1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC: KếT HợP DạY HọC Dự ÁN VớI HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC CHO HọC SINH LớP 12 PHầN HÓA HọC HữU CƠ TRUNG HọC PHổ THÔNG

134 609 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 3,59 MB

Nội dung

2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nghiên cứu khoa học Trên Thế giới, Intel ISEF là hội thi khoa học lớn nhất thế giới dành cho HS phổ thông từ lớp 9 – 12, ở 17 lĩnh vực NCKH khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả và sáng kiến sử dụng công nghệ trong dạy và học, sự thông thạo và kỹ năng giải quyết vấn đề ở giới trẻ, thúc đẩy sự tiến bộ trong dạy và học các môn khoa học, toán học, kỹ thuật… Đây là hội thi khoa học có quy mô lớn nhất thế giới, tạo điều kiện cho các nhà khoa học và sáng chế trẻ đến trao đổi ý kiến, trình bày những DA khoa học tiên tiến và thi tài để giành được phần thưởng và học bổng. Ở Việt Nam bắt đầu từ năm học 20132014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho HS trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) hằng năm và coi đây như là một cuộc thi có tính chất tương đương cuộc thi HS giỏi quốc gia. Mục đích cuộc thi 5: Khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và PPDH; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của HS; nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các trường đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân với công tác nghiên cứu KHKT của HS trường trung học. Tạo cơ hội để HS trung học giới thiệu kết quả NCKH, kỹ thuật của mình; tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các cơ sở giáo dục, giữa các địa phương; chọn DA tham dự Cuộc thi cấp quốc gia. Nghiên cứu các vấn đề về lí luận NCKH từ trước đến nay đã có nhiều sách tham khảo hoặc giáo trình như: 1. PGS.TS. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. PGS.TS. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. GS. Nguyễn Văn Lê (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản trẻ. 4. TS. Phạm Trung Thanh, Th.S. Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Bên cạnh đó cũng có một số hội thảo tập huấn hướng dẫn HS NCKH đã được tổ chức. 1. Karen MerrillGiám đốc hội đồng khoa học Intel ISEF giới thiệu về “Hội thi Khoa học và Kỹ Thuật Quốc tế của IntelIntel ISEF ” vào tháng 7 năm 2011. Trong đó giới thiệu về ý nghĩa của hội thi, vạch ra con đường để đến với Intel ISEF và bí quyết thành công tại Intel ISEF.12 2.“Hội thảo – Tập huấn: Tổ chức cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học ” do TS. Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ trung học Bộ GDĐT thực hiện với nội dung chủ yếu là thảo luận thống nhất về các tiêu chí chấm các DA dự thi của thí sinh và công tác tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnhthành phố và cấp quốc gia dành cho HS trung học năm học 20122013.10 3. TS. Vũ Anh Tuấn “Giới thiệu khung nghiên cứu và hướng dẫn học sinh trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật” vào tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội trong đó nêu mục đích, hình thức tổ chức, nội dung, tiến trình thực hiện một đề tài NCKH.19 Nhưng thực tế, ngay bản thân một số GV vẫn còn rất mơ hồ về lí luận của hoạt động NCKH dẫn đến lúng túng khi triển khai hướng dẫn HS thực hiện đề tài, áp dụng còn máy móc, thực sự chưa hiểu sâu bản chất và ý nghĩa của hoạt động NCKH của HS. Trong một vài năm gần đây đã có một số tác giả đã nghiên cứu việc kết hợp dạy học theo dự án với việc nghiên cứu khoa học của học sinh. Tiêu biểu như các đề tài sau: 1. Phạm Thị Thủy (2013), “Kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 phần hóa học hữu cơ Trung học phổ thông”. 2. Nguyễn Minh Hải (2014) “Kết hợp dạy học với hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 11 phần Hóa học vô cơ Trung học phổ thông”. 3. Mục đích nghiên cứu Kết hợp DHTDA và tổ chức hướng dẫn NCKH cho HS lớp 12 phần Hóa học hữu cơ THPT nhằm góp phần rèn luyện kĩ năng NCKH, vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong các trường THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: (1). Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTDA, về công tác tổ chức hướng dẫn HS NCKH (mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, tiến trình thực hiện công tác hướng dẫn HS NCKH). (2). Nghiên cứu thực trạng dạy học DA và công tác hướng dẫn HS NCKH ở một số trường THPT ở Bắc Ninh. (3). Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa hóa học 12 để tuyển chọn, xây dựng nguyên tắc, quy trình triển khai thực hiện DA học tập và đề tài hóa học có liên quan đến việc NCKH của HS. (4). Tổ chức hướng dẫn HS lớp 12 thực hiện DA và NCKH một số đề tài liên quan đến kiến thức phần Hóa học hữu cơ nhằm xác định tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của đề tài. (5). Báo cáo kết quả nghiên cứu một số DA được thực hiện trong đề tài và trao đổi với GV, HS đã tham gia các DA, đề tài và ý kiến nhận xét của Ban Giám hiệu nhà trường. 5. Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học cho HS lớp 12 THPT. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình kết hợp dạy học DA với hoạt động NCKH hóa học cho HS lớp 12 THPT. 5.3. Phạm vi nghiên cứu : Chương 1, 2, 3, 4, 5 hóa học lớp 12 chương trình cơ bản THPT. 6 . Giả thuyết khoa học Kết hợp DHTDA với tổ chức tốt tập huấn cho HS về phương pháp NCKH, đồng thời với sự hướng dẫn của GV trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu thì sẽ góp phần rèn luyện kĩ năng NCKH, kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong các trường THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu như các luận văn, các bài báo, các công trình nghiên cứu về dạy học DA, NCKH nói chung, hoạt động NCKH của HS THPT nói riêng và đặc biệt là cách GV hướng dẫn HS NCKH và thực hiện DA học tập. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra bảng hỏi: Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng với số lượng 60 phiếu điều tra dành cho GV giảng dạy môn Hóa học và 400 phiếu dành cho HS THPT các trường trong tỉnh Bắc Ninh về hiểu biết của GV và HS về DHTDA. Phỏng vấn sâu: Dự kiến tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số GV Hóa học đã tham gia hướng dẫn HS NCKH; HS đã tham gia NCKH trong Hội thi khoa học kĩ thuật dành cho HS THCS và THPT vừa qua và hiệu trưởng một số trường về công tác NCKH của HS để biết được phương pháp hướng dẫn HS NCKH, việc áp dụng trong thực tế có những khó khăn thuận lợi gì. Phương pháp quan sát và tổng kết thực tiễn. 7.3. Phương pháp xử lý thông tin Sử dụng toán thống kê xác xuất để phân tích và xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm (TNSP). 8. Đóng góp mới của luận văn Tổng quan và làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong việc kết hợp DHTDA và NCKH cho HS THPT đồng thời chỉ rõ tầm quan trọng của công tác này trong giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay. Điều tra đánh giá thực trạng việc vận dụng DHTDA và việc triển khai NCKH cho HS ở trường phổ thông thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung, xây dựng và triển khai DA trong học tập thuộc phần hóa học hữu cơ lớp 12 THPT. Đề xuất một số đề tài NCKH trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12. Áp dụng quy trình nghiên cứu, tổ chức tập huấn phương pháp NCKH và hướng dẫn 2 đề tài cho HS lớp 12. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo DA và NCKH của HS THPT Chương 2. Kết hợp DHTDA và NCKH cho HS lớp 12 phần Hóa học hữu cơ THPT Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 -NGUYỄN QUANG KHẢI

KẾT HỢP DẠY HỌC DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số: 60.44.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐẶNG THỊ OANH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cám ơn PGS.TSĐặng Thị Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến

* Thạc sĩ Tạ Thủy Nguyên phòng Phân Tích ứng dụng – Viện Hóa học – ViệnHàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

* TS Lương Như Hải – Phòng Công nghệ Polime và Môi Trường – ViệnHóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Đã tạo điều kiện làm việc và cung cấp tư liệu và đóng góp nhiều ý kiến quýbáu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Dương Hồng Sơn - Hiệu trưởng trườngTHPT Ngô Gia Tự, thầy Vũ Thành Chung - Phó hiệu trưởng trường THPT Ngô Gia

Tự, Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo và học sinh của trường THPT Ngô Gia Tự

-Từ Sơn – Bắc Ninh đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian họctập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡtôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Quang Khải

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 12.

Bảng 2.2 So sánh dạy học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh Bảng 2.3 Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến este-lipit.

Bảng 2.4 Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến cacbohidrat.

Bảng 2.5 Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến Amin-Aminoaxit- Protein Bảng 2.6 Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến Polime.

Bảng 2.7 Các đề tài nghiên cứu khoa học khác.

Bảng 2.8 Kế hoạch triển khai dự án 1.

Bảng 2.9: Mẫu gạc trước và sau khi xử lí.

Bảng 3.1 Phân loại kết quả học tập của học sinh.

Bảng 3.2 Đánh giá dự án kĩ thuật.

Hình 1.1: Sơ đồ những đặc điểm của dạ̣y học theo dự án.

Hình 1.2 Sơ đồ những đặc điểm của nghiên cứu khoa học.

Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất khăn gạc

Hình 2.2: Phiếu đo chỉ tiêu sản phẩm sau xử lí.

Hình 3.1 Biểu đồ kết quả bài kiểm tra “Polime”của cặp tối chứng.

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình thực hiện dự án khoa học.

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình thực hiện dự án kĩ thuật.

Sơ đồ 2.1 Quy trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đã chỉ rõ những

vấn đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông: “Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học-công nghệ và triển khai ứng dụng.”

Thực trạng trên dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ mang tính thụ động cao, hạn chếkhả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huốngthực tiễn cuộc sống Điều đó có nghĩa là giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt

ra là “giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo…”

Để khắc phục thực trạng trên và nâng cao chất lượng giáo dục, một trongnhững nhiệm vụ trọng yếu là thực hiện cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy

và học tập theo hướng tích cực nhằm phát huy cao độ tinh thần chủ động, sáng tạo,phát huy tiềm năng ẩn chứa trong mỗi con người, biết vận dụng kiến thức đã họcvào thực tiễn đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước Hiện nay một số phươngpháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực đã và đang được áp dụng trong quá trìnhdạy học Trong các PPDH tích cực hiện nay thì dạy học theo dự án (DHTDA) đápứng tương đối tốt các yêu cầu đổi mới PPDH theo định hướng trên

Một trong những hình thức DHTDA mang lại hiệu quả giáo dục cao là tổ chứccho HS trực tiếp tham gia các dự án (DA) nghiên cứu khoa học (NCKH) Bằng việccho HS tham gia vào NCKH sẽ giúp HS tiếp cận với phương pháp NCKH, lĩnh hộikiến thức một cách chủ động góp phần hình thành tính năng động, sáng tạo, khảnăng vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tế của HS Bêncạnh đó để HS thực hiện tốt các DA NCKH cũng cần phải có sự hướng dẫn củagiáo viên (GV), sự kết hợp của các viện nghiên cứu Vì vậy GV cũng phải năng

Trang 6

động tìm tòi phát triển các cách dạy mới Việc NCKH mang lại tác động tích cựclên cả người học và người dạy từ đó góp phần vào đổi mới phương pháp giáo dục

và dạy học trong nhà trường

Mặt khác, với đặc thù của môn hoá học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừathực nghiệm, việc dạy học bộ môn hóa học hiện nay vẫn còn nặng về lí thuyết chưachú trọng nhiều đến thực hành và vận dụng kiến thức HS khi học môn hóa học chỉtập trung nhiều vào các bài tập nặng về lí thuyết nặng và tính toán, phần lớn các emchưa biết những kiến thức được học về các chất ở môn hóa học có thể vận dụng nhưthế nào, có thể giải quyết được những vấn đề gì trong thực tiễn xung quanh các em

Vì vậy việc khuyến khích HS tham gia thực hiện các dư án NCKH về những vấn đề,thực trạng xung quanh cuộc sống sẽ tạo ra hứng thú trong học tập, giúp HS nhanhchóng hiểu bài hơn, học sâu hơn, qua đó khơi dậy tiềm năng, phát huy được những

ý tưởng sáng tạo, hình thành các kĩ năng, giúp người học đạt được kết quả cao nhất

Chính vì vậy nghiên cứu đề tài: “Kết hợp dạy học dự án với hoạt động

nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 phần hóa học hữu cơ trung học phổ thông” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH

hiện nay, dẫn dắt các em HS vào con đường NCKH chân chính và sáng tạo

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về dạy học theo dự án

Thuật ngữ “dự án”, tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh vàngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kếhoạch, trong đó đề án, dự thảo hay kế hoạch này cần được thực hiện nhằm đạt mụcđích đề ra Khái niệm DA được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-

xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong NCKH cũng như trong quản lý xã hội…

Khái niệm DA đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạokhông chỉ với ý nghĩa là các DA phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như mộtphương pháp hay hình thức dạy học Khái niệm Project được sử dụng trong cáctrường dạy kiến trúc xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16 Từ đó tư tưởng DHTDA lansang Pháp cũng như một số nước châu Âu khác và Mỹ, trước hết là trong các

Trang 7

trường đại học và chuyên nghiệp.

Đầu thế kỷ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phươngpháp DA (The Project Method) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quanđiểm dạy học lấy HS làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy họctruyền thống coi GV là trung tâm Ban đầu, PPDH dự án (PPDHDA) được sử dụngtrong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết cácmôn học khác, cả các môn khoa học xã hội Sau một thời gian phần nào bị lãngquên, hiện nay PPDHDA được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đạihọc trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển

Ở Việt Nam, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sửdụng trong đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với DHTDA Với những ưuđiểm vượt trội, DHDA đã và đang từng bước được áp dụng trong giảng dạy ở phổthông đặc biệt là ở môn hóa học môn học thực nghiệm gắn liền với thực tiễn Việcứng dụng PPDHDA trong môn hóa học đã và đang thu hút được sự quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu là một số bài viết và công trình nghiên cứu như:

1 “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học trung học phổ thông” của Phạm Hồng Bắc (2013), Trường

ĐHSP Hà Nội

2 “Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng phương pháp dạy học dự án cho dạy học nội dung ứng dụng các phi kim và hợp chất của chúng trong chương trình hoá học THPT – nâng cao” của Đào Thị Như (2008), Trường ĐHSP Hà Nội.

3.“ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với chương nhóm oxi, lớp 10 nâng cao” của Tạ Thị Thu Hương (2010), Trường ĐHSP TPHCM.

4 Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong dạy học hoá học thông qua hình thức dạy học dự án” của Đặng

Thị Minh Thu (2009), ĐHSP Hà Nội

5 Luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hoá học ở trường Trung học phổ thông”của Nguyễn Thị Thanh Mai (2011, ĐHSP

TPHCM

Trang 8

2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nghiên cứu khoa học

Trên Thế giới, Intel ISEF là hội thi khoa học lớn nhất thế giới dành cho HS

phổ thông từ lớp 9 – 12, ở 17 lĩnh vực NCKH khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả

và sáng kiến sử dụng công nghệ trong dạy và học, sự thông thạo và kỹ năng giảiquyết vấn đề ở giới trẻ, thúc đẩy sự tiến bộ trong dạy và học các môn khoa học, toánhọc, kỹ thuật… Đây là hội thi khoa học có quy mô lớn nhất thế giới, tạo điều kiệncho các nhà khoa học và sáng chế trẻ đến trao đổi ý kiến, trình bày những DA khoahọc tiên tiến và thi tài để giành được phần thưởng và học bổng

Ở Việt Nam bắt đầu từ năm học 2013-2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết

định tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho HS trung học cơ sở(THCS) và trung học phổ thông (THPT) hằng năm và coi đây như là một cuộc thi cótính chất tương đương cuộc thi HS giỏi quốc gia Mục đích cuộc thi [5]:

- Khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹthuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn

- Thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và PPDH; đổi mới hình thức vàphương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của HS; nâng cao chấtlượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục

- Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các trường đại học, cao đẳng, cơ sởnghiên cứu, các tổ chức và cá nhân với công tác nghiên cứu KHKT của HS trườngtrung học

- Tạo cơ hội để HS trung học giới thiệu kết quả NCKH, kỹ thuật của mình;tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các cơ sở giáo dục, giữa các địaphương; chọn DA tham dự Cuộc thi cấp quốc gia

Nghiên cứu các vấn đề về lí luận NCKH từ trước đến nay đã có nhiều sáchtham khảo hoặc giáo trình như:

1 PGS.TS Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2 PGS.TS Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trang 9

3 GS Nguyễn Văn Lê (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà

3 TS Vũ Anh Tuấn “Giới thiệu khung nghiên cứu và hướng dẫn học sinh trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật” vào tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội trong

đó nêu mục đích, hình thức tổ chức, nội dung, tiến trình thực hiện một đề tàiNCKH.[19]

Nhưng thực tế, ngay bản thân một số GV vẫn còn rất mơ hồ về lí luận của hoạtđộng NCKH dẫn đến lúng túng khi triển khai hướng dẫn HS thực hiện đề tài, ápdụng còn máy móc, thực sự chưa hiểu sâu bản chất và ý nghĩa của hoạt động NCKHcủa HS

Trong một vài năm gần đây đã có một số tác giả đã nghiên cứu việc kết hợpdạy học theo dự án với việc nghiên cứu khoa học của học sinh Tiêu biểu như các đềtài sau:

1 Phạm Thị Thủy (2013), “Kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 phần hóa học hữu cơ Trung học phổ thông”.

2 Nguyễn Minh Hải (2014) “Kết hợp dạy học với hoạt động nghiên cứu khoa

Trang 10

học cho học sinh lớp 11 phần Hóa học vô cơ Trung học phổ thông”.

3 Mục đích nghiên cứu

Kết hợp DHTDA và tổ chức hướng dẫn NCKH cho HS lớp 12 phần Hóa họchữu cơ THPT nhằm góp phần rèn luyện kĩ năng NCKH, vận dụng kiến thức líthuyết vào thực tiễn cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trongcác trường THPT

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTDA, về công tác tổ chức hướng dẫn HSNCKH (mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, tiến trình thực hiện công tác hướngdẫn HS NCKH)

(2) Nghiên cứu thực trạng dạy học DA và công tác hướng dẫn HS NCKH ở một sốtrường THPT ở Bắc Ninh

(3) Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa hóa học 12 đểtuyển chọn, xây dựng nguyên tắc, quy trình triển khai thực hiện DA học tập và đềtài hóa học có liên quan đến việc NCKH của HS

(4) Tổ chức hướng dẫn HS lớp 12 thực hiện DA và NCKH một số đề tài liên quanđến kiến thức phần Hóa học hữu cơ nhằm xác định tính khả thi, tính phù hợp và hiệuquả của đề tài

(5) Báo cáo kết quả nghiên cứu một số DA được thực hiện trong đề tài và trao đổivới GV, HS đã tham gia các DA, đề tài và ý kiến nhận xét của Ban Giám hiệu nhàtrường

5 Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học hóa học cho HS lớp 12 THPT

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình kết hợp dạy học DA với hoạt động NCKH hóa học cho HS lớp 12THPT

5.3 Phạm vi nghiên cứu :

Chương 1, 2, 3, 4, 5 hóa học lớp 12 chương trình cơ bản THPT

Trang 11

6 Giả thuyết khoa học

Kết hợp DHTDA với tổ chức tốt tập huấn cho HS về phương pháp NCKH,đồng thời với sự hướng dẫn của GV trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu thì

sẽ góp phần rèn luyện kĩ năng NCKH, kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào thựctiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong các trường THPT

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu như các luận văn, các bàibáo, các công trình nghiên cứu về dạy học DA, NCKH nói chung, hoạt động NCKHcủa HS THPT nói riêng và đặc biệt là cách GV hướng dẫn HS NCKH và thực hiện

DA học tập

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bảng hỏi: Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng với số lượng

60 phiếu điều tra dành cho GV giảng dạy môn Hóa học và 400 phiếu dành cho HSTHPT các trường trong tỉnh Bắc Ninh về hiểu biết của GV và HS về DHTDA

- Phỏng vấn sâu: Dự kiến tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số GV Hóahọc đã tham gia hướng dẫn HS NCKH; HS đã tham gia NCKH trong Hội thi khoahọc kĩ thuật dành cho HS THCS và THPT vừa qua và hiệu trưởng một số trường vềcông tác NCKH của HS để biết được phương pháp hướng dẫn HS NCKH, việc ápdụng trong thực tế có những khó khăn thuận lợi gì

- Phương pháp quan sát và tổng kết thực tiễn

7.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Sử dụng toán thống kê xác xuất để phân tích và xử lý các kết quả thựcnghiệm sư phạm (TNSP)

8 Đóng góp mới của luận văn

- Tổng quan và làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong việc kết hợpDHTDA và NCKH cho HS THPT đồng thời chỉ rõ tầm quan trọng của công tác nàytrong giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay

- Điều tra đánh giá thực trạng việc vận dụng DHTDA và việc triển khai

Trang 12

NCKH cho HS ở trường phổ thông thuộc tỉnh Bắc Ninh.

- Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung, xây dựng và triển khai DA tronghọc tập thuộc phần hóa học hữu cơ lớp 12 THPT

- Đề xuất một số đề tài NCKH trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 Ápdụng quy trình nghiên cứu, tổ chức tập huấn phương pháp NCKH và hướng dẫn 2

đề tài cho HS lớp 12

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo DA và NCKH của HS THPT Chương 2 Kết hợp DHTDA và NCKH cho HS lớp 12 phần Hóa học hữu cơ THPT Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC THEO

DỰ ÁN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THPT 1.1 Cơ sở lí luận của dạy học theo dự án

1.1.1 Thế nào là dạy học theo dự án?

Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “DHTDA là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” [2, tr.125].

Theo Intel (Mỹ): DHTDA là một hình thức dạy học trong đó HS thực hiện mộtnhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành vàđánh giá kết quả Hình thức chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩmhành động có thể giới thiệu được

1.1.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án

Hình 1.1: Sơ đồ những đặc điểm của dạ̣y học theo dự án

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của DA xuất phát từ những tình huống của thực tiễn

xã hội, nghề nghiệp và đời sống Nhiệm vụ DA cần chứa đựng những vấn đề phùhợp với trình độ và khả năng của người học

- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia đề xuất và chọn đề tài, nội

Trang 14

dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú của HScần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện DA.

- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa

nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết và hoạt động thực tiễn, thực hành Thôngqua đó kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ nănghành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra.

Sản phẩm của dự án bao gồm những thu hoạch lí thuyết, những sản phẩm vật chấtcủa hoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố,giới thiệu

- Định hướng kĩ năng mềm: Làm việc theo DA sẽ hỗ trợ phát triển cả kĩ năng tư duy

siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, tìm kiếm, phân tích dữliệu và đánh giá thông tin… Trong suốt quá trình thực hiện DA, các câu hỏi địnhhướng sẽ kích thích HS tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễncao Đồng thời, HS còn có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng mềm cần cócủa con người trong thế kỉ XXI như: kĩ năng học tập và thích ứng, kĩ năng thu thập

và xử lí thông tin, kĩ năng sống và hoạt động nghề nghiệp,…

- Tính phức hợp: Nội dung DA có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn

học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp (liên môn)

- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: các DA học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà

trường với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống, xã hội

- Tính tự lực cao của người học: Trong DHTDA, người học cần tham gia tích cực

và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi và khuyếnkhích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn,hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khảnăng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ

- Cộng tác làm việc: Các DA học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có

sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.DHTDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các

Trang 15

thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác thamgia trong DA Đặc điểm này còn gọi là học tập mang tính xã hội.

1.1.3 Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

Bước 1: Lập kế hoạch

a) Lựa chọn chủ đề

GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của DA

Từ chủ đề lớn, GV tổ chức hướng dẫn HS phát triển tìm các chủ đề nhỏ là vấn đềnghiên cứu cụ thể Sơ đồ tư duy và sơ đồ câu hỏi 5W1H là công cụ hiệu quả xácđịnh, lựa chọn ý tưởng cũng như những vấn đề cần giải quyết xung quanh DA b) Lập kế hoạch

HS cần lập kế hoạch để xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến tiểuchủ đề nhằm giải quyết trả lời câu hỏi nghiên cứu và phân công nhiệm vụ trongnhóm Ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành, xác định phương tiện và dựkiến sản phẩm Sau khi lập được kế hoạch các nhóm cử đại diện trình bày, cácnhóm khác và GV bổ sung ý kiến, HS chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch Sau đó GVhướng dẫn HS cách thực hiện DA, tổng hợp kết quả, trình bày báo cáo, đánh giá rútkinh nghiệm GV cần cung cấp cho mỗi nhóm sổ theo dõi DA

Bước 2: Thực hiện dự án

a) Thu thập thông tin: Theo nhiệm vụ đã được phân công, các thành viên trongnhóm thu thập thông tin từ sách báo, internet, làm thực nghiệm, điều tra, phỏngvấn Các phương tiện hỗ trợ cần sử dụng như: phiếu phỏng vấn, phiếu ghi dữ liệu,phiếu thiết kế các hoạt động thực nghiệm, máy ghi âm, máy ảnh,

b) Xử lí thông tin

Sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần tiến hành xử lí dữ liệu bằng bảng,biểu đồ, sơ đồ, so sánh, đối chiếu Trong nhóm thường xuyên trao đổi thảo luận đểtập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ Đồng thời xin ý kiến của GVcần sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án

Bước 3: Tổng hợp báo cáo sản phẩm

a) Xây dựng sản phẩm

Trang 16

Các thành viên trong nhóm cùng tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tíchthành sản phẩm cuối cùng có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyếttrình, đóng kịch, hát, trưng bày triển lãm, Powerpoint

b) Trình bày báo cáo sản phẩm

GV tổ chức cho HS trình bày các sản phẩm đã làm Không nên để một HS phụtrách báo cáo mà nên chia nhỏ để nhiều thành viên cùng được có cơ hội thể hiệnkhả năng của mình Trong buổi này, GV nên mời các chuyên gia liên quan đến dự

án, Ban Giám hiệu tham gia và đặt câu hỏi, cũng như đưa ý kiến nhận xét, góp phầnlàm cho buổi báo cáo thêm sinh động, hấp dẫn và thiết thực

c) Đánh giá rút kinh nghiệm

GV thiết kế cho các nhóm tự chấm điểm và chấm điểm lẫn nhau, đánh giá sảnphẩm của từng nhóm GV tổng kết các phiếu tự đánh giá của các nhóm, nhận xét,cho điểm từng nhóm và rút kinh nghiệm

Hình 1.2 Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

1.1.4 Một số kĩ năng thực hiện dự án cần hướng dẫn cho học sinh

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: bao hàm những khả năng rút ra những

thông tin từ một tư liệu và ghi chép từ một thông báo hay bài phát biểu

Kỹ năng giao tiếp: như vấn đáp, lắng nghe tích cực, tiếp nhận và phản hồi

Một bài dạy truyền thống Thực tiễn cuộc sống

Xây dựng bản kế hoạch dạy học dự án

Kế hoạch hoạt động GV Kế hoạch hoạt động HS

Sản phẩm dự án

Kết quả là sự phát triển các năng lực, kĩ năng của học sinh

Đề ra tiêu chí đánh giá

Trang 17

thông tin, xử lý tình huống, giải quyết mâu thuẫn, hợp tác và hỗ trợ trong nhóm.

Kỹ năng tư duy sáng tạo: Thông qua những sản phẩm tư duy của HS như: các

cuộc thảo luận, các bảng biểu, sơ đồ, và những ghi chép, GV có thể biết được nhiềuđiều về quá trình tư duy của HS, lựa chọn PPDH phù hợp cho mỗi đối tượng là cánhân hay nhóm HS

Kỹ năng trình bày: Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật Đó là khả

năng của những người thuyết trình trong quá trình truyền đạt thông tin một cách hấpdẫn và cách dẫn dắt nội dung thông tin nhằm thu hút nhiều người nghe hơn và trìnhbày thông tin đầy đủ và chính xác trong một khoảng thời gian ngắn

Kĩ năng sử dụng CNTT: sử dụng Power Point, Mindmap, Word,…

1.1.5 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án

- Học theo DA đòi hỏi có thời gian để HS nghiên cứu tìm hiểu

- Học theo DA đòi hỏi phương tiện vật chất phù hợp

- Học theo DA đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sưphạm, tích cực, yêu nghề

1.1.6 Điều kiện để thực hiện có hiệu quả

- Xác định rõ mục tiêu học tập của HS, HS đạt được gì về kiến thức, kĩ năngthái độ Tập trung vào tư duy bậc cao, không chỉ là những kĩ năng đọc sách hay sử

Trang 18

dụng công nghệ thông tin

- Nội dung – chủ đề gắn với thực tiễn hoặc với những vấn đề đang diễn ratrong cuộc sống, mang tính thời sự, tính xã hội có liên quan đến nội dung bài học

1.2 Cơ sở lí luận của hoạt động nghiên cứu khoa học

1.2.1 Đại cương về nghiên cứu khoa học

1.2.1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học

Khái niệm khoa học: Khoa học là hệ thống tri thức của sự vật, hiện tượng, quá

trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy, mà những tri thức trong hệ thống này có đượcdựa trên những NCKH (chứ không phải dựa trên những kinh nghiệm) Khoa họccòn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp tác động đến thế giới xung quanhlàm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người [18, tr.36]

NCKH là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới;

hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vậtphục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người [11,tr.35]

Phương pháp NCKH là con đường, cách thức nghiên cứu để đặt ra câu hỏi

khoa học, giải quyết vấn đề thông qua quan sát và thực nghiệm [6,tr.37]

1.2.1.2 Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học

Hình 1.2 Sơ đồ những đặc điểm của nghiên cứu khoa học a) Tính mới mẻ

Trang 19

- Quá trình NCKH là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó cótính mới mẻ.

- Quá trình NCKH không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đãđược làm trước đó

- Tính mới trong NCKH được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì ngườinghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn

d) Tính tin cậy

Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứngbởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều chomột kết quả như nhau

e) Tính rủi ro

NCKH là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại,thành công sớm hoặc thành công rất muộn Vì vậy tính rủi ro của nó rất cao

f) Tính kế thừa

- Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp NCKH

- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kếtquả đã đạt được trước đó

g) Tính cá nhân

Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiện nghiên cứu thì vai trò cá nhântrong sáng tạo cũng mang tính quyết định

Trang 20

h) Tính kinh phí

- NCKH rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sảnxuất và thậm chí có thể nói không thể định mức

- Hiệu quả kinh tế không thể xác định được

- Lợi nhuận không dễ xác định

1.2.2 Trình tự logic của nghiên cứu khoa học

NCKH, bất kể trong NCKH tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học côngnghệ đều tuân theo một trật tự lôgic xác định, bao gồm các bước sau:

- Lựa chọn chủ đề nghiên cứu và đặt tên đề tài

- Xác định mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng luận điểm khoa học (tức giả thuyết nghiên cứu)

- Chứng minh luận điểm khoa học (chứng minh giả thuyết)

- Lựa chọn phương pháp chứng minh giả thuyết [11,tr.47]

1.2.2.1 Lựa chọn chủ đề và đặt tên đề tài

(1) Ý tưởng nghiên cứu

Ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành trong các tình huống như: Tronggiải quyết công việc hàng ngày, qua đọc sách báo, trong các buổi tranh luận hoặccác câu hỏi đặt ra của người khác

(2) Lựa chọn đề tài

Từ các ý tưởng đó sẽ hướng người nghiên cứu đến lựa chọn đề tài Việc lựachọn đề tài có một ý nghĩa rất quan trọng Có thể xem xét việc lựa chọn đề tài theomột số tiêu chí sau: Đề tài có ý nghĩa khoa học không? Có ý nghĩa thực tiễn không?

có cấp thiết phải nghiên cứu không? Có phù hợp với sở thích không?

(3) Đặt tên đề tài

Tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài Tên đềtài phải thể hiện được mục tiêu nghiên cứu, có thể ghi rõ phương tiện thực hiện, cóthể chỉ rõ môi trường thực hiện

1.2.2.2 Xác định mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong

Trang 21

nghiên cứu Mục tiêu trả lời câu hỏi “nghiên cứu cái gì?”

Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ nghiên cứu chính là công việc phải làm,được cụ thể hóa từ mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Mỗi nhiệm vụ phải giải quyếtđược một vấn đề nào đó nằm trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các nhiệm vụluôn có quan hệ hữu cơ với nhau

1.2.2.3 Xây dựng luận điểm khoa học (tức giả thuyết nghiên cứu)

Giả thuyết là câu trả lời ướm thử cho câu hỏi nghiên cứu Một giả thuyết cóthể đặt ra đúng với bản c hất sự vật, song giả thuyết cũng có thể sai và bị bác bỏ

1.2.2.4 Chứng minh luận điểm khoa học (chứng minh giả thuyết)

Để chứng minh giả thuyết, người nghiên cứu cần có các luận cứ khoa học.Luận cứ là bằng chứng để khẳng định giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng Trongkhoa học có hai loại luận cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế [11,tr.49-63]

1.2.2.5 Lựa chọn phương pháp chứng minh giả thuyết

Trong nghiên cứu các phương pháp được chia thành 2 nhóm chính:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Gồm có phương pháp nghiêncứu tài liệu, thống kê toán học

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm có phương pháp quansát, thực nghiệm khoa học, điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn, thực nghiệm Phương pháp nghiên cứu là công cụ NCKH trong thực hiện nhiệm vụ đề tài.Phương pháp NCKH do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu quyết định bởi “phươngpháp là sự vận động của nội dung” nói theo ngôn từ triết học Điều đó có nghĩa làứng với những đề tài khác nhau phải có phương pháp khác nhau Chọn phươngpháp nào cho thích hợp đó là công việc của người nghiên cứu [16,tr.65-66]

1.2.3 Thu thập và xử lý thông tin

1.2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nguồn tài liệu rất đa dạng như: tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoahọc, sách giáo khoa, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng Sau đóngười nghiên cứu tổng hợp tài liệu: bổ túc, lựa chọn, sắp xếp tài liệu, làm tái hiện

Trang 22

quy luật, giải thích quy luật.

(2) Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là một phương pháp quan sát để lấy được các thông tin phục

vụ cho việc trình bày luận cứ thực tế Có thể sử dụng các phương tiện ghi âm, ghihình hoặc sử dụng các phương tiện đo lường

(3) Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin.Cách đặt câu hỏi là điều cần đặc biệt coi trọng, vì nó có ảnh hưởng quyết định tớikết quả phỏng vấn

(4) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra là đưa những câu hỏi in sẵn trong giấy, gửi trước đến những ngườiđược phỏng vấn để nhận được ý kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiêncứu đặt ra Sau đó phải xử lý kết quả điều tra dựa trên cơ sở thống kê toán.[11,tr.67-93]

(5) Phương pháp thực nghiệm khoa học

Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bản, cóvai trò hết sức quan trọng trong NCKH, được sử dụng triệt để trong nhiều lĩnh vựckhoa học, đặc biệt là các khoa học tự nhiên Thực nghiệm chỉ được sử dụng khi vàchỉ khi đặt ra bài toán làm sáng tỏ các mối liên hệ, sự phụ thuộc giữa các hiện tượngnghiên cứu và sự thể hiện các giả định, kiểm định các giả thuyết

Phương pháp thực nghiệm thường chia thành hai loại chính là thực nghiệm tựnhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Trong một thực nghiệm thường có 3yếu tố biến đổi (gọi là biến) gồm biến độc lập, biến phụ thuộc, biến kiểm soát [18,tr.55-59]

1.2.3.2 Phương pháp xử lý thông tin

Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Sử dụng phương pháp thống

kê toán sau đó trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị

Xử lý logic đối với các thông tin định tính: Đưa ra những phán đoán về bảnchất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của sự kiện [11,tr.99]

Trang 23

1.2.4 Trình bày luận điểm khoa học

1.2.4.1 Hình thức trình bày kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu có thể được trình bày dưới dạng bài báo khoa học, tổngluận khoa học, tác phẩm khoa học nhằm nhiều mục đích như công bố một ý tưởngkhoa học, hoặc cung cấp thông tin tóm tắt về hoạt động và thành tựu

1.2.4.2 Thuyết trình kết quả nghiên cứu

Người thuyết trình luôn phải lưu ý rằng mỗi bản thuyết trình phải trả lời đượccâu hỏi: Tác giả định chứng minh điều gì? Chứng minh bằng cái gì? Bản thuyếttrình phong phú nhờ luận cứ Người nghiên cứu càng đưa được nhiều luận cứ thìluận điểm càng có sức thuyết phục [11,tr.106-119]

1.2.5 Đạo đức khoa học

Bên cạnh việc trang bị những nội dung về kĩ năng nghiên cứu, những nhànghiên cứu cần được trang bị những kiến thức về đạo đức khoa học, đó là tính trungthực với bản thân và trung thực với tài sản khoa học chung của cộng đồng, đạo đứctrong sử dụng kết quả nghiên cứu [11,tr.133]

1.3 Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông

1.3.1.Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

1.3.1.1 Mục đích công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

Theo công văn số 4241/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn triển khai hoạtđộng NCKHvà tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho HS trung học nămhọc 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu ra mục đích hoạt động NCKH củahọc sinh trung học như sau:

Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức vàphương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của HS; nâng cao chấtlượng dạy và học

Khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH - CĐ, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và

cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của HS trung học;

Tạo cơ hội để HS trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình;tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập

Trang 24

quốc tế.

1.3.1.2.Yêu cầu trong công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

- Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của HS

- Phù hợp với chương trình, nội dung dạy học trong nhà trường và đòi hỏi thựctiễn của xã hội, phù hợp với định hướng giáo dục của các trường trung học

- Không ảnh hưởng đến việc học tập chính khóa của HS

- Đối với cuộc thi KHKT dành cho HS trung học yêu cầu đối tượng tham gia:

HS có hạnh kiểm, học lực học kỳ từ khá trở lên [22]

1.3.1.3 Nội dung và hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học của học sinh

Những vấn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nằm trong các môn họccủa trường trung học có liên quan đến việc áp dụng vào thực tiễn [19]

1.3.1.4 Kinh phí phục vụ nghiên cứu khoa học

Nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu khoa học có thể lấy từ kinh phí hỗ trợcủa nhà trường và kinh phí của gia đình học sinh tham gia nghiên cứu khoa học

1.3.1.5 Trách nhiệm và quyền lợi của học sinh khi tham gia NCKH

(1) Trách nhiệm của HS

Tích cực hưởng ứng và thực hiện đề tài NCKH đã đăng ký Cần có sự giámsát, hướng dẫn trong quá trình làm đề tài, phải có người bảo trợ khi tham gia NCKH(có thể là GV, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học ) Trung thực trong NCKH; khônggian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng, trình bày nội dung, kết quảnghiên cứu của người khác như là của mình Chấp hành các quy định hiện hành vềhoạt động khoa học và công nghệ của trường Không được tham gia nghiên cứu DAnghiên cứu mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc ảnh hưởng đến môi trường

(2) Quyền lợi của HS

Được tạo điều kiện sử dụng các thiết bị sẵn có của cơ sở để tiến hành NCKH;được tham gia các Cuộc thi KHKT Kết quả NCKH của HS có thể được công bốtrên các kỷ yếu, tạp chí và các phương tiện thông tin khác [19]

1.3.1.6 Thuận lợi và khó khăn khi học sinh THPT nghiên cứu khoa học

(1) Thuận lợi

Trang 25

Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, GV đãthực hiện đổi mới PPDH tích hợp nhiều PPDH tích cực như DHTDA, dạy họcnhóm, dạy học sử dụng công nghệ thông tin,… để chính các em tìm ra câu trả lờicho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, kích thích tính chủ động và đề cao tinhthần tự chủ, sáng tạo của các em Nội dung giảng dạy theo hướng gợi mở, giới thiệunhững vấn đề mới, cập nhật những kiến thức và thông tin thời sự về mặt khoa họccho HS Qua đó đã rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết, làmviệc nhóm và hình thành năng lực NCKH cho HS Điều này cũng giúp các em trongviệc lựa chọn đề tài nghiên cứu, làm quen dần với phương pháp nghiên cứu Sự cảithiện về cơ sở vật chất của trường như thư viện, tài liệu tham khảo, phòng máy,internet… cũng tạo điều kiện cho các em NCKH cả về vật chất lẫn tinh thần trongphạm vi có thể Việc tổ chức cuộc thi KHKT dành cho HS trung học là cơ hội tốt cổ

vũ, phát động công tác NCKH, kỹ thuật trong nhà trường và HS trung học

HS nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt, đặc biệt là về chuyên môn, phươngpháp NCKH của các GV, giảng viên, cán bộ khoa học hoặc sự hỗ trợ của các Viện,các trường Đại học GV còn hướng dẫn HS cách tự khám phá, tìm hiểu, nghiên cứucuộc sống xung quanh; tạo sự ham muốn khám phá, say mê khoa học của các em

Điều quan trọng là thông qua NCKH sẽ khơi nguồn cho những sáng tạo vàđánh thức những khả năng tiềm ẩn của mỗi HS, phát huy tối đa tính trẻ, khả năng tưduy đó là những ý tưởng khoa học mạnh dạn và táo bạo những cũng không thiếutính hiệu quả và khả thi cao

(2) Khó khăn

Bên cạnh đó, hoạt động này trong quá trình triển khai cũng gặp phải không ít

khó khăn: Việc triển khai NCKH đối với HS là rất mới với các trường trung học nên

nhiều trường vẫn còn rất bỡ ngỡ trong công tác hướng dẫn, quản lý cũng như việc tổchức công tác NCKH Về nhận thức của phụ huynh, nhiều người vẫn cho rằng đề raviệc NCKH đối với HS phổ thông là quá xa vời, các em chỉ cần nắm vững kiến thức

và kỹ năng ở chương trình giáo dục phổ thông, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và tuyểnsinh ĐH là đạt yêu cầu, nên sẽ khó nhận được sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của

Trang 26

phụ huynh và của chính các em.

Về phía GV, cán bộ hướng dẫn, hầu hết các GV chỉ chú trọng đầu tư chochuyên môn nên kinh nghiệm NCKH vẫn còn hạn chế Mặt khác GV, giảng viêngặp không ít khó khăn vì bị động về mặt thời gian

Về phía HS, khi tổ chức cho HS tham gia NCKH thì việc NCKH của HSthực chất là bước đầu tập NCKH Bản thân HS lại có vốn kinh nghiệm thực tế cònnhiều hạn chế Một áp lực không nhỏ với HS khi tham gia NCKH là vấn đề thờigian Chương trình học thường khá nặng với rất nhiều môn học cũng là một khókhăn không nhỏ khi HS muốn tham gia NCKH HS lớp 12 đã có thể vận dụng kiếnthức chuyên ngành vào nghiên cứu thì lại gặp khó khăn về thời gian, vì đây là thờiđiểm học tập căng thẳng, thời gian biểu học tập trên lớp dày đặc lại thêm chạy đuahọc thêm với các kỳ thi Điều này rất khó tránh khỏi, nên việc dành thời gian đểnghiên cứu lại càng eo hẹp, khó có thể tập trung cho NCKH Các đề tài nghiên cứu

do đó thường không đúng tiến độ hoặc chất lượng không như mong muốn Trongquá trình làm đề tài, còn gặp nhiều khó khăn như việc thu thập số liệu do không xácđịnh được địa bàn thu thập đồng thời một số trường hợp còn bị ngăn cản; quá trìnhphát triển mô hình còn sơ sài, thiếu thiết bị, kĩ thuật, tay nghề lắp ráp còn hạn chếnên việc làm ra một mô hình như đã thiết kế là rất khó

Vấn đề tài chính cũng là bài toán nan giải đối với việc NCKH của HS hiệnnay Việc tìm kiếm những tài liệu quan trọng và mang tính thực tế hay điều tra, thiết

kế mô hình thì rất khó khăn, tốn kém vượt quá khả năng kinh phí của các em Nếukhông được gia đình, nhà trường, các cơ quan quan tâm, ủng hộ về tài chính thì HSkhông thể thực hiện được đề tài nghiên cứu

Nguồn lực tài chính ít ỏi, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm hiện đạicho công tác này ở nhiều trường còn thiếu, chưa thực sự phong phú, chủ yếu các emphải tìm trên báo chí, tạp chí, phương tiện thông tin, internet [15], [26], [27], [28]

1.3.1.7 Những yếu tố làm nên một công trình thành công

Đưa hoạt động NCKH thành một bộ phận của chương trình học phổ thôngtrung học, thường xuyên đổi mới PPDH, cách kiểm tra đánh giá

Trang 27

Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lí, GV, HS về phươngpháp NCKH, về tổ chức hoạt động NCKH Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền rộng rãimục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động NCKH của HS đến cán bộ quản lí, GV, HS,CMHS và cộng đồng xã hội bằng nhiều hình thức như: xem hình ảnh Hội thi KHKTViSEF, lồng ghép triển khai hội nghị chuyên môn, sử dụng công nghệ thông tin đểtuyên truyền về đề tài dự thi GV tổ chức trao đổi, thảo luận trong giờ sinh hoạt lớp,chào cờ, ngoại khóa để định hướng hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho HS.

GV đưa nội dung triển khai NCKH của HS vào sinh hoạt của tổ bộ môn

Hãy đặt niềm tin đến với khả năng của HS, khơi dậy tính trẻ và niềm đam mê

khoa học; tạo hứng thú, động cơ trong học tập cũng như trong NCKH Bản thân HS

phải nhiệt tình trong công tác nghiên cứu Chọn nội dung đề tài phù hợp với khảnăng của HS Sổ ghi chép dữ liệu công trình là tác phẩm quý giá nhất mà GV cầnhướng dẫn HS Ghi chú cẩn thận tiến độ công việc, viết nhật ký, chụp ảnh tiến độcông việc trong suốt quá trình thực hiện

Người hướng dẫn phải là GV có kinh nghiệm NCKH hoặc cán bộ đã qua đàotạo và cần phải được giám sát bởi một cố vấn khoa học của nhà trường GV phảinắm vững phương pháp luận NCKH; đọc nhiều tài liệu khoa học, công nghệ; rènluyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; làm việc có kế hoạch khoa học; tậndụng được sự ủng hộ của BGH nhà trường, của cha mẹ HS Đặc biệt, GV phải theosát quá trình thực hiện của HS, thường xuyên nhắc nhở, động viên, sát sao tiến độthực hiện, tháo gỡ những khó khăn cho các em Tạo điều kiện để triển khai áp dụngkết quả nghiên cứu vào thực tiễn Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho GV,

HS tham gia

Phối hợp với cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các Viện, trung tâm NCKH, Sở Khoahọc và Công nghệ, Đoàn Thanh niên, các nhà khoa học, cha mẹ HS, các doanhnghiệp và các nhà tài trợ… để hỗ trợ điều kiện hoạt động NCKH và tổ chức cáccuộc thi cấp cơ sở

Gắn kết với các cuộc thi ý tưởng sáng tạo, thi hùng biện tiếng Anh, thi sángtạo, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, thi thí

Trang 28

nghiệm, thực hành Qua đó tạo ra sân chơi trí tuệ, vui tươi, đảm bảo tính khoa học,công bằng; phát huy khả năng sáng tạo của HS, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ của phongtrào NCKH tới đông đảo HS [15], [6], [19], [26]

1.3.2 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong giáo dục trung học

NCKH ở trường trung học là một hoạt động giáo dục: NCKH được sử dụng

như là một hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện tư duy, tác phong làm việc khoa họccủa HS, gắn liền kiến thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống, từ đó góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục trung học Hoạt động NCKH có mục đích chính làphát triển năng lực, rèn luyện cách nghĩ, cách làm việc khoa học cho HS

NCKH góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, PPDH và phương pháp đánh giá kết quả học tập: Trong NCKH, HS được tự đề xuất vấn đề nghiên cứu, tự

lập kế hoạch và triển khai kế hoạch nghiên cứu, tìm tòi, khám phá HS được tiếpxúc, trao đổi, thảo luận với thầy cô, bạn bè và các nhà khoa học Đó là điều kiệnthuận lợi để HS không chỉ nâng cao, mở rộng kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năngứng xử, giao tiếp xã hội, qua tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu chuyênmôn hay qua thảo luận NCKH còn là hoạt động giáo dục mà ở đó HS được cá thểhóa quá trình học tập phù hợp với sở trường, sở thích và điều kiện của bản thân từ

đó thúc đẩy động cơ học tập, khuyến khích HS tự giác học tập, nghiên cứu

Mối liên hệ giữa hoạt động NCKH và các hoạt động giáo dục khác đang triển khai: Việc triển khai đổi mới PPDH như áp dụng PPDHTDA, PPDH bàn tay

nặn bột, tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn, cuộc thi dạy học theo chủ đềtích hợp sẽ góp phần triển khai rộng rãi và nâng cao chất lượng các DA NCKH

NCKH và dạy học định hướng phát triển năng lực của HS: Khi HS làm quen

với NCKH sẽ học được phương pháp làm việc khoa học, phương pháp tự học, tựtìm kiếm tri thức thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau Khi đó, các em sẽ bướcvào học tập với một tinh thần mới, một ý thức học tập mới Và khi có phương pháplàm việc khoa học, các em cũng sẽ học tập dễ dàng, chủ động hơn

NCKH góp phần nâng cao năng lực của GV: Trước hết là GV trực tiếp

hướng dẫn HS NCKH, phải đào sâu nghiên cứu, mở rộng kiến thức của mình để

Trang 29

không trở nên tụt hậu so với HS Đây cũng là một “cú hích” quan trọng để GV phảithay đổi PPDH của mình, không còn là người áp đặt kiến thức mà trở thành ngườikhơi gợi kiến thức, hướng dẫn, định hướng HS phương pháp tìm tòi tri thức mới, hỗtrợ HS giải đáp thắc mắc và quan trọng là giúp HS phát huy tối đa khả năng chủđộng, sáng tạo của mình trong việc thu nhận kiến thức Từ đó giúp nâng cao chấtlượng các đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; hỗ trợ đổi mớisinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tăng cường trao đổi, thảo luận về DA nghiêncứu của HS, những vướng mắc khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết.

NCKH phát huy nguồn lực ngoài trường trung học hỗ trợ giáo dục trung học: Để triển khai sâu rộng, có chất lượng luôn cần sự hưởng ứng, hỗ trợ tích cực

của các cơ sở giáo dục ĐH-CĐ về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất cũng nhưhình thức động viên khuyến khích HS, GV có thành tích trong NCKH [6,tr.69-74]

1.3.3 Quy trình nghiên cứu khoa học của học sinh trung học

Trong khuôn khổ cuộc thi KHKT cho HS trung học, hai loại đề tài (còn gọi

là DA) được nghiên cứu nhiều đó là DA khoa học và DA kĩ thuật Việc tiến hànhnghiên cứu với hai loại DA trên được tiến hành với quy trình khác nhau

Kết quả của DA khoa học là những phát minh, phát hiện Kết quả của DA kĩthuật là những sáng chế

1.3.3.1 Quy trình thực hiện dự án khoa học

Dưới đây là quy trình thực hiện DA khoa học đã được sơ đồ hóa:

Trang 30

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình thực hiện dự án khoa học

Quy trình này gồm các giai đoạn sau:

(1) Đặt câu hỏi

Hoạt động NCKH thực sự chỉ và luôn bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi về mộtđiều gì đó người nghiên cứu quan sát được Việc đặt câu hỏi nghiên cứu phụ thuộcvào sự am hiểu của người nghiên cứu đến chủ đề quan tâm, vào tư duy phản biện,

sự say mê khoa học của người nghiên cứu Câu hỏi thường xuất hiện trong quá trìnhhọc tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tham khảo thông tin khoa học từ cácnguồn khác nhau, quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hoặc ở các thínghiệm Các dạng câu hỏi: Như thế nào? Cái gì? Khi nào? Ai? Tại sao? Ở đâu? (2) Nghiên cứu tổng quan

Phương pháp được sử dụng chủ yếu là nghiên cứu tài liệu liên quan Nộidung này cần tìm hiểu và xem xét các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vựcnghiên cứu, các công trình nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu thông tin tại thưviện, trên Internet Qua đó sẽ tránh được những sai lầm và biết được hướng nghiêncứu có cần, có khả thi không, xem xét ý nghĩa của câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.(3) Xây dựng giả thuyết

Giả thuyết dược xem như câu trả lời dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu Giả

Trang 31

thuyết cần được xây dựng dựa trên những cơ sở lý thuyết và căn cứ khoa học và dễdàng cho việc đánh giá và kiểm chứng.

(4) Kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm

Để kiểm chứng một giả thuyết là đúng hay sai, cần phải sử dụng thựcnghiệm Một thực nghiệm sẽ được thiết kế và thực hiện một cách đúng đắn nhất,cần đảm bảo thực nghiệm được tiến hành với sự thay đổi của một yếu tố trong khicác yếu tố khác được giữ nguyên Cũng cần tiến hành thực nghiệm một vài lần hoặctheo những cách thức khác nhau để đảm bảo kết quả thu được là ổn định và chínhxác nhất (không phải là ngẫu nhiên)

(5) Phân tích kết quả và kết luận

Sau khi hoàn thành thí nghiệm, các dữ liệu thu được sẽ được phân tích vàtổng hợp để khẳng định tính đúng, sai của giả thuyết Kết quả có thể được phân tíchtrên cả hai phương diện định tính và định lượng Giả thuyết có thể sai, khi đó, cầnxây dựng giả thuyết mới và tiếp tục kiểm chứng giả thuyết mới bằng thực nghiệm.Ngay cả khi giả thuyết đúng, nghiên nghiên cứu có thể sử dụng cách khác để kiểmchứng lại nhằm tăng độ tin cậy của kết luận

(6) Báo cáo kết quả

Để kết thúc DA khoa học, kết quả nghiên cứu cần được trình bày, thảo luận,công bố hay tham gia dự thi Bản báo cáo phải nêu bật được ý nghĩa, tính mới của

đề tài cũng như thể hiện được phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học, hợp lí,cách phân tích, xử lý số liệu là khoa học để từ đó khẳng định được kết luận rút ra làkhách quan, chính xác và tin cậy

1.3.3.2 Quy trình thực hiện dự án kĩ thuật

Trang 32

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình thực hiện dự án kĩ thuật

(1) Xác định vấn đề

DA kĩ thuật cũng luôn được bắt đầu bằng một câu hỏi về vấn đề mà ngườinghiên cứu quan sát được Trên cơ sở đó, đề xuất việc nghiên cứu tìm ra một quytrình, giải pháp kĩ thuật tối ưu hay chế tạo, cải tiến một sản phẩm kĩ thuật nào đó.(2) Nghiên cứu tổng quan

Có hai vấn đề chính cần tìm hiểu và nghiên cứu trong giai đoạn này là: ýkiến của người sử dụng và các ưu nhược điểm của các quy trình, giải pháp kĩ thuậthay thiết bị, sản phẩm đã có

(3) Xác định yêu cầu

Nội dung của giai đoạn này là đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cầnphải đạt được Một trong những cách đề xuất tiêu chí là dựa vào sự phân tích cácquy trình, giải pháp hay các sản phẩm đang có Yêu cầu, tiêu chí cần được xác định,phát biểu rõ ràng

(4) Đề xuất các giải pháp

Với yêu cầu và tiêu chí đã đặt ra, luôn luôn có nhiều giải pháp tốt để giảiquyết nếu chỉ tập trung vào một giải pháp, rất có thể đã bỏ qua các giải pháp tốthơn do vậy, trong giai đoạn này, người nghiên cứu tìm cách đề xuất số lượng tối đacác giải pháp có thể, bám sát với yêu cầu, tiêu chí đã nêu

Trang 33

(5) Lựa chọn giải pháp

Trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất ở bước 4, cần xem xét và đánh giá mộtcách toàn diện về mức độ phù hợp với yêu cầu, tiêu chí đã đặt ra cho sản phẩm ởbước 3 Trên cơ sở đó, lựa chọn giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất với yêu cầu.Việc lựa chọn giải pháp cũng cần căn cứ vào bối cảnh về điều kiện kinh tế, côngnghệ, trang thiết bị và nhân lực thực hiện DA kĩ thuật

(6) Hoàn thiện giải pháp

Mặc dù đã được chọn, giải pháp thực hiện cũng cần xem xét lại để cải tiến,hoàn thiện Đây là một khâu quan trọng và cần được xem xét thường xuyên

(7) Xây dựng mẫu

Mẫu sản phẩm được xem như là phiên bản “hoạt động” dựa trên giải pháp.Mẫu này sẽ được xem xét, đánh giá, kiểm tra có đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đã đặt

ra cho sản phẩm hay chưa

(8) Đánh giá và hoàn thiện thiết kế

Quá trình hoàn thiện thiết kế liên quan đến các hoạt động có tính lặp lạihướng tới việc có một sản phẩm tốt nhất Đánh giá giải pháp – tìm kiếm lỗi và thayđổi – Đánh giá giải pháp mới – tìm kiếm lỗi mới và thay đổi , trước khi kết luận vềbản thiết kế cuối cùng [6,tr.38-46]

1.3.4 Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học

1.3.4.1 Yêu cầu trong công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

Các cấp Quản lí cùng GV, cán bộ hướng dẫn tổ chức tập huấn phương phápNCKH cho HS, đồng hành cùng các em ngay từ những giai đoạn đầu GV thườngxuyên động viên, khích lệ, giúp đỡ, định hướng cho HS Tuyệt đối không ép buộc

mà cần khơi dậy niềm đam mê khoa học, sức sáng tạo của HS Sự giúp đỡ của GVchỉ dừng lại ở mức độ gợi ý, GV không thể làm thay HS và đảm bảo đề tài của HS

phải là đề tài mới, ý tưởng mới, cách tiếp cận mới [15], [19]

1.3.4.2 Trách nhiệm của giáo viên, cán bộ hướng dẫn, Ban Giám hiệu

(1) Trách nhiệm của GV, cán bộ hướng dẫn

GV, giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trách nhiệm tham gia hướng dẫn HS

Trang 34

NCKH cần có thái độ tích cực, thân thiện với HS Cán bộ hướng dẫn có thành tíchxuất sắc sẽ được xem xét khen thưởng đột xuất và hàng năm.

(2) Trách nhiệm của Ban Giám hiệu các trường cơ sở

Ban Giám hiệu các trường cơ sở xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện quychế về NCKH để phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo và điều kiệnNCKH của cơ sở Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả NCKH của HS để vận dụng cácchế độ chính sách nhằm khuyến khích GV trong việc hướng dẫn NCKH Xem xét,lựa chọn các công trình đưa vào ứng dụng, các biện pháp triển khai và quy định cụthể chế độ đãi ngộ đối với HS cũng như những người đã đóng góp trong việc ứngdụng thành công kết quả công trình NCKH của HS vào thực tiễn trong phạm vi chophép của cơ sở Chủ trì phối hợp với Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn và các tổchức, đoàn thể khác tích cực tham gia trong công tác NCKH của HS

Trường hợp phát hiện thấy công trình NCKH của HS thiếu tính trung thực,thủ trưởng các cơ sở tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm để thi hành các hình thức kỷluật khác nhau [15], [19]

1.4 Thực trạng của dạy học dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở một số trường THPT tỉnh Bắc Ninh

1.4.1 Thực trạng của dạy học dự án

1.4.1.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu mức độ biết, hiểu và vận dụng dạy học DA của GV dạy hóa học ở một số trường THPT

Tìm hiểu ý kiến của GV về những khó khăn khi sử dụng PPDH này

1.4.1.2 Nội dung - Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu có câu hỏi điều tra cho 40 GV thuộc các trường THPT khác nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh Bắc Ninh năm 2014 - 2015

1.4.1.3 Kết quả điều tra

Câu 1 Mức độ biết phương pháp DHTDA của các GV:

Trang 35

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Câu 2 Mức độ áp dụng PPDHTDA trong giảng dạy Hoá học

Câu 3 Những khó khăn khi áp dụng PPDHTDA vào dạy học

Khó khăn Mức độ khó khăn giảm (số phiếu) 1 2 3 4 5

DA tốn nhiều thời gian và công sức để đầu tư

Tâm lý quen với cách dạy thường ngày,

Bản thân lúng túng trong việc chọn đề tài,

Nội dung bài học dài, cần dạy nhanh để kịp

Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng cho

Như vậy, qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy, ở các trường phổ thông

GV đều đã biết đến PPDHTDA, một số GV cũng đã bắt đầu áp dụng thử nghiệmPPDHTDA tuy nhiên do đây là một PPDH còn nhiều mới mẻ nên mức độ áp dụngvào dạy học còn chưa thường xuyên

Trong số các nguyên nhân gây khó khăn cho việc áp dụng PPDHTDA đượcđưa ra khảo sát phần lớn GV được hỏi đều đưa ra nguyên nhân “DA tốn nhiều thờigian và công sức thiết kế” và “Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng chophương pháp này” là nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc áp dụng PPDHTDA vàogiảng dạy Bên cạnh đó nguyên nhân “Bản thân lúng túng trong việc chọn đề tài,thiết kế và triển khai DA” cũng chiếm số lượng lớn Qua đây có thể thấy rằng GVchưa thực sự hiểu hết được bản chất của PPDHTDA và cách thức áp dụngPPDHTDA vào một bài học cụ thể nên thường dẫn đến tâm lí thiếu tự tin chưa sẵnsàng áp dụng phương pháp mới này vào dạy học Từ đó cho thấy việc xây dựng quy

Trang 36

trình thực hiện, thiết kế một số DA tiêu biểu là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.

1.5.2 Thực trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường trung học

1.5.2.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu mức độ biết, hiểu và vận dụng quy trình NCKH và hướng dẫn HSNCKH của GV dạy hóa học ở trường THPT

Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của GV, HS về khi thực hiện NCKH

1.5.2.2 Đối tượng điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 40 GV thuộc các trường THPT khác nhau trên địabàn tỉnh Bắc Ninh, và 50 em HS tham gia NCKH trực tiếp tham gia cuộc thi khoa học

kĩ thuật cấp tỉnh Bắc Ninh năm 2014 – 2015

1.5.2.3 Kết quả điều tra

(1) Phiếu điều tra cho giáo viên

Tổng số 40 GV được điều tra

Câu 1 Đánh giá về việc triển khai hoạt động HS THPT tham gia NCKH.

Số ý kiến Tỉ lệ %

Đa số HS chưa từng được tham gia NCKH 18 45%

Việc NCKH đối với HS phổ thông là quá xa vời 0 0%

Câu 2 Vai trò của GV trong NCKH của HS.

Số ý kiến Tỉ lệ %Đầu tư thời gian, công sức để cùng thực hiện với các em 13 32,5%

Hỗ trợ, phần nào quá khó thì GV có thể làm thay 1 2,5%Phối hợp cùng BGH, GV, gia đình để hỗ trợ kinh phí 10 25%

Trang 37

GV có thành tích xuất sắc được khen thưởng 6 9 8 8 9Vấn đề GV quan tâm nhất khi hướng dẫn HS đó là “Giúp GV nắm vữngphương pháp NCKH” vì bản thân GV phải hiểu và vận dụng tốt các phương phápthì mới có thể hướng dẫn HS được Và qua đó nâng cao năng lực, trách nhiệm, niềmsay mê khoa học của GV, cuốn hút theo HS cùng NCKH, được gặp gỡ nhiều nhàkhoa học, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp

Câu 4 GV gặp khó khăn khi triển khai cho HS NCKH

Số ý kiến Tỉ lệ %Gia đình không tạo điều kiện chỉ cần con thi ĐH-CĐ 30 75%Chỉ thuận lợi đối với các tỉnh, thành phố lớn, còn ở các

Việc triển khai NCKH đối với HS là rất mới, kinh nghiệm

NCKH của nhiều thầy, cô giáo vẫn còn hạn chế 10 25%

Mất nhiều thời gian, công sức của GV và HS 24 60%

Câu 5: Ngoài những nội dung đã nêu ở trên thầy/cô có những đề xuất gì khác

về việc NCKH trong trường phổ thông?

- Theo Cô Ngô Thị Chinh – GV hóa học trường THPT Chuyên Bắc Ninh: Có

nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến phong trào NCKH của một số trường học còn hạn chế, bị động Một phần do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt nặng việc học và thi cử, phần lớn các em tập trung việc học là chính, trong khi một số trường chưa thật quan tâm và xem công tác NCKH là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút GV, HS tham gia NCKH; các trường chưa có chiến lược cho việc hình thành và phát triển phong trào NCKH của HS Vì vậy trong thời gian tới tôi có đề nghị đến các nhà quản lí giáo dục có những chế độ chính sách khuyến khích GV và HS tích cực tham gia NCKH”.

- Theo cô giáo Trần Thị Loan - GV hóa học – Trường THPT Tiên Du số 1:

“Một trong những rào cản lớn của NCKH trong trường phổ thông là hạn chế về kĩ năng và phương pháp NCKH của GV và HS trong quá trình thực hiện các DA NCKH Sự liên kết giữa HS với các cơ quan NCKH chưa tốt, có nhiều vấn đề HS

Trang 38

không biết liên hệ với cơ quan nào để xin tư vấn về khoa học Vì vậy tôi đề nghị tổ chức các lớp bồi dưỡng về kĩ năng và phương pháp NCKH cho GV và HS đồng thời

Sở GD&ĐT cần làm cầu nối giữa HS với các cơ quan nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau”.

Qua các số liệu trên có thể thấy rằng phần lớn GV được hỏi đều tin tưởngvào khả năng NCKH và sự sáng tạo của HS Tuy nhiên do đây là PPDH mới nêncũng không ít GV còn nghi ngại về khả năng thành công của các DA khoa học.Phần lớn GV đều cho rằng vấn đề khó khăn lớn nhất để thực hiện các DA NCKH

đó là do “Gia đình không tạo điều kiện, chỉ cần con thi ĐH-CĐ” và “Mất nhiều thờigian, công sức của GV và HS” đây cũng là những nguyên nhân dễ hiểu bởi hiện naygiáo dục nước ta còn đặt nặng vấn đề thi cử áp lực thi cử từ gia đình đặt lên các em

là rất lớn, chương trình giáo dục cũng chủ yếu tập trung vào ôn và luyện thi đại học

vì vậy tâm lí chung của phụ huynh là muốn HS tập trung vào các môn thi đại học.Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết nếu GV đầu tư thời gian và chuyênmôn tìm hiểu cách thực hiện các DA NCKH và thực hiện tốt công tác tuyên truyềnmục đích ý nghĩa của NCKH tới gia đình phụ huynh HS Từ đó gia đình sẽ tạo mọiđiều kiện hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho các em nghiên cứu

(2) Phiếu điều tra về NCKH cho học sinh đã tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học Tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2015.

Tổng số phiếu điều tra là 50 phiếu

Câu 1 Suy nghĩ của HS THPT về hoạt động NCKH

3 HS đủ khả năng,sự sáng tạo để tham gia NCKH 40 80%

4 Dành nhiều thời gian nên ảnh hưởng học tập 8 16%

Câu 2 Điều kiện để một đề tài NCKH thành công

Số ý kiến Tỉ lệ %

Trang 39

1 Có nhiều thời gian, kinh phí để thực hiện 5 10%

3 Làm nhiều đề tài, thường xuyên đặt ra câu hỏi 11 22%

3 Lúc đầu chưa ủng hộ nhưng sau thì bố mẹ đồng ý 18 36%

4 Cấm hoàn toàn vì tốn thời gian, không thành công 0 0%

Câu 4 Đánh giá mức độ quan tâm lợi ích của HS khi tham gia NCKH

Mức độ quan tâm giảm

HS được làm quen với NCKH, trang bị nhiều kĩ năng 18 10 15 7 0Biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế 24 10 5 3 8

Câu 5: Ngoài những nội dung đã nêu ở trên em có những đề xuất gì khác việc NCKH ở trường phổ thông

Phần lớn các em HS đều có hứng thú với hoạt động NCKH các em đều tinrằng mình có khả năng tham gia thực hiện NCKH Tuy nhiên vẫn còn một số emcho rằng NCKH sẽ chiếm nhiều thời gian học tập và bản thân không có đủ kiếnthức để thực hiện các DA NCKH

Bên cạnh đó các số liệu khảo sát cũng cho thấy vai trò quan trọng của GV và

sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất từ phía gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng NCKH của HS GV sẽ là người định hướng, tổ chức, và đôi khi là giúp đỡ HSgiải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình nghiên cứu và quan trọng hơn là

Trang 40

người truyền cảm hứng cho các em HS tham gia NCKH Gia đình cũng giữ vai tròrất quan trọng với sự thành công của DA NCKH điều này sẽ giúp các em có chỗdựa vững chắc để tiếp tục theo đuổi đam mê NCKH

Qua các số liệu khảo sát phần lớn HS đề cho rằng lợi ích khi ham gia NCKHmang lại là “Giúp HS tăng hứng thú học tập”, “Tự tin hơn vào bản thân” và “Vậndụng lý thuyết vào thực tế” Mặc dù đã đến được với vòng chung khảo của cuộc thinhưng mục tiêu dành phần thưởng hay học bổng với các em không phải là quantrong nhất mà qua cuộc thi này các em được làm quen với NCKH, được gặp gỡnhiều bạn bè cùng yêu thích khoa học, tự tin hơn vào bản thân

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu được những nội dung chính sau:

- Nghiên cứu lí luận của phương pháp DHTDA và NCKH, quy trình thựchiện DHTDA và quy trình nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu vai trò của DHTDA và NCKH với sự phát triển nhận thực và tưduy của học sinh

- Việc cho HS tiếp cận với NCKH thông qua DHTDA, thực hiện các đề tàiNCKH là hết sức cần thiết, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học

- Khảo sát được thực trạng của việc DHTDA và NCKH của giáo viên vàhọc sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức cho HSNCKH và vận dụng DHTDA ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cònrất hạn chế

Chính vì vậy mà trên chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Kết hợp dạy học dự án với hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 phần hóa học hữu cơ trung học phổ thông” là hết sức cần thiết và hữu ích.

Ngày đăng: 16/08/2016, 07:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w