CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sư phạm của tổ chức dạy học theo dự án 1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm là HS THPT lớp 12
Lựa chọn cặp lớp đối chứng (LĐC) và lớp thực nghiệm (LTN) theo các yêu cầu tương đương nhau về các mặt:
+ Số lượng HS, độ tuổi.
+ Chất lượng học tập nói chung và môn hoá học nói riêng.
+ Thực hiện cùng một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau: LTN dạy theo PPDHTDA, LĐC dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng.
•Địa bàn thực nghiệm tại trường THPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh.
•Thời gian thực nghiệm là học kì 2 năm học 2014-2015.
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm
•Bước 1: Chọn LTN, LĐC.
LTN: lớp 12A3 có số HS 41 do GV Nguyễn Quang Khải dạy.
LĐC: lớp 12A4 có số HS 42 do GV Nguyễn Hồng Hạnh dạy.
• Bước 2: Chọn bài thực nghiệm:
Bài 14: Vật liệu polime.
•Bước 3: GV trao đổi.
a. Đối với lớp thực nghiệm
GV sử dụng PPDHTDA mà đề tài nghiên cứu vào giáo án.
b. Đối với các lớp đối chứng
GV vẫn dạy theo giáo án truyền thống không sử dụng các phương pháp dạy học mới và cũng không sử dụng PPDHTDA mà chúng tôi đang nghiên cứu (có thể sử dụng các phương pháp có sẵn của GV).
• Bước 4: Tiến hành dạy ở LĐC và LTN.
• Bước 5: Kiểm tra chấm điểm. Khi dạy hết nội dung, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra 30 phút, (bài kiểm tra lấy từ phụ lục).
• Bước 6: Xử lí số liệu
1. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
2. Vẽ đồ thị phân loại kết quả học tập.
• Bước 7: Phát phiếu điều tra thăm dò hiệu quả của DHTDA đối với HS và xử lý kết quả điều tra.
3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học theo dự án
Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra 30 phút để đánh giá
chất lượng, tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của HS ở LTN và LĐC.
Kết quả thu được cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Phân loại kết quả học tập của HS
Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá % Giỏi
T.N 0% 12,2% 63,41% 24,39%
ĐC 7,14% 11,90% 61,92% 19,04%
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra “Polime”của cặp TN- ĐC
Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa trên các kết quả TNSP và thông qua việc xử lý số liệu TNSP thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các LTN tương đương hoặc cao hơn ở các LĐC đặc biệt là ở nhóm học sinh khá giỏi các em tiếp thu và làm quen rất nhanh với PPDHTDA. Với đối tượng học sinh trung bình và yếu PPDHTDA kết quả mang lại cũng khá khả quan mặc dù không cao như nhóm học sinh khá giỏi, điều nay có thể do nhận thức của các em chậm vì vậy việc thay đổi phương pháp dạy học làm các em chưa thay đổi được thói quen tư duy của mình. Như vậy, phương án thực nghiệm được triển khai đảm bảo được mục tiêu phát triển năng lực nhận thức của HS, đảm bảo chất lượng học tập, song song với đó là từng bước hình thành cho các em nhiều kĩ năng quan trọng như thuyết minh, làm việc nhóm, lập kế hoạch...
3.2.4. Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến của học sinh
Để đánh giá, kiểm tra những hiệu quả khác của PPDHTDA ở HS, chúng tôi
tiến hành phát phiếu điều tra cho 41 HS của lớp TN.
Kết quả thu được như sau:
Câu 1 . Những điều HS nhận được sau khi thực hiện DA:
Nội dung Số lượng Tỉ lệ %
Mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống 38 92,68%
Nâng cao được sự yêu thích môn hóa học 26 63,41%
Hình thành,rèn luyện nhiều kỹ năng học tập mới 20 48,78%
Tăng cường quan hệ thân ái đoàn kết trong lớp 24 58,53%
Tăng cường sự tự tin, mạnh dạn 10 24,39%
Nhận xét: Những ích lợi của DHTDA được HS đánh giá theo các mức độ(%) khác nhau. Trong số ích lợi thì tác dụng “Mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống” và “nâng cao được sự yêu thích môn hóa học” được HS đánh giá cao nhất.
Qua đây có thể thấy thông qua việc thực hiện DA khoa học đã giúp HS tiếp cận với môn hóa học ở góc độ khác, các em đã thấy được môn hóa học không chỉ có những phương trình hóa học, những con số khô khan mà môn hóa học rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Các DA khoa học đã cung cấp các kiến thức về đời sống, trang bị kiến thức thực tế cho HS. Những điều HS nhận được sau khi thực hiện DA có thể giúp HS có được một phương pháp học tập tích cực hiệu quả, hình thành các kỹ năng cơ bản. Còn một điều nữa quan trọng hơn đó là HS hoàn toàn tự tin mình có thể thực hiện một công trình NCKH và yêu thích NCKH.
Câu 2. Mức độ yêu thích phương pháp DHTDA:
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Số lượng 8 23 10 0
Tỉ lệ % 19,51% 56,1% 24,39% 0%
Kết quả thu được về sở thích của PPDH này: Đa số các em HS đều cho rằng phương pháp này tạo ra sự tò mò đối với HS, cuốn hút HS vào các hoạt động học tập bằng việc đưa ra các tình huống thực tiễn, giúp cho các em có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm, có phương pháp làm việc phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học, phát triển kĩ năng giao tiếp. Hơn nữa, phương pháp còn giúp cho HS phát huy được tính sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới, giúp các em hiểu bài và nhớ bài tốt hơn, làm tăng thêm sự yêu thích môn học.
Câu 3. Lý do HS yêu thích PPDHTDA:
Lý do Số lượng Tỉ lệ %
Các DA đều liên quan đến thực tiễn cuộc sống 32 78,05%
Được chủ động tìm kiếm thông tin 18 43,9%
Được mở rộng vốn hiểu biết về hóa học và đời sống 34 82,93%
Không phải ngồi chép bài thụ động 15 36,58%
Nhận xét : Trong số các lý do đưa ra thì lí do: “Các DA hóa học đều liên quan đến thực tiễn cuộc sống” chiếm 78,05%, “Được mở rộng vốn hiểu biết về hóa học” chiếm 82,93%, điều này chứng tỏ trong quá trình thực hiện DA khoa học HS được giữ vai trò là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, vì vậy sẽ giúp thỏa mãn tính tò mò, HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động không phải để đối phó với GV, bên cạnh đó các em còn có khả năng vận dụng cách kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Câu 4. Những khó khăn trong quá trình học tập:
Khó khăn Số lượng Tỉ lệ %
Mất nhiều thời gian và công sức 25 60,98%
Tốn kém về mặt tài chính 10 24,39%
Gia đình thiếu phương tiện như máy tính, mạng internet 12 29,27%
Các thành viên không hiểu nhau, phân công không hợp lý 5 12,2%
Áp lực học tập từ các môn học khác 20 48,78%
Khó hoàn thành DA 10 24,39%
Nhận xét: Trong số các nguyên nhân được chỉ ra có thể thấy nguyên nhân
“mất nhiều thời gian và công sức” và “áp lực học tập từ các môn khác” chiếm tỉ lệ lớn nhất. Điều này có thể giải thích là do các em đang học lớp 12 chịu nhiều áp lực từ gia đình xã hội về vấn đề thi đại học, phần lớn thời gian các em tập trung cho các môn thi đại học vì vậy ít có thời gian tập trung cho DA khoa học. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục được bằng cách thực hiện DA NCKH ở lớp 10 hoặc lớp 11 hoặc trong thời gian nghỉ hè.
Như vậy, từ kết quả điều tra thì đây là một PPDH mới có thể làm cho HS học tích cực. PPDHTDA có thể giúp cho HS phát triển nhiều kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hoạt động độc lập, kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mang lại nhiều hứng thú học tập cho HS. Tuy nhiên này đòi hỏi GV phải có thời gian chuẩn bị công phu.
3.3. Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sư phạm của hoạt động NCKH