các

Trang 11

đoàn thể để tuyên truyền tới các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi Mầm non về tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non và các bài tuyên truyền Giúp các bậc cha mẹ hiểu

rõ ý nghĩa của việc cho con đến trường từ độ tuổi nhà trẻ, cách nuôi dạy con theo khoa học, có kiến thức để chăm sóc con tốt hơn

Đồng chí Hiệu trưởng dự hội nghị tổng kết với Hội LHPN thị trấn

* Đến tận hộ gia đình để tuyên truyền

- Chỉ đạo, phân công mỗi giáo viên phụ trách công tác tuyên truyền một khu phố, cụm dân cư từ khu 1 đến khu 6: Tận dụng các đợt điều tra dân số, làm công tác phổ cập để xuống tận từng hộ gia đình nắm rõ điều kiện hoàn cảnh cụ thể từ đó có biện pháp tuyên truyền vận động thích hợp

Trang 12

- Mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch tuyên truyền của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tế của khu mình phụ trách.

- Xây dựng góc tuyên truyền tại trường, chỉ đạo giáo viên trang trí tạo môi trường tuyên truyền tại các nhóm, lớp

Một góc tuyên truyền của trường

* Tuyên truyền thông qua việc mời ban đại diện phụ huynh tham gia các hoạt động của lớp và thông qua các buổi họp phụ huynh.

- Tuyên truyền thông qua các ngày hội, ngày lễ, các hội thi: đây cũng là một dịp

để tuyên truyền rất tốt, đem lại hiệu quả cao (hàng năm, ngay từ đầu năm học, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi cho trẻ theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của phòng GD&ĐT)

Ngày đăng: 21/08/2016, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w