KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Kiểm tra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC: KếT HợP DạY HọC Dự ÁN VớI HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC CHO HọC SINH LớP 12 PHầN HÓA HọC HữU CƠ TRUNG HọC PHổ THÔNG (Trang 127 - 131)

BÀI 14: VẬT LIỆU POLIME I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Kiểm tra

- Giáo viên phải thường xuyên trong suốt thời gian làm dự án - Giáo viên có một buổi kiểm tra sản phẩm cuối cùng

2. Đánh giá: có 2 hình thức đánh giá - Giáo viên có tiêu chí đánh giá riêng

- HS các nhóm khác có phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm khác + Đánh giá sản phẩm chung của nhóm: ví dụ tranh, tạp san…

+ Đánh giá bài trình diễn mẫu học sinh

+ Đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân thông qua vấn đáp IV. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Sản phẩm dự án của các nhóm là các tập san viết bằng tay hoặc có thể hoàn thiện và thiết kế trên máy. Các quyển tập san được học sinh trang trí theo phong cách riêng của từng nhóm, không nhóm nào giống nhóm nào.

1.Khái niệm

Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định . 2. Phân loại

Tơ được chia làm 2 loại :

a. Tơ thiên nhiên :có sẵn trong tự nhiên như bông , len , tơ tằm

b.Tơ hóa học ( chế tạo từ các phương pháp hóa học) chia làm 2 nhóm : - Tơ tổng hợp

-Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo 3.Một số loại tơ tổng hợp thường gặp a.Tơ nilon 6.6:

Tơ nilon – 6,6 thuộc loại tơ poliamit vì các, mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit –CO-NH-. Nilon-6,6 được điều chế từ hexanmetylandiamin H2N[CH2]6NH2 và axit ađipic (axit hexanđioic)

b.Tơ nitron ( hay olon )

Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua (acrilonitrin) nên được gọi là poliacrilonitrin :

Tơ nitron dai , bèn với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dung để dệt vải may quần áo giữ ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét .

c.Tơ lapsan

Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste được tổng hợp từ axit terephtalic và etylen glycol

Tơ lapsan rất bền về mặt cơ học , bền đối với nhiệt , axit , kiềm hơn nilon , được dùng để dệt vải may mặc .

ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU POLIME VÀO ĐỜI SỐNG A . Tích cực

1. Sử dụng polyme trong sản xuất cho người nông dân

Bên cạnh nhiều biện pháp như xây dựng các công trình thủy lợi, áp dụng các phương pháp canh tác.. hiện nay việc ứng dụng polyme tự nhiên và tổng hợp để giữ ẩm cho đất trong một thời gian dài đang được ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo bà con nông dân sử dụng một cách rộng rãi. Trong đó Tp Đà Lạt; các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng là những địa phương sử dụng phổ biến các sản phẩm này

2. Rút ngắn thời gian chạy tàu nhờ... polymer

Hành trình chạy tàu hỏa từ Hà Nội vào TP.HCM trước đây mất 34 giờ, nhƣng hiện nay đƣợc rút ngắn lại còn 29 giờ mà vẫn bảo đảm độ an toàn cao, mỗi năm tiết kiệm cho Nhà nước nhiều tỷ đồng. Để có được bước chuyển biến thần kỳ này, ngành đường sắt đã ứng dụng sản phẩm từ polyme để sản xuất căn nhựa, cóc ray do

3. Sử dụng chất polyme để trồng rừng vùng hạn

Dùng chất polyme (AMS-1) để tích nước trồng rừng phi lao trên đồi cát bay là một trong các giải pháp chống hạn hữu hiệu mà các nhà khoa học ngành lâm nghiệp đã "tư vấn" cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong (Bình Thuận) nhằm tăng diện tích rừng phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp.AMS-1 là chất có khả năng phân huỷ sinh học, không gây hại đến môi trường, có thể phát huy tác dụng trữ

nước trong 2 năm và phân huỷ sau khoảng 3-4 năm

4. Sử dụng vật liệu nhựa đường polime để tạo nhám mặt đường cao tốc

Tại Việt Nam, việc sử dụng loại nhựa đường có độ kim lún 60/70 đã trở nên khá quen thuộc trong quá trình xây mới, nâng cấp hoặc duy tu bảo dưỡng lớp mặt đường mềm trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên, đối với mặt đường cao tốc, do những yêu cầu đặc biệt để đảm bảo an toàn khi phương tiện lưu hành với tốc độ cao, việc sử dụng các loại vật liệu nhựa đường phù hợp để chế tạo các loại bê tông nhựa phủ có độ nhám lớn, độ bền cao là hết sức cần thiết.

B . Tiêu cực

1. Trà sữa trân châu "polymer": Có thể gây ung thư Thông tin gần đây trên báo chí Trung

Quốc phát hiện một số nơi sản xuất hạt trân châu cho trà sữa đã pha thêm chất phụ gia có chứa polymer để làm tăng độ dẻo dai cho hạt trân châu. Các nhà khoa học cảnh báo: hạt trân châu có pha chất polymer có thể gây khó tiêu, tắc ruột, ngộ độc cấp.

2. Rác thải polyme khó phân hủy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC: KếT HợP DạY HọC Dự ÁN VớI HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC CHO HọC SINH LớP 12 PHầN HÓA HọC HữU CƠ TRUNG HọC PHổ THÔNG (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w