1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tôn giáo học đại cương: Tam độc tham, sân , si

24 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

2-Biểu hiện của tam độc• SÂN :là cơn giận giữ nóng nẩy thù hận khi không vừa lòng,không được như ý muốn của mình • Sở dĩ sân sinh khởi là lòng yêu thích “cái ta”hay “cái của ta”... II-NỘ

Trang 1

GD

Trang 2

CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH: TAM ĐỘC: THAM, SÂN, SI

Trang 3

NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH GỒM:

I-KHÁI QUÁT VỀ TAM ĐỘC

II-NỘI DUNG

1-Khái niệm tam độc

2-Biểu hiện của tam độc

3-Tác hại của tam độc

4-Các giải pháp loại trừ tam độc

III-KẾT LUẬN

Trang 4

I-KHÁI QUÁT VỀ TAM ĐỘC

bất hạnh và phiền não ưu tư cho con

người, nó có thể tồn tại trong hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của mỗi con người ở

đâu có tam độc tồn tại thì cuộc sống riêng hay chung ở đó đều trở nên xấu xa đau khổ, do vậy cần phải ‘’đốn ngã’’ tam độc con người mới được giải thoát

Trang 5

II-Nội dung

1-Khái niệm tam độc:

Hình tướng tam độc: Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si,Tham,Sân.

THAM

“Tham” là tham lam Ham muốn thái quá Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… SÂN

“Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa

lòng, không được thỏa thích như ý muốn

Si

“Si” là si mê, vô minh, ngu tối

Trang 6

2-Biểu hiện của tam độc

quá,đắm say,thích thú muốn có nhiếu

những thứ mình ưa thích như tiền tài,sắc đẹp,danh vọng

Ở đời có 5 thứ mà con ngươi ta ham muốn nhất là tiền tài,sắc đẹp,danh

vọng,ăn uống,ngủ nghỉ

Trang 7

2-Biểu hiện của tam độc

• SÂN :là cơn giận giữ nóng nẩy thù hận khi không vừa lòng,không được như ý muốn của mình

• Sở dĩ sân sinh khởi là lòng yêu thích “cái ta”hay “cái của ta”

Trang 8

2-Biểu hiện của tam độc

• SI là si mê,vô minh,ngu dốt.Người vô minh thường không sáng suốt,không suy xét

hiểu biết đúng lẽ phải,đúng sự thật để

phán đoán hay dở,tốt xấu lợi hại…

Trang 9

II-Nội dung

3-Tác hại của tham:

khiến cho con người ta nên dấy

khởi lòng tham sống lâu, tham

của cải, tham danh vọng…dẫn tới thù hận,ghen ghét,đố kị.

Trang 10

II-NỘI DUNG

3-Tác hại của tham:

Ham sống lâu là ham muốn thân mình

sống mãi không chết, người ta coi cái chết

là một mối họa lớn của con người Vì sợ chết nên người ta luôn luôn tránh né tiếng chết Có những người mang thân sống

một cách khổ đau đen tối.chỉ có sợ chết

mà không biết đường tránh, đây là nỗi khổ tuyệt vọng của con người

Trang 11

II-NỘI DUNG

3-Tác hại của tham:

ham của cải khiến người ta phải tranh đua giành giật với nhau Đã là giành giật thì có kẻ

được người mất, kẻ được vui cười thì người

mất tức tối Vì thế người được càng nhiều thì

thù hận càng lắm và người ta càng lấn dẫm đạp trên sinh mạng kẻ khác.

ham danh vọng khiến con người dán mắt

vào đó không biết mỏi Đuổi bắt danh vọng, như những đứa bé đuổi bắt bóng và chuốc lấy sự

mệt mỏi

Trang 12

II-NỘI DUNG

3-Tác hại của tham:

Ham mê sắc dục khiến người ta đuổi theo sắc dục không khi nào biết chán, như người

khát uống nước muối càng uống càng khát Nó mang họa hại cho bản thân chóng tàn cỗi, lại

thêm nhiều sầu thảm khổ đau Đam mê sắc dục

là người tự phá hoại sinh mạng của chính mình.

ham muốn nhàn rỗi thảnh thơi sẽ khiến kẻ

đó tự chuốc bệnh hoạn vào thân và trở thành vô ích đối với xã hội.

Trang 13

II-NỘI DUNG

3-Tác hại của sân:

Sân khiến con người ta nghe nói trái tai, họ nổi giận, mà ghìm ở trong lòng Lòng sân này thầm lặng mà ác độc vô kể, vì đối phương không biết được để ngừa đón.Thế nên sân là mối hiểm họa cho mình cho người, mọi khổ đau trong đời này đến muôn kiếp đều do sân gây ra hiểm nguy

họa hại trong đời sống của chúng ta đều do sân mang lại

Trang 14

II-NỘI DUNG

3-Tác hại của si:

Si khiến người ta không biết đúng lẽ thật giả,

không nhận ra phải trái, không thấy được tà

chánh, ngu tối mờ mịt là tướng trạng của Si Cái

si mê căn bản nhất là nhận lầm thân giả dối làm cái ta chân thật, tâm sanh diệt làm cái ta vĩnh

cửu Nơi ta đã nhận lầm thì đối tất cả đều lầm, phát sanh bao nhiêu thứ tội lỗi về sau đều gốc

từ cái lầm này mà ra.

Trang 15

4-Các giải pháp loại trừ tam độc

Trừ tam độc, chúng ta phải nhắm thẳng vào gốc của nó mà diệt Gốc của nó tức là si, nên

phương pháp trừ nó phải là trí tuệ

Trang 16

4-Các giải pháp loại trừ tam độc

1-Quán vô thường:

Bởi do si mê chấp thân này là thật và cuộc sống lâu dài, nên dấy khởi lòng tham sống lâu, tham của cải, tham danh vọng Ở

đây chúng ta dùng trí tuệ nhìn về thời gian lúc trước khi ta sinh ra xem thân này quả thật sống lâu dài hay không? Như thế,

chúng ta kết luận mạng người sống bao

lâu, mà phải tham lam đủ thứ…

Trang 17

4-Các giải pháp loại trừ tam độc

1-Quán vô thường

Càng xét nét chúng ta càng thấy thân này thật quá mỏng manh, trúng gió cũng có thể chết, dẫm chân lên con rắn độc bị cắn cũng có thể chết, đi đường sẩy chân ngã

cũng có thể chết…

sự còn mất của thân này quá nhanh Phút giây nào còn sống là biết nó sống, phút giây khác không chắc nó lại còn nên mới nói thân này là vô thường Đã thấy thân

mỏng manh như vậy thì sự tham lam cho thân còn có

giá trị gì Do trí tuệ thấy đúng như thật thân này vô

thường, mọi sự tham lam theo đó được dừng, lòng sân hận cũng dần tan biến

Những suy tư nghĩ tưởng của tâm thức cũng đổi thay

từng giây phút Chúng thay hình đổi dạng luôn luôn nên cũng thuộc vô thường

Trang 18

4-Các giải pháp loại trừ tam độc

2-Quán duyên sanh:

Si mê chấp thân này là thật, chúng ta hãy dùng trí tuệ đứng về mặt không gian xem xét xem có đúng hay không? Từ tinh cha huyết mẹ cộng với thần thức hòa hợp

thành bào thai, khi ra khỏi lòng mẹ phải nhờ tứ đại bên ngoài nuôi dưỡng bồi bô thân này mới sinh trưởng Thế là do hòa hợp mà có thân, cũng do hòa hợp được sinh trưởng Đã là duyên hợp thì không phải một thể, chỉ là hợp tướng từ duyên sinh

Trang 19

4-Các giải pháp loại trừ tam độc

2-Quán duyên sanh :

Như cái nhà là hợp tướng của nhiều duyên,nếu tách các

bộ phận của cái nhà ra thì không có cái gì gọi là cái nhà trong số đó, cái nhà là giả tưởng của nhiều duyên hợp lại Nếu chúng ta chỉ cây cột cũng không phải cái nhà, cây kèo cũng không phải cái nhà…tất cả những thứ đó hợp lại tạm gọi là cái nhà Cái nhà ấy là một giả tưởng

do duyên hợp thành, thân ta cũng thế Mọi sự duyên

hợp đều hư giả, chúng ta tìm đâu cho ra lẽ thật của thân này Trên cái không thật mà lầm chấp cho là thật quả

thật si mê Thấy rõ thân này duyên hợp không thật là trí tuệ Thấy thân này không thật rồi, còn gì tham lam Đối với thân không tham thì mọi nhu cầu của nó còn có

nghĩa lý gì Thấy thân đúng lẽ thật thì si mê tan tành

tham sân cũng theo đó biến mất.

Trang 20

4-Các giải pháp loại trừ tam độc

2-Quán duyên sanh:

Đến như suy tư nghĩ tưởng thương ghét trong tâm đều

do sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà phát sinh Bản thân của những tâm lý ấy không tự có, do căn trần thức hòa hợp mà sinh Đã do duyên hợp thì không thật thể, cái

không thật mà cố chấp là thật thật quá si mê Dùng trí

tuệ soi thấu những tâm tư theo duyên thay đổi đều là hư giả, chúng ta đã đập tan được cái si mê chấp ngã nơi

nội tâm con người Biết rõ bao nhiêu thứ suy nghĩ tưởng tượng đều là ảo ảnh, còn gì chấp chặt cái nghĩ mình là đúng, cái tưởng mình là thật nữa Do đó, chúng ta

buông xả mọi vọng tưởng giả dối, sống một đời an lành trong cái bình lặng của tâm tư

Trang 21

III-KẾT LUẬN

Tam độc là cội nguồn đau khổ của chúng

sinh, trừ diệt được nó chúng sinh sẽ hưởng một đời an vui hạnh phúc Khổ vui vốn do chứa chấp tam độc hay tống khứ chúng đi, đây là căn bản của sự tu hành Ba thứ độc này, si là chủ chốt Diệt được si thì hai thứ kia tự biến mất Nhắm thẳng vào gốc mà đốn thì thân và cành đồng

thời ngã theo Si độc là động cơ chính yếu của tam độc, chận đứng được si thì toàn thể tam

độc đều dừng

Trang 22

Việc thực hiện con đường đi ra khỏi “tham, sân, si” luôn luôn được Đức

Phật quan tâm và khuyến khích các đệ tử của Ngài hành trì để từ đó các pháp an lạc được tăng trưởng và các pháp khổ đau

được diệt trừ Nếu ai kiên trì tu tập và trau dồi tâm trí để thoát khỏi vòng phiền não

“tham, sân, si” tất nhiên người ấy sẽ được hoàn toàn được giải thoát

Trang 23

BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM EM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC

Ngày đăng: 18/08/2016, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w