Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC: KếT HợP DạY HọC Dự ÁN VớI HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC CHO HọC SINH LớP 12 PHầN HÓA HọC HữU CƠ TRUNG HọC PHổ THÔNG (Trang 72 - 81)

2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ

3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

Nguồn nước thải của làng nghề bao gồm nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

Để kiểm soát nguồn nước thải cần sẽ áp dụng các biện pháp:

- Tách nước mưa chảy tràn ra khỏi các nguồn nước sinh hoạt sản xuất.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt.

- Tái sử dụng một phần nước thải sau khi xử lý phục vụ sản xuất.

Đối với nước thải sinh hoạt khoảng vài chục m3/ng.đ chỉ cần sử dụng công nghệ xử lý sinh học bằng bể tự hoại (có bổ xung định kỳ chế phẩm sinh học 3 – 6 tháng/lần; hút bùn trong bể 6 – 12 tháng/lần) trước khi thải chung ra hệ thống xử lý của khu công nghiệp để làm giảm nồng độ ô nhiễm. Hệ thống thu gom nước mưa từ mái nhà và sân Công ty chạy theo một tuyến riêng biệt, không cần qua hệ thống xử lý để tiết kiệm chi phí. Tuyến ống với các hố ga có song sắt chắn rác để thu rác và cặn lắng, có nắp đậy và thường xuyên nạo vét tránh tắc dòng chảy.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu thực trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của làng nghề chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Môi trường tại làng nghề sản xuất vải sợi Thôn Hồi Quan đang bị ô nhiễm,

mặc dù chưa đến mức độ đáng báo động nhưng đề đảm bảo sức khỏa cho công nhân và người dân sinh sống tại làng nghề, thì UBND xã Tương Giang cần đầu tư xây dựng hệ thống nước thải sản xuất, di chuyển các bộ phận gây ô nhiễm cao như các lò tẩy về một khu vực tập trung. Cần giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://baobacninh.com.vn/news_detail/66852/lang-det-hoi-quan-.html

http://maxreading.com/sach-hay/viet-nam-moi-truong-va-cuoc-song/lang-nghe- truoc-nhung-thach-thuc-ve-moi-truong-song-11364.html

2. Phạm Hùng Việt, Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Bôi(1999), Hóa học môi trường cơ sở, Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.

Đề tài 2

Tên đề tài: “Xử lí khăn gạc trẻ sơ sinh đảm bảo vệ sinh

Dự án kĩ thuật

Lĩnh vực đề tài nghiên cứu: Hóa học.

Nhóm thực hiện: Ngô Thị Hồng lớp 12A3.

Trần Đức Thắng lớp 12A1.

HS trường THPT Ngô Gia Tự – Thị Xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.

GV hướng dẫn: Nguyễn Quang Khải - GV Hóa học.

Chuyên gia hướng dẫn: Th.S. Tạ Thủy Nguyên – Nguyên phòng Phân Tích ứng dụng – Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Bước 1. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về hoạt động NCKH

Bước 2. Tìm kiếm và lựa chọn ý tưởng nghiên cứu ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 1. Thông tin cá nhân/nhóm tác giả đề tài

Ngô Thị Hồng lớp 12A3 Trần Đức Thắng lớp 12A1 2. Tên đề tài nghiên cứu/ dự án

“Xử lí khăn gạc trẻ sơ sinh đảm bảo vệ sinh”

3. Lí do nghiên cứu và ý tưởng nghiên cứu

Trong nhóm thực hiện DA của chúng em có 2 thành viên là Ngô Thị Hồng và Trần Đức Thắng. Bạn Trần Đức Thắng có mẹ là bác sĩ có mở phòng khám y khoa cho trẻ em tại nhà. Hàng ngày, ngoài việc học tập, bạn Thắng còn giúp đỡ mẹ một số việc tại phòng khám như: làm bông tẩm cồn y tế sử dụng khi tiêm, cắt khăn gạc thành miếng nhỏ để băng bó vết thương… Trong quá trình làm việc, bạn Thắng nhận thường trăn trở liệu khăn gạc sản xuất ra có đảm bảo vệ sinh cho bệnh nhân hay không. Phần lớn khăn gạc mà phòng khám sử dụng được mua từ Thôn Hồi Quan, chủ yếu được sản xuất thủ công. Bên cạnh đó khi giúp đỡ mẹ tại phòng khám, bạn Thắng còn tháy mẹ thường sử dụng nước oxi già để rửa các vết thương.

Khi hỏi mẹ bạn về vấn đề này thì mẹ bạn Thắng cho biết nước oxi già có tính sát trùng, diệt khuẩn. Từ đó ban Thắng nảy ra ý tưởng tại sao không kết hợp nước oxi già để làm sạch khăn gạc trước khi sử dụng. Với ý tưởng này, bạn Thắng đã tìm hiểu và rủ thêm bạn Ngô Thị Hồng tham gia thực hiện DA này. Vì gia đình bạn Ngô

Thi Hồng cú cơ sở sản xuất khăn gạc nờn bạn nắm rất rừ cỏc cụng đoạn sản xuất khăn gạc.

Xuất phát từ ý tưởng, trên chúng em đã tìm hiểu các công đoạn sản xuất khăn gạc để tìm hiểu những nguyên nhân làm cho khăn gạc khi sản xuất ra không đảm bảo vệ sinh. Trong quá trình thực hiện DA có nhiều phần liên quan đến Hóa học mà chúng em chưa đủ kiến thức để giải thích, chúng em đã nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Quang Khải - GV Hóa học tại trường giúp đỡ. Thầy đã hướng dẫn và giới thiệu chúng em với chú Tạ Thủy Nguyên - Phòng Phân tích ứng dụng, Viện Hóa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam nhờ chú cố vấn và giúp phân tích một số chỉ tiêu trong khăn gạc. Sau khi trình bày ý tưởng của mình thì chú Tạ Thủy Nguyên có gợi ý thêm là có thể sử dụng thêm tia UV để tăng hiệu quả của việc xử lí đồng thời chú cũng cung cấp một số tài liệu liên quan giúp chúng em hiểu sâu hơn vấn đề này.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Xử lí sản phẩm khăn gạc dùng cho trẻ sơ sinh do thôn Hồi Quan sản xuất đảm bảo vệ sinh và hạn chế ô nhiễm môi trường.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Các cơ sở sản xuất khăn gạc trẻ sơ sinh của thôn Hồi Quan Xã Tương Giang – Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh.

6. Nội dung nghiên cứu

Tổng quan về công nghệ sản xuất khăn gạc trẻ sơ sinh; các phương pháp xử lí vải sợi, Các quá trình oxi hóa tiên tiến AOPs, lựa chọn phương pháp xử lí khăn gạc.

7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Tổng quan về các phương pháp xử lí khăn gạc.

+ Khái niệm về tia cực tím.

+ Cơ chế tác dụng diệt khuẩn của tia cực tím.

+ Các phương pháp oxi hóa nâng cao . + Quá trình oxi hóa sử dụng UV.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn chủ cơ sở sản xuất khăn gạc;

- Phương pháp thực nghiệm khoa học: xác định thành phần đầu vào và đầu ra của

mẫu khăn gạc để xem xét hiệu quả xử lí.

8. Đóng góp mới của đề tài

- Giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm khăn gạc truyền thống của địa phương từ đó tạo uy tín và có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại.

- Bên cạnh đó kết quả của DA cũng mang lại nhiều lợi ích với cộng đồng các bà mẹ có thể yên tâm sử dụng khăn gạc cho các em bé mà không phải lo lắng vấn đề gây kích ứng da ở trẻ.

Bước 3. Người hướng dẫn nghiên cứu, người bảo trợ, người giám sát

Người hướng dẫn chính: GV Nguyễn Quang Khải giảng dạy môn hóa học.

Tuy nhiên, vì đề tài thuộc lĩnh vực hóa học có liên quan đến việc đo đạc, phân tích một số chỉ số của mẫu khăn gạc. Vì vậy GV đã mời Thạc sĩ Tạ Thủy Nguyên phòng Phân Tích ứng dụng – Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm cố vấn khoa học cho DA.

Bước 4. Lập kế hoạch triển khai dự án NCKH

Bảng 2.8. Kế hoạch triển khai dự án 1

Thời gian

Người thực hiện

Tên công

việc

Nhiệm vụ cụ thể Phương tiện

1-20/9

Trần Đức

Thắng Thu thập tài liệu

Tài liệu về:

- Tổng quan về các phương pháp oxi hóa tiên tiến APOs.

- Các hợp chất có khả năng gây kích ứng da trong các sản phẩm dệt may và hàm lượng cho phép của các chất này theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Tìm internet, bỏo,...Ghi rừ vào sổ nhật kí.

1-20/9 Ngô Thị Hồng

Tìm hiểu quy trình sản xuất khăn gạc

- Tìm hiểu các công đoạn sản xuất khăn gạc tại thôn Hồi Quan.

- Vẽ sơ đồ mô phỏng các công đoạn sản suất khăn gạc.

- Chụp ảnh tư liệu về các công đoạn sản xuất khăn gạc.

Máy ảnh, sổ ghi chép.

25/9 sáng

GV và cả

nhóm Báo cáo Trần Đức Thắng và Ngô Thị Hồng báo cáo về kết quả tìm kiếm thông tin

liên quan đến đề tài. Sổ nhật kí.

30/9 chiều 16h40- 18h

GV và cả nhóm

Phỏng vấn

GVHD liên hệ với chủ cơ sở sản xuất khăn gạc, thống nhất ngày giờ phỏng vấn và nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn.

Nội dung phỏng vấn: Nguyên liệu, quy trình sản xuất khăn gạc, loại hóa chất sử dụng để tẩy trắng, thời gian tẩy, ...

Lấy mẫu khăn gạc trước và sau khi tẩy trắng.

Mang máy ảnh, số nhật kí, túi nilon đựng mẫu.

1/10 sáng

GV và cả nhóm

Họp nhóm

- Tổng kết các công việc đã làm, kết quả đạt được.

- Xác định các nguyên nhân làm khăn gạc không đảm bảo vệ sinh. Sổ nhật kí.

5/10 Sáng (8h-11h)

GV và cả nhóm

Phỏng vấn

Phỏng vấn Thạc sĩ Tạ Thủy Nguyên Nguyên - phòng Phân Tích ứng dụng – Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Các chất gây kích ứng da ở trẻ và công nghệ xử lí hiện nay.

- Các phương pháp oxi hóa nâng cao APOs.

- Tham vấn về công nghệ và quy trình xử lý nước cho nhóm.

- Gửi mẫu khăn gạc để phân tích đo đạc các chỉ tiêu.

Mang máy ảnh, số nhật kí, từng bạn chuẩn bị nội dung câu hỏi.

10/10 Sáng (8h-11h)

GV và cả nhóm

Lấy kết quả đo mẫu

- Lấy kết quả đo mẫu khăn gạc.

11/10 GV và cả nhóm

Họp nhóm

- Dựa trên kết quả đo mẫu xác định hợp chất gây kích ứng da.

- Lựa chọn công nghệ xử lí sử dụng oxi già và tia UV. Sổ nhật kí.

15/10 GV và cả nhóm

Làm thí nghiệm

- Vạch rừ cỏch tiến hành thớ nghiệm.

- Các bước tiến hành thí nghiệm.

- Làm khô mẫu gửi đo các chỉ tiêu sau khi xử lí.

Máy ảnh, số nhật kí, thiết bị.

... ... ... ...

Bước 5. Triển khai thực hiện dự án nghiên cứu theo kế hoạch Sơ đồ quy trình thực hiện dự án kĩ thuật

(1). Xác định vấn đề

Xử lý sản phẩm khăn gạc trẻ sơ sinh đơn giản dễ tiến hành, nguyên liệu rẻ tiền và thân thiện với môi trường.

(2). Nghiên cứu tổng quan

- Nghiên cứu tổng quan về phương pháp oxi hóa tiên tiến APOs và ứng dụng của phương pháp này trong việc xử lí các sản phẩm dệt may.

- Phỏng vấn chủ cơ sở sản xuất khăn gạc về nguyên liệu, quy trình sản xuất, thị trường tiêu thụ...

- Phỏng vấn chuyên gia về quy trình xử lí khăn gạc bằng oxi già kết hợp tia UV.

(3). Xác định yêu cầu

- Xác định, đánh giá chất gây kích ứng da trẻ nhỏ có trên sản phẩm khăn gạc.

- Quy trình xử lí sản phẩm khăn gạc trước khi đưa ra thị trường bằng cách sử dụng oxi già và tia UV, với tiêu chí đơn giản dễ tiến hành, nguyên liệu rẻ tiền, sản phẩm của quá trình xử lí không gây ô nhiễm môi trường.

(4). Đề xuất các giải pháp

Tìm hiểu qua internet, báo chí, qua phỏng vấn chuyên gia để hiểu các hợp chất gây kích ứng da và biện pháp xử lí.

(5). Lựa chọn giải pháp

Trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất nhóm đã lựa chọn phương pháp oxi hóa nâng cao APOs sử dụng oxi già nồng độ cao chiếu sáng bằng tia UV để xử lí sản phẩm khăn gạc.

(6). Hoàn thiện giải pháp

Mặc dù đã được chọn, giải pháp thực hiện cũng cần xem xét thông qua ý kiến của chuyên gia. Những ý kiến đóng góp quý báu đó đã giúp cho hệ thống của nhóm được hoàn thiện hơn.

(7). Xây dựng mẫu

Nhóm đã đưa ra quy trình xử lí khăn gạc trước khi đóng gói, đã đưa vào thử nghiệm thực tế với quy mô nhỏ. Kết quả cho hiệu quả đáng ghi nhận.

(8). Đánh giá và hoàn thiện quy trình

Đánh giá quy trình xử lí, tiếp tục nghiên cứu xử lí nước thải của quá trình tẩy trắng khăn gạc.

Bước 6. Trình bày báo cáo khoa học

Sau đây là một phần trong báo cáo khoa học của HS:

I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC: KếT HợP DạY HọC Dự ÁN VớI HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC CHO HọC SINH LớP 12 PHầN HÓA HọC HữU CƠ TRUNG HọC PHổ THÔNG (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w