9. Cấu trúc luận văn
1.4. Thực trạng của dạy học dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở một số trường THPT tỉnh Bắc Ninh
1.4.1. Thực trạng của dạy học dự án
1.4.1.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu mức độ biết, hiểu và vận dụng dạy học DA của GV dạy hóa học ở một số trường THPT.
Tìm hiểu ý kiến của GV về những khó khăn khi sử dụng PPDH này.
1.4.1.2. Nội dung - Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu có câu hỏi điều tra cho 40 GV thuộc các trường THPT khác nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh Bắc Ninh năm 2014 - 2015
1.4.1.3. Kết quả điều tra
Câu 1. Mức độ biết phương pháp DHTDA của các GV:
Có Không
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
40 100% 0 0%
Câu 2. Mức độ áp dụng PPDHTDA trong giảng dạy Hoá học
Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ
Số lượng 0 25 8 7
Tỉ lệ % 0 62,5% 20% 17,5%
Câu 3. Những khó khăn khi áp dụng PPDHTDA vào dạy học
Khó khăn Mức độ khó khăn giảm (số phiếu)
1 2 3 4 5
DA tốn nhiều thời gian và công sức để đầu tư
thiết kế. 19 9 6 5 1
HS lười tư duy, trình độ hạn chế. 2 8 9 15 6
Tâm lý quen với cách dạy thường ngày,
không muốn thay đổi. 2 7 6 8 17
Bản thân lúng túng trong việc chọn đề tài,
thiết kế và triển khai DA. 13 10 6 6 5
Nội dung bài học dài, cần dạy nhanh để kịp
chương trình. 6 5 10 9 10
Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng cho
phương pháp này. 18 10 6 3 3
Như vậy, qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy, ở các trường phổ thông GV đều đã biết đến PPDHTDA, một số GV cũng đã bắt đầu áp dụng thử nghiệm
PPDHTDA tuy nhiên do đây là một PPDH còn nhiều mới mẻ nên mức độ áp dụng vào dạy học còn chưa thường xuyên.
Trong số các nguyên nhân gây khó khăn cho việc áp dụng PPDHTDA được đưa ra khảo sát phần lớn GV được hỏi đều đưa ra nguyên nhân “DA tốn nhiều thời gian và công sức thiết kế” và “Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng cho phương pháp này” là nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc áp dụng PPDHTDA vào giảng dạy. Bên cạnh đó nguyên nhân “Bản thân lúng túng trong việc chọn đề tài, thiết kế và triển khai DA” cũng chiếm số lượng lớn. Qua đây có thể thấy rằng GV chưa thực sự hiểu hết được bản chất của PPDHTDA và cách thức áp dụng PPDHTDA vào một bài học cụ thể nên thường dẫn đến tâm lí thiếu tự tin chưa sẵn sàng áp dụng phương pháp mới này vào dạy học. Từ đó cho thấy việc xây dựng quy trình thực hiện, thiết kế một số DA tiêu biểu là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
1.5.2. Thực trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường trung học 1.5.2.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu mức độ biết, hiểu và vận dụng quy trình NCKH và hướng dẫn HS NCKH của GV dạy hóa học ở trường THPT.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của GV, HS về khi thực hiện NCKH.
1.5.2.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 40 GV thuộc các trường THPT khác nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, và 50 em HS tham gia NCKH trực tiếp tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh Bắc Ninh năm 2014 – 2015.
1.5.2.3. Kết quả điều tra
(1). Phiếu điều tra cho giáo viên Tổng số 40 GV được điều tra
Câu 1. Đánh giá về việc triển khai hoạt động HS THPT tham gia NCKH.
Số ý kiến Tỉ lệ %
Đa số HS chưa từng được tham gia NCKH 18 45%
HS có đủ khả năng và sự sáng tạo 18 45%
Chỉ thích hợp với HS trường Chuyên 4 10%
Việc NCKH đối với HS phổ thông là quá xa vời 0 0%
Câu 2. Vai trò của GV trong NCKH của HS.
Số ý kiến Tỉ lệ % Đầu tư thời gian, công sức để cùng thực hiện với các em 13 32,5%
Hỗ trợ, phần nào quá khó thì GV có thể làm thay 1 2,5%
Phối hợp cùng BGH, GV, gia đình để hỗ trợ kinh phí 10 25%
Tổ chức tập huấn về NCKH, động viên, hỗ trợ các em 16 40%
Câu 3. Đánh giá mức độ quan tâm của GV đối với các lợi ích của mình khi hướng dẫn HS tham gia NCKH .
Mức độ giảm dần (số phiếu)
1 2 3 4 5
Góp phần đổi mới PPDH, cách kiểm tra đánh giá 5 7 15 6 7 Cuốn hút say mê cùng HS tham gia vào NCKH 10 8 8 7 7 Khẳng định vị thế của mình với các đồng nghiệp 5 4 12 15 4
Gặp nhiều nhà khoa học, các đồng nghiệp 8 7 12 9 4
Giúp GV nắm vững phương pháp NCKH 15 8 10 5 2
GV có thành tích xuất sắc được khen thưởng 6 9 8 8 9 Vấn đề GV quan tâm nhất khi hướng dẫn HS đó là “Giúp GV nắm vững phương pháp NCKH” vì bản thân GV phải hiểu và vận dụng tốt các phương pháp thì mới có thể hướng dẫn HS được. Và qua đó nâng cao năng lực, trách nhiệm, niềm say mê khoa học của GV, cuốn hút theo HS cùng NCKH, được gặp gỡ nhiều nhà khoa học, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Câu 4. GV gặp khó khăn khi triển khai cho HS NCKH
Số ý kiến Tỉ lệ % Gia đình không tạo điều kiện chỉ cần con thi ĐH-CĐ. 30 75%
Chỉ thuận lợi đối với các tỉnh, thành phố lớn, còn ở các
tỉnh khác sẽ rất khó khăn. 14 35%
Việc triển khai NCKH đối với HS là rất mới, kinh nghiệm
NCKH của nhiều thầy, cô giáo vẫn còn hạn chế. 10 25%
Thiếu kinh phí thực hiện. 20 50%
Mất nhiều thời gian, công sức của GV và HS. 24 60%
Câu 5: Ngoài những nội dung đã nêu ở trên thầy/cô có những đề xuất gì khác về việc NCKH trong trường phổ thông?
- Theo Cô Ngô Thị Chinh – GV hóa học trường THPT Chuyên Bắc Ninh: Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến phong trào NCKH của một số trường học còn hạn chế, bị động. Một phần do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt nặng việc học và thi cử, phần lớn các em tập trung việc học là
chính, trong khi một số trường chưa thật quan tâm và xem công tác NCKH là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút GV, HS tham gia NCKH; các trường chưa có chiến lược cho việc hình thành và phát triển phong trào NCKH của HS. Vì vậy trong thời gian tới tôi có đề nghị đến các nhà quản lí giáo dục có những chế độ chính sách khuyến khích GV và HS tích cực tham gia NCKH”.
- Theo cô giáo Trần Thị Loan - GV hóa học – Trường THPT Tiên Du số 1:
“Một trong những rào cản lớn của NCKH trong trường phổ thông là hạn chế về kĩ năng và phương pháp NCKH của GV và HS trong quá trình thực hiện các DA NCKH. Sự liên kết giữa HS với các cơ quan NCKH chưa tốt, có nhiều vấn đề HS không biết liên hệ với cơ quan nào để xin tư vấn về khoa học. Vì vậy tôi đề nghị tổ chức các lớp bồi dưỡng về kĩ năng và phương pháp NCKH cho GV và HS đồng thời Sở GD&ĐT cần làm cầu nối giữa HS với các cơ quan nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau”.
Qua các số liệu trên có thể thấy rằng phần lớn GV được hỏi đều tin tưởng vào khả năng NCKH và sự sáng tạo của HS. Tuy nhiên do đây là PPDH mới nên cũng không ít GV còn nghi ngại về khả năng thành công của các DA khoa học.
Phần lớn GV đều cho rằng vấn đề khó khăn lớn nhất để thực hiện các DA NCKH đó là do “Gia đình không tạo điều kiện, chỉ cần con thi ĐH-CĐ” và “Mất nhiều thời gian, công sức của GV và HS” đây cũng là những nguyên nhân dễ hiểu bởi hiện nay giáo dục nước ta còn đặt nặng vấn đề thi cử áp lực thi cử từ gia đình đặt lên các em là rất lớn, chương trình giáo dục cũng chủ yếu tập trung vào ôn và luyện thi đại học vì vậy tâm lí chung của phụ huynh là muốn HS tập trung vào các môn thi đại học.
Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết nếu GV đầu tư thời gian và chuyên môn tìm hiểu cách thực hiện các DA NCKH và thực hiện tốt công tác tuyên truyền mục đích ý nghĩa của NCKH tới gia đình phụ huynh HS. Từ đó gia đình sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho các em nghiên cứu.
(2). Phiếu điều tra về NCKH cho học sinh đã tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học Tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2015.
Tổng số phiếu điều tra là 50 phiếu.
Câu 1. Suy nghĩ của HS THPT về hoạt động NCKH
Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Chủ yếu HS chưa từng được tham gia NCKH nên rất
khó thành công. 2 4%
2 Công việc NCKH chỉ dành cho sinh viên và các nhà
khoa học. 0 0%
3 HS đủ khả năng,sự sáng tạo để tham gia NCKH. 40 80%
4 Dành nhiều thời gian nên ảnh hưởng học tập. 8 16%
Câu 2. Điều kiện để một đề tài NCKH thành công
Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Có nhiều thời gian, kinh phí để thực hiện. 5 10%
2 Có tài liệu và hướng dẫn của GV 5 10%
3 Làm nhiều đề tài, thường xuyên đặt ra câu hỏi 11 22%
4 Có sự hướng dẫn về NCKH, có hỗ trợ của GV 29 58%
Câu 3. Khi em tham gia vào nhóm NCKH thì gia đình em
Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Ủng hộ toàn bộ kinh phí, động viên, giúp đỡ 29 58%
2 Gia đình chưa ủng hộ em NCKH 3 6%
3 Lúc đầu chưa ủng hộ nhưng sau thì bố mẹ đồng ý 18 36%
4 Cấm hoàn toàn vì tốn thời gian, không thành công 0 0%
Câu 4. Đánh giá mức độ quan tâm lợi ích của HS khi tham gia NCKH
Mức độ quan tâm giảm
1 2 3 4 5
Giúp HS tăng hứng thú học tập 15 18 10 5 2
Tự tin hơn vào bản thân 14 25 7 4 0
Dành phần thưởng, học bổng 10 8 13 7 2
Gặp gỡ bạn bè cùng chí hướng 8 8 16 12 6
Học được cách chấp nhận mạo hiểm 5 6 17 15 7
HS được làm quen với NCKH, trang bị nhiều kĩ năng 18 10 15 7 0
Biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế 24 10 5 3 8 Câu 5: Ngoài những nội dung đã nêu ở trên em có những đề xuất gì khác việc NCKH ở trường phổ thông
Phần lớn các em HS đều có hứng thú với hoạt động NCKH các em đều tin rằng mình có khả năng tham gia thực hiện NCKH. Tuy nhiên vẫn còn một số em cho rằng NCKH sẽ chiếm nhiều thời gian học tập và bản thân không có đủ kiến thức để thực hiện các DA NCKH.
Bên cạnh đó các số liệu khảo sát cũng cho thấy vai trò quan trọng của GV và sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất từ phía gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động NCKH của HS. GV sẽ là người định hướng, tổ chức, và đôi khi là giúp đỡ HS giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình nghiên cứu và quan trọng hơn là người truyền cảm hứng cho các em HS tham gia NCKH. Gia đình cũng giữ vai trò rất quan trọng với sự thành công của DA NCKH điều này sẽ giúp các em có chỗ dựa vững chắc để tiếp tục theo đuổi đam mê NCKH.
Qua các số liệu khảo sát phần lớn HS đề cho rằng lợi ích khi ham gia NCKH mang lại là “Giúp HS tăng hứng thú học tập”, “Tự tin hơn vào bản thân” và “Vận dụng lý thuyết vào thực tế”. Mặc dù đã đến được với vòng chung khảo của cuộc thi nhưng mục tiêu dành phần thưởng hay học bổng với các em không phải là quan trong nhất mà qua cuộc thi này các em được làm quen với NCKH, được gặp gỡ nhiều bạn bè cùng yêu thích khoa học, tự tin hơn vào bản thân...
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu được những nội dung chính sau:
- Nghiên cứu lí luận của phương pháp DHTDA và NCKH, quy trình thực hiện DHTDA và quy trình nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu vai trò của DHTDA và NCKH với sự phát triển nhận thực và tư duy của học sinh.
- Việc cho HS tiếp cận với NCKH thông qua DHTDA, thực hiện các đề tài NCKH là hết sức cần thiết, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học.
- Khảo sát được thực trạng của việc DHTDA và NCKH của giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức cho HS NCKH và vận dụng DHTDA ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn rất hạn chế.
Chính vì vậy mà trên chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Kết hợp dạy học dự án với hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 phần hóa học hữu cơ trung học phổ thông” là hết sức cần thiết và hữu ích.
CHƯƠNG 2
KẾT HỢP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 PHẦN HểA HỌC HỮU CƠ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG