1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

152 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 6. Giả thuyết khoa học 7 7. Phương pháp nghiên cứu 8 8. Đóng góp mới của luận văn 8 9. Cấu trúc luận văn 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 10 1.1. Quan điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học 10 1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực 10 1.1.2. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh Trung học phổ thông 13 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học theo dự án 14 1.2.1. Khái niệm dạy học theo dự án 14 1.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án 15 1.2.3. Vai trò của người dạy và người học trong dạy học theo dự án 17 1.2.4. Các bước dạy học theo dự án 18 1.2.5. Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án 20 1.2.6. Một số kỹ năng thực hiện dự án cần hướng dẫn cho học sinh 22 1.2.7. Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh học theo dự án 22 1.2.8. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án 23 1.2.9. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả dạy học theo dự án 24 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động nghiên cứu khoa học 24 1.3.1. Đại cương về nghiên cứu khoa học 24 1.3.2. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học 28 1.3.3. Thu thập và xử lý thông tin 29 1.3.4. Trình bày luận điểm khoa học 31 1.3.5. Các bước tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học 31 1.4. Công tác hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh Trung học phổ thông 32 1.4.1. Hội thi Intel ISEF – Hội thi của ý tưởng và sáng tạo 32 1.4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh Trung học phổ thông 34 1.4.3. Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông nghiên cứu khoa học 39 1.4.4. Một số yếu tố để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh 42 1.5. Thực trạng của phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở một số trường Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn 44 1.5.1. Thực trạng của phương pháp dạy học theo dự án 44 1.5.2. Thực trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học 47 CHƯƠNG 2 KẾT HỢP VIỆC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG 54 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HS LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 54 2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và đặc điểm về PPDH phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông 54 2.1.1. Mục tiêu phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (Theo chuẩn kiến thức kỹ năng) 54 2.1.2. Cấu trúc của chương trình 55 2.1.3. Đặc điểm về phương pháp dạy học 56 2.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng dự án trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông 57 2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn các bài để thiết kế dự án 57 2.2.2. Quy trình thiết kế dự án 57 2.2.3. Đánh giá dự án 58 2.2.4. Phiếu học tập dự án 59 2.2.5. Đề xuất một số dự án dạy học hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông 60 2.3. Nguyên tắc và quá trình triển khai của việc hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông nghiên cứu khoa học 71 2.3.1. Nguyên tắc của công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 71 2.3.2. Quy trình triển khai công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 71 2.4. Kết hợp dạy học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học cho HS Trung học phổ thông 80 2.4.1. So sánh học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh 80 2.4.2. Ý nghĩa, vai trò của việc kết hợp sáng tạo dạy học theo dự án với hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh 82 2.4.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc kết hợp phương pháp DHTDA và hoạt động NCKH 84 2.4.4. Nguyên tắc của việc kết hợp dạy học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học 85 2.4.5. Điều kiện để thực hiện việc kết hợp có hiệu quả 85 2.5. Xây dựng một số đề tài nghiên cứu khoa học và cách hướng dẫn học sinh thực hiện 88 2.5.1. Những vấn đề liên quan đến nhóm NitơPhotpho 88 2.5.2. Những vấn đề liên quan đến nhóm Cacbon 88 2.5.3. Những vấn đề liên quan đến Silic 89 2.5.4. Một số đề tài khác liên quan đến địa phương 89 2.5.5. Một số đề tài đã tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung họcnăm học 20142015 89 CHƯƠNG 3 114 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 114 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 114 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm 114 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm 114 3.2. Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sư phạm của tổ chức dạy học theo dự án 115 3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm 115 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm 115 3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học theo dự án 116 3.2.4. Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến của học sinh 119 3.3. Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sư phạm của hoạt động NCKH 121 3.3.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm 121 3.3.2. Đánh giá đề tài 121 3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm về hoạt động và đánh giá kĩ năng nghiên cứu khoa học 123 3.5. Một số kinh nghiệm khi triển khai dạy học theo dự án kết hợp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 127 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 132 PHỤ LỤC 1 136 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN THPT VỀ PHƯƠNG PHÁP DHTDA 136 PHỤ LỤC 2 137 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN THPT VỀ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA HS 137 PHỤ LỤC 3 139 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH THPT VỀ PHƯƠNG PHÁP DHTDA 139 PHỤ LỤC 4 140 PHIẾU ĐIỀU TRA HS THPT THAM GIA NCKH 140 PHỤ LỤC 5 142 BÀI KIỂM TRA BÀI PHOTPHO 142

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-*** -TRẦN ANH TUẤN

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN

HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn Hoá học

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Oanh

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Em xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Hoá học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn BGH cùng các thầy cô giáo trường THPT Việt Bắc, THPT Chu Văn An và THPT Đồng Đăng đã nhiệt tình giúp

đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn

Và thật thiếu sót nếu không cảm ơn các em học sinh khối 11 của trường THPT Việt Bắc Chính sự tham gia nhiệt tình của các em trong quá trình học tập đã tiếp thêm sức mạnh để thầy hoàn thành luận văn

Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thiện luận văn này

Hà Nội, tháng 9 năm 2015

TÁC GIẢ

TRẦN ANH TUẤN

Trang 3

MỤC LỤ

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

6 Giả thuyết khoa học 7

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Đóng góp mới của luận văn 8

9 Cấu trúc luận văn 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 10

1.1 Quan điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học 10

1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực 10

1.1.2 Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh Trung học phổ thông 13

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học theo dự án 14

1.2.1 Khái niệm dạy học theo dự án 14

1.2.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án 15

1.2.3 Vai trò của người dạy và người học trong dạy học theo dự án 17

1.2.4 Các bước dạy học theo dự án 18

1.2.5 Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án 20

1.2.6 Một số kỹ năng thực hiện dự án cần hướng dẫn cho học sinh 22

1.2.7 Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh học theo dự án 22

1.2.8 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án 23

1.2.9 Điều kiện để thực hiện có hiệu quả dạy học theo dự án 24

1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động nghiên cứu khoa học 24

Trang 5

1.3.1 Đại cương về nghiên cứu khoa học 24

1.3.2 Trình tự logic của nghiên cứu khoa học 28

1.3.3 Thu thập và xử lý thông tin 29

1.3.4 Trình bày luận điểm khoa học 31

1.3.5 Các bước tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học 31

1.4 Công tác hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh Trung học phổ thông 32

1.4.1 Hội thi Intel ISEF – Hội thi của ý tưởng và sáng tạo 32

1.4.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh Trung học phổ thông 34

1.4.3 Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông nghiên cứu khoa học 39

1.4.4 Một số yếu tố để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh 42

1.5 Thực trạng của phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở một số trường Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn 44

1.5.1 Thực trạng của phương pháp dạy học theo dự án 44

1.5.2 Thực trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học 47

CHƯƠNG 2 KẾT HỢP VIỆC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG 54

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HS LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 54

2.1 Mục tiêu, cấu trúc chương trình và đặc điểm về PPDH phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông 54

2.1.1 Mục tiêu phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (Theo chuẩn kiến thức kỹ năng) 54

2.1.2 Cấu trúc của chương trình 55

2.1.3 Đặc điểm về phương pháp dạy học 56

2.2 Nguyên tắc và quy trình xây dựng dự án trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông 57

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn các bài để thiết kế dự án 57

2.2.2 Quy trình thiết kế dự án 57

2.2.3 Đánh giá dự án 58

2.2.4 Phiếu học tập dự án 59

2.2.5 Đề xuất một số dự án dạy học hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông 60

Trang 6

2.3 Nguyên tắc và quá trình triển khai của việc hướng dẫn học sinh Trung học phổ

thông nghiên cứu khoa học 71

2.3.1 Nguyên tắc của công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 71

2.3.2 Quy trình triển khai công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 71

2.4 Kết hợp dạy học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học cho HS Trung học phổ thông 80

2.4.1 So sánh học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh 80

2.4.2 Ý nghĩa, vai trò của việc kết hợp sáng tạo dạy học theo dự án với hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh 82

2.4.3 Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc kết hợp phương pháp DHTDA và hoạt động NCKH 84

2.4.4 Nguyên tắc của việc kết hợp dạy học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học

85

2.4.5 Điều kiện để thực hiện việc kết hợp có hiệu quả 85

2.5 Xây dựng một số đề tài nghiên cứu khoa học và cách hướng dẫn học sinh thực hiện 88

2.5.1 Những vấn đề liên quan đến nhóm Nitơ-Photpho 88

2.5.2 Những vấn đề liên quan đến nhóm Cacbon 88

2.5.3 Những vấn đề liên quan đến Silic 89

2.5.4 Một số đề tài khác liên quan đến địa phương 89

2.5.5 Một số đề tài đã tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung họcnăm học 2014-2015 89

CHƯƠNG 3 114

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 114

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 114

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm 114 3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm 114 3.2 Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sư phạm của tổ chức dạy học theo dự án 115

3.2.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học theo dự án 116

Trang 7

3.2.4 Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến của học sinh 119

3.3 Kế hoạch và kết quả thực nghiệm sư phạm của hoạt động NCKH 121

3.3.1 Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm 121 3.3.2 Đánh giá đề tài 121 3.3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm về hoạt động và đánh giá kĩ năng nghiên cứu khoa học 123 3.5 Một số kinh nghiệm khi triển khai dạy học theo dự án kết hợp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 127

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO 132

PHỤ LỤC 1 136

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN THPT VỀ PHƯƠNG PHÁP DHTDA 136

PHỤ LỤC 2 137

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN THPT VỀ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA HS 137

PHỤ LỤC 3 139

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH THPT VỀ PHƯƠNG PHÁP DHTDA 139

PHỤ LỤC 4 140

PHIẾU ĐIỀU TRA HS THPT THAM GIA NCKH 140

PHỤ LỤC 5 142

BÀI KIỂM TRA BÀI PHOTPHO 142

Trang 8

Bảng 2.1: Phân phối chương trình hóa học vô cơ lớp 11

Bảng 2.2: Một số dự án trong chương trình hóa học vô cơ lớp 11 THPT

Bảng 2.3: Bảng mô tả các kĩ năng và chỉ báo mức độ đánh giá kĩ năng

Bảng 2.4: Bảng kiểm quan sát đánh giá kĩ năng NCKH

Bảng 2.5: So sánh học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của HS Bảng 3.1: Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích

Bảng 3.2: Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra

Bảng 3.3: Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra

Bảng 3.4: tổng hợp kết quả đánh giá kỹ năng NCKH trước và sau khi nghiên cứu của LTN

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ những đặc điểm của DHTDA

Hình 1.2: Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

Hình 1.3: Sơ đồ những đặc điểm của nghiên cứu khoa học

Hình 1.4: Các bước tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

Hình 2.1: Quy trình hướng dẫn HS NCKH

Hình 2.2: Quy trình thực hiện dự án kĩ thuật

Hình 3.1: Đồ thị đườnglũy tích

Hình 3.2: Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập

Trang 9

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI ghi nhận: “Đổi mới

chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyềnthống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI quy định về việc đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo

hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật

và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ”

1

Trang 10

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 cũng qui định: "Phương pháp giáo

dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết

định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi

mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học…".

Về cơ bản, tinh thần của các đường lối chủ trương nêu trên đều hướng tới nhiệm

vụ trọng yếu là thực hiện cuộc cách mạng về phương pháp dạy học theo hướng tích cựcnhằm phát huy cao độ tinh thần chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng ẩn chứa trongmỗi con người, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đóng góp cho công cuộcxây dựng đất nước Hiện nay một số phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tíchcực đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy học Trong các PPDH tích cực hiệnnay thì dạy học theo dự án (DHTDA) đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu đổi mới PPDHtheo định hướng trên

Một trong những hình thức DHTDA mang lại hiệu quả giáo dục cao là tổ chứccho học sinh (HS) trực tiếp tham gia các dự án (DA) nghiên cứu khoa học (NCKH).Bằng việc cho HS tham gia vào NCKH sẽ giúp HS tiếp cận với phương pháp NCKH,lĩnh hội kiến thức một cách chủ động góp phần hình thành tính năng động, sáng tạo,khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tế của HS Bêncạnh đó, để HS thực hiện tốt các DA NCKH cũng cần phải có sự hướng dẫn của giáoviên (GV), sự kết hợp của các viện nghiên cứu Vì vậy GV cũng phải năng động tìm tòiphát triển các cách dạy mới Việc NCKH mang lại tác động tích cực lên cả người học

và người dạy từ đó góp phần vào việc đổi mới phương pháp giáo dục và dạy học trongnhà trường

Trang 11

Mặt khác, với đặc thù của bộ môn Hoá học là một môn khoa học vừa lí thuyếtvừa thực nghiệm, việc dạy học bộ môn Hóa học hiện nay vẫn còn nặng về lí thuyếtchưa chú trọng nhiều đến thực hành và vận dụng kiến thức HS khi học môn Hóa họcchỉ tập trung nhiều vào các bài tập nặng về lí thuyết nặng và tính toán, phần lớn các emchưa biết những kiến thức được học về các chất ở môn Hóa học có thể vận dụng nhưthế nào, có thể giải quyết được những vấn đề gì trong thực tiễn xung quanh các em Vìvậy việc khuyến khích HS tham gia thực hiện các dự án NCKH về những vấn đề, thựctrạng xung quanh cuộc sống sẽ tạo ra hứng thú trong học tập, giúp HS nhanh chónghiểu bài hơn, học sâu hơn, qua đó khơi dậy tiềm năng, phát huy được những ý tưởngsáng tạo, hình thành các kĩ năng, giúp người học đạt được kết quả cao nhất.

Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Kết hợp phương pháp dạy học theo

dự ánvới hoạt độngnghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 11 phần hóa học vô cơ Trung học phổ thông” với mong muốn góp phần đổi mới PPDH theo hướng dạy học

tích cực kết hợp với việc tạo ra những nền tảng kỹ năng nghiên cứu khoa học nhất địnhcho HS Việc vận dụng rộng rãi và thành công phương pháp DHTDA kết hợp vớiNCKH cho HS chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới phương phápgiáo dục trong nhà trường; góp phần hình thành tính năng động, sáng tạo, chủ động vàkhả năng vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế cuộc sống của HS

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về dạy học theo dự án

Phương pháp DHTDA và hoạt động NCKH của HS THPT ở Việt Nam trongnhững năm gần đây đã được quan tâm nghiên cứu và áp dụng Tuy nhiên, các vấn đềnày vẫn còn khá mới mẻ, cũng như các công trình nghiên cứu về vấn đề này trong lĩnhvực hoá học còn rất ít và mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây Đặc biệt là hoạtđộng NCKH của HS chỉ thực sự được chú trọng từ khi Việt Nam tham gia Hội thiKhoa học và Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF) 2012

3

Trang 12

Tính đến thời điểm hiện tại, cũng đã có một số công trình luận văn và luận ántiến sĩ nghiên cứu quan trọng về phương pháp DHTDA và lý luận về phương phápNCKH Nhưng các công trình nghiên cứu này vẫn còn được nghiên cứu rời dưới giác

độ của hai mảng vấn đề khác nhau

Cụ thể, đầu thế kỷ 20, các nhà sư phạm Mỹ (Woodward; Richard; J.Dewey;W.Kilpatrick) đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phương pháp DHTDA và coi đó là PPDHquan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, nhằm khắc phụcnhược điểm của dạy học truyền thống coi giáo viên (GV) là trung tâm Với những ưuđiểm vượt trội, DHTDA đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu, dưới đây là một số bài viết và công trình nghiên cứu tiêu biểu về PPDH tích cựcnày:

1 Đào Thị Như (2008), Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng PPDH dự án cho

dạy học nội dung ứng dụng các phi kim và hợp chất của chúng trong chương trình hoá học THPT – nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

2 Tạ Thị Thu Hương (2010), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối

với chương nhóm Oxi, lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh

3 Đặng Thị Minh Thu (2009), Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập

của HS trong dạy học hoá học thông qua hình thức dạy học dự án, Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học sư phạm Hà Nội

4 Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học

Hoá học ở trường Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nghiên cứu khoa học

Trên thế giới, Intel ISEF là hội thi khoa học lớn nhất thế giới dành cho HS phổthông từ lớp 9 – 12, ở 17 lĩnh vực NCKH khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả và sángkiến sử dụng công nghệ trong dạy và học, sự thông thạo và kỹ năng giải quyết vấn đề ở

Trang 13

giới trẻ, thúc đẩy sự tiến bộ trong dạy và học các môn khoa học, toán học, kỹ thuật…Đây là hội thi khoa học có quy mô lớn nhất thế giới, tạo điều kiện cho các nhà khoahọc và sáng chế trẻ đến trao đổi ý kiến, trình bày những DA khoa học tiên tiến và thitài để giành được phần thưởng và học bổng

Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyếtđịnh tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho HS trung học cơ sở (THCS) vàtrung học phổ thông hằng năm và coi đây như là một cuộc thi có tính chất tương đươngcuộc thi HS giỏi quốc gia Mục đích cuộc thi [4a, 4b]:

- Khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹthuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn

- Thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và PPDH; đổi mới hình thức và phươngpháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của HS; nâng cao chất lượng dạy vàhọc trong các cơ sở giáo dục

- Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các trường đại học, cao đẳng, cơ sở nghiêncứu, các tổ chức và cá nhân với công tác nghiên cứu KHKT của HS trường trung học

- Tạo cơ hội để HS trung học giới thiệu kết quả NCKH, kỹ thuật của mình; tăngcường giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các cơ sở giáo dục, giữa các địa phương; chọn

DA tham dự Cuộc thi cấp quốc gia

Bên cạnh đó, nghiên cứu các vấn đề về lí luận NCKH từ trước đến nay cũng đã

có nhiều sách tham khảo hoặc giáo trình cho các GV và sinh viên như:

1 PGS.TS Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu

khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2 PGS.TS Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

3 GS Nguyễn Văn Lê (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà

xuất bản trẻ

5

Trang 14

4 TS Phạm Trung Thanh, Th.S Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực

hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Tuy nhiên, việc kết hợp phương pháp DHTDA với hoạt động NCKH cho HS vẫncòn là một hướng mới cần được nghiên cứu sâu sắc cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.DHTDA và NCKH có khá nhiều điểm chung nên khi được kết hợp với nhau sẽ hỗ trợnhau, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập của cả thầy và trò, giúp phát triểnkhả năng sáng tạo, hình thành các kỹ năng, phương pháp tư duy tích cực, chủ động cho

HS

Hiện nay, việc kết hợp này mới được đề cập đến trong hai công trình nghiên cứusau:

1 Phạm Thị Thủy (2013),Kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học sinh

lớp 12 phần hóa học hữu cơ Trung học phổ thông,Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư

phạm Hà Nội; và

2 Nguyễn Minh Hải (2014), Kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học

sinh lớp 11 phần hóa học vô cơ Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại

học sư phạm Hà Nội

Đây là các tài liệu quý cho các GV áp dụng phương pháp DHTDA cũng nhưtham gia hướng dẫn HS trong hoạt động NCKH Với hai công trình nghiên cứu trên,các tác giả đã phần nào làm định hình được việc kết hợp phương pháp DHTDA vớihoạt động NCKH trong công tác giảng dạy HS khối THPT Tuy nhiên, chỉ với hai côngtrình nghiên cứu trên thì vẫn chưa thể làm rõ nét, sâu sắc việc kết hợp này cũng nhưchưa thể giúp sự vận dụng các phương pháp mới này trong việc dậy và học bộ mônHóa học được khả thi và được áp dụng rộng rãi

3 Mục đích nghiên cứu

Kết hợp DHTDA với việc tổ chức hướng dẫn NCKH cho HS lớp 11 phần Hóahọc vô cơ THPT, nhằm nâng cao hứng thú học tập, góp phần rèn luyện kĩ năng NCKH,vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cho HS THPT

Trang 15

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của phương phápDHTDA và hoạt động NCKH của HS THPT

- Nghiên cứu thực trạng việc DHTDA và công tác hướng dẫn HS NCKH ởmột số trường THPT tỉnh Lạng Sơn

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 11 phần hóa học vô cơ

để tuyển chọn, xây dựng nguyên tắc, quy trình triển khai thực hiện dự án học tập và đềtài hóa học có liên quan đến việc NCKH của HS

- Tổ chức hướng dẫn HS lớp 11 thực hiện dự án, và triển khai đề tài NCKHliên quan đến kiến thức phần hóa học vô cơ nhằm xác định tính khả thi, tính phù hợp

và hiệu quả

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm

5 Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Hóa học cho HS lớp 11 THPT

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình kết hợp phương pháp DHTDA với hoạt động NCKH bộ môn Hóa họccho HS lớp 11 THPT

5.3 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong chương trình môn Hóa học vô cơ lớp

11 và tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở khối 11 trường THPT Việt Bắc, thànhphố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

6 Giả thuyết khoa học

Nếu kết hợp phương pháp DHTDA với tổ chức tốt tập huấn cho HS về hoạtđộng NCKH, đồng thời với sự hướng dẫn của GV trong quá trình tiến hành đề tàinghiên cứu thì sẽ góp phần rèn luyện kĩ năng NCKH, vận dụng kiến thức lí thuyết vào

7

Trang 16

thực tiễn cho HS, qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học trong cáctrường THPT.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về DHTDA,

NCKH nói chung, về hoạt động NCKH của HS THPT nói riêng và đặc biệt là cách GVhướng dẫn HS nghiên cứu khoa học và thực hiện dự án học tập

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra thực tiễn bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn, phiếu điều tra vềDHTDA ở một số trường THPT

- Dạy TNSP

7.3 Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng toán thống kê xác xuất để phân tích và xử lý các kết quả TNSP

8 Đóng góp mới của luận văn

Tổng quan và làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong việc kết hợp phươngpháp DHTDA và hoạt động NCKH cho HS THPT đồng thời chỉ rõ tầm quan trọng củacông tác này trong giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay

Điều tra đánh giá thực trạng việc vận dụng phương pháp DHTDA và việc triểnkhai NCKH cho HS ở một số trường THPT thuộc tỉnh Lạng Sơn

Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung, xây dựng và triển khai dự án trong họctập thuộc phần hóa học vô cơ lớp 11 THPT

Đề xuất một số đề tài NCKH trong chương trình hóa học vô cơ lớp 11 Áp dụngquy trình nghiên cứu, tổ chức tập huấn phương pháp NCKH và hướng dẫn 1 đề tàiNCKH cho HS lớp 11

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Trang 17

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học theo dự án vàhoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh Trung học phổ thông.

Chương 2 Kết hợp việc dạy học theo dự án với hoạt động nghiên cứu khoa họccho học sinh lớp 11 phần hóa học vô cơ Trung học phổ thông

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

9

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO

DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Quan điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học

1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu trên, một trong những nhiệm

vụ trọng yếu là phải thực hiện cuộc cách mạng về PPDH theo định hướng tiếp cận pháttriển năng lực cho người học, phát huy cao độ tinh thần chủ động, sáng tạo của HS đểcác em có thể phát huy tối đa năng lực và tri thức của mình, biết vận dụng kiến thứcvào thực tiễn đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (hay còn gọi là dạy họcđịnh hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX vàngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáo dục định hướng phát triển nănglực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triểntoàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong nhữngtình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho HS năng lực giải quyết các tình huống củacuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tưcách chủ thể của quá trình nhận thức

Khác với chương trình dạy học định hướng nội dung, chương trình dạy học địnhhướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sảnphẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từviệc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS

Trang 19

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những nộidung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáodục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phươngpháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạyhọc tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn Trong chương trình dạy học địnhhướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường

được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (competency) Kết quả học tập mong

muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được HS cần đạt được những kếtquả yêu cầu đã quy định trongchương trình

Dưới đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình dạy họcđịnh hướng nội dung và chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:

Tiêu chí Chương trình dạy học định

hướng nội dung

Chương trình dạy học định hướng

phát triển năng lực

Mục tiêu

giáo dục

Mục tiêu dạy học được mô tảkhông chi tiết và không nhất thiếtphải quan sát, đánh giá được

Kết quả học tập cần đạt được mô tảchi tiết và có thể quan sát, đánh giáđược; thể hiện được mức độ tiến bộcủa HS một cách liên tục

Nội dung

giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa vàocác khoa học chuyên môn, khônggắn với các tình huống thực tiễn

Nội dung được quy định chi tiếttrong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạtđược kết quả đầu ra đã quy định, gắnvới các tình huống thực tiễn Chươngtrình chỉ quy định những nội dungchính, không quy định chi tiết

Phương

pháp dạy

học

GV là người truyền thụ tri thức,

là trung tâm của quá trình dạyhọc HS tiếp thu thụ động nhữngtri thức được quy định sẵn

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ

HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.Chú trọng sự phát triển khả năng giảiquyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;

- Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực; các PPDH thí nghiệm, thực hành.Hình thức Chủ yếu dạy học lý thuyết trên Tổ chức hình thức học tập đa dạng;

11

Trang 20

dạy học lớp học chú ý các hoạt động xã hội, ngoại

khóa, NCKH, trải nghiệm sáng tạo;đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin và truyền thông trong dạy và học.Đánh giá

kết quả học

tập của HS

Tiêu chí đánh giá được xây dựngchủ yếu dựa trên sự ghi nhớ vàtái hiện nội dung đã học

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lựcđầu ra, có tính đến sự tiến bộ trongquá trình học tập, chú trọng khả năngvận dụng trong các tình huống thựctiễn

Bảng 1.1: Một số đặc trưng cơ bản của chương trình dạy học định hướng nội

dung và chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực

Tại Hội thảo khoa học về “Quản lý dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang

tiếp cận năng lực, vấn đề và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội, các nhà khoa học, chuyên

gia, nhà quản lý giáo dục đều cho rằng, cần phải thay đổi ngay phương pháp kiểm tra,đánh giá HS theo hướng chú trọng năng lực của người học, nhất là tư duy sáng tạo, vậndụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống

PGS TS Hà Thế Truyền (Học viện Quản lý giáo dục) cũng nhận định, để đổimới phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực HS phổ thông, cầnphải vận dụng dạy học theo tình huống, dạy HS định hướng hành động, tăng cường sửdụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý Đặc biệt, sau năm 2015, nhàtrường phổ thông cần thay đổi theo hướng quan tâm phát triển năng lực cá nhân, lấy

HS làm trung tâm và việc đánh giá chỉ nhằm định hướng cho người học phương pháp

và con đường tiếp tục học tập Hiện nay, phần lớn các chuyên gia, nhà quản lý giáo dụckhẳng định, việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học được xem là chìakhóa để đổi mới giáo dục

Và một trong những PPDH đáp ứng được định hướng trên đó là phương pháp DHTDA và tổ chức hoạt động NCKH cho HS THPT.

Trang 21

1.1.2 Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh Trung học phổ thông

1.1.2.1 Năng lực chung

Khái niệm năng lực: Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc từ tiếng

Latinh “competentia” Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ củakiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và thái độ, trách nhiệm Hiện nay có rất nhiều kháiniệm khác nhau về năng lực nhưng nhìn chung năng lực đều được hiểu là sự thànhthạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với công việc Theo Bernd Meiner – Nguyễn

Văn Cường, năng lực được định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện có

trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động.” [3, tr 68]

Cũng theo Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường, cấu trúc chung của năng lựchành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: năng lực chuyên môn,năng lực phương pháp, năng lực xã hội, và năng lực cá thể [3, tr 68-69] Bốn năng lựcthành phần trên cũng được chia nhỏ hơn thành các năng lực cụ thể như năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp… Từ đó, có thể địnhhướng một số năng lực chung cần hình thành và phát triển cho HS THPT

Theo dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trìnhgiáo dục phổ thông mới”, các năng lực chung của HS THPT gồm các năng lực sau:

Trang 22

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

1.1.2.2 Năng lực đặc thù môn Hóa học

Từ các năng lực chung trên đây, mỗi môn học đều phải xác định những năng lựcchuyên biệt riêng và con đường hình thành năng lực đó của bộ môn Đối với bộ mônHóa học, các năng lực chuyên biệt, đặc thù cần hình thành và phát triển cho HS THPTlà:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;

- Năng lực thực hành thí nghiệm;

- Năng lực NCKH;

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học theo dự án

1.2.1 Khái niệm dạy học theo dự án

Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “DHTDA là hoạt động học tập

nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” [12, tr.125].

Theo Intel (Mỹ): DHTDA là một hình thức dạy học trong đó HS thực hiện một

nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thựctiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành và đánh giá kết quả Hình thức chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

Phân loại các loại dự án học tập theo quỹ thời gian: tùy vào mức độ phức tạpcủa dự án mà quyết định thời gian thực hiện và dựa vào thời gian thực hiện, có thểphân chia các dự án học tập làm 3 loại:

+ Dự án nhỏ: tiến hành trong một số giờ học (2-6 giờ);

+ Dự án trung bình: tiến hành trong một số ngày (1 tuần hoặc 40 giờ học)

+ Dự án lớn: tiến hành trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần

Trang 23

1.2.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án

DHTDA có các đặc điểm sau:

Hình 1.1: Sơ đồ những đặc điểm của DHTDA

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của

thực tiễn xã hội, nghề nghiệp và đời sống Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn

đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học

- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia đề xuất và chọn đề tài,

nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú của

HS cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án

- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa

nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết và hoạt động thực tiễn, thực hành Thôngqua đó kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hànhđộng, kinh nghiệm thực tiễn của người học

15

DẠY HỌC THEO

DỰ ÁN

DẠY HỌC THEO

DỰ ÁN

Định hướng hứng thú

Định hướng hứng thú

Định hướng hành động

Định hướng hành động

Định hướng kĩ năng mềm

Định hướng kĩ năng mềm

Định hướng sản phẩm

Định hướng sản phẩm Tính tự

lực cao của HS

Tính tự lực cao của HS

Cộng tác làm việc

Cộng tác làm việc

Định hướng thực tiễn

Trang 24

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được

tạo ra Sản phẩm của dự án bao gồm những thu hoạch lí thuyết, những sản phẩm vậtchất của hoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố,giới thiệu

- Định hướng kĩ năng mềm: Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kĩ

năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, tìm kiếm,phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin… Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câuhỏi định hướng sẽ kích thích HS tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thựctiễn cao Đồng thời, HS còn có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng mềm cần cócủa con người trong thế kỉ XXI như: kĩ năng học tập và thích ứng, kĩ năng thu thập và

xử lí thông tin, kĩ năng sống và hoạt động nghề nghiệp,…

- Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực

hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp (liên môn)

- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội : các dự án học tập góp phần gắn việc học tập

trong nhà trường với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống, xã hội

- Tính tự lực cao của người học: Trong DHTDA, người học cần tham gia tích

cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy và học Điều đó cũng đòi hỏi vàkhuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học GV chủ yếu đóng vai trò tưvấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khảnăng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ

- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm,

trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trongnhóm DHTDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữacác thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác thamgia trong dự án Đặc điểm này còn gọi là học tập mang tính xã hội

Trang 25

1.2.3 Vai trò của người dạy và người học trong dạy học theo dự án

DHTDA là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm Thay vì sử dụngmột kế hoạch bài học cứng nhắc, hướng dẫn người học đi theo một con đường cụ thể

để đạt được kết quả học tập hoặc mục tiêu của bài học, DHTDA cho phép nghiên cứusâu về một chủ đề có giá trị về mặt thực tế hơn là về mặt học tập Thông qua việc tạo rasản phẩm cụ thể, có ý nghĩa, có thể là một vở kịch, thuyết trình đa phương tiện hay mộtbài thơ, người học thể hiện những gì họ đã học được Ngoài ra, người học đặc biệt cóquyền tự chủ nhiều hơn, chịu trách nhiệm nhiều hơn cho việc học của mình.Vớiphương pháp dạy học này, cả GV lẫn HS đều phải thay đổi vai trò và nhiệm vụ củamình so với phương pháp dạy học truyền thống

Đối với GV, không như phương pháp dạy học truyền thống, nơi GV đóng vai trò

chủ động trong mọi hoạt động, DHTDA mang lại sự đổi mới trong vai trò và nhiệm vụcủa GV như sau:

- Vai trò của GV là hướng dẫn, tư vấn cho các hoạt động của HS chứ không

phải chủ động trong mọi hoạt động dạy học

- Xây dựng dự án liên quan đến nội dung bài học để giúp HS chiếm lĩnh kiến

thức của bài

- Tạo điều kiện cho HS tham gia thiết lập các mục tiêu và kết quả học tập, chú

ý đến thái độ học tập, năng lực và mối quan tâm của HS khi xây dựng dự án cũng nhưthiết kế các hoạt động dự án

- Lên lịch trình đánh giá và đánh giá HS trong suốt tiến trình học tập, sử dụng

những hình thức đánh giá khác nhau và cho ý kiến phản hồi thường xuyên

- Nhận diện các tình huống và điều chỉnh kịp thời để đem lại sự thành công cho

dự án

- Đánh giá tổng thể sau khi kết thúc dự án, tổ chức thảo luận bộ câu hỏi định

hướng để củng cố nội dung bài học và rút kinh nghiệm

17

Trang 26

- Hợp tác cùng các đồng nghiệp để xây dựng dự án liên môn (nếu có).

Đối với HS, theo các nghiên cứu, DHTDA mang lại hiệu quả cao trong giáo dục

và HS là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất Để có được những lợi ích mà DHTDA manglại, HS không thể làm việc theo thói quen và đóng vai trò thụ động như trong các lớphọc truyền thống Các em cần thay đổi suy nghĩ và vai trò cũng như nhiệm vụ của mìnhtrong học tập, cụ thể như sau:

- Đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động

- Thực hiện dự án bằng cách thực hiện các vai mô phỏng được chỉ định

- Phối hợp với các thành viên trong nhóm để lên kế hoạch thực hiện dự án sao

cho có tính khả thi (quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạtđộng nhóm để giải quyết vấn đề)

- Thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn theo vai trò được đảm nhận, từ đó

tích lũy kiến thức bài học và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc để hoàn thành sảnphẩm dự án

- Tự định hướng các hoạt động thực hiện dự án

- Tự đánh giá bản thân và đánh giá nhóm suốt quá trình thực hiện dự án.

- Đánh giá sự tiến bộ trong quá trình thực hiện dự án

- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thế kỉ XXI (kĩ năng sáng tạo và đổi mới,

tư duy độc lập và giải quyết vấn đề, giao tiếp và cộng tác, các kĩ năng thông tin, truyềnthông và công nghệ, kĩ năng đời sống và nghề nghiệp: linh hoạt, thích ứng, chủ động,

tự định hướng, lãnh đạo…) và các kĩ năng tư duy bậc cao

1.2.4 Các bước dạy học theo dự án

DHTDA được thực hiện theo 5 bước như sau:

- Có thể khởi đầu bằng các ý tưởng mà HS quan tâm hoặcnhững định hướng, chỉ dẫn của GV

- Có thể xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách đặt những câuhỏi: Ai?, Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào?

18

Bước 1:Xác định

chủ đề, nhiệm vụ

học tập và nghiên

cứu gắn với yêu

cầu của môn học

hoặc học phần

Trang 27

- Xác định mục tiêu của DA;

- Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cáchthức thực hiện, các điều kiện cần thiết như nguồn tư liệu, thiết

bị, kinh phí, người tham gia,… Dự kiến thời gian, địa điểmtriển khai công việc, phân công người thực hiện, dự kiến sảnphẩm cần đạt;

- Khơi gợi sự hứng thú: tập thể nhóm phải động viên, khích lệthể hiện sự say mê, hứng khởi khi thực hiện nhiệm vụ

- Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp chí, mạng internet, khảosát, điều tra, phỏng vấn, thực địa,…;

- Xử lí thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiệnbằng sơ đồ, biểu đồ,.…);

- Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm đểgiải quyết các vấn đề và kiểm tra tiến độ;

- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành một sảnphẩm cuối cùng

Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: Bài viết,Powerpoint, bản đồ, tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch,

kể truyện,…

- HS tự rút ra những bài học từ việc học theo DA: đã họcđược gì? Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hàilòng về kết quả thu được không? Đã gặp những khó khăn gì

và đã giải quyết như thế nào?

- GV: Đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tựđánh giá, phương pháp làm việc

1.2.5 Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

Bước 1: Lập kế hoạch

a) Lựa chọn chủ đề

19

Trang 28

GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án.

Từ chủ đề lớn, GV tổ chức hướng dẫn HS phát triển tìm các chủ đề nhỏ là vấn đềnghiên cứu cụ thể Sơ đồ tư duy và sơ đồ câu hỏi 5W1H là công cụ hiệu quả xác định,lựa chọn ý tưởng cũng như những vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án

Bước 2: Thực hiện dự án

a) Thu thập thông tin: Theo nhiệm vụ đã được phân công, các thành viên trongnhóm thu thập thông tin từ sách báo, internet, làm thực nghiệm, điều tra, phỏngvấn Các phương tiện hỗ trợ cần sử dụng như: phiếu phỏng vấn, phiếu ghi dữ liệu,phiếu thiết kế các hoạt động thực nghiệm, máy ghi âm, máy ảnh,

b) Xử lí thông tin

Sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần tiến hành xử lí dữ liệu bằng bảng, biểu

đồ, sơ đồ, so sánh, đối chiếu Trong nhóm thường xuyên trao đổi thảo luận để tập hợp

dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ Đồng thời xin ý kiến của GV cần sự giúpđỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án

Bước 3: Tổng hợp báo cáo sản phẩm

a) Xây dựng sản phẩm

Các thành viên trong nhóm cùng tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thànhsản phẩm cuối cùng có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, đóngkịch, hát, trưng bày triển lãm, Powerpoint

Trang 29

b) Trình bày báo cáo sản phẩm

GV tổ chức cho HS trình bày các sản phẩm đã làm Không nên để một HS phụtrách báo cáo mà nên chia nhỏ để nhiều thành viên cùng được có cơ hội thể hiện khảnăng của mình Trong buổi này, GV nên mời các chuyên gia liên quan đến dự án, bangiám hiệu tham gia và đặt câu hỏi, cũng như đưa ý kiến nhận xét, góp phần làm chobuổi báo cáo thêm sinh động, hấp dẫn và thiết thực

c) Đánh giá rút kinh nghiệm

GV thiết kế cho các nhóm tự chấm điểm và chấm điểm lẫn nhau, đánh giá sảnphẩm của từng nhóm GV tổng kết các phiếu tự đánh giá của các nhóm, nhận xét, chođiểm từng nhóm và rút kinh nghiệm

Hình 1.2: Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

1.2.6 Một số kỹ năng thực hiện dự án cần hướng dẫn cho học sinh

Trong quá trình tổ chức DHTDA, cần hướng dẫn cho HS các kỹ năng thực hiện

dự án sau:

21

Thực tiễn cuộc sống

Bài dạy truyền thống

Xây dựng bản kế hoạch dạy học dự án

Kế hoạch hoạt động HS

Kế hoạch hoạt động GV

Đề ra tiêu chí đánh giá Sản phẩm dự án

Kết quả là sự phát triển các năng lực, kĩ năng của HS

Trang 30

- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: bao hàm những khả năng rút ra những

thông tin từ một tư liệu và ghi chép từ một thông báo hay bài phát biểu

- Kỹ năng giao tiếp: như vấn đáp, lắng nghe tích cực, tiếp nhận và phản hồi

thông tin, xử lý tình huống, giải quyết mâu thuẫn, hợp tác và hỗ trợ trong nhóm

- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Thông qua những sản phẩm tư duy của HS như: các

cuộc thảo luận, các bảng biểu, sơ đồ, và những ghi chép, GV có thể biết được nhiềuđiều về quá trình tư duy của HS, lựa chọn PPDH phù hợp cho mỗi đối tượng là cá nhânhay nhóm HS

- Kỹ năng trình bày: Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật Đó là khả

năng của những người thuyết trình trong quá trình truyền đạt thông tin một cách hấpdẫn và cách dẫn dắt nội dung thông tin nhằm thu hút nhiều người nghe hơn và trìnhbày thông tin đầy đủ và chính xác trong một khoảng thời gian ngắn

- Kĩ năng sử dụng CNTT: sử dụng Power Point, Mindmap, Word,…

1.2.7 Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh học theo dự án

Để thực hiện thành công phương pháp DHTDA, GV cần lưu ý một số vấn đềsau khi hướng dẫn HS:

- GV phải phác họa trước các ý tưởng của dự án và các ý tưởng này phải bám

sát vào mục tiêu dạy học và nội dung chương trình Nếu không, mục đích của dự án sẽ

mơ hồ và kết quả học tập có thể bị hiểu sai

- Việc phân chia các bước của DHTDA chỉ có tính tương đối Trong thực tế

chúng có thể được thực hiện xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau Do đó, GV cần hướng dẫn

HS thực hiện một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất

- GV phải luôn nhớ rằng mình là người hướng dẫn và hỗ trợ HS, không làm

thay HS mà chỉ định hướng, giúp đỡ và tạo điều kiện cho HS học tập và nghiên cứu

Trang 31

- GV cần đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ và thử thách HS, nên lựa chọn câu hỏi

định hướng một cách cẩn thận để người học tiếp thu được những kiến thức cần thiếttrong chương trình

- GV phải nhớ kiểm tra những kĩ năng cần thiết, kiểm tra tư duy của HS Việc

kiểm tra này và các điều chỉnh cần thiết phải được thực hiện kịp thời và phù hợp trongtất cả các giai đoạn của dự án

- Trong suốt quá trình DHTDA, GV nên tạo nhiều cơ hội để đánh giá và kiểm

soát sự tiến bộ của HS Sau mỗi dự án cần đánh giá và rút kinh nghiệm nghiêm túc cholần sau đạt kết quả tốt hơn

1.2.8 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án

* Ưu điểm:

- DHTDA có sự gắn kết kiến thức lí thuyết với thực tiễn trong hoạt động học

tập, tạo cơ hội cho HS thực hiện nghiên cứu HS được khám phá các ý tưởng theo sởthích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê, hứng thú của HS tronghọc tập, nghiên cứu;

- HS tự lực tìm hiểu và kiến tạo kiến thức;

- Có sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năng trình

bày, giao tiếp;

- Rèn luyện kĩ năng NCKH và kĩ năng tự học suốt đời và các kỹ năng khác.

* Hạn chế:

- Việc xác định chủ đề hoặc nhiệm vụ học tập là bước đầu tiên, nhưng thường

gặp nhiều khó khăn Nếu không xác định đúng chủ đề thì nội dung của dự án tiến triểntheo 2 hướng bất lợi: một là không có nhiệm vụ nghiên cứu vì chủ đề quá đơn giản, hai

là nhiệm vụ nghiên cứu quá khó khăn vượt khả năng và điều kiện cho phép vì chủ đềquá lớn hoặc quá sâu;

23

Trang 32

- Nếu sự quản lí và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện kế hoạch

không đều tay, chỉ tập trung vào một, hai cá nhân thực hiện còn các thành viên khác

“ăn theo”, kết quả thu được sẽ không cao;

- Việc thực hiện kế hoạch thường tốn về kinh phí (mua tài liệu, số liệu, xử lí tư

liệu, thực hành, thí nghiệm,…) gây khó khăn đối với HS;

- Không phải nội dung nào, học phần nào cũng sử dụng được phương pháp

DHTDA

- DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính hệ

thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản, mất nhiều thời gian, đòi hỏiphương tiện vật chất và tài chính phù hợp, yêu cầu GV phải có trình độ chuyên môn vànghiệp vụ sư phạm, tích cực, yêu nghề

1.2.9 Điều kiện để thực hiện có hiệu quả dạy học theo dự án

Để thực hiện có hiệu quả phương pháp DHTDA, cần đáp ứng được một số điềukiện sau:

- Bài học được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn HS vào những nhiệm vụ mở và có

tính thực tiễn cao

- GV giữ vai trò người hỗ trợ, hướng dẫn HS hợp tác làm việc với nhau trong

các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau

- Dự án có các mục tiêu rõ ràng và tập trung vào những hiểu biết của HS sau

quá trình học

- Dự án phải gắn với đời sống thực tế của HS

- GV, nhà trường và gia đình phải tạo được môi trường học tập thân thiện, tích

cực; ủng hộ và hỗ trợ các điều kiện vật chất (chủ yếu là phương tiện kĩ thuật công nghệthông tin, Internet) và tinh thần, thời gian cho phương pháp học tập mới của HS

1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động nghiên cứu khoa học

Trang 33

1.3.1 Đại cương về nghiên cứu khoa học

1.3.1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học

Khái niệm khoa học: Khoa học là hệ thống tri thức của sự vật, hiện tượng, quá

trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy, mà những tri thức trong hệ thống này có đượcdựa trên những nghiên cứu khoa học (chứ không phải dựa trên những kinh nghiệm).Khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp tác động đến thế giớixung quanh làm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người [25, tr.36]

Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học

về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biếnđổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người [13,tr.35]

Phương pháp nghiên cứu khoa học là con đường, cách thức nghiên cứu để đặt ra

câu hỏi khoa học, giải quyết vấn đề thông qua quan sát và thực nghiệm [24,tr.37]

1.3.1.2 Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học

NCKH có các đặc điểm sau:

Hình 1.3: Sơ đồ những đặc điểm của nghiên cứu khoa học

25

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tính mới mẻ

Tính mới mẻ

Tính thông tin

Tính thông tin

Tính khách quan

Tính khách quan

Tính tin cậy

Tính tin cậy Tính rủi

ro

Tính rủi ro

Tính kế thừa

Tính kế thừa

Trang 34

- Tính mới mẻ: Quá trình NCKH là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ,

vì vậy nó có tính mới mẻ Quá trình NCKH không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặcmột việc gì đã được làm trước đó Tính mới trong NCKH được hiểu là dù đạt được mộtphát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻhơn

- Tính thông tin: Sản phẩm của NCKH có thể là một bài báo khoa học, tác

phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới,… Tuy nhiên dù sản phẩm

đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiệntượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm

- Tính khách quan: Tính khách quan là đặc điểm của NCKH và cũng là tiêu

chuẩn của người NCKH Nếu trong NCKH mà không khách quan thì sản phẩm NCKH

sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả

- Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng

kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nàođều cho một kết quả như nhau

- Tính rủi ro: NCKH là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công

hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn Vì vậy tính rủi ro của nó làrất cao

- Tính kế thừa: Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp NCKH.

Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạtđược trước đó

- Tính cá nhân: Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiện nghiên cứu thì

vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định

- Tính kinh phí: NCKH rất khó định lượng được một cách chính xác như

trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức Hiệu quả kinh tếkhông thể xác định được Lợi nhuận không dễ xác định

1.3.1.3 Phân loại nghiên cứu khoa học

Trang 35

Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà có các cách phân loại NCKH khác nhau.

Cụ thể có một số cách phân loại chính như sau:

(i) Phân loại theo tính ứng dụng:

- Nghiên cứu ứng dụng: là hình thức nghiên cứu nhằm hình thành chínhsách, cách thức quản lý mới hoặc cải thiện sự hiểu biết

- Nghiên cứu cơ bản: là hình thức nghiên cứu thông qua việc phát triển, thửnghiệm, kiểm chứng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ nghiên cứunhằm cải thiện bản thân phương pháp luận nghiên cứu

(ii) Phân loại theo phương thức nghiên cứu:

- Nghiên cứu thực nghiệm: là hình thức nghiên cứu liên quan đến các hoạtđộng của đời sống thực tế; khảo sát thực tế hoặc trong điều kiện có kiểm soát

- Nghiên cứu lý thuyết: là hình thức nghiên cứu chủ yếu thông qua sách vở,tài liệu, các học thuyết và tư tưởng

(iii) Phân loại theo hình thức thu thập dữ liệu:

- Nghiên cứu định lượng: là hình thức nghiên cứu lượng hóa sự biến thiêncủa đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu định tính: là hình thức nghiên cứu nhằm mô tả sự vật, hiệntượng; không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng khôngnhằm lượng hóa sự biến thiên này

(iv) Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả: là hình thức nghiên cứu nhằm tìm hiểu bản chất của sựvật hiện tượng

- Nghiên cứu so sánh: là hình thức nghiên cứu nhằm tìm hiểu điểm tươngđồng và khác biệt, ví dụ giữa các doanh nghiệp, thể chế, phương pháp, hành vi và tháiđộ

- Nghiên cứu đánh giá: là hình thức nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đánh giá

sự vật, hiện tượng theo một hệ thống các tiêu chí

27

Trang 36

- Nghiên cứu giải thích: là hình thức nghiên cứu nhằm ra nguyên nhân, lý

do để giải thích cho sự vật hiện tượng nào đó

1.3.2 Trình tự logic của nghiên cứu khoa học

NCKH, bất kể trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoahọc công nghệ đều tuân theo một trật tự lôgic xác định, bao gồm các bước:

1.3.2.1 Lựa chọn chủ đề và đặt tên đề tài

(1) Ý tưởng nghiên cứu

Ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành trong các tình huống như: tronggiải quyết công việc hàng ngày, qua đọc sách báo, trong các buổi tranh luận hoặc cáccâu hỏi đặt ra của người khác

1.3.2.2 Xác định mục tiêu nghiên cứu

M c tiêu nghiên c u ục tiêu nghiên cứu ứu là những nội dung cần được xem xét và làm rõ trongnghiên cứu Mục tiêu trả lời câu hỏi “nghiên cứu cái gì?”

Xác định mục tiêu nghiên cứu điểm khoa học Xây dựng luận

Xây dựng luận điểm khoa học Chứng minh

luận điểm khoa học

Chứng minh luận điểm khoa học

Trang 37

Nhiệm vụ nghiên cứu chính là công việc phải làm, được cụ thể hóa từ mục tiêu

và đối tượng nghiên cứu Mỗi nhiệm vụ phải giải quyết được một vấn đề nào đó nằmtrong mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các nhiệm vụ luôn có quan hệ hữu cơ vớinhau

1.3.2.3 Xây dựng luận điểm khoa học (tức giả thuyết nghiên cứu)

Giả thuyết là câu trả lời ướm thử cho câu hỏi nghiên cứu Một giả thuyết có thểđặt ra đúng với bản chất sự vật, song giả thuyết cũng có thể sai và bị bác bỏ

1.3.2.4 Chứng minh luận điểm khoa học (chứng minh giả thuyết)

Để chứng minh giả thuyết, người nghiên cứu cần có các luận cứ khoa học Luận

cứ là bằng chứng để khẳng định giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng Trong khoa học

có hai loại luận cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế, [13,tr.49-63] tương ứng vớihai nhóm phương pháp nghiên cứu chính:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: gồm phương pháp nghiên cứutài liệu, thống kê toán học

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: gồm phương pháp quan sát,thực nghiệm khoa học, điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn, thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu là công cụ NCKH trong thực hiện nhiệm vụ đề tài.Phương pháp NCKH do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu quyết định bởi “phươngpháp là sự vận động của nội dung” nói theo ngôn từ triết học Điều đó có nghĩa là ứngvới những đề tài khác nhau phải có phương pháp khác nhau Chọn phương pháp nàocho thích hợp đó là công việc của người nghiên cứu [22, tr.65-66]

1.3.3 Thu thập và xử lý thông tin

1.3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nguồn tài liệu rất đa dạng như: tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học,sách giáo khoa, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng Sau đó người

29

Trang 38

nghiên cứu tổng hợp tài liệu: bổ túc, lựa chọn, sắp xếp tài liệu, làm tái hiện quy luật,giải thích quy luật.

- Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là một phương pháp quan sát để lấy được các thông tin phục

vụ cho việc trình bày luận cứ thực tế Có thể sử dụng các phương tiện ghi âm, ghi hìnhhoặc sử dụng các phương tiện đo lường

- Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin.Cách đặt câu hỏi là điều cần đặc biệt coi trọng, vì nó có ảnh hưởng quyết định tới kếtquả phỏng vấn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra là đưa những câu hỏi in sẵn trong giấy, gửi trước đến những ngườiđược phỏng vấn để nhận được ý kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứuđặt ra Sau đó phải xử lý kết quả điều tra dựa trên cơ sở thống kê toán học [13, tr.67-93]

- Phương pháp thực nghiệm khoa học

Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bản, cóvai trò hết sức quan trọng trong NCKH, được sử dụng triệt để trong nhiều lĩnh vựckhoa học, đặc biệt là các khoa học tự nhiên Thực nghiệm chỉ được sử dụng khi và chỉkhi đặt ra bài toán làm sáng tỏ các mối liên hệ, sự phụ thuộc giữa các hiện tượngnghiên cứu và sự thể hiện các giải định, kiểm định các giả thuyết

Phương pháp thực nghiệm thường chia thành hai loại chính là thực nghiệm tựnhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Trong một thực nghiệm thường có 3yếu tố biến đổi (gọi là biến) gồm biến độc lập, biến phụ thuộc, biến kiểm soát [24,tr.55-59]

1.3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin

Trang 39

- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Sử dụng phương pháp thống

kê toán sau đó trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị

- Xử lý logic đối với các thông tin định tính: Đưa ra những phán đoán về bảnchất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của sự kiện [13, tr.99]

1.3.4 Trình bày luận điểm khoa học

1.3.4.1 Hình thức trình bày kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu có thể được trình bày dưới dạng bài báo khoa học, tổngluận khoa học, tác phẩm khoa học nhằm nhiều mục đích như công bố một ý tưởngkhoa học, hoặc cung cấp thông tin tóm tắt về hoạt động và thành tựu

1.3.4.2 Thuyết trình kết quả nghiên cứu

Người thuyết trình luôn phải lưu ý rằng mỗi bản thuyết trình phải trả lời đượccâu hỏi: Tác giả định chứng minh điều gì? Chứng minh bằng cái gì? Bản thuyết trìnhphong phú nhờ luận cứ Người nghiên cứu càng đưa được nhiều luận cứ thì luận điểmcàng có sức thuyết phục [13, tr.106-119]

1.3.5 Các bước tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

Từ trình tự logic của NCKH, có thể tóm tắt các bước để tổ chức thực hiện một

đề tài NCKH như sau:

Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu

th ập

và x

ử lý

th ôn

g ti n

Bước 5: T hu

th ập

và x

ử lý

th ôn

g ti n

Bước 4:

Tổ ch

ức n hó

m ng hiê

n

cứu

Bước 4:

Tổ ch

ức n hó

m ng hiê

Bước 8:

Công bố kết quả nghiên cứu

Công trình Nghiên cứu khoa học

Trang 40

Hình 1.4: Các bước tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

1.4 Công tác hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh Trung học phổ thông

1.4.1 Hội thi Intel ISEF – Hội thi của ý tưởng và sáng tạo

Intel ISEF là cuộc thi khoa học lớn nhất thế giới dành cho HS phổ thông từ lớp

9 đến lớp 12 Cuộc thi tạo cơ hội cho những nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất thế giới

Bước 8:

Công bố kết quả nghiên cứu

Công trình Nghiên cứu khoa học

Ngày đăng: 29/08/2016, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức  dạy học - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình th ức dạy học (Trang 15)
Hình 1.1: Sơ đồ những đặc điểm của DHTDA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình 1.1 Sơ đồ những đặc điểm của DHTDA (Trang 19)
Hình 1.3: Sơ đồ những đặc điểm của nghiên cứu khoa học - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình 1.3 Sơ đồ những đặc điểm của nghiên cứu khoa học (Trang 28)
Hình 1.4:  Các bước tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình 1.4 Các bước tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 34)
Bảng 2.1: Phân phối chương trình hóa học vô cơ lớp 11 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 2.1 Phân phối chương trình hóa học vô cơ lớp 11 (Trang 57)
Bảng 2.2: Một số dự án trong chương trình hóa học vô cơ lớp 11 THPT - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 2.2 Một số dự án trong chương trình hóa học vô cơ lớp 11 THPT (Trang 63)
Hình 2.1: Quy trình hướng dẫn HS NCKH - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình 2.1 Quy trình hướng dẫn HS NCKH (Trang 79)
Bảng 2.4: Bảng kiểm quan sát đánh giá kĩ năng NCKH - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 2.4 Bảng kiểm quan sát đánh giá kĩ năng NCKH (Trang 80)
Bảng 2.5: So sánh học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của HS - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 2.5 So sánh học theo dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học của HS (Trang 82)
Hình 2.2:  Quy trình thực hiện dự án kĩ thuật - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình 2.2 Quy trình thực hiện dự án kĩ thuật (Trang 95)
Hình ảnh môi trường bụi bẩn, ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất than tổ ong và nơi sử dụng than tổ ong - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
nh ảnh môi trường bụi bẩn, ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất than tổ ong và nơi sử dụng than tổ ong (Trang 108)
Bảng 3.1: Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (Trang 115)
Bảng 3.2: Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 3.2 Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra (Trang 115)
Hình 3.1: Đồ thị đườnglũy tích Bài kiểm tra Lớp Số HS % Yếu, - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình 3.1 Đồ thị đườnglũy tích Bài kiểm tra Lớp Số HS % Yếu, (Trang 115)
Hình 3.2: Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình 3.2 Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập (Trang 116)
Bảng 3.3: Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 3.3 Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra (Trang 116)
Bảng 3.3:Đánh giá dự án kĩ thuật - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 3.3 Đánh giá dự án kĩ thuật (Trang 120)
Bảng 3.4: tổng hợp kết quả đánh giá kỹ năng NCKH trước và sau khi nghiên cứu của LTN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bảng 3.4 tổng hợp kết quả đánh giá kỹ năng NCKH trước và sau khi nghiên cứu của LTN (Trang 123)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w