1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tai chi cục thuế huyên nghĩa đàn

110 1,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 197,02 KB

Nội dung

phản ánh những tồn tại và kiến nghị phương án để hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nơ thuế tại chi cục thuế huyện nghĩa đàn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Hồ Thị Thúy Hiền

Trang 2

MỤC LỤ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ THUẾ, QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về nợ thuế 4

1.1.1 Khái niệm về nợ thuế, quản lý nợ thuế 4

1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế 5

1.1.3 Phân loại nợ thuế 6

1 2 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế 8

1.2.1 Khái niệm và nội dung công tác quản lý nợ thuế 8

1.2.2 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế 8

1.2.3 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế 9

1.2.4 Quy trình quản lý nợ thuế……… 9

1.3 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế 10

1.3.1 Khái niệm và nội dung công tác cưỡng chế nợ thuế 10

1.3.2 Đặc điểm cưỡng chế thuế 11

1.3.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế 12

1.3.4 Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế 13

1.3.5 Quy trình cưỡng chế nợ thuế 13

1.4 Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 15

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế 16

1.5.1 Nhóm yếu tố chủ quan 16

1.5.2 Nhóm yếu tố khách quan 17

Trang 4

1.6 Tầm quan trọng của việc tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nợ vàcưỡng chế nợ thuế trong điều kiện hiện nay 18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNGCHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NGHĨA ĐÀN 222.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tạihuyện Nghĩa Đàn 222.1.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế -xã hội huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An….222.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn 232.2 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn2012-2014 252.3 Thực tiễn công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn huyệnNghĩa Đàn trong giai đoạn 2012-2014 282.3.1 Nắm bắt thực trạng nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn2012-2014 282.3.2 Thực tiễn thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tạiChi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014 442.3.2.1 Thực tiễn thực hiện các biện pháp quản lý nợ thuế tại Chi cục thuếhuyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2014……….46

2.3.2.2 Thực tiễn thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuếhuyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2014……….512.4 Đánh giá chung về thực trạng nợ thuế cùng công tác quản lý nợ vàcưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014 552.4.1 Những mặt đạt được trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tạiChi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014 552.4.2 Những hạn chế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chicục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014 59

Trang 5

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ HOÀN THIỆNCÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤCTHUẾ HUYỆN NGHĨA ĐÀN 653.1 Phương hướng Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn vạch ra cho công tác quản

lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong năm 2015 653.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chicục thuế huyện Nghĩa Đàn 653.2.1.Những giải pháp mang tính nghiệp vụ 653.2.2 Tổ chức phân công công tác trong đội Kiểm tra-quản lý nợ và cưỡngchế nợ thuế một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp với năng lực từng ngườitrong đội 763.2.3 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế

và cưỡng chế nợ thuế 773.2.4 Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của công chứcquản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, hướng tới một đội ngũ cán bộ thuế với tiêuchuẩn "Chuyên nghiệp, Liêm chính và Đổi mới " ……….813.2.5 Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ thuế và các

bộ phận có liên quan khác tại Chi cục trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 843.2.6 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đối với đối tượng nộp thuế 863.2.7 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nợthuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn 873.2.8 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ban ngành để áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế có hiệu quả 87KẾT LUẬN 93TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

NSNN đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội,

an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước Trong các nguồn thu đóng gópvào NSNN tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu quan trọng

và chủ yếu nhất Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổngthu của ngân sách Ở nước ta nếu không tính các khoản từ dầu thô, nguồn thu

từ thuế thường chiếm trên 90% tổng các nguồn thu NSNN trong vòng mộtthập kỷ trở lại đây

Bộ máy nhà nước muốn thực hiện được sự hoạt động của mình một cáchbình thường và ổn định để thưc hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ là quản lýmọi mặt của một quốc gia thì nhất thiết phải có nguồn ngân sách đảm bảo Do

đó, thuế với vai trò là nguồn thu chủ yếu của NSNN, để có nguồn ngân sáchđảm bảo thì phải thu đủ thuế Tuy nhiên trên thực tế xuất phát từ nhiềunguyên nhân, thực trạng nợ thuế nhà nước của người nộp thuế ngày càng tăngvới những diễn biến đáng lo ngại, trở thành một vấn đề nan giải đối vớingành Thuế Tình trạng nợ thuế diễn ra ở khắp các địa phương, ở tất cả nhómđối tượng nộp thuế,tất cả ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh,tất cả các sắc thuếtạo ra áp lực lớn cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Và tại chicục thuế huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An cũng không nằm ngoài thực trạngđó.Trong những năm qua, nợ thuế luôn là vấn đề nổi cộm trong công tác quản

lý thuế tại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn và dành được sự quan tâm đặc biệtcủa Cục thuế tỉnh Nghệ An,của lãnh đạo chi cục, UBND huyện và các tổchức,ban ngành đoàn thể khác trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn Cùng với đó là

sự nỗ lực,quyết tâm của các cán bộ công chức thuế làm công tác quản lý nợ

và cưỡng chế nợ thuế đã làm cho tình trạng nợ thuế trên địa bàn huyện cónhững khởi sắc đáng ghi nhận Tuy nhiên với sự tác động của nhiều yếu tố

Trang 10

cộng với công tác quản lý nợ và cưỡng chế tại chi cục thuế huyện Nghĩa đàncòn nhiều bất cập, thiếu sót nên nợ thuế vẫn đang ở mức báo động và theođánh giá của Cục thuế Nghệ An thì Nghĩa Đàn vẫn nằm trong danh sáchnhững đơn vị nợ thuế cao của tỉnh Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với chicục thuế huyện Nghĩa Đàn là nhanh chóng đưa ra và thực hiện các giải pháphoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Trong quá trình thực tập tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn, nhận thứcđược vấn đề trên cùng kiến thức đã học ở trường, sự giúp đỡ tận tình của cácthầy cô giáo và các cán bộ của Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn, đặc biệt là cácchú, anh, chị tại đội Kiểm tra-quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, em đã đi sâu

nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý nợvà cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn,tỉnh Nghệ An ” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích chính của đề tài là đi nghiên cứu thực trạng của công tác quản

lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn quản lý của Chi cục thuế huyệnNghĩa Đàn, từ đó kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những tồn tại vànâng cao hiệu quả,hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tạiChi cục thuế huyện Nghĩa Đàn

3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế nói chung, công tácquản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nói riêng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, doChi cục thuế huyện Nghĩa Đàn quản lý trong thời gian từ năm 2012-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phântích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá, quy nạp, diễn dịch trên cơ sở vận

Trang 11

dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về nợ thuế, quản lý nợvà cưỡng chế nợ thuế Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn,tỉnh Nghệ An

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nợvà cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn,tỉnh Nghệ An

Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trìnhnghiên cứu không tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung và phươngpháp

Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán

bộ thuế và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NỢ THUẾ,QUẢN LÝ NỢVÀ CƯỠNG CHẾ NỢ

THUẾ 1.1 Những vấn đề cơ bản về nợ thuế

1.1.1 Khái niệm về nợ thuế,quản lý nợ thuế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân choNhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụngcho mục đích công cộng

Khái niệm trên đã thể hiện được tính bắt buộc của hình thức động viênnguồn thu của Nhà nước thông qua thuế.Bên cạnh tính bắt buộc thì hình thứcđộng viên này còn mang tính không hoàn trả trực tiếp và đặc biệt là tính pháp

lý cao Tính pháp lý cao là một trong những đặc trưng quan trọng củathuế,được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi,hình thức vàcác thủ tục,quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như:đối tượngchịu thuế,đối tượng nộp thuế,mức thuế phải nộp,thời hạn cụ thể và những chếtài mang tính cưỡng chế khác.Để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình thìĐTNN phải thực hiện đầy đủ các thủ tục,các bước trong các quy trình pháp lýtrên theo đúng thời hạn quy định Tuy nhiên việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiềnthuế có ảnh hưởng tới lợi ích vật chất của các ĐTNT nên không phải bất cứĐTNT nào cũng nộp thuế vào NSNN theo đúng quy định dẫn đến hành vi nợthuế

Nợ thuế là hiện tượng người nộp thuế không nộp đầy đủ và đúng hạn sốthuế phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế.Để có thể hiểu rõ

về nợ thuế việc phải làm trước hết là làm rõ những khái niệm có liên quan đếnhành vi này

Trang 13

-Số thuế nợ là số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật nhưngchưa nộp vào NSNN.

-Khoản nợ thuế : là số tiền thuế được cơ quan có thẩm quyền xác định tạimột thời điểm theo từng lần phát sinh phải nộp của một NNT tương ứng vớimột khoản thuế nhất định

-Người nợ thuế : là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợcác khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại vănbản quy phạm pháp luật

-Mức nợ thuế : là số tiền thuế còn nợ của người nộp thuế tại một thờiđiểm ở một ngưỡng nào đó khi phân loại nợ thuế

-Tuổi nợ : là khoảng thời gian liên tục tính từ thời điểm bắt đầu nợ phátsinh đến thời điểm khoản nợ đó được CQT thống kê

-Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản nợ thuế: là ngày tiếp theongày hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế

-Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản nợ thuế: là ngày tiếp theongày khoản nợ được nộp vào NSNN, hoặc ngày có hiệu lực thi hành của vănbản xóa nợ, miễn nộp hoặc xử lý bằng hình thức khác

1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế

1.1.2.1 Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến

Như chúng ta biết, trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khácnhau, tuy nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhậpcủa các thể nhân hay pháp nhân trong nền kinh tế Nói cách khác, thuế là mộthình thức phân phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụphải nộp cho Nhà Nước Như vậy, hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đếnlợi ích kinh tế của người nộp thuế Do đó, ở Việt Nam cũng như các nướckhác trên thế giới, người nộp thuế thường có xu hướng trốn hoặc tránh thuế.Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện các nước đang phát triểntrong đó có Việt Nam hiện nay, khi mà nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại

Trang 14

bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của việc nộp thuế,chưa phê phán lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tíchcực cho CQT để thu thuế theo đúng luật định.

1.1.2.2 Nợ thuế quá hạn là hành vi vi phạm pháp luật thuế

Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung doNhà Nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN

Trong các quy định của pháp luật về thuế luôn đề cập đến các vi phạmđiều chỉnh như: mức nộp thuế, người nộp thuế và thời gian phải nộp thuế.Như vậy hành vi nợ thuế quá hạn quy định của pháp luật là hành vi viphạm pháp luật thuế của người nộp thuế bằng cách nộp chậm hoặc không nộp

số tiền thuế phải nộp vào NSNN theo thời hạn quy định của pháp luật thuế

1.1.2.3 Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế

Trốn thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế bằngmọi hình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN còn nợ thuếmới chỉ là hành vi chây ỳ, chậm nộp tiền thuế khi quá hạn nộp theo quy địnhcủa pháp luật Tất nhiên, trong một số trường hợp, việc nợ thuế có thể là mộthành vi nằm trong chuỗi hành vi trốn thuế, chẳng hạn như một số doanhnghiệp cố tình nợ một số tiền thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực hiện nghĩa

vụ nộp thuế

1.1.3 Phân loại nợ thuế

Phân loại nợ thuế là việc phân chia nợ thuế thành những nhóm khácnhau theo những tiêu thức nhất định Việc phân loại nợ thuế theo nhiều tiêuthức giúp CQT nắm bắt sâu sắc đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của cáckhoản thuế nợ để từ đó có các biện pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ có hiệuquả Sau đây là những tiêu thức phân loại nợ thuế chủ yếu

-Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ

Trang 15

Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuếtheo mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế thì nợthuế được phân loại thành: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có khảnăng thu.Phân loại nợ theo tiêu thức này không chỉ giúp CQT có biện pháp đônđốc thu nợ thuế hoặc tổ chức cưỡng chế thuế mà còn có biện pháp xử lý phùhợp,chẳng hạn như khoanh nợ,gia hạn nộp thuế hoặc xóa nợ theo quy định

có kết luận của các bộ phận có liên quan đối với nhóm nợ này

-Căn cứ vào thời gian nợ

Căn cứ vào tiêu thức này,nợ thuế được phân chia thành nợ trong hạn và

nợ quá hạn.Phân loại theo tiêu thức này giúp cán bộ quản lý nợ nắm đượcmức độ nợ quá hạn so với nợ trong hạn là cao hay thấp từ đó đánh giá đượcmức độ nợ thuế tại mỗi thời điểm và có kế hoạch đôn đốc thu hồi nợ quá hạnđồng thời có biện pháp để người nộp thuế nộp số thuế nợ trong hạn đúng hạn

-Căn cứ vào nội dung nợ

Căn cứ vào tiêu thức này,nợ thuế được chia thành nợ thuế phí thôngthường,nợ phạt thuế phí và nợ thuế phí phải nộp sau thanh tra kiểm tra Trongcông tác quản lý việc phân loại nợ theo nôi dung giúp thực hiện đúng trình tựthu thuế khi cưỡng chế thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.Theo đó,tiềnthuế phải được thu trước tiền phạt

-Căn cứ vào đối tượng nợ

Căn cứ vào đối tượng nợ,nợ thuế có thể được phân chia cụ thể thành cácnhóm đối tượng theo tính chất sở hữu,loại hình hoặc đặc điểm tổ chức sản

Trang 16

xuất,kinh doanh…Theo đó,nợ thuế có thể phân chia thành các nhóm sau: nợthuế của doanh nghiệp nhà nước, nợ thuế của doanh nghiệp dân doanh, nợ thuếcủa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nợ thuế của hộ kinh doanh

cá thể, nợ thuế thu nhập của cá nhân, nợ thuế của các đối tượng khác…

Cách phân loại này cho thấy mức độ của từng đối tượng như thế nào qua

đó tìm hiểu nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng nợ thuế của cả nhóm đốitượng.Cách phân loại này cũng giúp CQT đặt trọng tâm vào quản lý nợ thuếcủa những nhóm đối tượng mà có khả năng rủi ro cao trong thu hồi nợ

-Căn cứ vào sắc thuế

Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, nợ thuế được chia thành theo sắcthuế như:Nợ thuế GTGT,nợ thuế TTĐB,nợ thuế xuất nhập khẩu,nợ thuếTNDN,nợ thuế TNCN…

Cách phân loại này cho biết sắc thuế nào có số nợ thuế cao, sắc thuế nào

có số nợ thuế thấp.Qua đó,tìm hiểu những quy định pháp lý và thủ tục hànhchính thu nộp sắc thuế đó đã hợp lý hay chưa,làm cơ sở hoàn thiện pháp luậtthuế và quản lý thuế

1.2.Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế

1.2.1 Khái niệm và nội dung công tác quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và cáckhoản thu khác do CQT quản lý, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số

nợ thuế của người nộp thuế Công tác này gồm có ba nội dung cơ bản sau:Thứ nhất, thống kê và nắm bắt đầy đủ tình hình nợ thuế của NNT, sốthuế phải nộp, số thuế đã nộp của NNT

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua việc phânloại nợ, phân tích các nguyên nhân nợ thuế

Thứ ba, thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và cáckhoản thu khác do CQT quản lý

Trang 17

1.2.2 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế

Thứ nhất, quản lý nợ thuế để quản lý theo dõi tình hình thực hiện nghĩa

vụ của đối tượng nộp thuế, đảm bảo người nộp thuế nộp các khoản thuế đầy

đủ, kịp thời vào NSNN; đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanhcùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào NSNN đúng hạn

Thứ hai, quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu củaNhà Nước, chống thất thoát NSNN Quản lý nợ đảm bảo các chính sách thuếđược thực hiện đúng và triệt để thông qua việc CQT có các tác động, canthiệp kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm thời hạnnộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế

Thứ ba, việc quản lý nợ thuế để đảm bảo CQT có biện pháp thu nợ phùhợp, hiệu quả; mặt khác quản lý nợ là một thước đo để đánh giá hiệu quả củacông tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năngkhác như: thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế

1.2.3.Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, trong quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng thìyêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của công tác này là phải quản lý đầy đủkhông bỏ sót các khoản thu của NSNN Vì vậy, nếu quản lý không chặt chẽ,không bao quát hết các khoản thu của NSNN, khi đó sẽ gây ra khó khăn choviệc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế

Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để CQT có cácbiện pháp quản lý phù hợp Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh việc phân loại

nợ theo các tiêu thức đã trình bày ở phần trên thì các tiêu thức phân loại phảiđược kết hợp với nhau một cách hợp lý; qua đó CQT sẽ đánh giá, xem xét vàđưa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trongtừng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội

Trang 18

Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ kịp thời,tránh thất thu NSNN.Yêu cầu này

là yêu cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ và là mục tiêu của công tácquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trong toàn ngành nói chung và của Chi cụcthuế huyện Nghĩa Đàn nói riêng

1.2.4 Quy trình quản lý nợ thuế

Toàn bộ nội dung và quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cho CQT các cấpđược thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Quy trình quản lý nợ thuế Bước 1:

Lập kế

hoạch thu

nợ

- Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm

- Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm

- Thực hiện chương trình chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm

Bước 2: Thực

hiện quản lý

nợ và xử lý

nợ

- Phân công công chức quản lý nợ

- Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ

- Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ

Trang 19

1.3.Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế

1.3.1 Khái niệm và nội dung công tác cưỡng chế nợ thuế

Nếu đến thời hạn quy định được ghi trong thông báo nợ thuế hoặc trongquyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưng cá nhân hoặc tổ chức viphạm về thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của CQT thì bị bắt buộcphải thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế là việc CQT và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụngcác biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế

Để đảm bảo mục tiêu buộc NNT tuân thủ quyết định hành chính thuế,công tác cưỡng chế thuế có nội dung cơ bản là thông báo cho NNT biết tráchnhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và những hậu quả có thể phải chịu nếukhông thực hiện nghĩa vụ thuế Đồng thời bằng các biện pháp cưỡng chế đểbuộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cưỡng chế chuyển tài sản doNNT đang nắm giữ hoặc tài sản của NNT do bên thức ba nắm giữ vào tayNhà nước để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT

1.3.2 Đặc điểm cưỡng chế thuế

1.3.2.1 Cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế

Cưỡng chế thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối vớinhững người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của CQT nhằmmục đích đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền vào NSNN và góp phần thực hiệncông bằng giữa những người nộp thuế

1.3.2.2 Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế

Cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế màCQT đã triển khai các biện pháp thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số tiền nợ

Trang 20

thuế từ những người nợ thuế Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huyđược vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN.

1.3.2.3 Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa CQT với các cơ quan thi hành pháp luật khác

Khi thực hiện công tác cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối kết hợpgiữa CQT với các cơ quan, ban , nghành chức năng như: Kho bạc, Công an,Viện kiểm sát Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộpthuế, do vậy phải có những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức tráchcủa nhiều cơ quan khác nhau Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa CQT vớicác cơ quan Nhà Nước khác là tất yếu để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả củacưỡng chế thuế

1.3.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế.Cưỡngchế thuế thể hiện tính chất bắt buộc phải tuân thủ bởi quyền lực Nhà nước củathuế Với tính chất như vậy, cưỡng chế thuế có các vai trò quan trọng sau đây:Thứ nhất, cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế,chống thất thu thuế có hiệu quả Bằng các hình thức và biện pháp phù hợp tácđộng đến lợi ích của người nộp thuế buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuếcho Nhà Nước, không để xảy ra tình trạng cố tình dây dưa, chây ỳ không nộpthuế, hoạt động cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế.Khi các khoản thuế và thu khác thuộc NSNN được thu nộp vào NSNN nghĩa

là công tác cưỡng chế thuế đã góp phần chống thất thu thuế cho NSNN

Thứ hai, cưỡng chế thuế đóng vai trò cảnh báo qua đó thúc đẩy sự tuânthủ tự nguyện của người nộp thuế Việc cưỡng chế thuế thành công đối vớinhững đối tượng cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ phát đi mộttín hiệu cảnh báo với chính những đối tượng này rằng, trong tương lai ý đồ cố

Trang 21

tình không tuân thủ của họ sẽ không thực hiện được và còn bị thiệt hại hơn làtuân thủ tự giác Đồng thời, việc cưỡng chế thuế có hiệu quả cũng phát đi mộttín hiệu cho những người nộp thuế khác biết về khả năng không thành côngcủa sự cố tình không tuân thủ Qua đó, cưỡng chế thuế thúc đẩy sự tuân thủ tựnguyện của người nộp thuế.

Thứ ba, cưỡng chế thuế đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luậtthuế.Nếu hai người nộp thuế ở cùng vào một điều kiện và hoàn cảnh như nhaunên số thuế phải nộp của họ là như nhau thì điều này phản ánh phần nào tínhcông bằng của pháp luật thuế một quốc gia Tuy nhiên, khi số thuế phải nộpcủa người này được nộp vào NSNN còn của người khác thì lại không đượcnộp vào NSNN thì nghĩa vụ phải nộp như nhau trở nên vô nghĩa.Chỉ khi nào

số thuế phải nộp như nhau đó đều thực sự được nộp vào NSNN thì mới đảmbảo tính công bằng thực sự của pháp luật thuế.Công tác cưỡng chế thuế cóhiệu quả đảm bảo cho sự công bằng đầy đủ này được thực hiện bằng cáchbuộc những người có nghĩa vụ thuế phải thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không sẽchịu sự trừng phạt của pháp luật

1.3.4 Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế

Công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mụctiêu và phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật NhàNước Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế phải đảmbảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương

Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lýthuế Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì CQT phảiđảm bảo tính hiệu quả cao mà chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu Muốnthực hiện được điều này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định thực hiện

Trang 22

cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thựchiện cưỡng chế như thời gian, địa điểm, hình thức cưỡng chế Bên cạnh đó,CQT cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợpnào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý.

Thứba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của ngườinộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả củapháp luật, đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượngnộp thuế

1.3.5 Quy trình cưỡng chế nợ thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế, nguyên tắc áp dụng các biện phápcưỡng chế thuế là phải áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế, nếu không

đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thứ nhất thì mới áp dụng biện pháp thứ hai

và cứ như thế cho đến hết; không được tùy tiện bỏ qua biện pháp trước để tiếnhành biện pháp sau

Để thực hiện cưỡng chế thuế, CQT hoặc cơ quan Nhà Nước có thẩmquyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhthuế Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm cácnội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết địnhcưỡng chế; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định cưỡng chế; họ tên, nơi

cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do, biện pháp cưỡng chế; thờigian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì thực hiện quyết địnhcưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định;dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế

Quyết định cưỡng chế hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bịcưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việctrước khi thực hiện cưỡng chế ; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho CQTcấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì

Trang 23

quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện.

Quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thờihạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡngchế cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thihành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh trò hoãn được chấm dứt.Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứthiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vàoNSNN Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng

từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN của người bị cưỡng chế có xác nhậncủa Kho bạc Nhà Nước hoặc cơ quan được phép thu thuế, ngân hàng thươngmại, tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế như sau:

1) Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tạikho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản

2) Biện pháp 2: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

3) Biện pháp 3: Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu

4) Biện pháp 4: Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

5) Biện pháp 5: Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quyđịnh của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vàoNSNN

6) Biện pháp 6: Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổchức, cá nhân khác đang giữ

7) Biện pháp 7: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấyphép hành nghề

Trang 24

1.4 Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệtnhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau Công tác quản lý thuếchỉ đạt hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thựchiện thống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịpthời tiền thuế vào NSNN Mối quan hệ này thể hiện qua một số điểm sau:

Quản lý nợ là cơ sở để CQT lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡngchế thuế hiệu quả Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì CQT có thểxác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ Đồng thời, trên cơ sở

đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳnghạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thôngthường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xácđịnh được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chếnhư: trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng nhằm mục đích thu đủ tiềnthuế vào NSNN

Quản lý nợ thuế tốt dẫn đến việc đôn đốc thu nợ của CQT đối với người

nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thườnggiảm Khi số lượng nợ chuyển sang nợ khó thu giảm đi nó sẽ làm cho khốilượng công việc cưỡng chế giảm, dẫn đến chi phí cưỡng chế thuế giảm Đồngthời, đạt được yêu cầu đặt ra là chi phí cưỡng chế thuế thấp nhất mà hiệu quảthu nợ lại là tối đa

Khi công tác cưỡng chế thuế được thực hiện có hiệu quả sẽ trực tiếp làmcho số nợ tiền thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang theo dõi ở CQT cũng sẽgiảm; tạo điều kiện cho CQT tập trung nguồn lực vào các công tác khác như:tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra- kiểm tra.Tóm lại, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác độngqua lại với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao Do

Trang 25

đó, trên thực tế việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũng chính

là để hoàn thiện vào nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phầnnâng cao năng lực quản lý thuế nói chung

1.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chếthuế

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong quá trình thực hiện thường

bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.Sauđây là những yếu tố chủ quan và khách quan chủ yếu nhất có ảnh hưởng tớicông tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ

về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác độngđến công tác quản lý nợ

Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến côngtác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Chính sách, pháp luật phải đồng bộ,phù hợp với tình hình thực tế Trong trường hợp người nộp thuế không có khảnăng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng CQT vẫn phải tính phạt nộp chậm lạicàng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặpnhiều khó khăn Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vàcưỡng chế thuế lại càng không chính xác

Trang 26

Thứ tư, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế vàcưỡng chế thuế Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi sự thành bạicủa quản lý và đây cũng không phải là ngoại lệ.

1.5.2 Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tácquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Giả sử khi tỉ lệ lạm phát tăng cao, Chínhphủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tíndụng cao làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu, đầu vào tăng Điều này sẽlàm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệuquả sản xuất của các doanh nghiệp giảm nhiều và khi đó nhiều doanh nghiệpgặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố ýchậm nộp thuế dù biết sẽ bị phạt chậm nộp từ phía CQT

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với CQT trong công tácquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế rất quan trọng Nếu như các cơ quan chứcnăng không phối hợp hoặc phối hợp kém hiệu quả với CQT để đôn đốc,cưỡng chế nợ thuế sẽ làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởngđến nguồn thu NSNN

Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến côngtác đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế thuế Theo thống kê của các nhà nghiêncứu về thuế khi nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp lật của người nộpthuế thường không cao Do đó ý thức có tác động quan trọng đến hiệu quả củacông tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Giả sử, ý thức tuân thủ, chấphành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình chây ỳ khôngnộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộpthuế sẽ lợi dụng điểm này để áp dụng tính thuế sai, khi CQT phát hiện ra truythu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp

Trang 27

1.6.Tầm quan trọng của việc tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý

nợ và cưỡng chế nợ thuế trong điều kiện hiện nay

Công tác QLN&CCNT là khâu cuối cùng trong hệ thống quản lý thuế,làmột trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theochức năng trong cơ chế tự khai tự nộp Từ thực tế cho thấy khi thực hiện hầuhết bất cứ một quy trình nào thì càng về những khâu cuối cùng càng gặpnhiều khó khăn,thử thách.Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũngkhông nằm ngoài quy luật đó.Đóng vai trò là một khâu cuối cùng trong hệthống quản lý thuế,công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được đánh giá làkhâu khó khăn nhất của công tác Quản lý thuế và là công tác trọng tâm hàngđầu của ngành Thuế.Từ khi Luật quản lý thuế ra đời,khâu cải cách hành chínhthuế được chú trọng tránh gây khó khăn và phiền hà cho người nộp thuế.Đểcho người nộp thuế chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế của mình thì công việc

kê khai đăng ký thuế và kê khai nộp thuế được thực hiện theo cơ chế “Tựtính,tự khai,tự nộp”.Về tự tính,tự khai thì hầu hết người nộp thuế chấp hànhnghiêm chỉnh.Nhưng vấn đề tự nộp thuế theo đúng thời gian quy định trongLuật quản lý thuế thì lại là một vấn đề nan giải,rất nhiều đối tượng nộp thuếkhông thực hiện nộp số thuế đã kê khai cho nhà nước đúng hạn,dẫn đến tìnhtrạng nợ thuế, để lại rất nhiều hậu quả xấu.Cụ thể,nợ thuế gây nhiều hậu quảnghiêm trọng về kinh tế xã hội như:

+ Nợ thuế gây thất thu NSNN

+ Nợ thuế còn gây mất công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trườngkinh doanh không bình đẳng giữa các tổ chức và cá nhân đang kinh doanhtrong việc thực hiện nghĩa vụ thuế

Trang 28

+ Nợ thuế đã tạo ra chi phí không cần thiết đối với xã hội có liên quanđến công tác quản lý thuế, gây mất thời gian, công sức, tiền của cho việcquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

Khi xuất hiện các khoản nợ thuế, đòi hỏi Nhà nước phải có một bộ phậnchuyên đảm nhận chức năng quản lý các khoản nợ thuế đó, hơn nữa cáckhoản nợ thuế này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều sắc thuếkhác nhau, từ nhiều nguyên nhân khác nhau và biện pháp thu hồi cũng khácnhau Do vậy việc quản lý những khoản nợ này rất phức tạp, đòi hỏi tốn kém

về thời gian, tiền của và nhân lực

Có thể nói nợ thuế là một thực trạng phổ biến thường gặp trong công tácquản lý thuế hiện nay,trở thành vấn đề nổi cộm ở hầu hết các địa phương,ởhầu hết các CQT từ cấp Cục cho tới cấp Chi cục.Qua tổng kết đánh giá củangành cho thấy thực trạng nợ thuế tại Việt Nam trong những năm qua cho tớithời điềm hiện tại xuất hiện nhiều con số đáng lưu tâm.Tỷ lệ nợ thuế củangành thuế Việt Nam trong những năm trở lại gần đây từ 7% đến 10% tổngthu nội địa từ dầu.Đây là một tỷ lệ cao so với các nước trên thế giới.Tìnhtrạng nợ thuế tạị Việt Nam diễn biến theo xu hướng cùng với việc tăng số thuthuế thì số nợ thuế cũng gia tăng theo.Trong giai đoạn 5 năm 2004-2008 làgiai đoạn nợ thuế tăng trưởng nhanh,đỉnh điểm là vào năm 2007 và 2008 vớimức tăng trưởng của nợ thuế lần lượt là 44,3% và 87,9%.Những năm của giaiđoạn tiếp theo,cùng với việc thực thi luật quản lý thuế và ban hành riêng quytrình cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã giúp cho công tác quản

lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có nhiều mặt tích cực, song công tác này vẫn cònnhiều hạn chế nhất định như:

-Tỷ lệ nợ thuế trên phạm vi toàn quốc tuy có xu hướng giảm nhưnggiảm khá chậm và không chắc chắn.Số thuế nợ vẫn cao, tỷ lệ nợ thuế so với

Trang 29

số thu thuế vẫn cao hơn thông lệ quốc tế và chưa đạt mục tiêu đề ra là dưới5% /thu ngân sách từ thuế

-Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ dây dưa kéo dài diễn ra hầuhết ở các địa phương,các sắc thuế,nợ thuế của khu vực doanh nghiệp nhànước và doanh nghiệp dân doanh ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữuhiệu để thu nợ

- Một số khoản nợ thuế có tuổi nợ cao,dây dưa kéo dài nhưng chưa cóbiện pháp hiệu quả để thu nợ kịp thời vào NSNN

-Tính hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế,hiệu quả của công tác quản

lý nợ thuế ở một số địa phương còn rất thấp,thậm chí một số địa phương còn

có xu hướng xấu đi

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ thuế có thể liệt kê ra như tình hìnhkinh tế suy thoái,các ĐTNT gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinhdoanh;ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT còn kém;hành lang pháp lýcòn sơ hở,chưa thật sự chặt chẽ tạo cơ hội cho một bộ phận ĐTNT lách luật

và vẫn còn gây phiền hà cho người nộp thuế;trình độ,năng lực,phẩm chất đạođức của các cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếcòn thấp;hệ thống phần mềm ,công cụ phục vụ công tác quản lý còn nhiềuthiếu sót,chưa được hoàn thiện Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay giá dầu thôliên tục giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi, một số nền kinh tế lớn có

xu hướng tăng trưởng chậm lại.Kinh tế trong nước bên cạnh những thời cơthuận lợi cũng còn nhiều khó khăn thách thức.Vấn đề nợ công của Việt Namđang ở mức báo động đòi hỏi phải huy động nguồn lực trong nước một cáchhiệu quả,hạn chế phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài.Do vậy,việc huyđộng,đảm bảo nguồn thu kịp thời cho NSNN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế xã hội,củng cố an ninh quốc phòng và đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụchính trị rất quan trọng.Xét riêng đối với ngành Thuế,trong điều kiện hiện

Trang 30

nay,tình trạng nợ thuế đang diễn biến phức tạp với nhiều nguyên nhân,mức độ

và tính chất khác nhau,nếu không được theo dõi chính xác, quản lý chăt chẽ

và có các biện pháp đôn đốc kịp thời,hiệu quả sẽ không chỉ ảnh hưởng trựctiếp đến nguồn thu của NSNN mà còn như những hậu quả nợ thuế đã đề cập ởtrên còn tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh,làm giảm hiệu lực pháp luật

và làm giảm chất lượng công tác quản lý thu.Do vậy việc tăng cường và hoànthiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là vấn đề cấp bách đặt ra đốivới mỗi Chi cục thuế,Cục thuế,đòi hỏi mỗi Chi cục thuế,Cục thuế phải nỗ lựctrong việc khắc phục những khó khăn đồng thời tìm ra giải pháp cải thiệnthực trạng nợ thuế ở địa bàn quản lý

Trang 31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ

THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NGHĨA ĐÀN

2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tại huyện Nghĩa Đàn

2.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội

Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, là 1 trong 20 đơn vị hành chính củatỉnh Nghệ An, gồm 24 xã và một thị trấn Huyện Nghĩa Đàn nằm phía TâyBắc tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp huyện Như Xuân (Thanh Hoá), phía Namgiáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyệnQuỳ Hợp, và Quỳ Châu Là địa bàn có diện tích khá rộng với tổng diện tích tựnhiên của toàn huyện là 61.775,35 ha và cũng là địa bàn có nhiều tuyến giaothông quan trọng đi qua: Đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 48; Quốc lộ 15A,Đường nối Đông Hồi- Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hoà Ở vị trí nói trên, NghĩaĐàn có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với cácđịa bàn trong và ngoài huyện

Trải qua 130 năm xây dựng và phát triển, Nghĩa Đàn ngày càng khẳngđịnh được vị thế của mình, từ một Nghĩa Đàn “rừng thiêng nước độc” trướcđây đã không ngừng vươn lên và đổi mới để trở thành một vùng đất năngđộng như ngày hôm nay Trong những năm gần đây, nhờ sự dẫn dắt của cáccấp lãnh đạo và sự đồng thuận, quyết tâm của người dân nơi đây đã giúpNghĩa Đàn gặt hái được nhều thành tựu về kinh tế -xã hội Tốc độ tăng trưởngkinh tế tăng từ hơn 10% cuối năm 2008 lên 11,27% năm 2010; tổng giá trị sảnxuất đã tăng 684.850 triệu đồng năm 2008 lên 782.741 triệu đồng vào năm

2010, với tỷ lệ tăng là 14,05% So sánh với giá trị trung bình đạt được tronggiai đoạn 2008-2010, trong năm 2010 tổng giá trị thu được từ nông, lâm, ngư

Trang 32

Chi Cục Trưởng

Đội Hành chính – Quản trị - Tài vụ Ấn chỉ Tổng hợp Dự toán – Kê khai Kế toán thuế - Nghiệp vụ Tuyên truyền Hỗ trợ Đội Kiểm tra – Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuếĐội Trước bạ Thu khác và Thu nhập Cá nhânĐội thuế Phường xã Thị Trấn

nghiệp đạt 439.878 triệu đồng (tăng 7,66%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

và xây dựng cơ bản đạt 201.442 triệu đồng (tăng 33,13% ); thương mại - dịch

vụ đạt 141.421 triệu đồng (tăng 11,86% ); giá trị sản xuất bình quân đầu ngườiđạt 16,4 triệu đồng/ người/ năm; thu ngân sách tăng từ 24.302 triệu đồng(2008) lên 31.000 triệu đồng (năm 2010), vượt 158% kế hoạch Bên cạnhnhững con số nổi bật trên, Nghĩa Đàn còn là huyện đầu tiên trong tỉnh áp dụngcông nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp Năm 2010, huyện được Thủ tướngChính phủ tặng bằng khen về thành tích thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn Trong giai đoạn 2011-2014, Nghĩa Đàn vẫn duytrì được tốc độ tăng trưởng một cách đều đặn mặc dù trong bối cảnh nền kinh

tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn Tính đến cuối năm 2014, tham giavào sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện có 160 doanh nghiệp và hơn 2.800

hộ kinh doanh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn

Tính đến thời điểm hiện tại, tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyệnNghĩa Đàn gồm 35 công chức (trong đó có 14 đồng chí có trình độ đại học, 2đồng chí có trình độ cao đẳng, 15 đồng chí có trình độ trung cấp, 4 đồng chí

có trình độ sơ cấp) gồm 01 đồng chí chi cục trưởng, 2 đồng chí chi cục phó và

5 đội thuế

Sơ đồ 2 :Tổ chức bộ máy hành chính Chi cục Thuế Huyện Nghĩa Đàn

Trang 33

-Ban lãnh đạo chi cục bao gồm:

01 đồng chí Chi cục trưởng:đồng chí Trần Xuân Thịnh.Chi cục trưởngchịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộhoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn

02 đồng chí Phó chi cục trưởng :đồng chí Bùi Ngọc Hùng và đồng chíNguyễn Văn Cừ Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng

và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách,hỗ trợ thammưu trong công tác hoạt động cho Chi cục trưởng Trong đó,đồng chí Hùngphụ trách công tác kiểm tra-quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế,tổng hợp dựtoán,kê khai,kế toán thuế,tuyên truyền hỗ trợ;đồng chí Cừ phục trách hoạtđộng của đội trước bạ,thu khác và thuế thu nhập các nhân và đội thuế phườngxã,thị trấn

- Đội Tổng hợp Dự toán – Kê khai Kế toán Thuế - Nghiệp vụ Tuyên truyền Hỗ trợ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền vềchính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuếquản lý Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế,

xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản

lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sửdụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế

- Kiểm tra - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

+ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giámsát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu tráchnhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế

Trang 34

+ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm viquản lý của Chi cục Thuế

+ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việctuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế; giải quyết khiếunại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của CQT và khiếu nạiliên quan trong nội bộ CQT, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấphành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của CQT, công chức thuế thuộc thẩmquyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế

- Đội Trước bạ - thu khác và Thuế Thu nhập cá nhân:

+ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuếchuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá vềđất, tài sản, tiền thuê đất, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địabàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý

+ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giámsát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuếthu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế

- Đội Hành chính – Quản Trị - Tài vụ - Ấn chỉ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, vănthư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấnchỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý

- Đội thuế Phường xã, thị trấn:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhânnộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuấtkinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cánhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên )

Trang 35

2.2 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2012-2014

Việc tìm hiểu kết quả thực hiện thu NSNN đối với những nguồn thu chịu

sự quản lý của chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn là rất cần thiết,trước hết là giúpđánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Ngành giao cho chicục.Sau đó,dựa vào kết quả thực hiện thu NSNN để đánh giá mức độ nợ thuếtại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn vừa qua này Sau đây lànhững tổng hợp về kết quả thu NSNN của chi cục thuế huyện Nghĩa Đàntrong 3 năm vừa qua 2012-2014

Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN của Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn trong

giai đoạn 2012-2014

Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự toán Thựchiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thựchiện

Tổng thu 23.700 29.459 25.340 44.931 34.360 48.616 Ngoài quốc

Trang 36

Qua bảng trên ta thấy trong 3 năm liên tục : 2012,2013,2014 chi cục thuếhuyện Nghĩa Đàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN, vượt mức dự toánđược giao về cả tổng số thực hiện cũng như số thực hiện từng sắc thuế,phí,lệphí Đặc biệt,trong năm gần đây nhất,năm 2014 số thực hiện thu NSNN củachi cục thuế huyện Nghĩa Đàn đạt mức cao nhất Ngoài việc tất cả các khoảnthu, sắc thuế thu được trong năm 2014 đều hoàn thành vượt dự toán thì hầuhết các khoản thu, sắc thuế thu được tăng so với cùng kỳ,chỉ có 1 số khoảnthấp hơn so với cùng kỳ năm 2013 như:

+ thu từ lệ phí trước bạ đạt gần 6,3 tỷ đồng bằng 96% so với cùng kỳ(nguyên nhân số thu từ trước bạ giảm so cùng kỳ là do năm 2013 có số thu từtrước bạ đối với việc mua sắm ô tô mới của công ty cổ phần sữa TH phát sinhnhiều, nhưng năm 2014 không có)

+ Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 190 triệu đồng giảm 42%

so với cùng kỳ( nguyên nhân giảm là do năm 2013 Chi cục thuế triển khai thuthuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ trên địa bàn cho cả chu kỳ từnăm 2012-2016, nên năm 2014 không phát sinh số thu thuế sử dụng đất phinông nghiệp)

Để đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo cụcthuế Nghệ an, huyện ủy, HĐND-UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ củacác phòng, ban, ngành(Phòng Tài chính –kế hoạch,Phòng Tài nguyên-môitrường, Kho bạc nhà nước huyện Nghĩa Đàn,các Ngân hàng và tổ chức tíndụng,Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ) và chính quyền các xã, thị trấnđối với công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện.Cùng với ý thức chấphành pháp luật thuế của đại bộ phận các tổ chức cá nhân kinh doanh trên địabàn huyện từng bước được nâng cao; sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Chicục và sự đồng lòng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức Chi cục trong việcphấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN năm 2014

Trang 37

Tuy nhiên, năm 2014 tình hình kinh tế của cả nước nói chung và địa bànNghệ An vẫn đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn;các doanh nghiệp SXKD vẫntiếp tục thua lỗ,nên phải ngừng hoạt động hoặc giải thể;thị trường bất độngsản trong năm chưa có gì khởi sắc, các hoạt động kinh doanh bất động sảntrên địa bàn hầu như đóng băng; ý thức chấp hành pháp luật thuế của một sốdoanh nghiệp và hộ kinh doanh chưa nghiêm túc Vì thế đã ảnh hưởng đếnthu NSNN năm 2014 trên địa bàn Huyện.

2.3 Thực tiễn công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2012-2014

2.3.1.Nắm bắt thực trạng nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014

Trước hết để có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng nợ thuế tại Chi cụctrong những năm gần đây ta cần nắm được những số liệu cơ bản nhất như làtổng số thuế nợ tính đến 31/12 hàng năm,tổng số thu ngành thuế giao và tổng

số thu thực hiện được trong năm đã được thể hiện thông qua bảng tổng hợp

nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014 sau đây

Bảng 2.2 Tổng hợp chung về tình trạng nợ thuế tại Chi cục thuế huyện

Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014

Đvt: Triệu đồng

Tổng số thu thuế được giao 23.700 25.340 34.360Tổng số thuế thu được trong năm 29.459 44.931 48.616Tốc độ tăng số thuế thu được (%) 52,52 8,2Tổng nợ thuế tính đến 31/12 8.454 8.510 7.697

Trang 38

Qua bảng trên ta thấy tổng nợ thuế tính đến 31/12/2012 là 8.454 triệuđồng, con số này tính đến 31/12 /2013 có sự tăng nhẹ so với năm 2012 (tăng0,66%) và ở mức 8.510 triệu đồng Đến thời điểm 31/12/2014,tổng nợ thuế đã

có sự chuyển biến tích cực hơn,với số nợ là 7.697 triệu đồng,giảm 9,55% sovới cùng kỳ.Tuy tổng nợ tính đến cuối năm 2014 có giảm so với cuối năm

2012 và 2013,nhưng nhìn chung trong giai đoạn này tiền thuế nợ vẫn còn ởmức cao.Để nắm bắt rõ hơn mức độ nợ thuế cần phải xem xét tỷ lệ giữa sốthuế nợ so với tổng số thu ngành thuế giao và tổng số thu thực hiện đượctrong năm.Trong giai đoạn 2012-2014,tỷ lệ tiền nợ thuế tính đến 31/12 củanăm 2012,2013,2014 so với số thực hiện thu trong năm tại Chi cục lần lượt là28,7%;18,94%;15,83%.Nhận thấy tỷ lệ trên có xu hướng giảm dần qua cácnăm,tuy nhiên vẫn còn ở mức cao.Tỷ lệ tiền nợ thuế so với số thu thực hiệntrong năm là một chỉ tiêu rất quan trọng,đứng đầu trong nhóm 4 chỉ tiêu màTCT ban hành để đánh giá công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếtại cácCQT Tỷ lệ trên giảm dần trong 3 năm gần đây nhất bước đầu ghi nhận những

nỗ lực trong công tác quản lý thu nợ thuế tại Chi cục,những chuyển biến tíchcực về ý thức tuân thủ của người nộp thuế.Bên cạnh tỷ lệ trên,nhận thấy rằng

tỷ lệ giữa số tiền nợ thuế và số thu ngành thuế giao cũng giảm dần qua cácnăm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 35,67%;33,58%;22,4%.Đây cũng là một dấuhiệu tích cực nhưng mức tỷ lệ này vẫn còn rất cao và so với mục tiêu phấn đấucủa năm 2015 đưa tỷ lệ này xuống mức 5% tạo ra một thách thức lớn đối vớicông tác quản lý nợ và các công tác có liên quan khác tại Chi cục.Do đó,đòihỏi Chi cục thuế phải có những đánh giá đúng đắn về thực trạng nợ thuế tronggiai đoạn qua,những mặt cần khắc phục kết hợp tăng cường ,hoàn thiện côngtác quản lý nợ và công tác đôn đốc thu nợ, hạn chế tối thiểu nợ mới phátsinh,quản lý chặt các khoản nợ cũ,thực hiện các biện pháp cưỡng chế một cáchhiệu quả nhất…Và để nắm bắt rõ và đánh giá đúng thực trạng nợ thuế,cần phải

Trang 39

phân tích chi tiết những nhóm nợ đã được phân loại theo những tiêu chí khácnhau để phục vụ cho công tác quản lý nợ tại Chi cục.

*Thực trạng nợ thuế theo các sắc thuế

Bảng 2.3:Nợ thuế theo sắc thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai

Trang 40

Với sắc thuế này,gánh nặng thuế được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ từngười bán sang người mua.Có thể nói rằng phần lớn các trường hợp thì ngườimua là người chịu gánh nặng thuế,còn người bán chỉ có trách nhiệm thu tiềnthuế và nộp tiền thuế vào NSNN hộ người mua mà thôi.Các doanh nghiệptrên địa bàn huyện Nghĩa Đàn thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ,siêu nhỏdoanh thu hàng năm còn thấp do vậy thực hiện kê khai và nộp thuế GTGTtheo quý.Năm 2012,nợ thuế GTGT là 3.958 triệu đồng,chiếm 46,82%.Sangnăm 2013,nợ thuế GTGT tăng lên 5.215 triệu đồng(tăng 1.257 triệuđồng)chiếm 61,28% trong tổng số nợ.Như vậy năm 2013 số nợ thuế GTGTchiếm hơn một nửa tổng số thuế nợ,nhiều hơn tổng nợ của các sắc thuế,phí,lệphí khác cộng lại.Lý giải thực trạng này có thể đưa ra rất nhiều nguyênnhân.Thứ nhất,năm 2013 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một năm

“kinh tế buồn” đối với Việt Nam khi mà tính đến thời điểm 2013 là năm thứsáu Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ,tăng trưởng dưới tiềm năng,là giai đoạnbất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất,tính từ đầu thập niên 1990 đến nay Và tìnhhình kinh tế trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn cũng nằm trong thực trạng chungđó.Các doanh nghiệp hộ kinh doanh lâm vào tình trạng sản xuất,kinh doanhkhó khăn,sản lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm mạnh,đồng thời rất nhiềudoanh nghiệp chưa thu hồi được khoản tiền mà khách hàng đang chiếmdụng.Bên cạnh đó,các ngân hàng lại đang thắt chặt việc quản lý nợ xấu dẫntới việc đối tượng nộp thuế rất khó để tiếp cận với vốn vay ngân hàng bấtchấp với lãi suất tăng cao.Ngành nghề kinh doanh bất động sản vẫn tiếp tụcđóng băng khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâydựng(ngành nghề xây dựng chiếm tỉ trọng đáng kể trong các loại hình kinhdoanh mà Chi cục quản lý) gặp rất nhiều khó khăn tiêu thụ đầu ra,trong khivốn đầu tư xây dựng vẫn còn nợ đọng.Do vậy,các ĐTNT đã chiếm dụng tiềnthuế GTGT để giải quyết tình trạng thiếu vốn của mình.Thứ hai,rất nhiều đối

Ngày đăng: 17/08/2016, 12:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w