1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc

86 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Báo cáo thực tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 718 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc Chương 1: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHTM Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đangtrên con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới Trong công cuộc côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế thìviệc ra đời và phát triển của hệ thống NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng.NHTM với chức năng là trung gian tiền tệ, tài chính đã trở thành kênh dẫn vốn hiệuquả giữa nhà tiết kiệm và nhà đầu tư, tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân

cư để tập trung cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

Là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, không thểphủ nhận vai trò to lớn của tín dụng trung và dài hạn trong việc ổn định và thúc đẩy

sự phát triển kinh tế Hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiệu quả không chỉ cómang lại lợi ích cho ngân hàng mà nó còn mang lại lợi ích to lớn cho từng cá nhân,từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung Nhưng muốn hoạt động hiệu quả thìvấn đề chất lượng tín dụng trung và dài hạn phải được quan tâm hàng đầu Vì vậy mỗingân hàng đều cần phải có sự quan tâm đúng mức, có những chính sách hợp lý, đúngđắn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn, để hoạt động tín dụng củangân hàng thực sự hiệu quả mang lại lợi ích cho ngân hàng và toàn xã hội

Qua một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chinhánh Cửa Bắc, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trung, dài hạn

em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài của em gồm 3 chương:

Chương 1: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHTM

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc

Trang 2

CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

NHTM là một trong những tổ chức tài chính quan trọng đối với nền kinh tếnói chung và đối với mỗi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nói riêng Một quốc gia

có hệ thống ngân hàng mạnh thì cả nền kinh tế sẽ mạnh, còn nếu ngân hàng yếuhay chỉ cần một ngân hàng đổ vỡ thì cả nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng vàthậm chí là sụp đổ cả hệ thống ngân hàng

Để tìm hiểu về NHTM ta có thể tìm hiểu qua định nghĩa về nó Trong thực tếhiện nay có rất nhiều các TCTD phi ngân hàng (như công ty tài chính, công ty chothuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, các quỹ, ) đang ngày càng phát triển, mởrộng sang các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng Và ngược lại, các ngân hàng cũng đang

mở rộng phạm vi cung cấp sản phẩm, dịch vụ về bất động sản, bảo hiểm, chứngkhoán, đầu tư,… Do đó các yếu tố để định nghĩa về NHTM như định nghĩa quachức năng, các dịch vụ hoặc vai trò của chúng thực hiện trong nền kinh tế là ngàycàng thay đổi Chính vì vậy trên thực tế có rất nhiều định nghĩa về NHTM:

Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tàichính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

Ở Pháp: NHTM là những công ty, cơ sở thường xuyên nhận của công chúngdưới hình thức ký thác hay một hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họvào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính

Ở Việt Nam thì:

- Theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm

1990 của Hội đồng Nhà nước: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụthường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả,

sử dụng số tiền đó để cho vay; chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

Trang 3

- Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam: “NHTM là loại hình ngân hàngđược thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh kháctheo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận’ Trong luật cũng quy định:

“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một sốcác nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tàikhoản”

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng NHTM được hiểu một cáchchung nhất như sau: NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh,cung cấp phương tiện thanh toán và là tổ chức tài chính trung gian cung cấp danhmục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM

Hoạt động của ngân hàng nhằm cung cấp các dịch vụ cho các cá nhân, tổchức trong nền kinh tế Do đó nó rất đa dạng và phong phú trên rất nhiều lĩnh vực

để nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng quan trọng tới chấtlượng hoạt động của ngân hàng Các hình thức huy động vốn cũng như các nguồnhuy động vốn ngày càng phong phú, đa dạng như:

- Huy động các nguồn tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn củadoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư

- Các khoản đi vay: vay từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức tíndụng khác Đặc biệt có thể vay NHNN, vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc cácthị trường vốn trong và ngoài nước

- Tiền nhận ủy thác đầu tư, tiền góp vốn liên doanh, liên kết

- Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…Nhìn chung có nhiều nguồn và phương thức để các ngân hàng có thể huyđộng được vốn Song cần cân nhắc khi lựa chọn để có một cơ cấu vốn hợp lý đểđảm bảo hiệu quả của từng đồng vốn, không nên lãng phí gây tổn thất cho ngânhàng

Trang 4

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động sửdụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết địnhkết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Hoạtđộng này bao gồm hoạt động tín dụng và đầu tư

 Hoạt động tín dụng:

NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức chovay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính vàcác hình thức khác theo quy định của NHNN Trong đó, hoạt động cho vay là hoạtđộng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất

- Cho vay: NHTM được cho các cá nhân, tổ chức vay vốn dưới các hình

- Bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ

khách hàng của mình NHTM thường bảo lãnh cho khách hàng của mình vay vốn,bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hìnhthức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình Trongnhững năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh Tuynhiên, mức bảo lãnh đối với khách hàng và tổng mức bảo lãnh của cả một NHTMkhông được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM đó

- Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá

ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn đối với các TCTD khác

- Cho thuê tài chính: NHTM được phép hoạt động cho thuê tài chính nhưng

phải được thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức vàphương thức hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của

Trang 5

Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

Hoạt động đầu tư:

Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những nhucầu khác nhau Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏingân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ để cung cấpđầy đủ, kịp thời nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Do đó ngoài hoạtđộng chủ yếu là cho vay ra, các NHTM cũng đầu tư vốn vào việc mua chứng khoán(của chính phủ, của chính quyền, địa phương, doanh nghiệp) và góp vốn vào cácdoanh nghiệp, các công ty Lợi nhuận của các chứng khoán này thường ổn định, tuynhiên với thời hạn dài và đòi hỏi phải có sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng để tránhnhững rủi ro Bên cạnh đó, NHTM còn đầu tư vào trang thiết bị tài sản cố địnhphục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ chokhách hàng

1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ trung gian tài chính khác

Mua bán ngoại tệ

Đây là một trong những loại dịch vụ đầu tiên được thực hiện, ngân hàng sẽđứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ Vớimột nền kinh tế mở đang phát triển, các hoạt động ngoại thương ngày càng đa dạngthì yêu cầu trao đổi, mua bán ngoại tệ ngày càng tăng đòi hỏi ngân hàng phải cónhững chính sách thích hợp Nhưng đây là loại hoạt động có mức độ rủi ro cao vàyêu cầu trình độ chuyên môn cao, do vậy chỉ các ngân hàng lớn với nhiều kinhnghiệm mới có khả năng để thực hiện

Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia

về quản lý tài chính vì thế có nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhờ ngân hàng quản

lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ mình Dịch vụ ủy thác phát triển rấtcao: Dịch vụ ủy thác vay hộ, ủy thác đầu tư Ngân hàng cũng sẵn sàng tư vấn vềđầu tư, quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, để nhằmgiảm rủi ro cho khách hàng

Cho thuê thiết bị trung và dài hạn

Trang 6

Dịch vụ của ngân hàng được mở rộng hơn nữa khi ngân hàng cho khách hàngthuê các máy móc, thiết bị cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua Đây là một loạihình kinh doanh mới của ngân hàng trong đó các doanh nghiệp nếu không có đủ khảnăng tài chính để mua sắm thiết bị thì ngân hàng sẽ mua thiết bị rồi cho các doanhnghiệp thuê Do đó cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống với cho vay nênđược xếp vào tín dụng trung và dài nhưng có ưu điểm là nếu sau thời hạn thuê kháchhàng có thể thuê tiếp hoặc mua lại với giá ưu đãi, nên hiện nay dịch vụ này đang ngàycàng phát triển.

Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Hình thức thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho việc thanh toán khôngdùng tiền mặt Dịch vụ này có rất nhiều tiện ích: an toàn, nhanh chóng, chính xác,giảm chi phí,… góp phần rút ngắn thời gian giao dịch và càng khuyến khích họ gửitiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ Từ đó hình thành nên một dịch

vụ mới rất quan trọng: tài khoản tiền gửi thanh toán, đây cũng được xem là mộttrong những bước quan trọng nhất của công nghệ ngân hàng Cùng với sự bùng nổcủa công nghệ thông tin, hình thức thanh toán liên ngân hàng cũng phát triển mạnh,thông dụng hơn và có nhiều thể thức thanh toán mới xuất hiện: ủy nhiệm chi, nhờthu, thanh toán bằng thẻ,

Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Thị trường chứmg khoán là hình thức phát triển cao của thị trường tài chính,tham gia vào đó đòi hỏi người đầu tư phải có trình độ chuyên môn và phải dự tínhđược những rủi ro lớn tiềm ẩn của chứng khoán Điều này không phải ai cũng có và

ai cũng đáp ứng đủ vì thế các ngân hàng trong quá trình phấn đấu để cung cấp đủcác dịch vụ tài chính để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng đã bắt đầu bán cácdịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổphiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác Một số ngân hàng còn tổ chức ra công

ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới

Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

Ngày nay, các ngân hàng thường liên doanh với công ty bảo hiểm hoặc tổchức công ty bảo hiểm con để cung cấp các dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhưtiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí,… Điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường

Trang 7

hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động dẫn đến mất khảnăng thanh toán

Quản lý Ngân quỹ

Các cá nhân và doanh nghiệp muốn nâng cao mức lợi nhuận mà vẫn đảmbảo độ an toàn cao nhất cho mình thì họ thường nhờ các ngân hàng – đã có kinhnghiệm lâu năm trong việc quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân sách

để quản lý ngân quỹ hộ mình Trong đó, ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi chomột công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời củacác khách hàng vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn để mang lại lợinhuận cao hơn và quản lý rủi ro cho khách hàng

Tài trợ các hoạt động của chính phủ

Với khả năng tích tụ và tập trung một khối lượng lớn tiền vốn, các ngân hàng

sẽ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu lớn và cấp bách của mình nên Chính phủ cácnước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng Ngày nay, Chínhphủ có quyền cấp giấy phép hoạt động và thực hiện kiểm soát hoạt động của ngânhàng nên khi đó các ngân hàng phải cam kết thực hiện ở một mức độ nào đó chonhững chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ (mua trái phiếu Chínhphủ với một tỷ lệ nhất định hoặc cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp củaChính phủ)

Bảo quản tài sản hộ

Các ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ giữ hộ vàng, giấy tờ có giá vànhững tài sản khác của khách hàng trong két với nguyên tắc an toàn, bí mật vàthuận tiện Dịch vụ này còn phát triển cùng với những dịch vụ khác như mua bán

hộ các giấy tờ có giá cho khách, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ,…

Như vậy, ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngân hàng ngày càngcung cấp nhiều hơn các dịch vụ về tài chính đáp ứng cho nhu cầu đang ngày càngtăng của khách hàng Nhiều loại hình mới có chất lượng hơn được cung cấp đã giúpcho ngân hàng tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, nâng cao sức cạnhtranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đồng thời tăng thu nhập chochính ngân hàng

Trang 8

1.1.3 Chức năng của NHTM

Trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thì ngân hàng là một yếu tố cơbản không thể thiếu, là động lực cho sự phát triển kinh tế bởi các chức năng cơ bảncủa nó là: trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán và trung gian thanh toán

Trung gian tài chính

Ngân hàng với chức năng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt độngchủ yếu, thường xuyên là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, chính là cầu nối giữanhững nhà tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế Thu nhâp gia tăng chính là độnglực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm Mà mối quan hệ tài chính này cóthể là quan hệ trực tiếp dưới hình thức tín dụng hoặc quan hệ cấp phát, hùn vốn vàcũng có thể là quan hệ gián tiếp nếu quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do khôngphù hợp với quy mô, thời gian, không gian,… Do đó quan hệ gián tiếp có sự thamgia của các trung gian tài chính và ở đây là NHTM với sự chuyên môn hóa họ cóthể giảm chi phí giao dịch xuống, làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm và từ đókhuyến khích gia tăng tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư

và khuyến khích đầu tư

Điều kiện khiến các quan hệ tài chính gián tiếp trở nên ưu việt hơn so vớiquan hệ trực tiếp là do yếu tố thông tin trên thị trường Việc không nắm bắt đượcthông tin hay thông tin không đầy đủ và năng lực phân tích thông tin không tốtđược gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” Điều này làm giảm tính hiệuquả của thị trường tuy nhiên ngân hàng với hệ thống thông tin đầy đủ, trình độchuyên môn cao, kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và khả năng lựa chọncác công cụ với những yếu tố rủi ro – lợi nhuận hấp dẫn nhất đã giúp nâng cao chấtlượng các mối quan hệ tài chính, sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phântán rủi ro và giảm chi phí giao dịch

Tạo phương tiện thanh toán

Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhậnthấy nếu có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể thanh toán quangân hàng để có được hàng hóa và các dịch vụ theo yêu cầu mà lại an toàn, nhanhchóng và thuận tiện

Đặc biệt, với những khoản tiền gửi của khách hàng thì quá trình tạo tiền của

Trang 9

NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thốngngân hàng, và được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống NHTW của mỗinước Đó chính là khả năng biến một khoản tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng đầutiên nhận tiền gửi trở thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện cácnghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán qua nhiều ngân hàng Khi ngân hàngcho khách hàng vay tiền thì số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng

sẽ tăng lên vì thế khách hàng có thể dùng để mua hàng hóa, dịch vụ Hơn nữa, toàn

hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được

mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Trong khi khôngmột ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa thì toàn bộ hệthống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấpbội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng)

Trung gian thanh toán

Hiện nay tại hầu hết các quốc gia NHTM đã trở thành trung gian thanh toánlớn nhất Ngân hàng đã thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán, chi trả giátrị hàng hóa, dịch vụ hay thu hộ tiền cho khách hàng Để việc thanh toán được antoàn, nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đã đưa ra cho kháchhàng rất nhiều hình thức thanh toán như: séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ,…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khikhách hàng cần

Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHTWhoặc thông qua các trung gian thanh toán Nhiều hình thức thanh toán được chuẩnhóa đã góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán, không chỉ giữa các ngânhàng trong một quốc gia, một khu vực mà còn thống nhất giữa các ngân hàng trêntoàn thế giới Các trung tâm thanh toán không chỉ trong phạm vi quốc gia mà vươn

ra tầm quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng,biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng nhất và có hiệu quả, phục

vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu

1.2.Hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

“Tín dụng” được hiểu là sự vay mượn, là một phạm trù phản ánh mối quan

Trang 10

hệ kinh tế, trong đó các tổ chức hay các cá nhân chuyển nhượng tạm thời quyền sửdụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ cho một tổ chức hoặc cánhân khác với những ràng buộc nhất định như lãi suất, thời gian hoàn trả hay cáchthức vay mượn và thu hồi

Tín dụng ngân hàng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Mộttrong các tiêu thức phân loại phổ biến mà ngân hàng thường sử dụng khi phân tích

và đánh giá là phân theo thời gian tín dụng Theo đó, tín dụng ngân hàng được phânthành tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn

Về định nghĩa thì: “Hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại NHTM là hoạtđộng ngân hàng cung cấp cho khách hàng các khoản vốn vay trung, dài hạn nhằmthực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống” Trong đó,tín dụng trung hạn là khoản tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, loại hình tín dụngnày thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹthuật, mở rộng và xây dựng những công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.Còn tín dụng dài hạn là khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường được dùng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới,các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất, kinh doanh,…

Tùy theo pháp luật của từng quốc gia, từng thời kỳ mà có những quy địnhkhác nhau về tín dụng trung, dài hạn Theo quy định hiện hành của NHNN ViệtNam thì thời hạn của tín dụng trung, dài hạn được xác định là những khoản cho vaytrên 1 năm Chúng được hoàn trả bằng những khoản trả gốc và lãi vay theo thờigian trong kỳ hạn của khoản vay và được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố

1.2.2 Mục tiêu của tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

Các khoản tín dụng trung, dài hạn có đặc điểm khối lượng lớn, lãi suất cao,thời gian dài, do vậy nó là hoạt động có tính chiến lược của ngân hàng, mang lại lợinhuận chủ yếu cho ngân hàng từ đó giúp ngân hàng ngày càng phát triển Bên cạnhkhoản lợi nhuận hấp dẫn, tín dụng trung, dài hạn còn là vũ khí cạnh tranh rất cóhiệu quả giữa các ngân hàng với nhau Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, cácngân hàng bắt buộc phải không ngừng vận động, đa dạng hóa hoạt động huy động,cho vay,… đa dạng hóa khách hàng nếu muốn đứng vững và phát triển trên thịtrường Tín dụng trung, dài hạn chính là công cụ hiệu quả để lôi kéo khách hàngmới và giữ chân được các khách hàng truyền thống

Trang 11

Khi xác định mở rộng cho vay trung, dài hạn, các ngân hàng không chỉ nhìnvào lợi ích trước mắt mà còn phải nhìn vào lợi ích lâu dài hơn đó là mở rộng tíndụng trung, dài hạn để đẩy mạnh cho vay ngắn hạn Vì các doanh nghiệp sau khivay vốn trung, dài hạn của ngân hàng để trang bị máy móc, thiết bị hay xây dựngnhà xưởng thì năng lực sản xuất sẽ tăng lên, khi đó doanh nghiệp lại cần có nhiềunguồn vốn lưu động hơn để đáp ứng cho sản xuất Lúc này, doanh nghiệp sẽ ưu tiêntìm đến các ngân hàng đã đầu tư cho họ trước tiên vì hai bên đã có những hiểu biếtnhất định về nhau, ngân hàng đã nắm được tình hình tài chính và các khoản thu chicủa doanh nghiệp nên các giao dịch sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Tín dụng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt hoạt động tíndụng trung, dài hạn nếu có hiệu quả sẽ có tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế - chínhtrị - xã hội Đầu tư tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng theo trọng điểm củangành và trong nội bộ từng ngành sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấukinh tế hợp lý, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn làm tiền đề cho sự ổnđịnh và phát triển kinh tế Mục tiêu của hoạt động tín dụng trung, dài hạn theochiều sâu, đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho nền kinh tếphát triển lâu dài, đổi mới thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng lực sảnxuất, chất lượng sản phẩm đã góp phần mở rộng sản xuất sản phẩm thay thế hàngnhập, tăng cường kim ngạch xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tất cả các kết quả đó góp phần tiếtkiệm chi ngoại tệ, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dựtrữ ngoại hối quốc gia

Ngoài ra, tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng còn góp phần phát triểnkhoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm, ổn định lạm phát, nâng cao đời sống dân

cư, phát triển lực lượng lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định theo nhữngchủ trương đã đề ra

Vì vậy, với mục tiêu trên thì việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn

là nhiệm vụ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của mỗi ngân hàng nói riêng vàvới toàn bộ nền kinh tế của quốc gia nói chung Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đềnày là hết sức cần thiết vì nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước là rất lớn trong khi quá trình sử dụng vốn lại có rất nhiều bất cập, hiệu quảthấp, gây thất thoát lãng phí một lượng vốn đáng kể

Trang 12

1.2.3 Các hình thức tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

Tín dụng theo dự án đầu tư

Đây là hình thức tín dụng trung, dài hạn chủ yếu của các NHTM ViệtNam hiện nay Để cấp loại tín dụng này, ngân hàng cần dựa trên cơ sở dự án,sau khi đã xem xét khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của dự án Do vậy,công việc của ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn phải thẩmđịnh dự án trên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật, xã hội như: chi phí sản xuất,giá thành thị trường tiêu thụ, quy trình công nghệ, hiệu quả tài chính, tác độngđến môi trường, xã hội,…Bởi vì việc ra quyết định cấp một khoản tín dụng sẽràng buộc ngân hàng với người vay một khoảng thời gian khá dài từ 3 đến 5năm nhiều hơn tùy theo từng dự án nên cần phải nghiên cứu, xem xét một cáchnghiêm túc và kỹ càng các rủi ro có thể xảy ra

Dựa vào lĩnh vực tài trợ mà ta có thể chia tín dụng theo dự án đầu tưthành hai loại phổ biến là: hình thức tín dụng trung, dài hạn nhằm cải tạo, khôiphục, thay thế, mở rộng tài sản cố định và hình thức tín dụng trung, dài hạnnhằm để đầu tư xây dựng dự án mới, đổi mới, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoahọc công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu căn cứ vàohình thức cho vay, ta sẽ chia tín dụng theo dự án đầu tư thành hai hình thức là:tín dụng hợp vốn (Cho vay đồng tài trợ) và tín dụng trực tiếp

- Tín dụng hợp vốn (Cho vay đồng tài trợ): là quá trình cho vay của mộtnhóm tổ chức (từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) cho một dự án và do một tổ chứclàm đầu mối, phối hợp với các bên đồng tài trợ để thực hiện, nhằm nâng caonăng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và tổ chức tíndụng

- Tín dụng trực tiếp: Đây là hình thức tín dụng trung, dài hạn phổ biến nhấttrong nền kinh tế thị trường hiện nay NHTM sẽ tiến hành mọi hoạt động và tự chịutrách nhiệm đối với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ

Do đó việc lựa chọn dự án tốt để tài trợ là yếu tố quan trọng và quyết định nhất củahình thức tín dụng này

Cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở

Trang 13

hợp đồng cho thuê tài sản để sử dụng chuyên môn giữa bên cho thuê là tổ chức tíndụng với khách hàng thuê

Bên cho thuê – ngân hàng: cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các bất động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữucác tài sản thuê trong suốt quá trình thuê Điều này giúp ngân hàng đa dạng hóaviệc sử dụng vốn, mở rộng đối tượng khách hàng, tăng thêm sản phẩm ngân hàng,giảm mức độ rủi ro so với cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, đảm bảo sử dụng đúng đắn

số vốn tài trợ và tỷ lệ sử dụng vốn cao

Bên thuê – khách hàng: không phải bỏ ngay một số tiền lớn để mua sắm tàisản nhưng vẫn có thể sử dụng, có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến đồng thờihạn chế được sự lỗi thời nhanh chóng của thiết bị Người đi thuê có nghĩa vụ thanhtoán tiền thuê đầy đủ trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và khôngđược hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn đã cam kết Khi kết thúc thời hạn thuê,bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theocác điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng

Bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bênthụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù số tiền trong phạm vi được nêu rõ trong giấybảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợpđồng Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, kháchhàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác mà khoản tiền này có thể được trảdần vì đã có sự bảo lãnh của ngân hàng, giúp doanh nghiệp tăng tài sản lưu độnghiện có

Lợi ích trực tiếp của bảo lãnh đối với ngân hàng là sự đóng góp của phí bảolãnh vào lợi nhuận của ngân hàng Một ưu điểm trong bảo lãnh là ngân hàng khôngphải xuất vốn ra ngay do vậy chưa phải sử dụng vốn của mình, không phải trả chiphí huy động vốn và không phải mất chi phí cơ hội cho mục đích kinh doanh khác.Ngoài ra thực hiện bảo lãnh ngân hàng một mặt đáp ứng nhu cầu và gắn bó hơn vớikhách hàng truyền thống, mặt khác thu hút được những khách hàng mới Điều nàylàm lợi cho ngân hàng không chỉ về mặt thu phí bảo lãnh làm tăng lợi nhuận màcòn thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn, thanh toán và

Trang 14

1.2.4 Chính sách tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

1.2.4.1 Các tiêu chuẩn chung trong chính sách tín dụng

Điều kiện vay vốn

Các ngân hàng đều có một tiêu chuẩn riêng đối với khách hàng của mình đểcung cấp các khoản tín dụng trung, dài hạn nhưng vẫn có những tiêu chuẩn chung

mà hầu hết các ngân hàng đều áp dụng khi xem xét cho vay đối với khách hàng:

- Có năng lực pháp lý dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với khách hàng là các tổ chức, cánhân Việt Nam Đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải cónăng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luậtnước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt độngtín dụng của ngân hàng

- Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả hoặc cóphương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật

- Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh,phương thức phục vụ đời sống và đủ trả nợ trong thời hạn cam kết

- Khách hàng phải có đủ tài sản bảo đảm hoặc có một phần tài sản bảo đảm,hay có một hình thức đảm bảo nào khác cho quan hệ tín dụng với ngân hàng, phùhợp với quy định về tài sản bảo đảm của ngân hàng

Thời hạn cho vay

Như định nghĩa, thời hạn của các khoản tín dụng trung, dài hạn là trên 1 năm

và được xác định căn cứ vào yêu cầu, khả năng trả vốn của dự án đầu tư và tínhchất nguồn vốn của ngân hàng

Thời hạn cho vay được tính từ khi bên vay nhận được khoản vốn đầu tiêncho đến khi trả hết nợ Thời hạn cho vay bao gồm thời gian ân hạn (nếu có) và thờigian trả nợ Trong đó, thời gian ân hạn được tính tương ứng với thời gian xây dựngcông trình, thời gian lắp đặt máy móc,thiết bị và sản xuất thử sản phẩm còn thờigian trả nợ được xác định tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vịvay, vào khả năng thu nhập của bên vay mà hai bên thoả thuận kỳ hạn trả nợ và số

Trang 15

tiền trả nợ trong từng kỳ.

Lãi suất cho vay

Về cơ bản, lãi suất cho vay trung, dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vayngắn hạn do các khoản vay trung, dài hạn có khối lượng lớn và thời hạn dài hơnnên phải chịu rủi ro lớn hơn Lãi suất cho vay còn được xác định tuỳ vào dự án,ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, chính sách tín dụng của ngân hàng cũng như sự thoảthuận giữa ngân hàng và khách hàng

Lãi suất cho vay có thể được tính theo lãi suất cố định hoặc lãi suất biến đổi.Lãi suất cố định là lãi suất giữ nguyên không thay đổi trong suốt thời kỳ thực hiệnhợp đồng Lãi suất biến đổi là lãi suất có thể thay đổi lên xuống trong thời hạn vaytheo sự biến động của lạm phát Trong cho vay trung, dài hạn, phần lớn các ngânhàng sử dụng lãi suất biến đổi để tránh rủi ro cho cả ngân hàng và người vay khi lãisuất trên thị trường có sự biến động

Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong mộtkhoảng thời gian nhất định mà ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng theothoả thuận trong hợp đồng tín dụng Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Quy định của NHNN, mục tiêu của chính sách tiền tệ Nhà nước đề ra trongtừng thời kỳ

- Bản thân các NHTM: khối lượng nguồn vốn huy động được của ngân hàngcàng lớn thì hạn mức tín dụng mà ngân hàng có thể cung cấp cho từng khách hàngcàng nhiều Chính sách tín dụng của NHTM trong từng thời kỳ và đối với mỗi dự

1.2.4.2 Tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm

Trang 16

Một trong các điều kiện quan trọng để NHTM cho vay là người vay phải cótài sản bảo đảm Bảo đảm có thể chia làm hai loại: đảm bảo đối vật và đảm bảo đốinhân.

Đảm bảo đối vật : là hình thức đảm bảo tín dụng mà trong đó ngân hàng

đóng vai trò là chủ nợ được thừa hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sảncủa khách hàng nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng khôngtrả được nợ đúng như cam kết Đó là nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhấtkhông được đảm bảo

Có hai hình thức đảm bảo đối vật chính là: thế chấp và cầm cố

- Thế chấp là hình thức người đi vay sẽ chuyển dịch quyền lợi về tài sảnsang cho chủ nợ với mục đích làm đảm bảo cho món nợ hoặc miễn trừ một nghĩa

vụ Người đi vay được gọi là bên thế chấp và người cho vay được gọi là bên đượcthế chấp Trong trường hợp thế chấp tài sản, người thế chấp vẫn nắm giữ tài sản thếchấp

- Cầm cố là hình thức giao nộp tài sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền

sở hữu tài sản của người đi vay cho người cho vay để thực hiện một nghĩa vụ.Nghĩa vụ cầm cố trong quan hệ tín dụng là trong trường hợp người đi vay khôngthanh toán nợ đúng hạn theo hợp đồng thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố

và được ưu tiên thu nợ trước các chủ nợ khác

Đảm bảo đối nhân : là sự cam kết của một hoặc nhiều người về việc trả nợ

ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi người này không trả hoặc không cókhả năng trả nợ Trong đảm bảo đối nhân có ba chủ thể liên quan với nhau là người

đi vay, ngân hàng và người bảo lãnh Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnhtheo quy định của pháp luật như: phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân,phải có đủ năng lực tài chính, có uy tín,

1.2.4.3 Thẩm định dự án

Thẩm định dự án là khâu rất quan trọng trong quy trình cấp tín dụng vì nóliên quan đến việc ngân hàng có đồng ý cấp tín dụng hay không và đánh giá chấtlượng của khoản tín dụng đó có tốt hay không Khi tiến hành thẩm định hồ sơ vayvốn của khách hàng, ngân hàng cần chú ý thẩm định hai nội dung: thẩm định chủđầu tư và thẩm định dự án đầu tư

Trang 17

Thẩm định chủ đầu tư

Mục đích chính của việc thẩm định chủ đầu tư là xem xét xem chủ đầu tư cónguyện vọng cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không, nói cách khác là

để thẩm định xem chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn thực sự, tránh trường hợp khách

sử dụng vốn sai mục đích như đã cam kết Khi thẩm định chủ đầu tư, ngân hàngcần xem xét các vấn đề như tư cách pháp nhân, uy tín, năng lực,… của chủ đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư

Sau khi tiến hành thẩm định chủ đầu tư, ngân hàng tiến hành thẩm định dự ánđầu tư Khi thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng phải xem xét dự án trên các phươngdiện: thẩm định trên phương diện thị trường (khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năngcạnh tranh trên thị trường, ) và thẩm định tài chính dự án đầu tư xem dự án có hiệuquả về mặt tài chính hay không, phân tích các trường hợp tốt, xấu có thể xảy ra đối với

dự án

1.2.5 Quy trình tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trongviệc cấp tín dụng cho khách hàng Đó là quá trình đồng bộ, có tính chất liên hoàn,theo trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau Quy trình tín dụngthường có 6 bước là: lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng,giải ngân, giám sát và thu nợ, thanh lý khi hợp đồng tín dụng kết thúc

1.2.5.1 Lập hồ sơ tín dụng:

Bước 1: Ngân hàng tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ

sơ vay vốn

Hồ sơ xin vay của khách hàng bao gồm:

- Đơn xin vay vốn;

- Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng bao gồm: giấy đăng

ký kinh doanh, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, con dấu, mã số thuế, quyếtđịnh bổ nhiệm giám đốc,…

- Tài liệu thuyết minh vay vốn: hồ sơ năng lực tài chính như các báo cáo tàichính, hồ sơ đảm bảo, giấy chứng nhận tài sản bảo đảm,…

Trang 18

- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ, phương án dự phòng,…

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn:

Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bảntrong danh mục hồ sơ pháp lý và kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn Đặc biệtquan tâm đến các báo cáo kết quả kinh doanh dự tính cho dòng đời dự án vàphương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư, khả năng vay trả, nguồn trả Ngoài

ra, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngànhnghề kinh doanh hiện tại của khách hàng vay và phù hợp với phương án dự kiếnđầu tư; ngành nghề kinh doanh phải là ngành nghề được phép hoạt động, xu hướngphát triển của ngành trong tương lai

Kiểm tra mục đích vay vốn: Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương ánđầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh và kiểm tra tính hợp pháp của mục đíchvay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông,dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ)

1.2.5.2 Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng

về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng Mụctiêu của việc này là dự báo những tình huống rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng

và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó, dự kiến cácbiện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra Thông thườngtrong quá trình phân tích, ngân hàng thực hiện theo quy trình:

Bước 1: Tìm hiểu về khách hàng vay vốn: Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia

đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về:

- Mục đích vay vốn của khách hàng

- Những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng

- Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật, quy trìnhcông nghệ hiện có của khách hàng

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay

Trang 19

- Tìm hiểu về phương án sản xuất kinh doanh của dự án: đi thực tế tìm hiểu

về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sảnxuất kinh doanh; tìm hiểu về các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, vềthị trường tiêu thụ sản phẩm,…

Bước 2: Kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng: Quá trình này được thực hiện

qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng

- Thông qua Trung tâm thông tin tín dụng

- Các bạn hàng, đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu,thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm

- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hànglàm việc, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương)

Bước 3: Phân tích đánh giá năng lực tài chính: Kiểm tra tính chính xác của các báo

cáo kết quả sản xuất kinh doanh sau đó tiến hàng phân tích, đánh giá tình hình hoạtđộng và khả năng tài chính của khách hàng

Bước 4: Đánh giá tình hình quan hệ với ngân hàng:

Quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh cho vay, các chi nhánhkhác trong hệ thống và với các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác qua các chỉ tiêunhư:

- Dư nợ trung, dài hạn đến thời điểm gần nhất (bao gồm cả nợ quá hạn)

- Mục đích vay vốn của các khoản vay

- Doanh số cho vay, thu nợ

- Số dư bảo lãnh

- Mức độ tín nhiệm

Quan hệ tiền gửi tại ngân hàng cho vay và tại các tổ chức tín dụng khácqua các chỉ tiêu như: Số dư tiền gửi bình quân và Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so vớidoanh thu

Bước 5: Thẩm định phương án vay vốn và dự án đầu tư: Đây được coi là một khâu

quan trọng trong quá trình cấp tín dụng Thực chất đây là quá trình dùng một số kỹ

Trang 20

thuật phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề, các thông tin được trình bày trong dự

án theo một số tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và theo một trình tự hợp lý, chặt chẽnhằm rút ra những kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương ánsản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ choviệc ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay Từ đó làm cơ sở tham gia góp ý,

tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợgốc đúng hạn và hạn chế, phòng ngừa rủi ro

Bước6:Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng phải xuống tận

nơi xem xét, đánh giá, thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo, giấy tờ hợp lệ, không

có tranh chấp Cán bộ tín dụng hoặc cán bộ thẩm định làm thủ tục để đảm bảo tàisản thẩm định có thể bảo đảm cho khoản vay

1.2.5.3 Quyết định tín dụng:

Ra quyết định tín dụng là một bước cực kỳ khó khăn và quan trọng vì đây làbước then chốt trong hoạt động ngân hàng Rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải làgiải ngân nhầm cho khách hàng không có khả năng trả nợ, giải ngân lượng thừahoặc thiếu với số tiền cần thiết của doanh nghiệp Hoặc rủi ro là từ chối tín dụngvới các trường hợp có khả năng trả nợ đúng hạn

Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:

- Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, căn cứ vào nhu cầuvay vốn của khách hàng, khả năng cung cấp vốn của ngân hàng, giá trị tài sản bảođảm cho vốn vay hoặc khả năng tài chính của bên bảo lãnh vốn vay để xác địnhmức cho vay

Tổng số tiền cho vay tối đa= Nhu cầu đầu tư – Các nguồn khác tham gia tài trợ

- Hoàn chỉnh các thủ tục khác và ký kết hợp đồng tín dụng

1.2.5.4 Giải ngân:

Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kếttheo hợp đồng Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng và phảigắn với sự vận động của hàng hóa Việc giải ngân phải được thực hiện theo tiến độcủa dự án đầu tư của khách hàng vay vốn và phải căn cứ vào các nhu cầu chi trảthực tế và mức cho vay đã được thông báo Việc giải ngân có thể được thực hiện

Trang 21

bằng nhiều cách như: chuyển vào tài khoản của khách hàng thụ hưởng, bằng tiềnmặt, ngân phiếu cho chủ đầu tư, chuyển vào tài khoản của ban quản lý dự án,…

1.2.5.5 Giám sát quá trình sử dụng vốn

Giai đoạn giám sát tín dụng được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giámức độ chấp hành tín dụng của khách hàng và kịp thời có các biện pháp xử lý thíchhợp

- Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồngtín dụng, lập bảng theo dõi nợ vay để giám sát các chỉ tiêu : ngày, tháng, năm giảingân; số tiền giải ngân; lãi suất áp dụng; ngày, tháng, năm thu nợ; số tiền thu nợ;lãi; dư nợ từng thời điểm; số tiền gia hạn nợ; thời gian gia hạn nợ; …

- Cán bộ tín dụng còn phải kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn có đúngnhư khách hàng đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không; giám sát tiến độthực hiện dự án; kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay; …

1.2.5.6 Thu nợ và thanh lý khi hợp đồng tín dụng kết thúc

Thu nợ là khâu chiếm vị trí rất quan trọng Dựa vào thời hạn đã thỏa thuận,đơn vị vay vốn chủ động trả nợ khi đến hạn trả Tuy nhiên trong thực tế có nhiềutrường hợp, các khoản nợ đã đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ, trongtrường hợp này ngân hàng có thể tùy thuộc vào tình hình thực tế của khách hàng đểđưa ra các giải pháp phù hợp Nếu khách hàng có khó khăn nhưng do điều kiệnkhách quan, họ có cố gắng trả nợ thì có thể giãn nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất,…giúp cho khách hàng có thể vượt qua khó khăn và trả nợ cho ngân hàng Còn trongtrường hợp khách hàng cố ý dây dưa kéo dài không trả nợ, hoặc chủ ý lừa đảochiếm đoạt vốn của ngân hàng thì ngân hàng phải có những biện pháp nghiêm khắchơn để thu hồi nợ, đôi khi cần đến sự can thiệp của pháp luật

1.2.6 Tổ chức bộ máy cấp tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

Các cấp có thẩm quyên phê duyệt thông thường là: Hội đồng quản trị; Hộiđồng tín dụng Hội sở; Ban Tổng giám đốc; Hội đồng tín dụng Trung tâm kinhdoanh Hội sở và các chi nhánh; Ban giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở và cácchi nhánh; Trưởng/phó các phòng giao dịch

Các cấp phê duyệt chỉ được phép phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền của

Trang 22

mình do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc ngân hàng quy định Tất cả cácgiao dịch vượt quá thẩm quyền phê duyệt của một cấp cụ thể, thì phải được chuyểntới cấp có thẩm quyền cao hơn.

Đối với mỗi NHTM thì có những quy định riêng về tổ chức bộ máy cấp tíndụng trung, dài hạn, tuy nhiên đều có các quy định chung về tổ chức hoạt động tíndụng tại Hội sở cũng như tại chi nhánh áp dụng cho hầu hết các NHTM theo chínhsách của NHNN

Cụ thể như phòng Quản lý tín dụng Hội sở có chức năng nhiệm vụ liên quanđến tín dụng như:

- Theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống ngânhàng Quản lý danh mục đầu tư tín dụng trên toàn hệ thống

- Tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của các chi nhánh trước khi trình lên BanTổng giám đốc và Hội đồng tín dụng Hội sở

- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng các chính sách tíndụng, xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy định liên quan đến hoạt độngtín dụng

Đối với các chi nhánh thì Ban Giám đốc chi nhánh thực hiện vai trò lãnh đạo

và thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng theo Ủy quyền của Tổng giám đốc.Ngoài ra, để tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao khảnăng chủ động trong kinh doanh tại các chi nhánh, Hội đồng tín dụng tại các chinhánh được phép thiết lập với các thành viên và có mức thẩm quyền phê duyệt tíndụng do Tổng giám độc quy định trong từng thời kỳ Các bộ phận nghiệp vụ kháctại chi nhánh tham gia vào hoạt động tín dụng bao gồm:

- Phòng kinh doanh có chức năng chủ yếu là: thực hiện công tác marketing,tiếp thị khách hàng để bán sản phẩm tín dụng và các sản phẩm ngân hàng khác;thực hiện việc tiếp xúc khách hàng, tập hợp hồ sơ, thẩm định tín dụng và thực hiệnmột số công việc khác trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tíndụng đã được phê duyệt cho khách hàng

- Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng có nhiệm vụ: theo dõi, giám sát,kiểm soát rủi ro tín dụng; tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của Phòng kinh doanh vàhướng dẫn triển khai, kiểm soát việc thực hiện các quy định liên quan đến hoạt

Trang 23

động tín dụng tại chi nhánh.

- Ngoài ra còn có các bộ phận liên quan khác như: Kế toán, kho quỹ; Bộphận kiểm soát nội bộ; Bộ phận thu hồi nợ thực hiện những chức năng, nhiệm vụriêng của mình tham gia vào quá trình cấp tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

1.2.7 Kết quả của hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

Hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Doanh số cho vay trung, dài hạn: phản ánh vốn trung, dài hạn mà ngânhàng đã giải ngân trong một thời kỳ Khi doanh số cho vay lớn cho thấy ngân hàng

có uy tín và cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng dẫn đến kết quảhoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng tốt

- Doanh số thu nợ trung, dài hạn: phản ánh lượng vốn trung, dài hạn màngân hàng đã cho vay và đã thu hồi về trong một thời kỳ Chỉ tiêu này có thể phảnánh ngân hàng có tình hình kinh doanh ổn định không và hoạt động tín dụng trung,dài hạn có hiệu quả không

- Dư nợ tín dụng trung, dài hạn: phản ánh quy mô tín dụng, là chỉ tiêu phản ánhlượng vốn trung, dài hạn của ngân hàng đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể Nếu

dư nợ tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng quá cao, nó tiềm ẩn rủi ro cho khả năngthanh khoản của ngân hàng

- Lợi nhuận từ tín dụng trung, dài hạn: phản ánh lợi nhuận từ hoạt động tín dụngtrung, dài hạn của ngân hàng, cho thấy hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng

có thực sự hiệu quả không, có đóng góp nhiều vào kết quả hoạt động kinh doanh của cảngân hàng hay không

1.3 Chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

1.3.1 Quan niệm chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng là nghiệp vụ mang lại phần lớn lợinhuận cho ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ mang lại nhiều rủi ro nhất Ngay cảvới một khoản vay đã có tài sản cầm cố, thế chấp thì khả năng xảy ra rủi ro vẫn rấtcao Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là lợi nhuận,

do đó ngân hàng nào cũng muốn đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất, có đượclợi nhuận cao nhất Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, các ngân

Trang 24

hàng không hoạt động theo chức năng của riêng mình nữa mà NHTM nào hầu hết đều

có các hoạt động, nghiệp vụ cơ bản là như nhau Do đó để tạo lợi thế riêng cho mình,các ngân hàng đều phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, muốn tăng lợi nhuậncủa mình thì đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng của mình

Tín dụng trung, dài hạn là một phần trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

Vì vậy chất lượng tín dụng trung, dài hạn được hiểu theo đúng nghĩa là vốn vaytrung, dài hạn mà ngân hàng cung cấp đáp ứng được đầy đủ, kịp thời cho doanhnghiệp và được doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh một cách cóhiệu quả nhất nhằm tạo ta một lượng tiền lớn hơn để trang trải đủ chi phí, có lợinhuận và hoàn trả cho nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi

Các khoản tín dụng trung, dài hạn được đánh giá là có chất lượng khi nó đápứng kịp thời yêu cầu hợp lý của doanh nghiệp trên tất cả các phương diện: lãi suấthợp lý, thủ tục đơn giản, không gây phiền hà, mất nhiều thời gian, thu hút đượckhách hàng và đặc biệt đối với ngân hàng thì việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đóphải phù hợp với khả năng của ngân hàng theo hướng tích cực, bảo đảm được: yếu

tố cạnh tranh trên thị trường, nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn,hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra Bên cạnh đạt được chỉ tiêu lợi nhuậncao và dư nợ ngày một tăng trưởng thì vẫn phải đảm bảo an toàn: tỷ lệ nợ quá hạnthấp và hợp lý, cân đối trong cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn, trung và dài hạn củangân hàng, phù hợp và phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Việc xem xét chất lượng tín dụng trung, dài hạn được thực hiện đối với bagiác độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế Ba nhân tố này có tác động qua lại,vừa thúc đẩy vừa kiềm chế lẫn nhau nên khi xem xét chất lượng tín dụng trung, dàihạn, ta phải xem xét trên cả ba giác độ trên

Đối với ngân hàng

Chất lượng tín dụng trung, dài hạn được đánh giá phải dựa trên thực lực vànhững đường lối chính sách của bản thân ngân hàng, dựa vào khả năng cho vay trung,dài hạn, khả năng thu nợ, cân đối nguồn vốn của ngân hàng cũng như chiến lược vềkhách hàng, khả năng cạnh tranh, chiến lược phát triển, đảm bảo tuân thủ đúng phápluật và thực hiện vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế Trong NHTM, chất lượng tíndụng trung, dài hạn thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận, dư nợ tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạnhợp lý, đảm bảo cơ cấu giữa nguồn vốn ngắn hạn, trung, dài hạn trong nền kinh tế

Trang 25

Đối với khách hàng

Trong tín dụng trung, dài hạn, vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất chính là

sự thỏa mãn những yêu cầu của họ: lãi suất có hợp lý không, thủ tục có đơn giảnkhông, Ngân hàng thực hiện những việc đó nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủđúng những quy định của chính sách tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tìnhhình tài chính doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vàduy trì sự tồn tại, phát triển của ngân hàng

 Đối với nền kinh tế

Đối với nền kinh tế, khoản tín dụng trung, dài hạn có chất lượng phải hỗ trợđược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp hoạt động sản xuấtkinh doanh ngày càng được phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, vừa thu hút tối đa nguồn vốn trongnước, vừa tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy quá trình phát triểnkinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong giới hạn chuyên đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu về việc nâng cao chấtlượng tín dụng trung, dài hạn tại NHTM dưới giác độ ngân hàng

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Chất lượng tín dụng trung, dài hạn được phản ánh thông qua các chỉ tiêuđịnh tính – những chỉ tiêu hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối vớichất lượng độ an toàn và hiệu quả của tín dụng ngân hàng

Thủ tục và quy chế cấp tín dụng:

Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng Yêu cầu về thủtục giấy tờ đơn giản, thời gian làm việc nhanh chóng, không gây phiền hà kết hợpvới tinh thần thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo chokhách hàng tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt về ngân hàng trong mỗikhách hàng

Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải đảm bảo đúng các quy định, quy chế khi cấptín dụng Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự án, khả năngtài chính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản bảo đảm và các điều kiện về

Trang 26

lập hồ sơ cho vay để đưa ra quyết định hợp lý nhất sao cho vừa phục vụ tốt chokhách hàng vừa đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro.

Xét duyệt cho vay:

Khách hàng đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn phù hợp với nhucầu của mình trong thời gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất Tuy nhiên, ngânhàng khi tiến hành công đoạn này lại đòi hỏi tốn nhiều thời gian và chi phí chocông tác thẩm định, thu thập thông tin về khách hàng để đảm bảo các khoản nợ cảgốc và lãi đều được hoàn trả đúng thời hạn, đúng theo những điều kiện trong hợpđồng đã ký, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất

Do đó giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi, có khảnăng và trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ra những quyết định chính xác trongkhoảng thời gian nhanh nhất đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả, đáp ứng đượcyêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng

Tinh thần, thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụngtốt thì trong quá trình tiếp cận sẽ tạo cho khách hàng niềm tin và tạo một hình ảnhtốt về ngân hàng trong mỗi khách hàng Do đó năng lực trình độ chuyên môn, kinhnghiệm của cán bộ tín dụng sẽ thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trung, dàihạn vì với năng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao thì khi thẩm định chovay sẽ đưa ta được những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, khả năng gặp rủi rothấp giúp chất lượng các khoản vay trung, dài hạn được nâng cao

Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng cũng là một tiêu chí đểđánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại NHTM

Một cơ sở tốt sẽ có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho việctiến hành các hoạt động, nghiệp vụ tín dụng một cách chính xác và nhanh nhất Bêncạnh đó, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận

dễ dàng hơn với các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trêncác mặt: thông tin về khách hàng, thông tin về dự án một cách nhanh chóng vàchuẩn xác nhất

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu về huy động vốn trung, dài hạn

Trang 27

Chỉ tiêu: Vốn trung và dài hạn/Tổng nguồn vốn huy động.

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu vốn trung, dài hạn của ngân hàng và khả năngcung ứng vốn cho đầu tư, phát triển Nó thể hiện quy mô, tốc độ tăng trưởng và khảnăng huy động vốn trung, dài hạn để mở rộng hoạt động tín dụng trung, dài hạn củangân hàng Hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng sẽ không được mởrộng và phát triển nếu như tỷ lệ này thấp Như vậy chỉ tiêu này càng cao càng tốt,tốt nhất là trên 50%

Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động tín dụng trung, dài hạn

- Chỉ tiêu: Dư nợ tín dụng trung, dài hạn/Tổng dư nợ

=> Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn là lớn haynhỏ trong tổng dư nợ và mối tương quan với dư nợ tín dụng ngắn hạn phản ánhhiệu quả hoạt động tín dụng trung, dài hạn so với tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng

- Chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn vay trung, dài hạn

Hiệu suất sử dụng vốn vay trung, dài hạn = Tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn

Tống vốn huy động trung, dài hạn

=> Chỉ tiêu này thể hiện tương quan giữa đầu vào và đầu ra của vốn trung,dài hạn tại ngân hàng, giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngânhàng với khả năng huy động vốn, từ đó cũng xác định được hiệu quả của một đồngvốn huy động Trong trường hợp tất cả các khoản vay đều có hiệu quả thì tỷ lệ nàylớn hơn hoặc bằng 1 là tốt nhất

- Chỉ tiêu: Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn

Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn = Doanh số cho vay trung, dài hạn

Dư nợ trung, dài hạn

=> Chỉ tiêu này thể hiện mức độ luân chuyển của vốn trung, dài hạn, thểhiện khả năng tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng vốn của ngân hàng Để đánhgiá được chính xác chất lượng tín dụng trung, dài hạn, các chỉ tiêu cần phải đồngnhất trong việc áp dụng đối với từng loại cho vay cụ thể Bình thường chỉ tiêu nàydao động quanh 1 là tốt

Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn trung, dài hạn

Trang 28

Chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn = Nợ quá hạn trung, dài hạn

Tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn(Để tỷ lệ này phản ánh đúng chất lượng tín dụng trung, dài hạn nên loại trừcác khoản nợ khoanh ra khỏi nợ quá hạn, các khoản cho vay ưu đãi và cho vay theochỉ định của Nhà nước ra khỏi tổng dư nợ)

Trong chỉ tiêu nợ quá hạn có thể chia ra thành tỷ lệ nợ quá hạn thôngthường, tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng và tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi

- Tỷ lệ nợ quá hạn thông thường: áp dụng cho các khoản nợ quá hạn dưới

180 ngày Chỉ tiêu này có ý nghĩa với ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đốc thúccán bộ tín dụng của mình thu nợ đúng hạn

- Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng: áp dụng cho các khoản nợ quá hạn từ 6 đến 12

tháng Đây là khoản nợ quá hạn có vấn đề với ngân hàng, thể hiện chất lượng củakhoản vay kém Ngân hàng cần đưa ra các biện pháp kịp thời để khắc phục cáckhoản nợ này nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ gánh chịu tổn thất

- Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi: áp dụng cho các khoản nợ quá hạn trên 1 năm.

Đây là khoản nợ quá hạn nguy hiểm đối với ngân hàng Nếu tỷ lệ này quá cao thìngân hàng không những phải gánh chịu tổn thất mà còn có thể dẫn đến mất khảnăng thanh toán

- Tỷ lệ tổn thất so với tổng nguồn vốn: qui mô các khoản nợ tổn thất được thể

hiện qua các khoản nợ trình hội đồng cho vay của ngân hàng xem xét xoá nợ hàng

kỳ Nếu tỷ lệ này quá lớn, chất lượng cho vay không được cải thiện đồng thời khảnăng thanh toán của ngân hàng cũng bị lung lay, Ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệnày ở mức càng gần bằng không càng tốt

Tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn tốt nhất nên duy trì dưới 4%

Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn

- Chỉ tiêu lợi nhuận 1:

Tỷ suất sinh lợi của tín dụng trung, dài hạn = Lợi nhuận từ tín dụng trung, dài hạn

Tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn

Trang 29

=> Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trung, dài hạntại ngân hàng, nó thể hiện từ 1 đồng dư nợ tín dụng trung, dài hạn sẽ mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngânhàng càng tốt Không có một con số chính xác để đem ra so sánh, đánh giá xem chỉ tiêunày là tốt hay chưa tốt mà ngân hàng chỉ dựa vào chỉ tiêu này của từng dự án cụ thể củatừng năm để đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng mình.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn

1.3.3.1 Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế

Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởngkinh tế Một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môi trường kinhdoanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng là cơ hội rất tốt cho các doanhnghiệp đầu tư mở rộng sản xuất do đó nhu cầu về tín dụng trung, dài hạn của ngânhàng trong giai đoạn này là rất cao và khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng tốtgiúp chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng được nâng cao Trái lại tronggiai đoạn kinh tế trì trệ, giảm phát, thất nghiệp cao, đầu tư không mang lại hiệuquả, dễ thất bại, ngay cả nếu có thành công thì chưa chắc thu nhập đó đã cao bằngtiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn., khiến các doanh nghiệp hạn chế vay vốn hoặc nếu

có vay thì cũng gặp khó khăn trong khả năng chi trả ảnh hưởng xấu đến chất lượngtín dụng trung, dài hạn của ngân hàng

Không chỉ tình hình kinh tế trong nước mà tình hình kinh tế thế giới cũng cóảnh hưởng tới chất lượng công tác tín dụng ngân hàng Môi trường kinh tế ViệtNam là một bộ phận của môi trường kinh tế thế giới (nhất là khi Việt Nam đã làmột thành viên của WTO) nên không tránh khỏi những tác động chung của môi

Trang 30

trường kinh tế toàn cầu Khi thị trường thế giới biến động mạnh về nhu cầu thịtrường, về tỷ giá, đặc biệt là ở các thị trường xuất nhập khẩu truyền thống làm chohoạt động xuất nhập khẩu giảm sút, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩukhông bán được hàng, chịu thua lỗ, ảnh hưởng tới công tác trả nợ ngân hàng.

Môi trường chính trị, xã hội

Môi trường chính trị xã hội là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đờisống xã hội Đối với một doanh nghiệp nếu hoạt động trong điều kiện môi trườngchính trị, xã hội ổn định sẽ có thể mạnh dạn đưa ra những phương án đầu tư lâu dàicho sản xuất kinh doanh, khi đó cần có những nguồn vốn lớn, điều này giúp mởrộng quy mô của tín dụng trung, dài hạn Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xãhội bất ổn, các doanh nghiệp sẽ không dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì sảnxuất giản đơn để bảo đảm an toàn vốn, các khoản vay chủ yếu sẽ là ngắn hạn còncác khoản tín dụng trung, dài hạn sẽ không có hoặc rất nhỏ vì do tác động không tốtcủa tình hình chính trị, xã hội dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiềurủi ro, bất trắc hơn nên nó sẽ ảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngân hàng

Môi trường pháp lý

Các nhân tố pháp lý bao gồm: tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đẩy

đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật đồng thời gắn liền với quá trình chấphành pháp luật và trình độ dân trí

Môi trường pháp lý tạo hành lang cho hoạt động tín dụng trung, dài hạn củangân hàng, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và đạt hiệu quả kinh tế caođồng thời là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra Nếu hệ thốngpháp luật của một quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ,đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho cáchoạt động kinh tế và đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngânhàng Bởi vậy, môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát sinh nợ quáhạn nói chung và nợ quá hạn trung, dài hạn nói riêng đối với ngân hàng Một môitrường pháp lý thuận lợi, minh bạch sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệuquả, nâng cao được chất lượng các khoản tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng

Về phía khách hàng

Trang 31

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng

Mọi khách hàng khi đi vay vốn đều mong muốn khoản tín dụng đem lại hiệuquả cao nhưng đôi khi do năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của kháchhàng bị hạn chế là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Khi thị trường biếnđộng bất lợi như sự lên xuống của nhu cầu về hàng hóa, không thích ứng được vớiđiều kiện môi trường pháp lý thay đổi hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việcmarketing sản phẩm,…lại không có biện pháp xử lý kịp thời nên sản xuất kinhdoanh gặp khó khăn, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ dẫn đến không trả được nợđúng hạn cho ngân hàng Những yếu tố như vậy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng tín dụng hay mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước lại không theo kịp với sự đổi mới, thường cóthói quen dựa dẫm, trông chờ vào trợ giúp của Nhà nước, vốn tự có của họ rất ítnhưng lại được giao những nhiệm vụ kinh doanh sản xuất lớn Hơn nữa, họ quenvới kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường phải tự hạch toánkinh doanh tự chịu trách nhiệm, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng khithua lỗ vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước như trước đây Điều này ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHTM vì tín dụng trung, dài hạncấp cho các doanh nghiệp quốc doanh đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chovay của ngân hàng

- Sự trung thực của khách hàng

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng với phương án kinh

doanh đã đề ra Nhiều khách hàng dùng tiền vay được đầu tư vào những kế hoạch

sản xuất có rủi ro cao nhằm thu lợi nhuận cao, dùng vốn ngân hàng để đầu tư vàotài sản cố định, kinh doanh bất động sản nhưng thua lỗ nên không trả được nợ chongân hàng Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều trường hợpkhách hàng cố tình lập một phương án kinh doanh hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh

tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất khả thi, có tài sản thế chấp cụ thể nhưng đến khi

đã vay được vốn lại không kinh doanh, đem cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm sốtiền vay, vật tư hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất độngsản rất khó chuyển thành tiền để thu nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượngtín dụng trung, dài hạn của ngân hàng

Trang 32

Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi, nó có thểxảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp không được thực hiện kỹ càng Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cho dùphương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được dự toán một cách chi tiết,khoa học, chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khảnăng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, bất khả kháng của các điều kiện sảnxuất kinh doanh, gây tác động xấu đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, manglại rủi ro cho doanh nghiệp, từ đó cũng sẽ mang lại rủi ro cho hoạt động tín dụngtrung, dài hạn của ngân hàng.

Công tác thẩm định dự án

Ngân hàng thẩm định dự án nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khảthi, khả năng trả nợ và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra của dự án để đưa ra quyếtđịnh cho vay hay từ chối cho vay Mặt khác, thẩm định dự án là cơ sở để ngân hàngxác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự ánhoạt động có hiệu quả tối ưu Qua việc thẩm định dự án, cán bộ tín dụng xác định cơcấu, tỷ trọng vốn đầu tư vào dự án từ đó đánh giá mức độ tự chủ về vốn của doanhnghiệp trong phương án đầu tư Ngân hàng rất chú ý đến cơ cấu vốn của dự án đầu tư

vì nó là cơ sở để ngân hàng đưa ra kế hoạch thu hồi vốn và lãi, lựa chọn phương án vềthời gian và phương thức thu hồi vốn, lãi phù hợp với hoạt động của dự án

Trang 33

Do đó, công tác thẩm định dự án nếu được thực hiện một cách nghiêm túc,chặt chẽ và cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại những quyết định chính xác,hạn chế được rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cho ngânhàng Trái lại, nếu thẩm định thiếu cẩn thận, chi tiết sẽ dẫn đến sự "lựa chọn đốinghịch", cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp bởi vì những cá nhân vàdoanh nghiệp với những dự án đầu tư rủi ro cao là những người sẵn sàng vay kể cảvới lãi suất cao

 Chất lượng nhân sự

Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có ýnghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung dàihạn nói riêng Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếutinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng để rồi cho vay trái phápluật: cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không cần kiểm soát, thì sẽ cóthể để lại cho ngân hàng một khoản nợ không thu hồi được ảnh hưởng đến uy tínchất lượng hoạt động của ngân hàng

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của côngtác tín dụng và chất lượng tín dụng Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,

có kỹ năng, kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định đượctính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện những hành vi cố tình lừa đảocủa khách hàng như: sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng mộttài sản thế chấp để đi vay ở nhiều nơi, từ đó phân tích được khả năng quản lýdoanh nghiệp và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay haykhông Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biếtrộng về pháp luật, môi trường kinh tế - xã hội và có khả năng dự đoán được nhữngbiến động có thể xảy ra từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinhdoanh cho phù hợp Nguồn cán bộ tín dụng có được những khả năng và phẩm chấttrên sẽ giúp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHTM

Hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng.Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sở để đánh giá uy tín, năng lựcthực sự của khách hàng Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn

Trang 34

diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt Thôngtin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm thông tin tín dụngcủa NHNN, từ phòng thông tin tín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổ chứcnghề nghiệp Tương lai với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với sự lớn mạnhtrong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng thì việc khai thác và xử

lý thông tin sẽ đem lại kết quả tích cực đối với các hoạt động tín dụng của ngânhàng Ngược lại, nếu ngân hàng không có hệ thống thông tin tốt, không tìm hiểu vànắm chắc các thông tin về khách hàng và thị trường thì chất lượng tín dụng củangân hàng sẽ bị ảnh hưởng xấu

Công tác tổ chức ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp một cách có khoa học, cótính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã qui định cả về huyđộng vốn lẫn cho vay, quản lý tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng Đây chính là cơ

sở để có thể tiến hành nghiệp vụ tín dụng một cách lành mạnh và hiệu quả Do hoạtđộng tín dụng có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các nghiệp vụ khác nên cần có sựphối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàngcũng như thiết lập quan hệ với các cơ quan tài chính, pháp luật Điều này sẽ tạođiều kiện quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịpthời các khoản tín dụng có vấn đề, giúp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạncủa NHTM

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM –

TECHCOMBANK CHI NHÁNH CỬA BẮC

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – tên giao dịch quốc tế là VietnamTechnological and Commercial joint stock Bank – Techcombank là NHTM đô thị

đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnhtranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ khách hàng, tạo giátrị gia tăng cho cổ đông, tạo lợi ích và điều kiện phát triển cho nhân viên, đóng góp

sự phát triển cho cộng đồng Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 theogiấy phép hoạt động số 0400/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày06/08/1993, giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do UBND thành phố Hà Nội cấpngày 04/09/1993

Ngân hàng Techcombank chi nhánh Cửa Bắc được thành lập theo quyết địnhQĐ145/HĐQT_TCB của Chủ tich Hội đồng quản trị Techcombank ngày20/09/2008 Chi nhánh được đặt tại 70 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội Cùng với sự lớnmạnh của toàn hệ thống, Techcombank chi nhánh Cửa Bắc đã không ngừng nỗ lựcphát triển các hoạt động kinh doanh, mang đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhấtnhằm mục đích trở thành trung gian tài chính hiệu quả, là cầu nối tích cực giữanhững nhà tiết kiệm với nhà đầu tư đang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh

tế trong thời kì mở cửa Với những lợi thế của mình như vị trí địa lý thuận lợi –nằm trên một con phố đẹp, giao thông thuận lợi, tập trung đông dân cư cùng với độingũ nhân viên trẻ, năng động, trình độ chuyên môn cao và tinh thần làm việc nhiệttình, Techcombank chi nhánh Cửa Bắc đã trở thành một trong những chi nhánhhoạt động rất hiệu quả trong hệ thống Techcombank và đạt được nhiều thành tíchcao trong kết quả kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngânhàng

Trang 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

Sơ đồ tổ chức

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc: Ban giám đốc thực hiện các công việc trong phạm vi hạn

mức phán quyết của hội đồng quản trị phê duyệt Trách nhiệm chính là quản lýchung toàn chi nhánh, tổng hợp theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh và báolên Hội sở chính Ban giám đốc có nhiệm vụ cấp hạn mức tín dụng, cho các khoảnvay, chiết khấu, đơn xin mở L/C, các khoản bảo lãnh cho khách hàng đồng thờixem xét tờ trình đề xuất của các phòng ban nghiệp vụ, các hồ sơ giao dịch củakhách hàng

Phòng kế toán, giao dịch và ngân quỹ: Bộ phận này chia làm 3 nhiệm vụ:

kế toán, giao dịch, kho quỹ Mỗi bộ phận tự triển khai thực hiện các nghiệp vụ vềtài chính để quản lý và kiểm soát nguồn vốn, sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư,xác định kết quả kinh doanh toàn chi nhánh

- Kế toán: Nhân viên kế toán có các nhiệm vụ sau:

+ Quản lý và thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp, quản lý tài chính theoquy định của pháp luật

Phòng tín dụng

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng

RM priority

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Giám đốc

Phó giám đốc

Trang 37

+ Quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài sản nội và ngoại bảng,tổng kết tài sản của toàn chi nhánh.

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện cácnghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác

- Giao dịch: Gồm giao dịch viên và kế toán giao dịch, thực hiện các giao dịch vềtiền gửi, huy động tiết kiệm, các dịch vụ thẻ và tài khoản, phát vay sổ tiết kiệm

- Ngân quỹ: Thực hiện thu chi tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ; giám địnhtiền thật, tiền giả; chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tàisản thế chấp, chứng từ có giá; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ vàcác giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng

Phòng dịch vụ khách hàng: Tiếp nhận các hồ sơ, chứng từ mở tài khoản

tiết kiệm, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử của khách hàng Chịu trách nhiệmthực hiện các hợp đồng vốn, bảo lãnh, tài trợ thương mại tới các khách hàng chủyếu là doanh nghiệp và tổ chức Chức năng chính là lập các kế hoạch kinh doanh vàtriển khai thực hiện, thiết lập giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng

Phòng tín dụng: Đây là phòng có chức năng hết sức quan trọng, quyết định

phần lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh Chức năng của phòng gồm:

- Tìm kiếm và tiếp xúc, thu hút khách hàng để cung cấp các khoản tín dụng

- Nghiên cứu, xem xét hồ sơ vay vốn của các cá nhân và doanh nghiệp

- Thẩm định dự án vay vốn, các điều kiện về tài sản bảo đảm, cầm cố thếchấp của khách hàng để trình lên cấp trên xem xét đưa ra quyết định về các khoảnvay ngắn, trung và dài hạn

- Giúp đỡ khách hàng trong việc hoàn thành hồ sơ vay vốn và giải ngâncác khoản tín dụng, theo dõi hoạt động của khách hàng, hỗ trợ khách hàng sau vayvốn và đôn đốc thu hồi nợ

- Thực hiện các khoản bảo lãnh, tái bảo lãnh, cho thuê tài sản cho kháchhàng pháp nhân

Phòng thanh toán quốc tế: Nhiệm vụ chính của phòng là tổ chức kinh

doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định NHNN Việt Nam, triển khai cácnghiệp vụ thanh toán thẻ, séc du lịch, chuyển tiền nhanh Tổ chức thực hiện các ủy

Trang 38

thác của tổ chức, cá nhân nước ngoài đồng thời thẩm định, thiết lập hồ sơ với kháchhàng mở L/C bằng vốn tự có, kỹ quỹ 100%.

Phòng RM priority: Đây là phòng dành riêng cho khách hàng VIP thường

xuyên giao dich tại chi nhánh cũng như có tài khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửithanh toán với số dư lớn, có nhu cầu cao về các dịch vụ của ngân hàng Đây làphòng chuyên cung cấp các chương trình ưu đãi, tri ân và mở các loại tài khoảnnhư Gold, Plantium…, cung cấp những loại thẻ cao cấp đáp ứng nhu cầu du lịch vàchi tiêu lớn của khách hàng

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc

lập với các phòng nghiệp vụ khác Phòng có trách nhiệm kiểm toán toàn bộ hoạtđộng kinh doanh nhằm đánh giá thực trạng tài chính của chi nhánh, kịp thời pháthiện và ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm quy chế hoạt động, đảm bảo cho việckinh doanh được thực hiện theo luật định

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới dạng huy động vốn, cho vay, đầu tư vàcung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn là hoạt động cơ bản tạo nguồn vốn chongân hàng và đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng ngân hàng

Thực tế trong 3 năm 2009, 2010, 2011, chi nhánh Cửa Bắc là một chi nhánh

có khả năng huy động vốn rất tốt trong hệ thống các chi nhánh của Ngân hàngTechcombank Chi nhánh đã tập trung rất nhiều công sức vào công tác mở rộnghuy động vốn, coi việc đa dạng và phát triển huy động vốn là động lực của kinhdoanh Bằng nhiều biện pháp và hình thức huy động vốn linh hoạt, hiệu quả nhưthực hiện chính sách lãi suất huy động vốn, hình thức huy động vốn đa dạng và tổchức tốt công tác huy động vốn để đáp ứng được nhu cầu và mục đích của ngườigửi tiền Khai thác triệt để những nguồn vốn nhỏ trên diện rộng, có tính ổn địnhcao, chú trọng đến những nguồn vốn rẻ tạo điều kiện giảm thấp chi phí đầu vào vàđặc biệt thực hiện các chính sách ưu đãi, các chương trình khuyến mại cho kháchhàng nên chi nhánh đã thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn, đạt và vượt kếhoạch giao, đây chính là tiền đề cho kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng caocủa chi nhánh trong 3 năm 2009, 2010, 2011

Trang 39

Chi nhánh huy động vốn ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam hayngoại tệ từ trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tổ chức, cá nhântrên địa bàn hoạt động

- Phát hành giấy tờ có giá, huy động trái phiếu từ khách hàng

- Điều chuyển vốn từ các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàngTechcombank

Để thấy rõ tình hình huy động vốn của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc, tanghiên cứu và phân tích kết quả huy động vốn tại chi nhánh trong 3 năm 2009,

2010, 2011 được khái quát qua bảng sau:

Trang 40

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn của chi nhánh Cửa Bắc qua các năm 2009 - 2011:

Chênh lệch 2011/2010

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Ngày đăng: 12/08/2016, 19:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w