Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC việt nam
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MSC VIỆT NAM 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH MSC Việt Nam 2
1.1.1 Lịch sử hình thành 2
1.1.2 Quá trình phát triển 3
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của công ty TNHH MSC Việt Nam 4
1.2.1 Chức năng 4
1.2.2 Nhiệm vụ 4
1.2.3 Cơ cấu tổ chức 5
1.2.4 Công tác quản trị nhân sự 6
1.3 Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012-2014 7
1.4 Tầm quan trọng của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container đối với sự phát triển của công ty 9
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH MSC VIỆT NAM 10
2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam 10
2.1.1 Nhận hỏi hàng và tiến hành đặt chỗ trên tàu 11
2.1.2 Cấp container rỗng, nhận container đã đóng hàng và xếp hàng lên tàu 13
2.1.3 Lập và phát hành B/L 14
2.1.4 Khai báo hải quan và lập các báo cáo cần thiết 16
2.2 Nhận xét về công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam 17
2.2.1 Điểm mạnh 17
2.2.2 Điểm yếu 17
Trang 2GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH MSC VIỆT NAM 19
3.1 Triển vọng phát triển của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biểnbằng container trong giai đoạn 2015-2020 193.1.1 Cơ hội 193.1.2 Thách thức 213.2 Định hướng phát triển nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biểnbằng container của công ty TNHH MSC Việt Nam trong giai đoạn sắp tới 223.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩuđường biển bằng container của công ty TNHH MSC Việt Nam 22
KẾT LUẬN 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 3Chữ viết
ASEAN Association of South East
Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ICD Inland Container Depot Cảng nội địa (cảng khô)
MSC Mediterranean ShippingCompany Công ty Trách nhiệm hữu hạn MSCViệt Nam
SI Shipping Instruction Hướng dẫn gửi hàng (hướng dẫn làm
vận đơn)TEU Twenty-foot equivalent unit Container 20 feet
USD United States dollar Đồng đô-la Mỹ
Trang 4Tên bảng biểu, sơ đồ Tran g
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MSC Việt Nam 5Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012-2014 7Bảng 1.2 Tỷ trọng doanh thu từ nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam 10
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam, một đất nước đang phát triển, cùng với xu thế hội nhập vào nềnkinh tế thế giới, nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa là rất lớn Hiện nay, vậnchuyển bằng đường biển chiếm tới gần 90% tổng nhu cầu vận tải hàng hóa xuấtnhập khẩu của Việt Nam, chủ yếu là vận chuyển hàng hóa đóng trong container.Những doanh nghiệp với số lượng đơn hàng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều,không thể tự mình thực hiện mọi việc trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa Do
đó, nghiệp vụ giao nhận ra đời và phát triển nở rộ như hiện nay
Là một sinh viên năm 3 chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, hiểu biết quy trìnhgiao nhận hàng hóa là điều hết sức cần thiết Trong khoảng thời gian từ 01/06/2015đến 20/06/2015, tác giả có cơ hội thực tập và tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóatại công ty TNHH MSC Việt Nam – đại lý của hãng tàu container MSC Thụy Sỹ
Do đó, tác giả chọn đề tài “Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam”,
với mục đích mang đến cái nhìn chi tiết về quy trình giao nhận hàng hóa của MSC
và đề ra một số giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượngquy trình nghiệp vụ tại công ty
Kết cấu đề tài gồm 03 chương:
- Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH MSC Việt Nam
- Chương 2: Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuấtkhẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóaxuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam
Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ môn Nghiệp vụ Trường Đại học Ngoạithương Thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ Hà Hiền Minh và tập thể nhân viên công
ty TNHH MSC Việt Nam, đặc biệt là các nhân viên Phòng chứng từ xuất khẩu đãdành thời gian quý báu và tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả hoàn thành bài báo cáo.Bài báo cáo còn nhiều thiếu sót nên tác giả rất mong nhận được sự góp ý từphía giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiệnNguyễn Đoàn Bích Trâm
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MSC VIỆT NAM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH MSC Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty chính thức thành lập ngày 08/12/2003 do Công ty Cổ phần ContainerViệt Nam Viconship liên doanh với MSC South East Asia Singapore.Trong đó,Viconship góp 29% vốn, còn lại là vốn góp từ MSC Đầu năm 2011, cơ chế nớilỏng của Nhà nước đối với các hãng tàu biển nước ngoài cùng với sự thỏa thuậngiữa MSC và Viconship, hoạt động kinh doanh của MSC gần như tách hẳn rakhỏi Viconship
Công ty TNHH MSC là đại diện của hãng tàu tư nhân MSC Thụy Sỹ tại ViệtNam Hiện nay, MSC là hãng vận tải container đường biển lớn thứ hai trên thế giới(sau A.P.Moller Maersk) và chiếm 13,3% thị phần toàn cầu MSC hoạt động vớimạng lưới rộng khắp trên 200 tuyến vận tải đến 315 cảng biển, có hơn 480 vănphòng tại 150 quốc gia với đội ngũ nhân viên hơn 24.000 người, đội tàu containerlên đến 465 con tàu với tổng sức chứa vào khoảng 2.600.000 TEU mỗi năm, chophép hãng vận chuyển hàng hóa đến hầu hết mọi nơi trên thế giới
Hãng tàu biển MSC do ông Aponte thành lập năm 1970 ở Brussels với duynhất một con tàu cũ tên là Patricia, hoạt động theo mô hình tàu chở hàng không cótuyến cố định Đến cuối năm 2003, hãng tàu này bắt đầu khai thác tại Việt Nam vớimong muốn mở rộng quy mô hoạt động các tuyến vận tải của mình, đáp ứng tốtnhất nhu cầu vận chuyển của khách hàng Tại Việt Nam, ngoài văn phòng chính ởthành phố Hồ Chí Minh, MSC còn có văn phòng nhỏ ở Hà Nội, Hải Phòng và cácnhân viên trực thuộc làm việc ở văn phòng của Viconship tại Đà Nẵng (1 nhânviên) và Quy Nhơn (3 nhân viên) Các văn phòng MSC tại Việt Nam đều trựcthuộc MSC South East Singapore vì đây là văn phòng đại diện khu vực ĐôngNam
Á (gồm 6 nước: Thái Lan, Singapore,ViệtNam, Indonesia, Malaysia, Cambodia).Các thông tin chung về công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH MSC Việt Nam
- Tên giao dịch: MSC VIETNAM COMPANY LIMITED
- Mã số doanh nghiệp – ngày cấp: 0303137370 – 24/12/2003
- Số giấy phép kinh doanh – ngày cấp: 411023000222 – 24/10/2008
Trang 7- Ngày bắt đầu hoạt động: 01/01/2004
- Trụ sở chính: Tầng 10, Tòa nhà Saigon Paragon, số 03 đường Nguyễn LươngBằng, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ website: http://www.mscgva.ch
và cơ cấu tổ chức quy củ, thị phần trên thị trường hiện nay chiếm 30% (đối vớihàng hóa xuất khẩu) và 15% (đối với hàng hóa nhập khẩu)
- Ngày 13/06/2013, 3 hãng tàu lớn nhất thế giới là Maersk Line, MSC vàCMA CMG Group công bố thành lập liên minh dài hạn hoạt động trên tuyến vậntải Đông-Tây, gọi là P3 Network Mục đích của P3 là tăng hiệu quả khai thác vàchất lượng dịch vụ vận tải với việc sử dụng 255 tàu biển (tổng dung tích 2,6 triệuTEU trên 29 tuyến) Tháng 06/2014, liên minh P3 bị từ chối hoạt động ở TrungQuốc và chính thức tan rã
- Tháng 07/2013, công ty TNHH MSC Việt Nam đứng ra thành lập MSCCambodia và trực tiếp quản lý, điều hành
- Tháng 05/2014, trụ sở MSC thành phố Hồ Chí Minh chuyển văn phòng từTầng 2, Tòa nhà D (Phú Mỹ Hưng), số 152 đường Nguyễn Lương Bằng sang trụ
sở mới ở tầng 10, Tòa nhà Saigon Paragon, số 03 đường Nguyễn Lương Bằng,phường Tân Phú, quận 7 Trụ sở mới rộng và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại hơn
- Ngày 10/07/2014, Maersk Line và MSC thông báo thành lập liên minh 2Mvới việc khai thác 185 tàu biển (tổng dung tích 2,1 triệu TEU trên 21 tuyến)
Trang 81.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của công ty TNHH MSC Việt Nam
1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH MSC Việt Nam có chức năng cung cấp dịch vụ vận chuyểnhàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, cụ thể là:
- Đại lý ủy thác quản lý container;
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container;
- Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ quá trình vận chuyển containerhàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh; đồng thời, kết hợp với một số doanh nghiệpkinh doanh các dịch vụ khác có liên quan để phục vụ nhu cầu vận tải của kháchhàng như: kiểm đếm hàng hóa, đóng hàng,…;
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty TNHH MSC Việt Nam có nhiệm vụ:
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, tuân thủ cácchính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoạicủa Nhà nước;
- Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cườngduy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo ra nền tảng phát triển vững chắc và lâudài cho công ty;
- Đẩy mạnh các chiến lược tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác với công
ty trong nước và ngoài nước để khai thác dịch vụ; thực hiện đầy đủ các cam kếttrong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hóa, hợp đồng hợp tác… với các tổchức, các thành phần kinh tế; duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin
và uy tín cho khách hàng;
- Nâng cao trình độ cho nhân viên bằng cách trao đổi và đào tạo thường xuyêncho nhân viên về nghiệp vụ giao nhận trong và ngoài nước; luôn quan tâm, chăm logiải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường làm việc của công ty;
- Tạo mối quan hệ tốt với các hãng tàu khác, Hải quan, các cảng biển,…nhằm tranh thủ sự ưu đãi của họ để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho công tytrong hoạt động kinh doanh
Trang 9- Lập, chỉnh sửa và phát hành chứng từ xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là B/L;
- Lập và phát hành các giấy tờ khác có liên quan (bản kê khai hàng hóa khi thịtrường nhập khẩu có yêu cầu đặc biệt, các loại giấy chứng nhận của hãng tàu,…);
- Tư vấn các vấn đề có liên quan đến chứng từ xuất khẩu hàng hóa;
- Thông báo với khách hàng các khoản phí còn tồn đọng và các khoản tiềnphạt phát sinh do khách hàng không thực hiện đúng quy định của hãng tàu;
- Hỗ trợ các văn phòng khác tại Việt Nam lập và kiểm tra chứng từ xuất khẩu;
- Lập các báo cáo hằng ngày về công việc nhằm theo dõi, thống kê và lưu trữ;
- Lập và gửi báo cáo về hàng hóa cho MSC South East Singapore và các đại
lý, cảng chuyển tải, cảng đích trên phạm vi toàn cầu có liên quan trong quá trìnhvận chuyển lô hàng;
- Khai báo với Tổng Cục Hải quan qua website Cổng Thông tin một cửa quốcgia https://vnsw.gov.vn
Trong thời gian thực tập tại phòng chứng từ xuất khẩu, sinh viên được cácnhân viên trong phòng hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện các nhiệm vụ kểtrên, từ việc thao tác trên máy tính đến việc in ấn các chứng từ, văn bản, giao tiếpvới khách hàng Các vấn đề phát sinh của lô hàng và cách giải quyết tình huốngcũng được nhân viên diễn giải với sinh viên
Ngoài ra, một số phòng ban chính khác phụ trách các công việc như sau:
Giám đốc
Mr Boris CohenPhòng thương mại
hàng
Phòng kinh doanh
Phòng chứng
từ xuất khẩu
Phòng tài chính
- kế toán
Phòng quản trị nhân sự
Phòng
hệ thống
và công nghệ thông tin
Phòng Logis-tics
Phòng khai thác tàu
Trang 10- Phòng dịch vụ khách hàng: nhận Booking Request; kiểm tra chỗ trên tàu vàbáo với khách hàng; theo dõi lộ trình của tàu và cập nhật cho khách hàng về hànhtrình lô hàng; liên hệ với các công ty khác để cung cấp dịch vụ mà công ty chưa thểđáp ứng như kiểm đếm hàng cà phê, đóng hàng nông sản,…; thiết lập mối quan hệtốt với khách hàng và nắm bắt nhu cầu của họ;
- Phòng kinh doanh: giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như bảo vệquyền lợi cho các khách hàng lớn thân thiết, tiếp cận khách hàng tiềm năng, tìmkiếm khách hàng mới, chịu trách nhiệm về giá cả;
- Phòng tài chính – kế toán: theo dõi và thực hiện các khoản thu chi, quản lýngân sách, thông tin cho các phòng ban về tình hình thanh toán các khoản phí củakhách hàng, thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước;
- Phòng Logistics: quản lý các vấn đề liên quan đến container, lập lệnh cấpcontainer rỗng, thông tin với các phòng ban khác về tình hình container
1.2.4 Công tác quản trị nhân sự
Công ty hiện nay có 110 nhân viên Các nhân viên làm việc tại văn phòng đều
có trình độ đại học, có khả năng sử dụng tiếng anh thành thạo và trình độ tin học tốt
Số lượng nhân viên và trình độ như vậy đáp ứng tốt nhu cầu công việc hiện tại
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, công nghệ được MSC ưu tiên đầu tư Mỗinhân viên được trang bị từ 1-2 máy vi tính để đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc.Hiện nay, MSC sử dụng hệ thống mạng nội bộ để quản lý việc vận chuyển hànghóa, cùng với một phần mềm chuyên dụng hiện đại do các kỹ sư tại Ấn Độ viết vàđược nâng cấp liên tục Chương trình này có tên gọi là IBOX
Đa số nhân viên trẻ, khoảng từ 22 đến 35 tuổi Đội ngũ nhân viên nhiệt tình,ham học hỏi, chịu được áp lực công việc và tinh thần làm việc tích cực
Chế độ lương thưởng khá tốt, cụ thể:
- Nhân viên ngắn hạn 6 tháng: 7-8 triệu đồng/tháng;
- Nhân viên chính thức: 9 triệu/tháng;
- Chế độ tăng lương hằng năm từ 10-15%;
- Tất cả nhân viên đều được nhận thưởng lương tháng 13 và 14;
- Thưởng 3,5 triệu đồng/nhân viên vào tất cả các ngày lễ lớn trong năm (như30/04, 01/05, 02/09,…);
Trang 11- Chế độ bảo hiểm 1.000 USD/nhân viên/năm (hỗ trợ khám răng 400 USD).Công ty có 3 phòng họp với sức chứa khác nhau để phù hợp với nhu cầu củacác phòng ban trong công ty.
Công ty có một phòng ăn cho nhân viên với thiết kế đẹp mắt và trang bị đầy
đủ thiết bị như tủ lạnh, lò vi sóng,…tạo tiện nghi cho nhân viên cũng như môitrường làm việc chuyên nghiệp Tuy nhiên, công ty không có chỗ nghỉ trưa riêngnên nhân viên đều phải nghỉ trưa tại chỗ làm việc của mình
Hằng năm, công ty thường tổ chức một chuyến đi chơi xa vào mùa hè, kết hợpvới hoạt động đội nhóm cho tất cả nhân viên công ty có dịp vui chơi, cơ hội hiểunhau hơn và góp phần tạo không khí làm việc vui vẻ Ngoài ra, công ty còn tổ chứcgặp mặt các phòng ban ở các văn phòng trên cả nước nhằm giao lưu và học hỏi.Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của công ty tuy nhiều phòng ban nhưng hợp lý vàcông việc được phân chia cụ thể, chuyên môn hóa Công tác quản trị nhân sự tốt và
đa phần nhân viên đều hài lòng với chính sách của công ty
1.3 Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012-2014
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh 2013/2012
So sánh 2014/2013
Doanh
thu 398.854 460.952 559.012 62.098 115,57 98.060 121,27Chi phí 195.438 226.573 270.819 31.135 115,93 44.246 119,53Lợi
nhuận 203.416 234.379 288.193 30.963 115,22 53.814 122,96
(Nguồn: Các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Năm 2012: Hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt khi đạt doanh thu là398.853 triệu đồng Công ty đã lập 40.141 B/L cho khách hàng Chi phí chiếm gần49% so với doanh thu Trong năm này, công ty cũng tốn một khoản chi phí khi bắtđầu có sự cải tổ về nhân viên Công ty khắt khe hơn trong việc tuyển chọn nhânviên mới, nhằm hướng tới tương lai xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng
Trang 12cao, giúp tăng hiệu quả hoạt động của công ty Kết quả lợi nhuận thu được là203.416 triệu đồng.
Năm 2013: Doanh thu tăng 15,57% và chi phí tăng 15,93% so với năm 2012.Công ty nhận 130.223 container hàng xuất khẩu và lập 43.103 B/L cho khách hàng.Đây là con số khá lớn Công ty giai đoạn này có lượng khách hàng ổn định và cóquan hệ tốt với nhiều khách hàng, do đó doanh thu hằng năm đều tăng Tuy nhiên,tình hình khủng hoảng nợ công Châu Âu đầu năm 2010 có phần ảnh hưởng tới tìnhhình kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn 2010-2013, tuy năm 2013 nền kinh tếViệt Nam có sự phục hồi nhưng không đáng kể, nhu cầu xuất khẩu vẫn tiếp tụcgiảm, giảm khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển Điều này dẫn đến doanhthu có tăng nhưng không nhiều Trong khi đó, giá xăng dầu thường xuyên tăng caonên cước phí chưa kịp điều chỉnh Hơn nữa, giai đoạn này công ty lại đang đầu tưvào việc phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động (tuyển thêmnhiều nhân sự, đầu tư trang thiết bị, ) nên chi phí tăng lên tương đối Việc công tyđứng ra mở thêm MSC Cambodia cũng làm tăng đáng kể chi phí trong năm này.Kết quả là lợi nhuận công ty có tăng nhưng chỉ tăng 15,22% so với năm 2012
Năm 2014: doanh thu tăng 21,27% và chi phí tăng 19,53% so với năm 2013.Công ty nhận 136.630 container hàng xuất và lập 44.695 B/L cho khách hàng Lúcnày, công ty vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ về chất lượng và quy mô, khôngchỉ lượng khách hàng tăng mạnh mà khối lượng vận chuyển đối với mỗi đơn hàngcũng tăng Việc cải tổ nhân viên từ năm 2012 phát huy hiệu quả mạnh mẽ khi năngsuất làm việc ngày càng cao, chất lượng dịch vụ không ngừng được cải thiện Hơnnữa, năm 2014 nền kinh tế nước ta có sự phục hồi, nhu cầu xuất khẩu tăng và nửacuối năm 2014, giá xăng dầu liên tục giảm mạnh, góp phần làm tăng doanh thu đáng
kể Do đó, doanh thu tăng mạnh (21,27%) so với mức tăng năm 2013 (15,57%) Tuynhiên, trong năm 2014 công ty vẫn tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, đặcbiệt tháng 05/2014 công ty đã tốn khoản chi phí lớn cho việc chuyển sang trụ sở mớirộng hơn, đầu tư mạnh vào trang thiết bị (điển hình là đa số mỗi nhân viên đều có 2máy vi tính, phòng in ấn hiện đại) và hướng tới việc tạo môi trường làm việc chuyênnghiệp hơn Vì vậy, mức tăng chi phí (19,53%) nhiều hơn so với mức tăng năm
2013 (15,93%) Kết quả là lợi nhuận công ty tăng (22,96%)
Trang 135 tháng đầu năm 2015, công ty vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt, cụ thể là công tynhận tổng cộng 66.097 container hàng xuất (tăng 22,14% so với cùng kỳ năm trước)
và lập 21.507 B/L cho khách hàng (tăng 19,47% so với cùng kỳ năm trước) Có thểnói, năm 2015 hứa hẹn sẽ là năm phát triển ấn tượng đối với công ty MSC
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty tốt, có hiệu quả và triển vọngphát triển ngày càng tăng Hiện nay, hãng tàu MSC đang chiếm 25% thị phần tại thịtrường Việt Nam và mục tiêu trong tương lai sẽ chiếm lĩnh phần lớn thị trường khi
mà hãng tàu MSC đang có những nỗ lực trong việc trở thành hãng tàu container lớnnhất thế giới tới năm 2017
1.4 Tầm quan trọng của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container đối với sự phát triển của công ty
Bảng 1.2 Tỷ trọng doanh thu từ nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất
khẩu của công ty trong giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Đối với công ty TNHH MSC, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu đóngmột vai trò hết sức quan trọng Số lượng đơn hàng xuất khẩu luôn lớn hơn nhiều sovới số lượng đơn hàng nhập khẩu (điều này cũng thể hiện qua số lượng nhân viên ởphòng chứng từ xuất khẩu là 17 trong khi phòng thương mại nhập khẩu chỉ có 6nhân viên) Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu được thực hiện rất chuyênnghiệp, đem lại lượng khách hàng ngày một tăng, không những giữ chân đượcnhững khách hàng lớn thân thiết (như công ty giao nhận Kuehne + Nagel, DHL,Unilever, Intimex, Louis Dreyfus Commodities,…) mà còn thu hút được nhiềukhách hàng mới Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu giữ vị trí then chốt trongviệc tạo ra doanh thu cho công ty; cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ trọng vềdoanh thu từ nghiệp vụ giao nhận hàng xuất chiếm phần lớn so với tổng doanh thucủa công ty Tỷ trọng này có xu hướng tăng lên trong những năm qua (từ 67% năm
Trang 142012 lên 70% năm 2013 và 72% năm 2014) và còn hứa hẹn tiếp tục tăng trưởngtrong tương lai.
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI
CÔNG TY TNHH MSC VIỆT NAM 2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Sơ đồ 2.1 ở trên khái quát các bước trong quy trình thực hiện nghiệp vụ giaonhận hàng hóa xuất khẩu của công ty Sơ đồ được diễn giải cụ thể qua việc thựchiện hợp đồng số 14-880GAC Hợp đồng được thực hiện từ ngày 13/04/2015 đếnngày 04/07/2015 với các thông tin cơ bản như sau:
- Người gửi hàng (Shipper): Công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế UnileverViệt Nam;
Địa chỉ: Lô A2-3 Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, phường Tân An Hội,huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;
- Người nhận hàng (Consignee): Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhânUnilever Châu Á;
Địa chỉ: 20-22 đường Cambridge, Epping – 2121 Sydney, Australia;
Bước 1 nhận hỏi hàng và tiến hành đặt chỗ trên tàu
Bước 2 cấp container rỗng, nhận container đã đóng hàng và xếp hàng lên tàu
Bước 3 lập và phát hành B/L
Bước 4 khai báo hải quan và lập các báo cáo cần thiết
Trang 15- Hàng hóa vận chuyển: nước xả vải Comfort; với tổng số lượng 10.356thùng; tổng khối lượng 56523,12 kilogam; dung tích 200 CBM (Cubic Meter).
2.1.1 Nhận hỏi hàng và tiến hành đặt chỗ trên tàu
Theo quy trình, phòng kinh doanh tìm kiếm các khách hàng mới, khách hàng
tiềm năng cũng như củng cố quan hệ với các khách hàng cũ để nắm bắt nhu cầu vậnchuyển của họ Sau khi tìm kiếm được người gửi hàng, phòng kinh doanh nhận hỏihàng từ người gửi hàng, gửi báo giá và các thỏa thuận về giá cũng như gửi lịch tàucho người gửi hàng Lúc này, sau khi khách hàng đồng ý với các điều khoản về giá
cả sẽ có số hợp đồng (Service Contract number)
Phòng dịch vụ khách hàng tiếp nhận Booking Request từ người gửi hàng,kiểm tra chỗ trên tàu Feeder và tàu mẹ Khách hàng muốn gửi Booking Request choMSC có thể dùng đơn mẫu do MSC cung cấp hoặc đơn của khách hàng, miễn là cóđầy đủ thông tin yêu cầu (người gửi hàng, người nhận hàng, cáng xếp hàng, cảng dỡhàng, điều kiện thanh toán, số lượng container, thông tin sơ lược về hàng hóa) Sau
đó, phòng dịch vụ khách hàng kiểm tra tình hình container với phòng Logistics xem
có đủ container cho lô hàng hay không
Phòng dịch vụ khách hàng đặt chỗ trên tàu và gửi Booking Confirmation chongười gửi hàng; gồm các thông tin cần thiết về tên con tàu (tàu Feeder và tàu mẹ),thời gian dự kiến tàu khởi hành, thời gian dự kiến tàu đến, hạn chót yêu cầu choviệc người gửi hàng gửi SI cho hãng tàu và mang container đã đóng hàng ra bãicontainer,…) Lúc này sẽ có Booking number cho lô hàng
Trên thực tế, bước 1 được diễn ra như sau:
Vì Unilever là đối tác lâu năm của MSC nên phòng kinh doanh không phảitìm kiếm khách hàng mà Unilever sẽ chủ động liên lạc với MSC khi có nhu cầu vậnchuyển hàng hóa Trong toàn bộ hợp đồng này, người gửi hàng là Unilever ViệtNam nhưng người trực tiếp liên lạc với MSC là Unilever Châu Á và Unilever Châu
Á chịu trách nhiệm trong việc liên lạc với Unilever Việt Nam để điều động hànghóa thực hiện theo đúng hợp đồng
Đầu tiên, ngày 10/04/2015, Unilever liên lạc qua email với bộ phận Sales củaphòng kinh doanh để hỏi về việc muốn vận chuyển lô hàng nước xả vải Comfort từViệt Nam đến Australia cho công ty Unilever Châu Á
Trang 16Việc quyết định về giá cả của MSC đều phải thông qua trụ sở MSC Thụy Sỹ,
vì vậy mà bộ phận giá (thuộc phòng kinh doanh) tại MSC Việt Nam thông qua đại
lý khu vực là MSC South East Singapore để yêu cầu cung cấp bảng báo giá đối vớikhách hàng Unilever (trong trường hợp này, Unilever là khách hàng lớn thân thiếtnên được mức giá tốt hơn so với những khách hàng thông thường)
Phụ lục 1 là bảng báo giá MSC South East Singapore gửi cho MSC ViệtNam vào ngày 13/04/2015 Bảng báo giá dành riêng cho Unilever (mã khách hàngcủa Unilever là GG000115) và có hiệu lực từ ngày 16/06/2014 đến ngày30/06/2015 Theo đó, số hợp đồng dịch vụ (Service Contract number) là 14-880GAC Phòng kinh doanh gửi bảng báo giá và lịch tàu tháng 6 (Phụ lục 2) choUnilever
Sau đó, ngày 21/05/2015, Unilever gửi Booking Request (Phụ lục 3) chophòng dịch vụ khách hàng, trong đó yêu cầu thời gian tàu khởi hành vào ngày05/06/2015 Trong trường hợp này, Unilever không dùng đơn mẫu của MSC mà tựdùng đơn của mình để lập Booking Request và Booking Request của Unilver có tiêu
đề là Booking Confirmation, nhưng thật ra đây không phải là xác nhận của hãng tàu
mà chỉ là do khác nhau về cách sử dụng từ ngữ
Phòng dịch vụ khách hàng tiến hành kiểm tra chỗ trên tàu Feeder và tàu mẹ,nhận thấy trên tàu Feeder và tàu mẹ đều còn chỗ trống nên tiến hành đặt chỗ; đồngthời, kiểm tra tình hình container với phòng Logistics và nhận thấy container còn đủcho lô hàng
Cùng ngày 21/05/2015, phòng dịch vụ khách hàng gửi email thông báoBooking Confirmation cho Unilever (Phụ lục 4) với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Booking number: 339LN1517740;
- Tên tàu Feeder: WILLI HS523R;
- Tên tàu mẹ: MSC ASTRID FC525A;
- Thời gian dự kiến tàu khởi hành: 05/06/2015 từ cảng Thành phố Hồ ChíMinh (tức là cảng Hiệp Phước SPCT);
- Thời gian dự kiến tàu đến: 04/07/2015 cảng Sydney;
- 5 container 40 feet;
Trang 17- Hạn chót cho việc mang container đã đóng hàng ra bãi container: 10 giờsáng ngày 03/06/2015;
- Hạn chót cho việc cung cấp SI: 5 giờ chiều ngày 03/06/2015;
- Địa điểm nhận và trả container: ICD Tanamexco
Như vậy, kết hợp với thông tin từ lịch tàu tháng 6, có thể rút ra thông tin nhưsau: Lô hàng của Unilever gồm 5 container 40 feet dự kiến được vận chuyển trêncon tàu Feeder WILLI HS523R từ cảng Hiệp Phước SPCT tại thành phố Hồ ChíMinh vào ngày 05/06/2015 và cập cảng chuyển tải tại Singapore vào ngày08/06/2015 để lên tàu mẹ MSC ASTRID FC525A; sau đó tàu mẹ cập cảng đíchSydney để dỡ hàng vào ngày 04/07/2015
2.1.2 Cấp container rỗng, nhận container đã đóng hàng và xếp hàng lên tàu
Theo quy trình, người gửi hàng chủ động liên lạc với phòng Logistics để
được cấp container rỗng Phòng Logistics phát hành lệnh cấp vỏ container rỗng vàgửi cho người gửi hàng (gồm các thông tin cần thiết về số lượng container, loạicontainer, loại hàng hóa, ghi chú tình trạng container,…) Người gửi hàng có thểđóng hàng ở tại bãi container hoặc tại kho của mình
Phòng khai thác tàu nhận container sau khi người gửi hàng mang container
đã đóng hàng đến nơi yêu cầu vào thời gian quy định của hãng tàu; lúc này, sẽ cócác thông tin về số container, số seal và Packing list
Phòng khai thác tàu lập sơ đồ xếp hàng lên tàu (bay-plan), xếp container lêntàu; sau đó, lập danh sách container hàng xuất (Loading confirmation list hayShipped on board list) và gửi cho các phòng ban trong công ty để đối chiếu khi thựchiện các nghiệp vụ tiếp theo
Trên thực tế, bước 2 được diễn ra như sau:
Ngày 21/05/2015 Unilever liên lạc với phòng Logistics qua emailrelease@msca.com.vn để được cấp container rỗng
Cùng ngày, phòng Logistics phát hành lệnh cấp vỏ container rỗng (số:LN1517740) (Phụ lục 5) cho Unilever Theo đó, Unilever đến ICD Tanamexco đểnhận 5 container 40 feet của MSC với tình trạng container sạch, tốt Ngoài ra, tronglệnh cấp container rỗng còn có thông tin về Closing time (thời gian trễ nhất mà hàngphải được đóng vào container và xếp ở cảng để chờ xếp lên tàu), thuận tiện cho
Trang 18người gửi hàng trong việc thu xếp hàng hóa Trong trường hợp này, Closing time là
10 giờ sáng thứ 4 ngày 03/06/2015 Tức là hàng phải được đóng vào container vàxếp ở cảng để chờ xếp lên tàu trễ nhất là 10 giờ sáng thứ 4 ngày 03/06/2015
Ngày 03/06/2015, Unilever Việt Nam mang container đã đóng hàng đến ICDTanamexco để hạ bãi chờ xuất theo yêu cầu của hãng tàu Lúc này, có các thông tin
về số container, số seal và Packing list như sau:
- Container số MEDU8142494 có số seal FEJ3721908, đã đóng 2335 thùnghàng với tổng khối lượng 12.006,57 kilogam và dung tích 40 CBM;
- Container số GATU8185105 có số seal FEJ3721934, đã đóng 1908 thùnghàng với tổng khối lượng 10.589,40 kilogam và dung tích 40 CBM;
- Container số FCIU8734464 có số seal FEJ3721880, đã đóng 2034 thùnghàng với tổng khối lượng 11.288,70 kilogam và dung tích 40 CBM;
- Container số MSCU7898897 có số seal FEJ3869798, đã đóng 2033 thùnghàng với tổng khối lượng 11.283,15 kilogam và dung tích 40 CBM;
- Container số CLHU8480612 có số seal FEJ3869795, đã đóng 2046 thùnghàng với tổng khối lượng 11.355,30 kilogam và dung tích 40 CBM
MSC không cung cấp các dịch vụ vận chuyển nội địa nên việc vận chuyểncontainer trong đất liền đều do Unilever chịu trách nhiệm Các vấn đề liên quanđếnthủ tục thông quan hàng hóa cũng do Unliver tiến hành
Container được vận chuyển bằng xà lan đến cảng Hiệp Phước SPCT đểchuẩn bị xếp lên tàu Feeder Chi phí vận chuyển Unilever không phải thanh toán
Phòng khai thác tàu chịu trách nhiệm lập sơ đồ xếp hàng lên tàu, xếp hànglên tàu và lập danh sách container hàng xuất rồi gửi cho các phòng ban trong công
ty để đối chiếu khi thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo
2.1.3 Lập và phát hành B/L
Theo quy trình, phòng chứng từ xuất khẩu nhận SI từ người gửi hàng, kiểm
tra thông tin với Booking từ phòng dịch vụ khách hàng để xem có sự khác biệt haykhông, cũng như yêu cầu bổ sung nếu chưa đầy đủ thông tin cần thiết để lập B/L
Sau đó, phòng chứng từ xuất khẩu kiểm tra Shipped on board list vào ngàytàu chạy để xem container của người gửi hàng thực tế đã được lên tàu hay chưa,
Trang 19trường hợp container chưa được lên tàu như thỏa thuận mà phải lên con tàu khácvào thời gian sau đó thì điều chỉnh lại mốc thời gian trên các chứng từ cho phù hợp.
Trường hợp container được lên tàu, phòng tài chính – kế toán kiểm tra xemngười gửi hàng đã đóng đầy đủ các loại phí đã thỏa thuận trong thời hạn hãng tàuyêu cầu hay chưa Theo quy định của MSC, khách hàng phải đóng các loại phí đãthỏa thuận trong vòng 8 ngày kể từ ngày dự kiến tàu khởi hành và thông báo yêucầu thanh toán khi người gửi hàng chưa thanh toán đủ
Phòng chứng từ xuất khẩu lập B/L Draft và gửi cho người gửi hàng kiểm traxác nhận thông tin trong khoảng thời gian mà hãng tàu yêu cầu; sau đó, chỉnh sửaB/L nếu người gửi hàng có yêu cầu
Phòng chứng từ xuất khẩu thông báo với người gửi hàng về việc trễ hạnthanh toán và các khoản phí bị phạt (nếu có)
Khi người gửi hàng đã hoàn thành nhiệm vụ thanh toán với hãng tàu, phòngchứng từ xuất khẩu phát hành B/L cho người gửi hàng Tùy theo yêu cầu của ngườigửi hàng mà B/L được lập và phát hành dưới các hình thức khác nhau MSC cungcấp 3 loại B/L, đó là: Original B/L, Telex Release và Sea waybill Tuy nhiên, thôngthưởng chỉ những khách hàng lớn thân thiết, đối tác làm ăn lâu năm mới được MSCđồng ý phát hành Sea waybill
Phòng dịch vụ khách hàng thông báo những thay đổi về tàu mẹ, lịch tàu mẹ(nếu có), đồng thời cập nhật cho khách hàng tình hình vận chuyển lô hàng
Trên thực tế, bước 3 được diễn ra như sau:
Unilever phải gửi SI cho phòng chứng từ xuất khẩu trong thời hạn quy địnhcủa hãng tàu, chậm nhất là trước 4 giờ chiều ngày trước ngày dự kiến tàu khởi hành
1 ngày, tức là 4 giờ chiều 04/06/2015 Trong trường hợp này, Unilever đã gửi SI(Phụ lục 6) rất sớm vào ngày 02/06/2015 và có yêu cầu mong muốn nhận được B/LDraft trước ngày 06/05/2015 để xác minh lại thông tin Trong SI của mình, Unilevernêu những thông tin về hàng hóa đóng trong từng container, mã HS, số lượng thùngtrong mỗi container, tổng khối lượng và dung tích hàng hóa để làm thông tin cầnthiết cho việc lập B/L
Cước phí cho lô hàng sẽ được thanh toán ở Singapore Thông thường, cướcphí phải được thanh toán trước ở Việt Nam nhưng vì Unilever là khách hàng lớn
Trang 20thân thiết với MSC nên dễ dàng được cho phép thanh toán tại Singapore Đây cũng
là ưu đãi mà MSC dành cho các khách hàng lớn để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài
Phòng chứng từ xuất khẩu nhận SI từ Unilever, kiểm tra thông tin so vớiBooking số 339LN1517740 để xem có sự khác biệt hay không và kiểm tra danhsách container hàng xuất để xem container đã thực xếp lên tàu hay chưa Trongtrường hợp này, thông tin của SI trùng khớp với Booking và không có thiếu sót gì.Đồng thời, 5 container hàng hóa của Unilever cũng đã thực xếp lên tàu
Vào ngày 05/06/2015, hãng tàu có thông báo đổi lịch tàu (Phụ lục 7) đối vớicon tàu WILLI HS523R Theo thông báo này, thay vì tàu Feeder được khởi hànhvào ngày 05/06/2015 thì dời lại khởi hành vào buổi sáng ngày 08/06/2015 vì lí dotắc nghẽn hàng hóa tại cảng chuyển tải Singapore Đồng thời, ngày ghi trên vận đơn
là ngày 08/06/2015
Phòng dịch vụ khách hàng gửi thông báo đổi lịch tàu và lịch tàu mới (Phụ lục8) cho Unilever Theo đó, con tàu WILLI HS523R đến cảng chuyển tải Singaporevào ngày 11/06/2015, lên tàu mẹ và đến cảng đích Sydney vào ngày 04/07/2015
Phòng chứng từ xuất khẩu tiến hành lập B/L Draft với số B/L làMSCUV9953380 (Phụ lục 9) và gửi cho Unilever kiểm tra xác nhận thông tin.Unilever không có yêu cầu thay đổi gì đối với B/L Draft
Phòng chứng từ xuất khẩu phát hành Sea waybill (Phụ lục 10) cho Unilevertheo yêu cầu Vì Unilever là khách hàng lớn nên rất dễ dàng trong việc được hãngtàu phát hành Sea waybill
2.1.4 Khai báo hải quan và lập các báo cáo cần thiết
Theo quy trình, phòng chứng từ xuất khẩu có nhiệm vụ khai báo với Tổng
Cục Hải quan qua website Cổng Thông tin một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vnvào ngày tàu chạy Đồng thời, phòng chứng từ xuất khẩu lập và gửi báo cáo về hànghóa cho MSC South East Singapore và các đại lý, cảng chuyển tải, cảng đích trênphạm vi toàn cầu có liên quan trong quá trình vận chuyển lô hàng
Trên thực tế, bước 4 được diễn ra như sau:
Phòng chứng từ xuất khẩu khai báo với Tổng Cục Hải quan qua websiteCổng Thông tin một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn vào ngày tàu chạy, tức làngày 08/06/2015 Đồng thời, phòng chứng từ xuất khẩu lập và gửi báo cáo về hàng
Trang 21hóa cho MSC South East Singapore Vì ở Australia không yêu cầu phải cung cấpbản kê khai hàng hóa trước khi tàu cập cảng nên phòng chứng từ xuất khẩu trongtrường hợp này không phải gửi báo cáo cho cảng Sydney.
2.2 Nhận xét về công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MSC Việt Nam
2.2.1 Điểm mạnh
Quy trình giao nhận hàng hóa của công ty chặt chẽ, chi tiết trong từng giaiđoạn và chuyên môn hóa cao trong nhiệm vụ giữa các phòng ban, vì là đại lý củahãng tàu biển lớn trên thế giới nên quy trình nghiệp vụ rất quy củ, chính xác, rõràng và nhanh chóng từ khâu nhận hỏi hàng từ khách hàng cho đến khi phát hành B/
L và làm báo cáo cũng như các thủ tục khai báo hải quan Vì vậy nên không cầnphải bổ sung thêm hay lược bỏ bước nào nữa
Nhân viên ở các phòng ban, đặc biệt là phòng dịch vụ khách hàng và chứng
từ xuất khẩu rất thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nhiệt tình giúp đỡ và sẵnsàng tư vấn khi khách hàng gặp trục trặc trong việc thực hiện quy trình Nhờ vậy,công ty duy trì được mối quan hệ tốt với khá nhiều khách hàng lớn (điển hình ở hợpđồng trên là Unilever), quy trình nghiệp vụ đối với các khách hàng này cũng đượcrút ngắn, thao tác nhanh chóng do làm ăn lâu dài dựa trên uy tín của nhau
Một số các hãng tàu lớn khác thực hiện việc chuyên môn hóa bộ phận chứng
từ xuất khẩu, thay vì có phòng chứng từ xuất khẩu tại mỗi đại lý như MSC, họ tổchức nghiệp vụ chứng từ xuất khẩu này tập trung tại văn phòng ở một quốc gia vàvăn phòng đó sẽ đảm nhiệm việc làm vận đơn cho tất cả đơn hàng trên toàn cầu.Đối với MSC, điều này là một lợi thế bởi việc tổ chức như các hãng khác làm mấtthời gian, không thể hỗ trợ kịp thời cho khách hàng, kéo dài quy trình giao nhậnhàng hóa do sự cách biệt về địa lý và có thể khác biệt của ngôn ngữ của người gửihàng và người lập chứng từ Đối với các hãng tàu khác, có thể mất đến 1 ngày đểhoàn tất 1 B/L Nhưng ở MSC, thời gian quy định tối đa cho việc lập 1 B/L chỉ là 4giờ làm việc kể từ khi nhận được SI từ người gửi hàng
Công ty luôn tạo thuận lợi cho khách hàng, như việc người gửi hàng lậpBooking Request thì không cứng nhắc yêu cầu phải sử dụng đơn mẫu của MSC, màkhách hàng có thể tự lập Booking Request miễn là có đủ các thông tin cần thiết
Trang 222.2.2 Điểm yếu
Ở bước 2, MSC yêu cầu khách hàng đến nơi được chỉ định để nhận containerrỗng và mang container đã đóng hàng đến nơi yêu cầu vào thời gian quy định củahãng tàu Việc vận chuyển container trong đất liền hoàn toàn là do chủ hàng chịutrách nhiệm vì MSC không cung cấp dịch vụ này Điều này đôi khi gây khó khănđối với những người gửi hàng do không phải người gửi hàng nào cũng có sẵn xecontainer để vận chuyển, có thể phải thuê mượn bên ngoài gây khó khăn và tốn kémthời gian của người gửi hàng Trong khi các hãng tàu khác như Maersk Line, MitsuiO.S.K Lines,… đều có công ty con riêng biệt chuyên làm dịch vụ Logistics, đảmnhiệm các vấn đề chuyên chở hàng hóa trong đất liền, thủ tục thông quan hàng hóa,
… để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng và có được nhiều nguồn thu lợi nhuậnhơn Có thể nói MSC không có hệ thống vận tải nội địa là một điểm hạn chế đánglưu ý
Cũng ở bước 2, sau khi đã hoàn tất các công việc với phòng dịch vụ kháchhàng, khách hàng phải chủ động tự liên lạc với phòng Logistics qua emailrelease@msca.com.vn để được nhận lệnh cấp container rỗng Điều này gây mấthoàn thiện trong việc hỗ trợ khách hàng của MSC Vì phòng dịch vụ khách hàng vàphòng Logistics cùng là các phòng ban trong công ty, có thể liên lạc được với nhaunhanh chóng qua hệ thống mạng nội bộ Hơn nữa, hai phòng ban này còn được sắpxếp ngồi gần nhau trong văn phòng làm việc
Ở bước 3, đôi khi phải mất giời gian khá lâu lập B/L cho khách hàng do hệthống IBOX thường hay trục trặc Hơn nữa, trong quy trình này, những khách hàngyêu cầu lấy Original B/L thì phải đến trụ sở của công ty để lấy và thông thường sẽmất thời gian chờ đợi hơn là những khách hàng lấy Telex Release hay Sea waybill.Nguyên nhân chủ yếu là do các nhân viên chưa linh động chuẩn bị in sẵn trướcchứng từ, đến khi khách hàng đến mới phát hành Đồng thời, cũng do từ phía kháchhàng không thông báo với hãng tàu trước khi đến lấy chứng từ (hãng tàu quy địnhkhách hàng trước khi đến lấy thông báo với hãng tàu trước 2 giờ đồng hồ) Điều nàydẫn đến bất tiện cho cả hai phía khách hàng và hãng tàu
Nhìn chung, quy trình giao nhận hàng xuất của MSC khá hoàn thiện vớinhiều điểm mạnh Bên cạnh đó, quy trình vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định cần
Trang 23khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của công ty, nhưng cáchạn chế này không ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng nghiệp vụ của công ty MSC.
Trang 24CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG
CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH MSC VIỆT NAM
3.1 Triển vọng phát triển của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container trong giai đoạn 2015-2020
Khác với các doanh nghiệp chỉ chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu hay các hãng tàu biển của Việt Nam (VOSCO, Vinashin Lines,VINAFCO, Vinalines,…), công ty TNHH MSC là đại lý tại Việt Nam của hãng tàubiển container Thụy Sỹ Vì vậy, triển vọng phát triển của nghiệp vụ giao nhận hànghóa xuất khẩu đường biển bằng container đối với công ty MSC có nhiều điểm khácbiệt so với những cơ hội và thách thức của nghiệp vụ này đối với các doanh nghiệpcủa Việt Nam
3.1.1 Cơ hội
Tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới bắt đầu ổn định và phát triểntrở lại, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển Chính sách tỉ giá trong nướcđược điều hành linh hoạt nhưng vẫn ổn định, giúp doanh nghiệp có động lực để tiếnhành các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu Từ đó tạo cơ hội phát triểncho nghiệp vụ giao nhận hàng hóa của Việt Nam nói chung và MSC nói riêng
Hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh theo định hướng phát triểnkinh tế của đất nước, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng hằng năm Cụ thể, từ năm
2012 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 114,57 tỷ USD lên 150,19 tỷ USD vàtốc độ tăng trung bình là 15,8% Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mứcthặng dư 2,14 tỷ USD Hơn nữa, trong nửa đầu của năm 2015, kim ngạch xuất khẩuđạt 77,77 tỷ USD, tăng 9,3% Điều này mở ra cơ hội lớn đối với nghiệp vụ giaonhận hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container vì đó làphương thức chủ yếu để chuyên chở hàng hóa xuất khẩu Với chức năng làm đơngiản hóa quy trình, giảm thiểu rủi ro, chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,tăng chuyên môn hóa trong chuỗi cung ứng, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa,nghiệp vụ giao nhận phát triển rất mạnh mẽ những năm gần đây ở Việt Nam
Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, ký kết nhiều hiệpđịnh thương mại tự do song phương, khu vực và đa phương (Việt Nam – Nhật Bản,
Trang 25Việt Nam – Chi Lê, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Hàn Quốc, ); cũng như đangđàm phán và xem xét nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng khác (ASEAN –Hồng Kông, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam – EU,…) Cộngđồng kinh tế ASEAN cũng chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 Những
sự kiện này đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự lưu thông tự do của hàng hóa giữaViệt Nam với thế giới, mở ra bức tranh lạc quan về sự phát triển của nghiệp vụ giaonhận tại Việt Nam cũng như MSC về cả quy mô và chất lượng Bên cạnh đó, trongnhững năm gần đây, việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp lớnnước ngoài từ nước khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội tốt trong việc xây dựng mộtmạng lưới giao nhận hoạt động hiệu quả
Ngoại thương phát triển kéo theo vận tải biển cũng phát triển và đòi hỏi yêucầu cao hơn đối với các hãng tàu Hiện nay, đội tàu Việt Nam có sức cạnh tranhkém do phần lớn là tàu thế hệ cũ, trọng tải nhỏ, năng lực vận chuyển và uy tínkhông được đánh giá cao trên trường quốc tế Hầu hết các tàu chưa đáp ứng yêu cầu
về an toàn nên chưa thể đưa tàu vào khai thác thường xuyên tại thị trường các nướcphát triển Nghiệp vụ giao nhận của các hãng tàu Việt Nam còn thiếu tính chínhxác, chuyên nghiệp Trong khi đó, các hãng tàu nước ngoài chiếm được lợi thế hơnhẳn khi sở hữu đội tàu đạt tiêu chuẩn, quy trình làm việc và quy trình giao nhậnhàng hóa được tổ chức quy củ, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ giỏi Vì thế, cơ hội pháttriển của hoạt động giao nhận đối với các hãng tàu nước ngoài là hết sức to lớn
Là một hãng tàu biển lớn thứ 2 trên thế giới, MSC không ngoại lệ khi có rấtnhiều lợi thế trong việc cung cấp dịch vụ giao nhận và vận tải biển Công ty cũng có
uy tín khá tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành Đó là điều kiện thuận lợi đểMSC mở rộng tầm ảnh hưởng trong ngành giao nhận hàng hóa ở Việt Nam, khi màhiện nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận tại Việt Nam tuy nhiều về sốlượng nhưng không cao về chất lượng Hiện nay, MSC đang nắm giữ 30% thị phầnhàng xuất và 15% thị phần hàng nhập của Việt Nam Đồng thời, lượng hàng hóa màMSC nhận xuất sang các thị trường trọng điểm của Việt Nam như Châu Âu, Châu
Mỹ là rất lớn và luôn tăng hằng năm Có thể nói, với tình hình các hãng tàu của ViệtNam như hiện nay và vị thế mà MSC có được, MSC có thể nắm bắt cơ hội để chiếmlĩnh thị trường Việt Nam trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển