Pháp thí tức là dùng lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác, hoặc chính mình y theo giới luật của Phật tu hành th
Trang 1
TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: Bùi Trọng Tài
Nhóm thực hiện 07
Lớp NO5
Trang 2
Danh sách nhóm 5
1 Trần Thị Mai Lan 7 Hoàng Thị Hải
2 Vũ Kiều Oanh 8 Tống Đức Thanh
3 Nguyễn Thu Trang 9 Trần Thị Mùi
4 Nông Thúy Hằng 10 Lý Thị Loan
5 Nguyễn Thị Hà 11 Tạ Bích Huyền
6 Bùi Thị Lệ Nhài 12 Hoàng Thị Huyền
Trang 4NỘI DUNG Lục độ ba la mật.
Lục là sáu Độ là vượt qua Ba la mật nguyên
âm tiếng phạn là paramita, người Trung hoa dịch nghĩa là “bỉ ngạn đáo” , nói theo tiếng việt là “ đến
bờ bên kia” Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ Tu phước gồm có: “ bố thí, trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục” tu tuệ là “ thiền định và trí tuệ”
Trang 51.Bố Thí.
“Bố” nghĩa là rộng rãi, cùng khắp
“Thí” là cho, là trao tặng
Bố thí là cho, là tặng cùng khắp, tặng cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi
“ Bố thí ba la mật” gồm các loại sau+Tài thí
+Pháp thí:
+Vô úy thí:
Ba yếu tố tạo ra bố thí : người cho, món
đồ và người nhận.
Trang 6Ví dụ:
Ta có trong tay một món đồ mà muốn cho người khác nhưng lại không
có ai nhận thì không có sự bố thí Chúng
ta cần có một món đồ nhưng lại không
có người cho thì cũng không có sự bố thí Nhưng có người sẵn sàng nhận đồ
mà không ai cho thì cũng không có sự
bố thí.
Trang 71.1 Tài thí.
Tài thí tức là đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho người thiếu thốn Đôi khi đem những vật quý báu nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình để cứu vớt kẻ khác ra khỏi nguy nan Tài thí có hai loại: nội tài thí và ngoại tài thí
Nội tài thí: là bố thí những vật quý báu nhất
của mình như thân mạng, đời sống của mình
Ví dụ: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng
ta có thể bỏ ra công giúp sức như làm công quả cho chùa, giúp đỡ người già mang vác vật nặng hoặc tiếp máu cho bệnh nhân ở bệnh viện…
Trang 8Ngoại tài thí: là bố thí những
vật thường dùng của mình như thức ăn đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, ruộng vườn, nhà cửa v.v Đem những vật ấy ra cho những người túng thiếu, nghèo khổ thì gọi là thí ngoại tài.
Trang 91.2 Pháp thí
Pháp thí tức là dùng lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác, hoặc chính mình y theo giới luật của Phật
tu hành thành thật để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh
Trang 10Pháp thí không chân chính là giảng dạy những giáo pháp ngoài đạo Không đưa con người tới vòng giải thoát luôn hồi.
Pháp thí chân chính là giảng dạy những giáo pháp đưa con người đến giải thoát tối cao.
Pháp thí có hiệu quả lâu bền và có công năng cứu
độ hơn cả tài thí, tài thí chỉ giúp người khác đỡ túng thiếu về phương diện vật chất trong một thời gian hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người nhưng pháp thí giúp đỡ người rất nhiều về tinh thần, không riêng gì đối với người nghèo khó mà
cả người giàu sang, chức quyền,không chỉ có ảnh hưởng tốt trong một giai đoạn mà gieo nhân lành cho nhiều đời sau
Trang 11Ví dụ: Khi nhỏ chúng ta sợ bị mắng, sợ
đánh đập, sợ ma quỉ khi lớn lên lại sợ thiếu ăn, thiếu mặc, sợ giặc, sợ thiếu công danh, sự nghiệp; khi già thì sợ đau, sợ ốm, sợ già, sợ chết Chỉ toàn sợ và sợ
Trang 122 Trì giới.
"Trì" là giữ chặt chẽ.
"Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các Ðệ tử của Ngài đi vào con đường chánh đạo và tránh cho họ những tội lỗi mà họ có thể rơi vào, trên con đường đi đến thành quả của đạo phật.
Vậy trì giới ba la mật là một môn tu để
đi đến bờ giác ngộ bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh, trọn vẹn giới luật mà đức Phật đã răn dạy
Trang 13Vậy ở trì giới ba la mật thì những ai phải theo giới luật?
Tùy chúng sinh và tùy phương cách tu hành, Đức Phật đã chế ra rất nhiều giới luật để họ nhìn theo đó để
tu hành Trì giới được chia ra làm ba cấp:
• Giới tu tại gia.
• Giới tăng sĩ.
• Bồ- tát giới.
Trang 14Trì giới thì gồm:Trì giới chấp tướng và trì giới không chấp tướng.
Trì giới có một hiệu lực rất lớn lao cho việc tu hành của người phật tử Phật
tử thọ trì giới luật nghiêm trang thanh tịnh thì lúc hiện tiền tâm được thảnh thơi,
an vui không có gì phải ân hận.Đối với làng nước, người tu hành được niềm nở kính nhường,nhất là đối với các tín đồ lúc nào cũng được hoan hỷ,quý trọng.
Trang 153 Tinh tấn.
“Tinh” là thuần một thứ, chuyên một việc, không có xen lẫn một thứ gì, một việc gì khác vào
“Tấn” là tiến tới mãi không dừng, không gián đoạn hay thối lui
Hai chữ này nói theo nghĩa thông thường là siêng năng, chuyên cần tu tập để tiến tới con đường Đạo.Người sống tiêu cực, uể oải, không tinh tấn, dù trẻ tuổi và khỏe mạnh, vẫn lười biếng
và có tinh thần suy nhược, những người như thế không có trí tuệ để ngộ đạo
Trang 16Ví dụ:
Người làm ruộng dù khỏe mạnh
mà không siêng năng cày cấy, bón phân tát nước, thức khuya dậy sớm, lo lắng mọi việc, thì đến mùa lúa, chắc chắn sẽ bị thất bại Cũng như người đi buôn bán, không siêng năng thức khuya dậy sớm, mua tảo bán tần, thì
sẽ bị lỗ vốn, dẫn đến mắc nợ, nên phải thế chấp của cải…
Trang 17Tinh tấn gồm:
- Tinh tấn ngăn các điều ác đừng sinh Nghĩa là các điều ác từ trước đến giờ mình chưa làm đến, thì từ nay về sau cũng phải tinh tấn không cho nó phát sinh thêm nữa.
Ví dụ: từ trước đến giờ, ta không hề sát sinh hại vật, trộm cắp, nói lời dối trá và cờ bạc rượu chè v.v thì từ đấy về sau ta cũng phải tinh tấn thêm lên, cố gắng giữ gìn cho đừng sinh ra nữa.
Trang 18- Tinh tấn diệt cho mau các điều ác đã sinh Nghĩa là các điều ác mình đã làm rồi, thì phải tinh tấn diêt trừ cho nhanh.
Ví dụ: Ta lỡ giận giữ kiêu căng với người khác thì nay ta phải tinh tấn đừng cho nó tăng trưởng thêm nữa mà phải diệt trừ cho nhanh
- Tinh tấn làm cho điều lành phát sinh Nghĩa là từ trước đến nay có những điều lành ta chưa thực hiện được, thì nay ta phải tinh tấn để thể hiện nó ra trong hành động.
Ví dụ: Từ trước đến giờ ta chưa làm việc
từ thiện , chưa giúp đỡ người nghèo thì từ nay ta phải tinh tấn làm cho các điều này phát sinh
Trang 19- Tinh tấn làm cho các điều lành tăng trưởng Nghĩa là các điều lành
đã được phát sinh rồi thì ta phải lam cho nó tăng trưởng nhiều hơn.
Ví dụ: Ta đã làm những điều thiện rồi thì ta càng phải làm nhiều hơn nữa.
Tinh tấn gồm:Tinh tấn chấp tướng
và tinh tấn không chấp tướng
Trang 204 Nhẫn nhục.
Khái niệm: “Nhẫn” là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt , trái với lòng mình.
“Nhục” là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự trọng của mình Nhẫn nhục ba la mật là nhẫn nhục đến chỗ tột cùng không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế.
Nhẫn nhục gồm: Thân nhẫn ( chịu đựng
về thể xác), khẩu nhẫn và ý nhẫn.
Trang 21Nhẫn nhục cũng có hai phương diện
Thứ nhất là nhẫn nhục có “chấp tướng” Đây là nhẫn nhục vì sợ quyền thế,
vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chua trả thù được, hoặc mong cầu được người ta khen hay được chức trọng quyền cao; vì khinh bỉ đối thủ Nhẫn nhục như thế là vì còn do dục vọng “tham, sân, si, và mạn” thúc đẩy.
Thứ hai là nhẫn nhục “không chấp tướng” đây là nhẫn nhục do ý muốn diệt trừ lòng sân hận, kiêu mạn, tham lam
Trang 225 Trí tuệ.
Trí tuệ là gì? "Trí" phiên âm chữ phạn là Phã na;
"Tuệ" phiên âm chữ Phạn là Bát nhã "Trí" có nghĩa là
quyết đoán; "Tuệ" có nghĩa là giản trạch Tự điển Phật học Trung Hoa định nghĩa như sau: "Trí là biết Tục đế và Tuệ là thông hiểu Chân đế"
Trí tuệ ở đây là trí tuệ của đạo phật chứ không phải
là trí tuệ phổ thông thường dùng trong các sự học hỏi hiểu biết, suy luận hằng ngày trong đời.
Theo triết học phật giáo, khả năng nhận thức có hai loại: hiện lượng và tỷ lương.
Đứng về phương diện tính chất đạo phật chia trí tuệ ra
làm hai loại lớn là: căn bản trí và hậu đắc trí
Trang 23LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐƯỢC TRÍ TUỆ?
Muốn có được trí tuệ, đức Phật chế ra nhiều pháp tu Trong số nhiều pháp tu ấy thì "Văn, Tư Tu"
và "Giới, Định, Tuệ" là những pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất
Văn tuệ: là tuệ do tai nghe âm thanh,mắt thấy âm tự của phật hay qua các kinh điển mà hiểu được chân lý
Tư tuệ: là tuệ do trí suy nghĩ, tìm tòi rõ được nghĩa lý hiểu được sự thật
Tu tuệ: là tuệ do tu hành thể nghiệm và thể nhập chân lý mà giác ngộ, chứng được sự thật.
Trang 24Văn, tư, tu rất tương quan mật thiết với nhau, ba môn khuyết một không được.
Giới: là lời răn dạy của phật.
Định: là thiền định, giữ cho tâm lý không loạn động Tuệ: là sự phát chiếu của trí sau khi đã tẩy sạch phiền não và vô minh.
Giới, định, tuệ tương quan mật thiết với nhau: do trì giới mà thân tâm không loạn, do thân tâm không loạn động mà tâm trí được định, tâm trí khi đã định thì trí tuệ phát triển.ngược lại trí tuệ phát chiếu thì tâm dễ định, tâm đã định thì trì giới không khó khăn.
Trang 25CHỨC NĂNG CỦA TRÍ TUỆ
- Dứt trừ phiền não: Phiền não là do mê lầm phát sinh
Khi trí huệ đã có thì mê lầm phải mất, như khi ánh sáng phát ra thì bóng tối tất phải tan biến Mê lầm đã mất thì phiền não tất
không còn phát sinh nữa.
- Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô minh che khuất, như
màn sương sớm che phủ cảnh vật, nay trí tuệ phát chiếu vào sự vật, chẳng khác gì khi ánh sáng mặt trời lên, thì màn sương ất
phải tan biến, lúc bấy giờ thực tướng thực tánh của sự vật được lộ bày như thật.
- Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh phủ lấp, ngăn che thì
ta với người, ta với vật tưởng như riêng biệt, sai khác Nay nhờ trí huệ soi sáng, thấy rõ được tâm cảnh đều chơn không, nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.
Trang 266 Thiền định.
Là tu tập bằng phương pháp tập trung tư tưởng, tâm trí vào một đối tượng duy nhất, không cho tán loạn,
để tâm trí được vắng lặng và mạnh
mẽ, hầu quan sát và suy xét một vấn
đề cho đến cùng cực và do đó nghiệm ra một chân lý.
Trang 27Tâm có định thì chí mới sáng suốt để suy nghĩ và tìm tòi thật được sâu xa.
Tu tập thiền định có nhiều kết quả tốt đẹp như giữ được tâm từ bi, thương yêu chúng sinh; các phiền não tham, sân, si, không còn phát sinh nữa; giữ gìn được các giác quan không cho sắc,thanh, hương, vị, xúc lay động; vui vẻ lạc thú; xa lìa được ái dục; chứng được chân không, cởi mở được tất cả những dây trói buộc sự giải thoát, khai phát được trí tuệ vô lượng và an trú trong cảnh giới của chu phật.
Trang 28Lục độ có công năng như một chiếc
thuyền, đưa mình từ bờ bên này, bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia, bờ giác ngộ của chư Phật.