Thực trạng về tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc (Trang 47 - 61)

2.2.1. Chính sách tín dụng trung, dài hạn của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc Chính sách tín dụng là nền tảng để quản lý rủi ro tín dụng một cách tổng thể trong hệ thống ngân hàng Techcombank. Chính sách tín dụng của Techcombank là một phương châm hành động, một tập hợp các phương án tiếp cận và giải quyết vấn đề được xây dựng từ các nguyên tắc cơ bản, lành mạnh. Một chính sách tín dụng tốt là một chính sách tín dụng biết vận dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong bối cảnh các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội luôn thay đổi.

Chi nhánh Cửa Bắc điều hành chính sách tín dụng theo định hướng và những quy định chung của Ngân hàng Techcombank.

Bên cạnh các nguyên tắc chung, tất cả các cán bộ nhân viên đặc biệt là cán bộ tín dụng của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định khác có liên quan.

Một số văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp là:

- "Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng" ban hành kèm

theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.

- "Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng" ban hành kèm theo quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2002 và quyết định sửa đổi số 886/2003/QĐ-NHNN ngày 11/08/2003 của Thống đốc NHNN.

- "Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng" ban hành kèm theo quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/04/1999 của Thống đốc NHNN.

- Quy định về việc thực hiện chuyển nợ quá hạn các khoản nợ vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 688/2002/QĐ- NHNN ngày 01/07/2002 của Thống đốc NHNN.

- Quy định việc cho vay bằng ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú ban hành kèm theo quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày 22/8/2003 của Thống đốc NHNN.

- Quy định của Chính phủ và NHNN về đảm bảo tiền vay của các TCTD:

+ Nghị định của Chính phủ số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các TCTD.

+ Nghị định của Chính phủ số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi nghị định 178/1999/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của các TCTD.

+ Thông tư của NHNN số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các TCTD.

Hoạt động tín dụng trung, dài hạn vừa phải tuân thủ những quy định của Nhà nước, vừa phải phù hợp với đặc thù của từng ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng có một hệ thống tiêu chuẩn tín dụng riêng để xem xét, phê duyệt khi cấp các khoản tín dụng trung, dài hạn.

•Điều kiện đối với khách hàng

Techcombank chỉ xem xét cho vay đối với những khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Đối với khách hàng là các tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có

năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức và cá nhân có quốc tịch, nếu pháp luật nước đó được Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quy định.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của Techcombank. Techcombank không cho vay các dự án mà có mục đích sản xuất kinh doanh các lĩnh vực mà pháp luật cấm và Techcombank cũng chưa cho vay các dự án thuộc các lĩnh vực sau: sản xuất vũ khí, khai thác và sản xuất các sản phẩm có liên quan đến chất phóng xạ, kinh doanh vũ trường, các dự án trồng rừng, trồng trọt và chăn nuôi quy mô nhỏ ở nông thôn, đánh bắt cá và nuôi hải sản,...

- Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả hoặc có phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện đúng theo phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống và đủ trả nợ trong thời hạn cam kết. Cụ thể: phải có vốn tự có và coi như vốn tự có đó tham gia vào phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống với tỷ lệ tối thiểu là 10% tổng chi phí của phương án kinh doanh, đối với trường hợp doanh nghiệp vay vốn lưu động; Tối thiểu là 20% tổng chi phí thực hiện dự án đầu tư, đối với trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư tài sản cố định; Tối thiểu là 15% tổng chi phí thực hiện phương án phục vụ đời sống, đối với trường hợp cá nhân vay vốn. Mức vốn tự có yêu cầu tối thiểu sẽ do Tổng giám đốc Techcombank quy định đối với từng trường hợp sản phẩm dịch vụ cụ thể và theo từng đối tượng khách hàng cụ thể.

- Có lịch sử quan hệ vay nợ và trả nợ vay tốt với ngân hàng: hiện không có nợ khó đòi tại Techcombank và các tổ chức tín dụng khác, trừ các khoản nợ đã được khoanh.

- Được Techcombank thẩm định và xác định là có đủ nguồn để trả nợ cả gốc và lãi vay trong thời hạn cam kết.

- Khách hàng phải có đủ tài sản bảo đảm hoặc có một phần tài sản đảm bảo, hay có một hình thức đảm bảo nào khác cho quan hệ tín dụng với ngân hàng, phù

hợp với quy định về tài sản bảo đảm của Techcombank.

- Techcombank có thể xem xét thực hiện cho vay thiếu tài sản bảo đảm đối với một số loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng cụ thể và đối với các đối tượng khách hàng cụ thể. Các điều kiện cho vay thiếu tài sản đảm bảo sẽ do Tổng giám đốc quy định. Đặc biệt, việc thực hiện cho vay thiếu tài sản đảm bảo chỉ được tiến hành đối với những khách hàng tốt, có lịch sử vay nợ tốt, có tiềm năng phát triển và phải được Ban Tổng giám đốc phê duyệt.

•Thời hạn cho vay

- Thời hạn cho vay đối với từng khoản vay do Techcombank và khách hàng vay vốn thoả thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng, phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, phương án kinh doanh, với khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Techcombank.

- Trên cơ sở mục đích, mức độ rủi ro của khoản vay cũng như khả năng và thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh. Techcombank cung cấp tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng và cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.

- Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không được phép vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

•Lãi suất cho vay

Mức lãi suất cho vay được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa Ngân hàng Techcombank và khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng phải đảm bảo phù hợp với những quy định của NHNN tại thời điểm hiện hành và phù hợp với biểu lãi suất công bố của Ngân hàng do Tổng giám đốc Ngân hàng Techcombank quy định trong từng thời kỳ.

•Các loại hình tín dụng trung, dài hạn

Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn và uy tín của khách hàng, Techcombank và khách hàng vay sẽ thoả thuận với nhau để cung cấp tín dụng trung, dài hạn theo các phương thức dưới đây:

- Vay trung, dài hạn theo món: là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư vào các hạng mục tài sản đơn lẻ như đầu tư bổ sung, cải tạo, thay thế, làm mới nhằm tăng năng suất, hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ví dụ: vay xây dựng, vay mua máy móc thiết bị,…

- Vay trung, dài hạn theo dự án: là giải pháp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trong một dự án đầu tư nhất định nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh (bao gồm cả đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động ban đầu).

- Tài trợ dự án trọn gói: là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ trọn gói trong quá trình thực hiện một gói thầu đã được phê duyệt trúng thầu/chỉ định thầu bao gồm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán theo trình tự phát sinh nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với hình thức này thì khách hàng sẽ sử dụng chính hợp đồng đầu ra làm tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng phát sinh theo gói thầu.

- Ngân hàng cung cấp các hình thức bảo lãnh nhằm đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu về bảo lãnh và nâng cao mức độ tin cậy, uy tín của doanh nghiệp vay vốn. Bao gồm rất nhiều loại như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán,…

- Ngân hàng còn cung cấp các khoản tài trợ xuất khẩu nông sản, tài trợ nhà phân phối, nhà cung cấp,… theo quy định của ngân hàng Techcombank và NHNN.

•Mức cho vay

Mức cho vay của Techcombank được xác định dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng không vượt quá các giới hạn sau:

- Giới hạn cho vay quyết định căn cứ theo chi phí thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống: Techcombank cho vay không quá 80% tổng chi phí để thực hiện dự án, đối với các trường hợp doanh nghiệp vay vốn để đầu tư tài sản cố định hoặc đầu tư tài chính dài hạn, căn cứ vào mức độ rủi ro của từng phương án kinh doanh, dự án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng, Techcombank sẽ xác định giới hạn cho vay vốn tối đa đối với phương án đó.

- Giới hạn cho vay theo tài sản bảo đảm: căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm, Techcombank xác định giới hạn cho vay tối đa so với tài sản bảo đảm theo quy định của Quy chế tài sản bảo đảm của Hội đồng quản trị và các văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc Techcombank.

- Giới hạn về khả năng cho vay của Techcombank tại thời điểm cho khách hàng vay: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Techcombank, trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vay vốn của một khách hàng vượt quá 15%

vốn tự có của Techcombank thì Techcombank cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt nam.

•Trả gốc và lãi

Hình thức trả gốc và lãi theo một kỳ hạn hay nhiều kỳ hạn được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng. Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng phải chủ động chuyển tiền đến ngân hàng để trả nợ. Nếu không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng phải xin gia hạn nợ, nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng để thu nợ. Nếu không đủ, số nợ này sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ đó (hiện nay lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 150% so với lãi suất trong hạn).

Ngoài ra còn một số các quy định khác như nguồn tài trợ, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và quyết định cho vay, gia hạn nợ, xử lý nợ...

2.2.2. Quy trình và tổ chức cấp tín dụng trung, dài hạn của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

Quy trình tín dụng tại Techcombank là tập hợp các hoạt động tín dụng vư vừa liên quan, vừa phụ thuộc lẫn nhau bắt đầu từ khâu phát triển kinh doanh, thẩm định, phờ duyệt, lập hồ sơ, giải ngõn, theo dừi sau khi cho vay và xử lý cỏc khoản vay có vấn đề. Quy trình tín dụng này được xây dựng trên nguyên tắc là phải phù hợp với cấu trúc tổ chức, văn hóa tín dụng của ngân hàng Techcombank và được thực hiện thống nhất tại các đơn vị trên toàn hệ thống Techcombank.

Trình tự các bước trong quy trình tín dụng của Techcombank là:

2.2.2.1. Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ

Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình tín dụng. Trong giai đoạn này, chuyên viên khách hàng cần tiếp thị và tiếp xúc với khách hàng, từ đó thu thập được đầy đủ thông tin, có được những thông tin chính xác, trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất

cấp hạn mức khách hàng hoặc phê quyệt tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, chuyên viên khách hàng phải hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng trong suốt quá trình lập hồ sơ xin vay vốn.

2.2.2.2. Thẩm định, phân tích hồ sơ

Trong khâu này, chuyên viên khách hàng thuộc phòng kinh doanh của chi nhánh và các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm:

- Thẩm định tư cách khách hàng (cá nhân/pháp nhân).

- Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với khách hàng cá nhân. Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức) và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thẩm định tài sản đảm bảo (phối hợp với Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh, Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng). Lập báo cáo thẩm định.

Trong giai đoạn này, lãnh đạo trưởng/ phó phòng kinh doanh và tín dụng phải kiểm soát được quá trình tiếp xúc khách hàng, thu thập tài liệu thẩm định và kiểm soát lại đầy đủ các nội dung Báo cáo thẩm định do các cán bộ lập. Đặc biệt, phải có trách nhiệm bổ sung những nội dung, đề xuất còn thiếu và thực hiện ký kiểm soát.

2.2.2.3. Phê duyệt tín dụng

Người có quyền hạn và trách nhiệm để phê duyệt tín dụng là: Ban giám đốc chi nhánh; Hội đồng tín dụng chi nhánh; Ban Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng Hội sở.

Việc phê duyệt tín dụng phải theo đúng mức ủy quyền phán quyết đã được Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Techcombank phê duyệt. Nội dung phờ duyệt phải cú ý kiến rừ ràng là đồng ý, khụng đồng ý hay đồng ý kốm theo những điều kiện cụ thể.

2.2.2.4. Giải ngân và hạch toán giải ngân

Trưởng ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh phê duyệt nội dung hạch toán và

thực hiện phát tiền vay các tài khoản giải ngân. Nhân viên phòng kế toán giao dịch và kho quỹ thực hiện kiểm soát chứng từ nhận tiền vay, tiến hành giải ngân phát tiền vay từ tài khoản giả ngân chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Quá trình giải ngân phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Số tiền giải ngân thực tế phải khớp đúng với số tiền khách hàng ký nhận nợ trên giấy nhận nợ và cam kết trả nợ.

2.2.2.5. Theo dừi và quản lý khỏch hàng trong quỏ trỡnh sử dụng vốn

Chuyên viên khách hàng có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, quản lý tài sản bảo đảm và việc thực hiện những cam kết theo yêu cầu của cấp phê duyệt phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên để kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ. Nếu phát hiện những dấu hiệu rủi ro ảnh hưởng đến nguồn trả nợ phải kịp thời báo cáo lãnh đạo để xử lý và có những hành động cụ thể nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng.

2.2.2.6. Thu nợ và thanh lý khi hợp đồng tín dụng kết thúc

Chuyên viên khách hàng và chuyên viên thuộc các ban xử lý nợ xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết cho việc thực hiện thu hồi nợ. Nếu nhận thấy dấu hiệu về khoản vay có vấn đề phải đề nghị thay đổi xếp hạng khách hàng, phân tích những khó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong trả nợ cho Techcombank. Xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho Techcombank nếu tính chất pháp lý của các tài sản bảo đảm chưa được chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi của Techcombank. Nếu khách hàng vẫn cố tình không hoàn trả nợ thì ngân hàng sẽ có những biện pháp thích hợp để xử lý.

2.2.3. Kết quả cấp tín dụng trung, dài hạn của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc 2.2.3.1 Doanh số cho vay trung, dài hạn của Techcombank chi nhánh Cửa Bắc

•Tổng doanh số cho vay trung, dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cửa Bắc (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w