Tầm quan trọng của việc tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tai chi cục thuế huyên nghĩa đàn (Trang 23 - 27)

Công tác QLN&CCNT là khâu cuối cùng trong hệ thống quản lý thuế,là một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai tự nộp. Từ thực tế cho thấy khi thực hiện hầu hết bất cứ một quy trình nào thì càng về những khâu cuối cùng càng gặp nhiều khó khăn,thử thách.Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng không nằm ngoài quy luật đó.Đóng vai trò là một khâu cuối cùng trong hệ thống quản lý thuế,công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được đánh giá là khâu khó khăn nhất của công tác Quản lý thuế và là công tác trọng tâm hàng đầu của ngành Thuế.Từ khi Luật quản lý thuế ra đời,khâu cải cách hành chính thuế được chú trọng tránh gây khó khăn và phiền hà cho người nộp thuế.Để cho người nộp thuế chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế của mình thì công việc kê khai đăng ký thuế và kê khai nộp thuế được thực hiện theo cơ chế “Tự tính,tự khai,tự nộp”.Về tự tính,tự khai thì hầu hết người nộp thuế chấp hành nghiêm chỉnh.Nhưng vấn đề tự nộp thuế theo đúng thời gian quy định trong Luật quản lý thuế thì lại là một vấn đề nan giải,rất nhiều đối tượng nộp thuế không thực hiện nộp số thuế đã kê khai cho nhà nước đúng hạn,dẫn đến tình trạng nợ thuế, để lại rất nhiều hậu quả xấu.Cụ thể,nợ thuế gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội như:

+ Nợ thuế gây thất thu NSNN

+ Nợ thuế còn gây mất công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các tổ chức và cá nhân đang kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

+ Nợ thuế đã tạo ra chi phí không cần thiết đối với xã hội có liên quan đến công tác quản lý thuế, gây mất thời gian, công sức, tiền của cho việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

Khi xuất hiện các khoản nợ thuế, đòi hỏi Nhà nước phải có một bộ phận chuyên đảm nhận chức năng quản lý các khoản nợ thuế đó, hơn nữa các khoản nợ thuế này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều sắc thuế khác nhau, từ nhiều nguyên nhân khác nhau và biện pháp thu hồi cũng khác nhau. Do vậy việc quản lý những khoản nợ này rất phức tạp, đòi hỏi tốn kém về thời gian, tiền của và nhân lực.

Có thể nói nợ thuế là một thực trạng phổ biến thường gặp trong công tác quản lý thuế hiện nay,trở thành vấn đề nổi cộm ở hầu hết các địa phương,ở hầu hết các CQT từ cấp Cục cho tới cấp Chi cục.Qua tổng kết đánh giá của ngành cho thấy thực trạng nợ thuế tại Việt Nam trong những năm qua cho tới thời điềm hiện tại xuất hiện nhiều con số đáng lưu tâm.Tỷ lệ nợ thuế của ngành thuế Việt Nam trong những năm trở lại gần đây từ 7% đến 10% tổng thu nội địa từ dầu.Đây là một tỷ lệ cao so với các nước trên thế giới.Tình trạng nợ thuế tạị Việt Nam diễn biến theo xu hướng cùng với việc tăng số thu thuế thì số nợ thuế cũng gia tăng theo.Trong giai đoạn 5 năm 2004-2008 là giai đoạn nợ thuế tăng trưởng nhanh,đỉnh điểm là vào năm 2007 và 2008 với mức tăng trưởng của nợ thuế lần lượt là 44,3% và 87,9%.Những năm của giai đoạn tiếp theo,cùng với việc thực thi luật quản lý thuế và ban hành riêng quy trình cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã giúp cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có nhiều mặt tích cực, song công tác này vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như:

-Tỷ lệ nợ thuế trên phạm vi toàn quốc tuy có xu hướng giảm nhưng giảm khá chậm và không chắc chắn.Số thuế nợ vẫn cao, tỷ lệ nợ thuế so với số thu thuế vẫn cao hơn thông lệ quốc tế và chưa đạt mục tiêu đề ra là dưới 5% /thu ngân sách từ thuế

-Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ dây dưa kéo dài diễn ra hầu hết ở các địa phương,các sắc thuế,nợ thuế của khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu nợ

- Một số khoản nợ thuế có tuổi nợ cao,dây dưa kéo dài nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để thu nợ kịp thời vào NSNN

-Tính hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế,hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế ở một số địa phương còn rất thấp,thậm chí một số địa phương còn có xu hướng xấu đi.

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ thuế có thể liệt kê ra như tình hình kinh tế suy thoái,các ĐTNT gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh;ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT còn kém;hành lang pháp lý còn sơ hở,chưa thật sự chặt chẽ tạo cơ hội cho một bộ phận ĐTNT lách luật và vẫn còn gây phiền hà cho người nộp thuế;trình độ,năng lực,phẩm chất đạo đức của các cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế còn thấp;hệ thống phần mềm ,công cụ phục vụ công tác quản lý còn nhiều thiếu sót,chưa được hoàn thiện...Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay giá dầu thô liên tục giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi, một số nền kinh tế lớn có xu hướng tăng trưởng chậm lại.Kinh tế trong nước bên cạnh những thời cơ thuận lợi cũng còn nhiều khó khăn thách thức.Vấn đề nợ công của Việt Nam đang ở mức báo động đòi hỏi phải huy động nguồn lực trong nước một cách hiệu quả,hạn chế phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài.Do vậy,việc huy động,đảm bảo nguồn thu kịp thời cho NSNN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế xã hội,củng cố an ninh quốc phòng và đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng.Xét riêng đối với ngành Thuế,trong điều kiện hiện nay,tình trạng nợ thuế đang diễn biến phức tạp với nhiều nguyên nhân,mức độ và tớnh chất khỏc nhau,nếu khụng được theo dừi chớnh xỏc, quản lý chăt chẽ và có các biện pháp đôn đốc kịp thời,hiệu quả sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của NSNN mà còn như những hậu quả nợ thuế đã đề cập ở trên còn tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh,làm giảm hiệu lực pháp luật và làm giảm chất lượng công tác quản lý thu.Do vậy việc tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là vấn đề cấp bách đặt ra đối với mỗi Chi cục thuế,Cục thuế,đòi hỏi mỗi Chi cục thuế,Cục thuế phải nỗ lực trong việc khắc phục những khó khăn đồng thời tìm ra giải pháp cải thiện thực trạng nợ thuế ở địa bàn quản lý.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NGHĨA ĐÀN

2.1. Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tai chi cục thuế huyên nghĩa đàn (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w