1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tôn giáo học đại cương: Phật, pháp tăng

22 999 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Phật giáo bao gồm nhiều phạm trù, trong phạm vi đề tài 3, chúng tôi tìm hiểu về 3 phạm trù: phật, pháp, tăng1.. Sau quá trình tu hành đạt đạo, Phật này mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni ngh

Trang 1

Chào mừng thầy cô và

các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 3

Trang 2

 9 Hoàng Văn Thơi

 10 Đinh Thị Thu Trang

 11 Dương Thị Vui

 12 Phạm Thị Thơm

Trang 3

Nhóm chúng tôi tiềm hiểu về đề tài 3:

Phật, pháp, tăng

Trang 4

Phật giáo là một tôn giáo lớn

trên thế giới

 Nền giáo dục mà đức Phật dẫn dắt và chỉ dạy cho chúng sinh hài hòa âm dương,

sống khiêm tốn và suy nghĩ linh hoạt

Khuyên con người làm những điều phúc đức, tốt lành trong xã hội và trong đời

sống cá nhân hàng ngày từ những việc

nhỏ nhất cho đến việc lớn nhất, vĩ đại

nhất, dựa trên phương diện thời gian,

không gian và bao hàm cả quá khứ - hiện tại- và tương lai

Trang 5

Phật giáo bao gồm nhiều phạm trù, trong phạm vi đề tài 3, chúng tôi tìm hiểu về 3 phạm trù: phật, pháp, tăng

1 Phật: Nhân vật lịch sử Thích-ca Mâu-ni

sinh năm 563 TCN nhưng cũng có thuyết nói sinh năm 624 TCN, con trai của một

tiểu vương thuộc dòng họ Thích-ca, ngày nay thuộc nước Nepal, gần Hi-mã-lạp sơn Tên thật của vị này là Tất-đạt-đa, thuộc

họ Cồ-đàm, vì vậy cũng có người gọi vị

Phật này là Phật Cồ-đàm Sau quá trình tu hành đạt đạo, Phật này mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni nghĩa là Trí giả trầm lặng của dòng Thích-ca.

Trang 6

Lịch trình tu học

 Theo giáo lí nguyên thủy thì một hành giả đạt

Bồ-đề, Giác ngộ khi người đó đạt được một cái

nhìn vạn vật như chúng đích thật là (

Như thật tri kiến sa yathābhūtadarśana), với một tâm thức thoát khỏi phiền não (sa kleśa) và si

mê (sa moha) Trong các loại phiền não thì tham

ái và vô minh là những loại nặng nhất Tham, sân

và si được gọi chung là ba chất độc (Tam độc), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức

 Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì người

đó phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính

bằng cách thực hành Bát chính đạo

Trang 7

Giáo lý cơ bản

 +) Tứ diệu đế:

 Tứ diệu đế là:

Khổ đế: Chân lý về sự Khổ;

Tập đế: Chân lí về sự phát sinh của khổ;

Diệt đế: Chân lí về diệt khổ;

Đạo đế: Chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ

Trang 8

Bát chính đạo bao gồm:

Chính kiến: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và

giáo lí vô ngã;

Chính tư duy: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy

xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm; Chính

ngữ: Không nói dối hay không nói phù phiếm;

Chính nghiệp: Tránh phạm giới luật;

Chính mệnh: Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh

(giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc

phiện;

Chính tinh tiến: Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu; Chính niệm: Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý; Chính định: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian.

Trang 9

Kinh Tạng

Bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử Kinh tạng tiêu biểu văn hệ

Pali được chia làm năm bộ:

1 Trường bộ kinh (pi dīgha-nikāya),

2 Trung bộ kinh (pi majjhima-nikāya),

3 Tương ưng bộ kinh (pi sam'yutta-nikāya),

4 Tăng chi bộ kinh (pi a guttara-nikāya a guttara-nikāya ṅguttara-nikāya ṅguttara-nikāya )

5 Tiểu bộ kinh (pi khuddaka-nikāya)

Trang 10

Luật tạng

 Chứa đựng lịch sử phát triển của

Tăng già (sa., pi sa gha sa gha ṅguttara-nikāya ṅguttara-nikāya ) cũng như

các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết bàn.

Trang 11

Luận tạng

 Cũng được gọi là A-tì-đạt-ma, chứa đựng các

quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học

Luận tạng được hình thành tương đối muộn, có lẽ

là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà

vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất

Trang 12

2 PHÁP

Pháp bao gồm tất cả những sự màu nhiệm trong

tín ngưỡng Phật giáo

 Tín đồ Phật giáo ở châu Á trước đây thường

không tự mô tả về mình như là “người theo Phật “

mà là những “người tin và làm theo giáo pháp” Pháp mang nhiều ý nghĩa, nhưng chủ yếu pháp

mang 4 ý nghĩa cơ bản sau:

Trang 13

Thứ nhất, Pháp là từ dùng để chỉ cho một thực tại tối thượng.một thực tại tâm linh tiềm ẩn trong tất

cả những gì chúng ta nhận thấy ở bên trong và bao quanh chúng ta.thực tại này là có thật trong tương quan đối nghịch với những hư ảo của thế giới giác quan thông thường, và chúng ta phải hướng về thực tại tâm linh này cũng như xa lìa đi những hư ảo của thế giới trần tục, bởi vì chỉ có thực tại tối thượng này mới có thể làm cho chúng ta thật sự thỏa

mãn.Thực tại này cũng không nằm ngoài thế giới trần tục mà hiểu theo một cách nào đó nó luôn luôn hiện diện trong vạn hữu và là quy luật nội tại chi

phối tất cả

Trang 14

Thứ hai, Pháp là thực tại tối thượng được giảng giải hoặc nêu lên trong lời dạy của đức Phật và theo cách hiểu này Pháp có nghĩa là giáo lý, là kinh điển

hay chân lý

Pháp được thể hiện rõ trong nhưng điều dạy của

đức Phật

Trang 15

Thứ ba, theo cả hai nghĩa trên Pháp có thể được phản ánh trong đời sống chúng ta, khi nào mà chúng ta hành động phù hợp theo với pháp Như vậy Pháp ở đây được hiểu là chân chánh, là đức

hạnh

Trang 16

Thứ tư, Pháp được hiểu theo một cách tinh tế hơn

và hàm chứa một ý nghĩa góp phần đặc biệt vào tư tưởng phật giáo đồng thời cũng hàm chứa trong

đó tất cả những động lực thức đẩy sự phát triển

Trang 18

Lục hòa là:

 Thân hòa cùng ở;

 Miệng hòa không tranh cãi;

 Ý hòa đồng vui;

 Giới luật hòa đồng giữ;

 Hiểu biết hòa cùng giải;

 Lợi hòa chia đồng.

Trang 19

Vì thế, người tu sĩ sống theo tinh thần Lục Hòa, là một điều quí báu trên nhân gian Hơn nữa, trên sự

tu hành, các vị ấy đã vơi đi phiền não và đạt được phần nào của an ổn thanh tịnh, rồi hướng dẫn mọi người cùng đến chổ an ổn thanh tịnh ấy Vì thế cho

nên gọi là Tăng bảo

Trang 20

Một số hình ảnh về phật giáo

 Một số kiến trúc chùa phật giáo

Trang 21

Hình ảnh các tăng ni, phật tử

Trang 22

Trên đây là bài trình chiếu của nhóm

3, bài trình chiếu còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp, sửa chữa của thầy và các bạn, cảm ơn

thầy và các bạn đã lắng nghe!!

Ngày đăng: 18/08/2016, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w