Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tai chi cục thuế huyên nghĩa đàn (Trang 72 - 84)

3.2.1.Những giải pháp mang tính nghiệp vụ

Những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ thuế vẫn đang còn hiện hữu với những diễn biến đáng lo ngại trong thời gian qua là do công tác quản lý nợ thuế còn lỏng lẻo,chưa thật sự chặt chẽ dẫn tới số nợ thuế tăng,tuổi nợ kéo dài tạo ra áp lực cho công tác cưỡng chế nợ thuế vốn đang còn gặp rất nhiều khó khăn,vướng mắc.Do đó để thu hồi được tiền thuế nợ vào NSNN trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất thì điều quan trọng nhất phải làm trước tiên là làm tốt công tác quản lý nợ.Trong thời gian tới,để có thể tăng cường,hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng

chế nợ thuế thì Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn phải tìm ra được nhiều giải pháp nâng cao nghiệp vụ quản lý nợ thuếcho công chức thuế được giao trọng trách thực hiện công tác này.Đây được xem là giải pháp có tính triệt để nhất,phát huy được tác dụng trong thời gian ngắn và nếu được duy trì thường xuyên trong thời gian dài sẽ giúp cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tăng hiệu quả lên rất nhiều.

Có thể nói trong thời gian gần đây,ngành Thuế đang đẩy mạnh hoàn thiện hành lang pháp lý về thuế nên có rất nhiều thay đổi trong các chính sách thuế. Những thay đổi đó với mục đích thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế,một mặt thông thoáng tạo điều kiện tối đa cho ĐTNT;mặt khác phải giúp CQT quản lý chặt chẽ,phần nào giảm bớt những kẽ hở tạo cơ hội cho một số ĐTNTcó những hành vi lách luật, trốn tránh nghĩa vụ thuế.Trong giai đoạn vừa qua,đặc biệt phải kể đến năm 2014 là năm ban hành nhiều quyết định,thông tư,nghị định mới về thuế,trong đó nhiều chính sách thuế bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm 01/01/2015.Điển hình như ngày 22/12/2014 TCT đã ban hành quy trình quản lý nợ thuế mới kem theo quyết định số 2379/QĐ-TCT thay thế cho quy trình quản lý nợ thuế được ban hành kèm theo quyết định 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011;ngày 06/10/2014 ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh kèm theo quyết định 1688/QĐ-TCT thay thế cho quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh được ban hành theo quyết định 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012.Ngày 01/01/2015 luật quản lý thuế số 71/2014/QH13 được ban hành ngày 26/11/2014 có hiệu lực.Đây là luật sửa đổi,bổ sung một số điều luật về thuế,cụ thể luật mới này đã sửa đổi,bổ sung một số điều của luật thuế TNDN,TNCN,GTGT,luật thuế tài nguyên,luật thuế xuất nhập khẩu,luật Hải quan và luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11.Như vậy đã có sự điều chỉnh,thay đổi bổ sung về chính sách ở hầu hết các sắc

thuế.Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một công tác khó,đảm nhiệm công tác này phải là những công chức thuế bên cạnh những kỹ năng quản lý,đôn đốc nhắc nhở đặc thù thì phải có trình độ nghiệp vụ cao,nắm bắt rừ cỏc luật thuế của tất cả cỏc sắc thuế. Do vậy cụng tỏc quản lý nợ thuế phải bám sát theo những quy trình quản lý mới,những thay đổi mới trong tất cả các chính sách thuế.Những giải pháp mang tính nghiệp vụ cần tập trung thực hiện đó là:

-Phải nắm rừ quy trỡnh quản lý nợ thuế mới, những thay đổi,điểm mới của quy trình quản lý nợ thuế mới so với quy trình cũ để có những điều chỉnh phù hợp,kịp thời trong phân công công việc hàng ngày trong Đội Kiểm tra- quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế,đảm bảo thực hiện các bước theo đúng quy trình mới.Cùng với đó là việc nắm bắt những thay đổi trong các chính sách thuế của tất cả các sắc thuế để thực hiện quản lý nợ theo các sắc thuế phù hợp với những thay đổi trong thực tiễn

- Đội QLN & CCNT của Chi cục cần xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp chi tiết thu nợ thuế từng tháng, quý, cả năm để đảm bảo phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về quản lý thu nợ thuế của Cục thuế tỉnh Nghệ An giao

-Việc quản lý nợ thuế trước hết phải nắm bắt được đầy đủ tình hình của tất cả đối tượng nộp thuế về nhiều khía cạnh :số thuế phải nộp,số thuế đã nộp,số thuế còn phải nộp,thời gian hết hạn nộp,nợ quá hạn bao nhiêu ngày,nợ những sắc thuế gì,đây là nợ khó thu hay nợ có khả năng thu…Để có thể nắm bắt được thực trạng nợ thuế một từ tổng quát đến chi tiết thì phải thực hiện công việc phân loại nợ thuế một cách nghiêm túc,chính xác,tỉ mỉ.Cần lập một ma trận phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau.Khi phân loại nợ theo một tiêu chí nhất định thì phải chi tiết nhóm nợ đã được phân loại đó theo những tiêu chí khác.Ví dụ như khi phân loại nợ theo mức độ thu hồi nợ,sẽ chia thành 3 nhóm:nợ có khả năng thu,nợ khó thu,nợ không có khả năng

thu.Nhiệm vụ của cán bộ quản lý nợ sau khi phân loại theo tiêu thức khả năng thu hồi là phải nắm bắt được chi tiết thực trạng nợ của 3 nhóm nợ đã phân loại trên.Nợ có khả năng thu ở đây bao gồm những sắc thuế gì,đối tượng nào,quá hạn bao nhiêu ngày;nợ khó thu phát sinh là do những nguyên nhân gì,bao gồm những sắc thuế nào,đối tượng nợ là ai...”Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo CQT có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ thuế,đặc điểm nợ,đặc điểm của đối tượng nợ thuế.Từ đó có biện pháp đôn đốc,xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc CQT cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế”(Trích “Tìm lời giải cho bài toán nợ thuế ở Việt Nam”,Ts. Lê Xuân Trường,Ths.Lê Minh Thắng).Do vậy tuy trong quy trinh quản lý nợ chỉ đề cập đến phân loại nợ thuế thành nợ khó thu,nợ có khả năng thu,nợ chờ xử lý,điều chỉnh,nợ dưới 90 ngày và nợtrên 90 ngày nhưng đội trưởng đội Kiểm tra-quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cần có yêu cầu mỗi đội viên cần phân loại nợ thuế trên địa bàn mình quản lý theo ít nhất 5 tiêu chí:theo thời hạn nợ,theo số ngày quá hạn nợ,theo mức độ thu hồi nợ,theo đối tượng nợ,theo sắc thuế nợ.Đồng thời khi phân loại nợ theo một tiêu chí nào đó thì phải cụ thể chi tiết hơn nữa theo 4 tiêu chí còn lại.Việc phân loại này phải luôn được cập nhật,điều chỉnh thường xuyên theo sát với từng diễn biến nợ.Cuối mỗi tuần đội trưởng, đội phó nên kiểm tra kết quả phân loại của mỗi đội viên để nắm bắt thực trạng nợ,đồng thời phê bình những đồng chí phân loại sơ sài và tuyên dương những đồng chí phân loại tỉ mỉ,chi tiết,chính xác và kịp thời.

-Cần hạn chế nợ mới phát sinh. Hàng tháng, mỗi công chức trong Đội phải tăng cường đôn đốc nộp thuế một cách kịp thời. Thay vì một ngày trước khi hết hạn nộp mới tiến hành đôn đốc, nhắc nhở NNT thực hiện nộp thuế thì chậm nhất trước 5 ngày hết hạn nộp thuế, Chi cục thuế ký văn bản thông báo cho NNT về ngày hết hạn nộp,hoặc nhắn tin,gọi điện trực tiếp để đôn đốc.

Tăng cường đôn đốc thu nộp thuế hàng tháng sát với số đã kê khai nhằm hạn chế nợ mới phát sinh. Việc tập trung đôn đốc nhắc nhở sớm sẽ giúp cho NNT chủ động được tiền nộp thuế. Đây là giải pháp thắt chặt quản lý ngay từ đầu sẽ hạn chế được nợ về sau

-Quản lý nợ thuế theo nhóm mức độ thu hồi nợ và nợ chờ xử lý,điều chỉnh.Theo lý thuyết,nợ thuế phân loại theo mức độ thu hồi nợ sẽ chia làm 3 loại:nợ có khả năng thu,nợ khó thu và nợ không có khả năng thu.Còn nếu phân loại theo tính chất nợ sẽ bao gồm nợ nợ thông thường,nợ đang chờ xử lý.Tuy nhiên,để thuận lợi cho công tác quản lý thì Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn và nhiều chi cục thuế khác kết hợp 2 tiêu thức phân loại trên và phân nợ thuế thành 3 nhóm:nợ có khả năng thu,nợ khó thu và nợ chờ xử lý,điều chỉnh.Bám sát vào thực tế này,sau đây là một số giải pháp nghiệp vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với nợ có khả năng thu,nợ khó thu và nợ chờ xử lý,điều chỉnh

+Với nhóm nợ có khả năng thu

• Để có thể đạt được mục tiêu thu được 80% nợ có khả năng thu năm trước chuyển sang thì ngay từ những ngày đầu năm mới chưa phát sinh nợ mới,khối lượng công việc có phần nhẹ hơn nhưng không phải vì thế mà làm việc một cách lơ là,uể oải.Công tác quản lý nợ phải được thực hiện một cách nghiêm túc và quyết liệt ngay từ đầu năm.Trong những ngày làm việc đầu năm,các công chức quản lý nợ phải tiến hành phân loại nợ có khả năng thu năm trước chuyển sang năm nay một cách chi tiết theo nhiều tiêu thức khác nhau để có thể nắm rừ thực trạng nợ của nhúm này.Sau khi phõn loại xong thỡ đội trưởng,đội phó phải tiến hành lập kế hoạch thu nhóm nợ này trong năm và giao chỉ tiêu đến từng người trong đội.Trong quá trình phân công nhiệm vụ và giao chỉ tiêu cho mỗi đội viên thì đội trưởng cũng phải yêu cầu từng đội viên giải trình lý do tại sao những khoản nợ có khả năng thu thuộc sự quản lý của

mình năm trước lại chưa thu được và bị chuyển qua năm nay,đã thực hiện những biện pháp đôn đốc nhắc nhở nào,cách thức tiến hành ra sao dẫn đến vẫn chưa thu được nợ. Người đội trưởng bằng kinh nghiệm,trình độ của mình phải nắm được rừ thực trạng nợ thuế,nắm rừ được năng lực của từng đội viờn để phân công nhiệm vụ và giao chỉ tiêu phù hợp nhất.Có thể có những khoản nợ năm trước do một cụng chức theo dừi nhưng năm nay cú thể lại giao cho người khác quản lý thích hợp hơn.

• Với những khoản nợ có khả năng thu mới phát sinh trong năm,hàng tháng cần thực hiện phân loại nợ và thực hiện các biện pháp thu nợ kịp thời.Trước mỗi khoản nợ mà mình phụ trách thì các công chức thực hiện quản lý nợ phải lập cho mỡnh một kế hoạch thu nợ trong ngắn hạn và dài hạn; lập sổ theo dừi nợ thuế và nhật ký thu nợ thuế đối với từng đối tượng nợ thuế.Mỗi công chức quản lý nợ trong quỏ trỡnh theo dừi phải rỳt ra được những khú khăn và thuận lợi trong việc thu nợ đối với từng đối tượng mình quản lý.Trong quá trình đôn đốc nợ thì phải yêu cầu từng đối tượng nợ thuế đưa ra lộ trình thanh toán nợ,đồng thời chính bản thân mỗi công chức thuế bằng kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ của mình phải ước chừng được thời gian thu hồi được nợ,từ đó cố gắng đẩy nhanh thời gian thu hồi được nợ. Cách xử lý đối với nợ mới phát sinh trên nguyên tắc cũng giống như cách xử lý đối với nợ có khả năng thu năm trước chuyển sang. Với những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà nguyên nhân là đối tượng nợ thuế đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì xin ý kiến cấp trên tạm thời chưa tiến hành cưỡng chế trong thời gian ngắn theo sự chỉ đạo của cấp trên.Còn với những đối tượng có dấu hiệu kinh doanh tốt mà có thái độ kéo dài tiền thuế nợ,bất hợp tác với CQT thì gấp rút thành lập tổ cưỡng chế và kế hoạch cưỡng chế chu đáo.Với những khoản nợ chưa tới thời hạn cưỡng chế thì đẩy mạnh việc đôn đốc nhắc nhở bằng tin

nhắn,gọi điện,gửi email.Trong quá trình đôn đốc nhắc nhở,báo cho ĐTNT biết cụ thể số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp tính đến thời điểm đôn đốc

+Đối với nợ khó thu:Phải tiến hành phân loại các trường hợp khó thu một cỏch kịp thời và chớnh xỏc.Sau khi phõn loại xong phải tiến hành theo dừi thường xuyên và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ xử lý đối với từng trường hợp nợ khó thu

• Đối với nợ khó thu trong trường hợp người nợ thuế lầm vào tình trạng giả thể,phá sản,nhưng chưa tuyên bố giải thể phá sản:Công chức quản lý nợ phải nhanh chóng lập hồ sơ trình lãnh đạo CQT yêu cầu người nợ thuế giải trình về vấn việc chưa nộp tiền thuế,tiền phạt.Đồng thời,gửi thông báo tới các cơ quan chức năng liên quan về tình trạng nợ thuế để được xử lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp,Luật Phá sản,kiến nghị các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ

• Đối với nợ khó thu trong trường hợp người nợ thuế đã có quyết định giải thể hoặc tuyên bố phá sản:Công chức quản lý nợ thu thập thông tin,hồ sơ,chứng từ,thủ tục phá sản của người nợ thuế.Khi có quyết định của tòa án thì thực hiện thủ tục thu hồi,xử lý theo quyết định của tòa án

• Đối với nợ khó thu trong trường hợp người nợ thuế đã mất tích,bỏ trốn:Công chức quản lý nợ phải lập hồ sơ trình bày lãnh đạo CQT kiến nghị biện pháp thu hồi nợ thuế,biện pháp cưỡng chế nợ thuế hoặc các biện pháp xử lý nợ khác

• Đối với nợ khó thu trong trường hợp người nợ thuế đang bị khởi tố hoặc đang chấp hành án phạt tù:Công chức quản lý nợ lập hồ sơ trình lãnh đạo CQT tình trạng nợ thuế của người nợ thuế,đồng thời gửi các cơ quan chức năng liên quan để thông báo về tình trạng nợ thuế để được xử lý khi có kết luận của cơ quan pháp luật hoặc theo bản án cảu tòa án.Công chức quản lý nợ lập hồ sơ

khoanh nợ,theo dừi riờng.Khi cú kết luận của cơ quan điều tra,quyết định của tòa án thì thực hiện thủ tục thu hồi nợ thuế hoặc lập hồ sơ xóa nợ

• Đối với nợ khó thu trong trường hợp người nợ thuế bỏ,ngừng,tạm ngừng hoạt động kinh doanh :Sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không thu hồi được nợ và xác định các khoản nợ đó không có khả năng thu hồi thì làm hồ sơ đề nghị xóa nợ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế nhưng không còn tồn tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với CQT thì đề nghị cơ quan công an hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến các chủ doanh nghiệp này từ đó,áp dụng các biện pháp phù hợp để thu hồi nợ thuế vào NSNN,cưỡng chế thu nợ theo quy định

• Đối với nợ khó thu trong trường hợp đã áp dụng đến biện pháp cưỡng chế cuối cùng mà vẫn chưa thu hồi hết nợ :phải rà soát,lập danh sách các đối tượng này và nhanh chóng lập hồ sơ xin xóa nợ theo quy định đối với các khoản nợ khó thu trên 10 năm đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được

- Các công chức quản lý nợ thuế phải thường xuyên cập nhật,bổ sung thêm thông tin về ĐTNT thuộc sự quản lý của mình để làm cơ sở dữ liệu quản lý,tránh tình trạng khi xảy ra tình trạng nợ thuế hay ĐTNT có dấu hiệu ngừng,chấm dứt kinh doanh hay bỏ trốnmới tiến hành xác minh thông tin vừa mất thời gian,vừa tạo ra sự gián đoạn,chậm trễ trong xử lý.Hàng tháng phải đối chiếu thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các ĐTNT với đội liên phường xã để nắm bắt tình trạng hoạt động của ĐTNT,có còn hoạt động kinh doanh nữa hay không.

- Cần thực hiện những giải pháp quản lý nợ thích hợp với từng nhóm đối tượng nợ thuế thì mới có thể đạt hiệu quả cao.

+Với đối tượng là nhóm doanh nghiệp, kịp thời đôn đốc các DN nộp thuế đúng thời hạn, trường hợp DN chậm nộp phải đôn đốc thường xuyên

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tai chi cục thuế huyên nghĩa đàn (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w