2.3.1.Nắm bắt thực trạng nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014
Trước hết để có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng nợ thuế tại Chi cục trong những năm gần đây ta cần nắm được những số liệu cơ bản nhất như là tổng số thuế nợ tính đến 31/12 hàng năm,tổng số thu ngành thuế giao và tổng số thu thực hiện được trong năm đã được thể hiện thông qua bảng tổng hợp nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014 sau đây
Bảng 2.2 Tổng hợp chung về tình trạng nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số thu thuế được giao 23.700 25.340 34.360 Tổng số thuế thu được trong năm 29.459 44.931 48.616
Tốc độ tăng số thuế thu được (%) 52,52 8,2
Tổng nợ thuế tính đến 31/12 8.454 8.510 7.697
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 0,66 -9,55
Tỷ lệ nợ đọng so với số thuế đã thu
được (%) 28,7 18,94 15,83
Tỷ lệ nợ đọng thuế so với số thu
được giao 35,67 33,58 22,40
(Nguồn:Báo cáo kết quả thu hồi nợ tại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn trong năm 2012,2013,2014)
Qua bảng trên ta thấy tổng nợ thuế tính đến 31/12/2012 là 8.454 triệu đồng, con số này tính đến 31/12 /2013 có sự tăng nhẹ so với năm 2012 (tăng 0,66%) và ở mức 8.510 triệu đồng. Đến thời điểm 31/12/2014,tổng nợ thuế đã có sự chuyển biến tích cực hơn,với số nợ là 7.697 triệu đồng,giảm 9,55% so với cùng kỳ.Tuy tổng nợ tính đến cuối năm 2014 có giảm so với cuối năm 2012 và 2013,nhưng nhìn chung trong giai đoạn này tiền thuế nợ vẫn còn ở mức cao.Để nắm bắt rừ hơn mức độ nợ thuế cần phải xem xột tỷ lệ giữa số
thuế nợ so với tổng số thu ngành thuế giao và tổng số thu thực hiện được trong năm.Trong giai đoạn 2012-2014,tỷ lệ tiền nợ thuế tính đến 31/12 của năm 2012,2013,2014 so với số thực hiện thu trong năm tại Chi cục lần lượt là 28,7%;18,94%;15,83%.Nhận thấy tỷ lệ trên có xu hướng giảm dần qua các năm,tuy nhiên vẫn còn ở mức cao.Tỷ lệ tiền nợ thuế so với số thu thực hiện trong năm là một chỉ tiêu rất quan trọng,đứng đầu trong nhóm 4 chỉ tiêu mà TCT ban hành để đánh giá công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếtại các CQT. Tỷ lệ trên giảm dần trong 3 năm gần đây nhất bước đầu ghi nhận những nỗ lực trong công tác quản lý thu nợ thuế tại Chi cục,những chuyển biến tích cực về ý thức tuân thủ của người nộp thuế.Bên cạnh tỷ lệ trên,nhận thấy rằng tỷ lệ giữa số tiền nợ thuế và số thu ngành thuế giao cũng giảm dần qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 35,67%;33,58%;22,4%.Đây cũng là một dấu hiệu tích cực nhưng mức tỷ lệ này vẫn còn rất cao và so với mục tiêu phấn đấu của năm 2015 đưa tỷ lệ này xuống mức 5% tạo ra một thách thức lớn đối với công tác quản lý nợ và các công tác có liên quan khác tại Chi cục.Do đó,đòi hỏi Chi cục thuế phải có những đánh giá đúng đắn về thực trạng nợ thuế trong giai đoạn qua,những mặt cần khắc phục kết hợp tăng cường ,hoàn thiện công tác quản lý nợ và công tác đôn đốc thu nợ, hạn chế tối thiểu nợ mới phát sinh,quản lý chặt các khoản nợ cũ,thực hiện các biện pháp cưỡng chế một cách hiệu quả nhất…Và để nắm bắt rừ và đỏnh giỏ đỳng thực trạng nợ thuế,cần phải phân tích chi tiết những nhóm nợ đã được phân loại theo những tiêu chí khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý nợ tại Chi cục.
*Thực trạng nợ thuế theo các sắc thuế
Bảng 2.3:Nợ thuế theo sắc thuế tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ thuế Tỷ lệ (%)
Nợ thuế Tỷ lệ (%)
Nợ thuế Tỷ lệ (%)
Tổng nợ 8.454 100 8.510 100 7.697 100
GTGT 3.958 46,82 5.215 61,28 3.190 41,44
TNCN 144 1,70 206 2,42 327 4,25
TNDN 372 4,40 271 3,18 439 5,7
Thuế tài nguyên
1.570 18,57 583 6,85 654 8,5
Thuế môn bài
26 0,31 54 0,63 152 1,97
Phí,lệ phí 673 7,96 434 0,05 523 6,79
Tiền cho thuê đất
235 2,78 60,3 0,71 226 2,94
Tiền phạt 1.272 15,05 1.300 15,28 909 11,81
Thu khác 238 2,8 967 12,56
Thuế SDDNN
178 2,11 100 1,18 180 2,34
Thuế SDDPNN
26 0,31 48,7 0,57 130 1,69
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ theo sắc thuế tại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn năm 2012,2013,2014)
Qua bảng phân loại nợ theo sắc thuế nói trên,thấy rằng trong 3 năm 2012,2013,2014 nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sắc thuế,phớ,lệ phớ mà Chi cục thuế quản lý.Cần nắm rừ luật thuế GTGT và tỡnh hình hoạt động kinh doanh của đối tượng nộp thuế để tìm ra nguyên nhân.Về mặt bản chất, thuế GTGT là thuế gián thu,tiền thuế sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng khi mua hàng hóa dịch vụ phải chịu.
Với sắc thuế này,gánh nặng thuế được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ từ người bán sang người mua.Có thể nói rằng phần lớn các trường hợp thì người mua là người chịu gánh nặng thuế,còn người bán chỉ có trách nhiệm thu tiền thuế và nộp tiền thuế vào NSNN hộ người mua mà thôi.Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ,siêu nhỏ doanh thu hàng năm còn thấp do vậy thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT theo quý.Năm 2012,nợ thuế GTGT là 3.958 triệu đồng,chiếm 46,82%.Sang
năm 2013,nợ thuế GTGT tăng lên 5.215 triệu đồng(tăng 1.257 triệu đồng)chiếm 61,28% trong tổng số nợ.Như vậy năm 2013 số nợ thuế GTGT chiếm hơn một nửa tổng số thuế nợ,nhiều hơn tổng nợ của các sắc thuế,phí,lệ phí khác cộng lại.Lý giải thực trạng này có thể đưa ra rất nhiều nguyên nhân.Thứ nhất,năm 2013 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một năm
“kinh tế buồn” đối với Việt Nam khi mà tính đến thời điểm 2013 là năm thứ sáu Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ,tăng trưởng dưới tiềm năng,là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất,tính từ đầu thập niên 1990 đến nay. Và tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn cũng nằm trong thực trạng chung đó.Các doanh nghiệp hộ kinh doanh lâm vào tình trạng sản xuất,kinh doanh khó khăn,sản lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm mạnh,đồng thời rất nhiều doanh nghiệp chưa thu hồi được khoản tiền mà khách hàng đang chiếm dụng.Bên cạnh đó,các ngân hàng lại đang thắt chặt việc quản lý nợ xấu dẫn tới việc đối tượng nộp thuế rất khó để tiếp cận với vốn vay ngân hàng bất chấp với lãi suất tăng cao.Ngành nghề kinh doanh bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng(ngành nghề xây dựng chiếm tỉ trọng đáng kể trong các loại hình kinh doanh mà Chi cục quản lý) gặp rất nhiều khó khăn tiêu thụ đầu ra,trong khi vốn đầu tư xây dựng vẫn còn nợ đọng.Do vậy,các ĐTNT đã chiếm dụng tiền thuế GTGT để giải quyết tình trạng thiếu vốn của mình.Thứ hai,rất nhiều đối tượng nộp thuế có ý thức tuân thủ kém,không nỗ lực hoàn thành nghĩa vụ thuế,viện cớ tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn để chây ỳ tiền thuế. Thứ ba,xuất phát từ nguyên nhân chủ quan,công tác quản lý nợ thuế chưa thật sự sát sao,còn nhiều xao nhãng,các biện pháp thực hiện còn chưa hiệu quả...Sang năm 2014, với mức nợ là 3.190 triệu đồng chiếm 41,44% so với tổng nợ.Như vậysố nợ thuế GTGT giảm đi đáng kể với mức nhỏ nhất về cả số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng nợ trong giai đoạn 2012-2014. Việc
giảm nợ thuế GTGT trong năm 2014 là một chiều hướng rất tích cực không chỉ giúp giảm được tỷ lệ nợ thuế GTGT xuống mức 41,44% mà còn là yếu tố quan trọng giúp làm giảm tổng nợ thuế tính đến thời điểm 31/12/2014.Để đạt được kết quả trong công tác quản lý nợ thuế GTGT nói trên là do xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan được nêu ngắn gọn sau đây:
• Về nhóm nguyên nhân khách quan:
-Thứ nhất tình hình kinh tế năm 2014 trên địa bàn huyện mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những khởi sắc hơn so với năm 2013,6 tháng cuối năm một sốngân hàng hạ mức lãi suất vay vốn xuống mức thấp,việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được nới lỏng hơn.
-Thứ hai,ý thức tuân thủ của người nộp thuế đã được nâng cao hơn,điều này được thể hiện rừ qua 3 chỉ số đỏnh giỏ mức độ tuõn thủ của đối tượng nộp thuế được TCT ban hành tại chi cục có xu hướng tăng lên
-Thứ ba, có nhiều hiệu quả về mặt cải thiện dần thủ tục hành chính, thủ tục thuế để đơn giản hóa công việc thủ tục, lưu trữ, đi lại của người dân cũng như cơ quan chức năng, tạo điều kiện giúp người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế của mỡnh một cỏch thuận lợi nhất. Theo sự theo dừi, phõn tớch đỏnh giá của các cán bộ thuế thì cải cách đem lại nhiều mặt tích cực nhất là TCT đã ban hành công văn số 8355/BTC-TCT theo đó từ ngày 01/07/2013 các doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ được kê khai nộp thuế GTGTtheo quý. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện do Chi cục thuế quản lý dều là những doanh nghiệp nhỏ và phần lớn các doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng kê khai và nộp thuế GTGT theo quý. Trước đây khi chưa áp dụng báo cáo thuế GTGT theo quý thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ này phải đóng
ngay số thuế phát sinh , nếu tháng kế tiếp được khấu trừ thì cũng sẽ không được “ trả lại” mà phải để khấu trừ tiếp qua tháng sau nữa.
Báo cáo thuế GTGT theo quý đã giúp cho doanh nghiệp phần lợi ích ngay ở điểm này, theo đó số thuế GTGT trong 3 tháng ( quý ) sẽ được cấn trừ qua lại lẫn nhau; điều này có thể làm cho số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp trong quý có thể sẽ ít đi so với nộp từng tháng phát sinh.
Mặt khỏc, phần cải cỏch hành chớnh rừ rệt nhất đú là khụng phải tốn kộm thời gian cho việc nộp báo cáo thuế GTGT hàng tháng, tránh lãng phí cho việc chiếm dung tích trên hệ thống gửi báo cáo thuế qua mạng.
• Về nhóm nguyên nhân chủ quan: Sự nỗ lực, tăng cường quản lý,đổi mới trong hoạt động của các đội thuế đã dần mang lại nhiều hiệu quả,đặc biệt là đội Kiểm tra-quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;đồng thời sự phối hợp, hỗ trợ giữa các đội với nhau trở nên chặt chẽ,kịp thời hơn.Bên cạnh đó,trước thực trạng nợ thuế nhiều trong những năm vừa qua thì sự quan tâm,kiểm tra ,đôn đốc ,tạo điều kiện kịp thời của lãnh đạo,các ban ngành đoàn thể đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được tăng cường hơn
Với sắc thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 ở mức 372 triệu đồng chiếm 4,4% tỷ trọng ,sang năm 2013 đã giảm xuống còn 271 triệu đồng,chiếm tỷ trọng 3,18%.Tuy nhiên sang đến năm 2014 mức nợ thuế này đã tăng lên mức 439 triệu đồng,chiếm tỷ trọng 5,7 % và là mức nợ thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất trong giai đoạn này.Bên cạnh đó,nợ thuế thu nhập cá nhân và nợ thuế môn bài tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ nhưng có chiều hướng tăng nhanh qua các năm trong giai đoạn này.Tỷ lệ nợ đọng thuế thu nhập cá nhân trong các năm 2012,2013,2014 lần lượt là 1,7%;2,42%;4,25%;còn đối với thuế môn bài lần lượt là 0,31%;0,63%;1,97%.
Với đặc điểm của đối tượng nộp thuế trên địa bàn huyện do Chi cục thuế quản lý là những doanh nghiệp nhỏ,hộ gia đình,cá nhân kinh doanh cá thể nên số thu từ các sắc thuế thu nhập doanh nghiệp,thu nhập cá nhân,thuế môn bài còn thấp,nhỏ lẻ,phân tán. Tuy số thu thấp nhưng không được sao nhãng,chủ quan trong công tác quản lý đôn đốc thu nộp thuế,phải cố gắng huy động nguồn thu này vào NSNN một cách đầy đủ và kịp thời.Cho nên với tình trạng tăng tỷ trọng của những sắc thuế trên qua các năm đòi hỏi Chi cục thuế phải tăng cường quản lý hơn nữa,đặc biệt là bộ phận quản lý nợ phải sát sao chú trọng công tác quản lý nợ theo từng sắc thuế,kể cả với những sắc thuế mang lại số thu không nhiều.Việc quản lý nợ theo sắc thuế liên quan mật thiết nhiều đến quản lý nợ theo từng đối tượng nộp thuế,do đó vấn đề này sẽ tiếp tục được mổ xẻ,phân tích sau khi có những phân tích đánh giá về công tác quản lý thuế theo đối tượng nộp thuế để nắm bắt được rừ hơn trong từng sắc thuế đối tượng nào nợ thuế ít, nợ thuế nhiều, việc quản lý nợ thuế đối với mỗi nhóm đối tượng có những khó khăn đặc thù nào…
Sau khi có những thông tin về tổng nợ và số nợ từng sắc thuế,để thực hiện tốt công tác quản lý nợ ,việc nắm bắt được khả năng mức độ thu hồi nợ để có những phương án xử lý hiệu quả với từng mức độ là điều rất cần thiết.Thực tế mức độ thu hồi nợ theo đánh giá phân loại của bộ phận quản lý nợ được thể hiện trong bảng sau
*phân loại nợ thuế theo mức độ thu hồi nợ
Bảng 2.4 :Nợ thuế phân loại theo khả năng thu hồi tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2012-2014
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ
lệ(%) Số tiền Tỷ
lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
Tổng nợ 8.454 100 8.510 100 7.697 100
Nợ khó thu 798 9,44 905 10,63 2.272 29,52
Nợ có khả
năng thu 7.522 88,98 7.548 88,7 5.418 70,4
Nợ chờ xử
lý,điều chỉnh 134 1.58 57 0,67 7 0,08
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mức độ thu hồi nợ tại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn năm 2012,2013,2014)
Thông qua bảng trên cho thấy trong cả ba năm thì nợ có khả năng thu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng nợ,tuy nhiên thì tỷ trọng này có sự giảm dần qua những năm tiếp theo. Việc nợ có khả năng thu hồi chiếm phần lớn số nợ thuế bước đầu cho thấy sự khả quan trong công tác thu hồi nợ đọng thuế.
Thế nhưng quan sát sự biến động của nhóm nợ khó thu thì thấy rằng nhóm nợ này tăng nhanh về cả số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nợ.Mức nợ khó thu năm 2012,2013,2014 lần lượt là 798 triệu,905 triệu,2.272 triệu;tỷ trọng năm 2012,2013,2014 lần lượt là 9,44%;10,63%;2952%.Đây là dấu hiệu không mấy tích cực,bởi khả năng thu hồi nhóm nợ này là khó,có thể nói là rất
khó,nếu không có sự thắt chặt quản lý thì nhớm nợ này sẽ nhanh chóng chuyển sang nợ không có khả năng thu hồi gây ra tình trạng thất thu NSNN.Do vậy mục tiêu của công tác quản lý nợ là bao giờ cũng phải làm giảm số nợ khó và không có khả năng thu và không để nợ khó thu chuyển thành nợ không có khả năng thu.Như vậy với sự biến động trên đòi hỏi bộ phận quản lý nợ của Chi cục phải tìm ra đúng và đầy đủ nguyên nhân; có sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa đối với từng nhúm nợ;theo dừi sỏt sao từng diễn biến nợ để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp.Sau đây là bảng theo dừi chi tiết đối với nhúm nợ cú khả năng thu và nợ khú thu
Bảng 2.5: Phân loại nợ có khả năng thu theo thời gian Đvt: triệu đồng
Năm Qúa hạn 1-30 ngày
Qúa hạn từ 31-60 ngày
Qúa hạn từ 61 -90 ngày
Quá hạn trên 90 ngày
2012 3.550 1.055 2.120 797
2013 3.000 1.243 2.500 805
2014 2.100 1.448 1.050 820
(Nguồn:Bỏo cỏo theo dừi chi tiết nợ cú khả năng thu tại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn)
Với việc phân loại nợ có khả năng thu theo từng mốc thời gian quá hạn như bảng 2.5 cho thấy việc quản lý nợ có khả năng thu ngày càng kém hiệu quả khi để cho tuổi nợ ngày càng cao.Nhìn chung trong giai đoạn này,số nợ quá hạn dưới 30 ngày càng giảm trong khi đó số nợ thuế quá hạn từ 31-90 ngày và quá hạn 90 ngày đều tăng.Việc gia tăng tuổi nợ trên thật sự đáng báo động,đòi hỏi bộ phận quản lý nợ phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Bảng 2.6Phân loại nợ khó thu 2012-2014 tại Chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn Đvt: triệu đồng
Phân loại nợ khó thu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số ĐTNT
Số tiền nợ
SốĐTN T
Số tiền nợ
Số ĐTNT
số tiền nợ Không còn hoạt
động, chấm dứt hoạt động kinh doanh
5 574 3 258 15 1.700
Liên quan đến trách nhiệm hình sự
6 508
Giải thể,phá sản 4 224 1 53 9 494
Khó thu khác 9 86 8 78
Tổng 798 905 2.272
(Nguồn:Bỏo cỏo theo dừi chi tiết nợ khú thu tại chi cục thuế huyện Nghĩa Đàn năm 2012,2013,2014)
Bảng 2.6 cho thấy những diễn biến chi tiết của sự biến động nợ khó thu qua các năm.Trong năm 2012,nợ khó thu là 798 triệu đồng,trong đó khó thu do không còn hoạt động,chấm dứt hoạt động kinh doanh là 574 triệu đồng;giải thể là 224 triệu đồng.Năm 2013,tổng nợ khó thu tăng lên ở mức 905 triệu đồng,trong đó không còn hoạt động,chấm dứt kinh doanh là 258 triệu đồng;liên quan đến trách nhiệm hình sự là 508 triệu đồng;giải thể phá sản là 53 triệu đồng;khó thu khác là 86 triệu đồng.Đến năm 2014, nợ khó thu đã tăng rất nhanh với tổng nợ khó thu là 2.272 triệu đồng,trong đó:nợ khó thu do không còn hoạt động,chấm dứt hoạt động kinh doanh là 1.700 triệu đồng;khó thu do giải thể,phá sản là 494 triệu đồng;khó thu khác là 78 triệu đồng.
Nguyên nhân của việc gia tăng một cách nhanh chóng nợ khó thu vào năm 2014 là do số trường hợp ĐTNT không còn hoạt động,chấm dứt kinh doanh hay giải thể,phá sản tăng lên nhiều so với số trường hợp phát sinh của năm 2012 và 2013 kéo theo nợ khó thu của các nhóm đối tượng này tăng lên một cách chóng mặt.Bên cạnh đó,nhóm nợ khó thu khác trong năm 2014 tuy có giảm đi nhưng mức độ giảm thấp,vẫn cao xấp xỉ so với năm 2013 .Thực tế