2.3.1 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến cho vay trung, dài hạn
•Hiệu suất sử dụng vốn vay trung, dài hạn
Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn vay trung, dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc
Đơn vị: Tỷ đồng, lần
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ trung, dài hạn 322,427 531,715 462,281 Tổng vốn huy động trung, dài hạn 489,367 562,817 392,470
Hiệu suất sử dụng 0,66 0,94 1,2
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Techcombank - chi nhánh Cửa Bắc,2011)
Qua các bảng số liệu ta thấy, năm 2009 hiệu suất sử dụng là 0,66 – là thấp, tổng vốn huy động trung, dài hạn lớn hơn nhiều so với tổng dư nợ trung, dài hạn.
Năm 2010, hiệu suất sử dụng là tương đối hiệu quả, hai chỉ tiêu tổng vốn huy động và tổng dư nợ là khá tương xứng với nhau. Song đến năm 2011, hiệu suất này đã tăng lên đến 1,2. Hiệu suất sử dụng vốn vay trung, dài hạn ngày càng tăng thể hiện sự mất cân đối trong huy động và cho vay trung, dài hạn. Đây là vấn đề cho ngân
hàng vì để tài trợ cho vay trung, dài hạn thì nguồn huy động trung, dài hạn chưa đáp ứng đủ.
Nguyên nhân do công tác marketing ngân hàng của chi nhánh chưa được coi trọng đúng mức, chưa có nhiều biện pháp marketing hiệu quả cho hoạt động tín dụng trung, dài hạn đặc biệt là trong huy động vốn trung, dài hạn. Ngoài ra, còn do khõu chăm súc khỏch hàng của chi nhỏnh cũn chưa phỏt huy được hiệu quả rừ rệt, khiến nguồn vốn trung, dài hạn của chi nhánh còn hạn hẹp, không đáp ứng được cho nhu cầu tín dụng trung, dài hạn. Bên cạnh đó, với tình trạng thị trường bất động sản “đóng băng”, tình hình kinh tế bất lợi chứa đựng nhiều rủi ro, khách hàng có xu hướng gửi tiền có kỳ hạn ngắn hơn trung, dài hạn khiến nguồn huy động trung, dài hạn sụt giảm đáng kể.
• Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn
Bảng 2.11: Vòng quay vốn trung, dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc
Đơn vị: Tỷ đồng, vòng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số cho vay trung, dài hạn 277,032 519,373 573,302 Dư nợ cho vay trung, dài hạn 322,427 531,715 462,281
Vòng quay vốn tín dụng 0,86 0,98 1,24
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Techcombank - chi nhánh Cửa Bắc,2011) Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011 thể hiện khả năng tổ chức, quản lý, khai thác sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Năm 2009, chỉ tiêu này của chi nhánh chỉ đạt 0,86 nhưng đến năm 2011 đã tăng lên đến 1,24. Điều này là do trong năm 2011 doanh số cho vay trung, dài hạn của chi nhánh tăng cao trong khi dư nợ lại giảm mạnh.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn trung, dài hạn
•Tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn
Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn trung, dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nợ quá hạn trung, dài hạn 17,721 18,923 19,978
Tổng dư nợ trung, dài hạn 322,427 531,715 462,281 Tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn 5,50 3,56 4,32
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Techcombank - chi nhánh Cửa Bắc,2011)
Tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn trong giai đoạn 2009 – 2011 có sự biến động lên xuống nhưng nợ quá hạn của chi nhánh thì liên tục tăng qua các năm. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn của chi nhánh cũng biến động liên tục. Cuối năm 2009, tỷ lệ này là 5,50% nhưng sang năm 2010 tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 3,56%. Đạt được kết quả đo là do chi nhánh đã tích cực tập trung thu hồi nợ xấu nhằm khắc phục triệt để những tồn tại do việc cho vay đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn gây ra. Đến cuối năm 2011 thì tỷ lệ này lại tăng lên đến 4,32%. Nguyên nhân là do tình hinh kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ khiến nhiều khách hàng khi vay vốn của chi nhánh để đầu tư đã không thu hồi được lợi nhuận, gặp khó khăn trong thanh toán các khoản vay cho ngân hàng làm tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao.
•Cơ cấu nợ quá hạn trung, dài hạn
Bảng 2.13: Cơ cấu nợ quá hạn trung, dài hạn theo thời gian trong giai đoạn 2009 – 2011 của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn trung, dài hạn 17,721 100% 18,923 100% 19,978 100%
- Nợ quá hạn thông thường 14,177 80% 16,274 86% 17,478 87,5%
- Nợ quá hạn khê đọng 3,101 17,5% 2,649 14% 1,948 9,75%
- Nợ quá hạn khó đòi 0,443 2,5% 0 0% 0,552 2,75%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Techcombank - chi nhánh Cửa Bắc,2011) Nợ quá hạn trung, dài hạn của chi nhánh chủ yếu là nợ quá hạn thông thường, chiếm hơn 80% tổng nợ quá hạn trung, dài hạn. Nợ quá hạn khó đòi chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Năm 2009 chỉ là 2,5% còn sang năm 2010 thì không còn nợ quá hạn khó đòi. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ của chi nhánh tương đối tốt, các khách hàng của chi nhánh thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhưng sang đến cuối năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi đã tăng lên đến 2,75% ứng với số tiền là 0,552 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn của chi nhánh trong giai đoạn này tăng cao cho thấy những vấn đề về chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. Nguyên nhân do;
- Về thông tin tín dụng: trong quá trình thẩm định, phân tích dự án để đưa ra quyết định tín dụng thì khâu thu thập, tổng hợp thông tin cần thiết về dự án, về khách hàng vay vốn của chi nhánh còn kém. Thiếu những nguồn thông tin quan trọng hoặc thông tin tìm hiểu được thiếu chính xác, nhất là đối với những khách hàng mới. Dẫn đến việc ngân hàng đưa ra những quyết định tín dụng trung, dài hạn không chính xác: bỏ qua những dự án cho vay có hiệu quả hoặc chấp nhận những dự án thiếu tính khả thi, gây ra rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng và chuyên viên khách hàng của chi nhánh tuy
năng động, nhiệt tình trong công việc nhưng thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn chưa cao cũng dễ dẫn đến những sai lầm trong quá trình hoạt động cấp tín dụng trung, dài hạn.
- Chi nhánh còn hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều này dẫn đến khả năng dự báo, nắm bắt những xu thế, biến động thị trường để có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn của cán bộ ngân hàng còn chưa cao, chưa phát huy được hiệu quả tích cực.
Nói đến kinh doanh không thể không nói đến rủi ro mà nghành ngân hàng được biết đến như là một ngành có nhiều rủi ro nhất mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng trung dài, hạn do thời hạn cho vay dài, nguồn vốn lớn,... Những rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan từ nhiều phía gây ra như rủi ro đạo đức khách hàng, rủi ro kỳ hạn, rủi ro về tỷ giá, lãi suất, rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,... bởi vậy vấn đề nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngân hàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn đến mức có thể để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.
2.3.3.. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn
Bảng 2.14: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Lợi nhuận từ tín dụng trung, dài hạn 5,25 6,28 5,03 2. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn 322,427 531,715 462,281
3. Tổng lợi nhuận của chi nhánh 15,30 17,37 21,30
Tỷ suất sinh lợi của tín dụng trung,dài hạn 1,63% 1,18% 1,09%
Mức đóng góp của tín dụng trung, dài hạn 34,31% 36,15% 23,62%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Techcombank - chi nhánh Cửa Bắc,2011) Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh năm 2010 đạt 6,28 tỷ đồng, tăng so với năm 2009, nhưng sang năm 2011 thì lợi nhuận từ tín dụng
trung, dài hạn lại giảm xuống còn 5,03 tỷ đồng. Mức đóng góp của nó vào tổng lợi nhuận chung của chi nhánh cũng biến động lên xuống qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2010 chỉ tiêu này là 36,15% tăng so với năm 2009 chứng tỏ hoạt động tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh tốt, đã đóng góp lớn vào lợi nhuận chung của toàn chi nhánh nhưng sang năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 23,62%
do những khó khăn của nền kinh tế nói chung và điều này cũng phản ánh chất lượng tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh còn chưa cao.
Tỷ suất sinh lợi của tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh cũng giảm dần qua các năm 2009 – 2011. Năm 2009 tỷ lệ này là 1,63% chứng tỏ từ 1 đồng dư nợ tín dụng trung, dài hạn mang lại 1,63 đồng lợi nhuận nhưng đến cuối năm 2011 thì từ 1 đồng dư nợ tín dụng chỉ mang lại được 1,09 đồng lợi nhuận. Điều này càng chứng tỏ chất lượng tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh đang gặp vấn đề lớn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG,