Chương 1TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCI.ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý họcKhi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen đã chỉ ra rằng thế giới luôn vận động, ông đã chia sự vận động của thế giới ra năm hình thức cơ bản bao gồm: vận động cơ học; vận động vật lý; vận động hóa học; vận động sinh học và vận động xã hội. Trên cơ sở các hình thức vận động như trên tạo thành cơ sở để phân chia thành các khoa học cụ thể. Trong đó khoa học nghiên cứu về các dạng vận động của thế giới tự nhiên gọi chung là nhóm khoa học tự nhiên, khoa học nghiên cứu về các dạng vận động của xã hội thuộc về nhóm khoa học xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bên cạnh đó còn xuất hiện các khoa học nghiên cứu các dạng vận động mang tính trung gian chuyển tiếp từ dạng vận động này sang dạng vận động khác. Trong số các khoa học nghiên cứu mang tính trung gian đó khoa học tâm lý chính là một dạng nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, nghiên cứu mối quan hệ vận động giữa thế giới khách quan bên ngoài vào não con người sinh ra hiện tượng tâm lý – hiện tượng mang tính tinh thần ở con người.Về mặt thuật ngữ, tâm lý học trong tiếng Latin là Psychologie, trong đó Psyche được hiểu là “linh hồn” hay “tinh thần” còn logos nghĩa là “học thuyết” hay “khoa học”. Do vậy, Psychologie được hiểu là khoa học về linh hồn hay khoa học về tinh thần. Tâm lý học nghiên cứu tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người trong quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan. Những hiện tượng tinh thần này ở người gọi chung là hoạt động tâm lý.2. Nhiệm vụ của tâm lý học
Trang 1Chương 1TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCI.ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
1 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
Khi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen đã chỉ ra rằng thế giớiluôn vận động, ông đã chia sự vận động của thế giới ra năm hình thức cơ bảnbao gồm: vận động cơ học; vận động vật lý; vận động hóa học; vận động sinhhọc và vận động xã hội Trên cơ sở các hình thức vận động như trên tạo thành
cơ sở để phân chia thành các khoa học cụ thể Trong đó khoa học nghiên cứu vềcác dạng vận động của thế giới tự nhiên gọi chung là nhóm khoa học tự nhiên,khoa học nghiên cứu về các dạng vận động của xã hội thuộc về nhóm khoa học
xã hội Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bên cạnh đó cònxuất hiện các khoa học nghiên cứu các dạng vận động mang tính trung gianchuyển tiếp từ dạng vận động này sang dạng vận động khác Trong số các khoahọc nghiên cứu mang tính trung gian đó khoa học tâm lý chính là một dạngnghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động
xã hội, nghiên cứu mối quan hệ vận động giữa thế giới khách quan bên ngoàivào não con người sinh ra hiện tượng tâm lý – hiện tượng mang tính tinh thần ởcon người
Về mặt thuật ngữ, tâm lý học trong tiếng Latin là Psychologie, trong đóPsyche được hiểu là “linh hồn” hay “tinh thần” còn logos nghĩa là “học thuyết”hay “khoa học” Do vậy, Psychologie được hiểu là khoa học về linh hồn haykhoa học về tinh thần
Tâm lý học nghiên cứu tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người trong quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan Những hiện tượng tinh thần này ở người gọi chung là hoạt động tâm lý.
2 Nhiệm vụ của tâm lý học
Trang 2Trên cơ sở phát triển của khoa học tâm lý học có nhiệm vụ cơ bản lànghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý trên các phương diện: các quy luậtnảy sinh và phát triển tâm lý; cơ chế diễn biến và thể hiện của tâm lý; mối quan
hệ giữa các hiện tượng tâm lý
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của tâm lý học bao gồm:
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan tạo ra tâm lý ở người
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý ở người
+ Chức năng, vai trò của tâm lý trong đời sống cũng như hoạt động củacon người
II KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC
1 Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại
Con người là động vật phát triển cao nhất trong sự tiến hóa của thế giới sựsống chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: con người có thể phân biệt với convật ở văn hóa, tôn giáo … ở bất cứ thứ gì cũng được, nhưng con người phân biệtvới con vật ngay từ khi con người biết tạo ra những tư liệu sinh hoạt của mình
Về mặt tinh thần, thành tựu của lịch sử đã chỉ ra rằng ngay từ thời nguyênthủy đã xuất hiện quan niệm về “hồn”, “linh hồn” và cuộc sống của “hồn”
“phách” sau khi chết Đến thời cổ đại, quan niệm về “hồn”, “phách” và cuộcsống của nó sau khi con người chết có ở cả phương Đông và phương Tây
Trong triết học Phật giáo, con người được sinh ra từ “ngũ uẩn” bao gồm:sắc, thụ, tưởng, hành, thức, trong đó sắc tương ứng với xương thịt còn tinh thần
là do bốn yếu tố còn lại hợp thành do vậy phải giữ được tâm tĩnh trong quan hệvới thế giới bên ngoài thì con người mới có cơ hội giải thoát
Trong triết học Nho giáo, Khổng Tử (551 – 479 Tr.CN) nói đến “tâm”con người gồm “nhân, lễ, trí, dũng” sau này các học trò của ông nêu lên cácphẩm chất cơ bản trong tâm của con người là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” Mạnh Tử
Trang 3thì cho rằng, bản tính con người khi sinh ra là thiện, nhưng quá trình tương tácvới bên ngoài làm cho tính thiện mất dần đi, cần phải có giáo dục để giữ chotính thiện bền vững, ngược lại Tuân Tử thì lại cho rằng bản tính con người vốn
là ác, do vậy cũng cần giáo dục để con người trở lên thiện
Ở phương Tây, nhà triết học Scrates (469 – 399 Tr.CN) đã đưa ra câu nóinổi tiếng “con người hãy tự biết mình” Đây được coi là định hướng trong sựphát triển tâm lý học vì ông đã nêu ra được nhiệm vụ của nhận thức chính là conngười cần phải hiểu biết về chính bản thân mình
Nhà triết học duy tâm khách quan Platon (427 -347 Tr.CN) thì cho rằng
“thế giới ý niệm” là nguồn gốc của vạn vật, linh hồn con người cũng được sinh
ra và trú ngụ trong thế giới ý niệm trước khi có thể xác Do vậy, tâm hồn cótrước mọi hành động, hoạt động của con người chỉ là sự “hồi tưởng” “môphỏng” lại những gì đã có của thế giới ý niệm Ông cũng chia tâm hồn conngười thành ba loại là tâm hồn trí tuệ, tâm hồn dũng cảm và tâm hồn khát vọng.trong đó tâm hồn trí tuệ và tâm hồn dũng cảm có ở tầng lớp quý tộc, còn tầnglớp nô lệ chỉ có tâm hồn khát vọng
Ngược lại với Platon, Aristotle (384 – 322 Tr.CN) lại cho rằng tâm hồngắn liền với thể xác, tâm hồn là cái có ở cả thực vật lẫn động vật Theo ông, có
ba loại tâm hồn là tâm hồn dinh dưỡng; tâm hồn cảm giác; và tâm hồn suy nghĩ.Thực vật chỉ có tâm hồn dinh dưỡng, động vật có cả tâm hồn dinh dưỡng và tâmhồn cảm giác còn ở người thì có cả ba loại tâm hồn trên
Trong thời cổ đại cũng có những quan điểm duy vật coi tâm hồn là sảnphẩm của vật chất Theo Talet (624 – 547 Tr.CN) cho rằng tâm hồn con ngườicũng như vạn vật do nước sinh ra, Hêraclit (540 – 370 Tr.CN) cho rằng tâm hồncon người là sản phẩm do lửa sinh ra Đỉnh cao trong quan niệm duy vật thời cổđại là quan niệm của nhà vật lý học Đêmôcrit (460 – 370 Tr.CN) cho rằng mọivật đều được sinh ra từ nguyên tử Nguyên tử là đồng nhất về chất và đa dạng vềhình dạng, tâm hồn con người cũng do nguyên tử sinh ra, tâm hồn được tạo ra từ
Trang 4những nguyên tử hình cầu nên dễ chuyển động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể
cơ thể vận động biến đổi Quá trình sống con người trao đổi các nguyên tử thôngqua quá trình hít thở và đó là cơ sở có được sự biến đổi trong tâm hồn con người
Tuy nhiên, trong thời cổ đại do khoa học còn kém phát triển nên nhữnghoạt động tâm lý, ý thức, tính cách con người vẫn chưa thể giải thích được Nhìnchung những tư tưởng về tâm lý vẫn mang tính chất phác và duy tâm
2 Những tư tưởng tâm lý học thế kỷ XVII, XVIII
Trong suốt thời kỳ trung cổ, sự thống trị của giáo hội công giáo làm chonhững tư tưởng khoa học không có điều kiện phát triển, những tư tưởng về tâm
lý học mang tính chất thần bí nhằm mục đích chứng minh cho sự tồn tại củachúa trời và tính đúng đắn của tín điều kinh thánh Từ thế kỷ XVII, khoa học tựnhiên có bước phát triển, con người có được những điều kiện tìm hiểu quan sáthành vi của mình Do vậy những câu hỏi như: tâm lý con người sinh ra từ đâu,tại sao có sự khác biệt tâm lý giữa con người với con người và giữa con ngườivới con vật? lại được đặt ra và giải quyết
Nhà bác học người Pháp R.Descarter (1596 – 1650) người theo trườngphái nhị nguyên cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại.Ông đưa ra qua điểm về phản xạ để giải thích cho những hành động của conngười và con vật Theo ông, cơ thể con người phản xạ trước tác động cũnggiống như một cỗ máy, còn về tâm hồn, tư tưởng của con người thì chúng takhông thể biết được mà nó vẫn chịu sự điều khiển của lý tính tối cao
Nhà triết học người Anh J.Locke (1632- 1704) là người đầu tiên đề cậpđến tâm lý học kinh nghiệm Ông cho rằng để hiểu được tâm lý phải dựa trênkinh nghiệm theo ông kinh nghiệm có hai loại là: Kinh nghiệm bên ngoài là dotác động bên ngoài lên các giác quan gây ra và kinh nghiệm bên trong là do ýthức từ bên trong gây ra Con người chỉ biết được kinh nghiệm bên ngoài màkhông thể biết được kinh nghiệm bên trong
Trang 5Sang thế kỷ XVIII nhà triết học Đức Vôn phơ đã chia nhân chủng họcthành hai loại là khoa học về cơ thể và khoa học về tâm hồn gọi là tâm lý học.Ông cũng cho xuất bản hai cuốn sách “Tâm lý học kinh nghiệm” và “tâm lý học
lý trí”, ông được coi là người đầu tiên đặt ra tên gọi chính thức tâm lý học
Thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm
và duy vật xoay quanh vấn đề tâm và vật
+ Trong khi các nhà triết học duy tâm như G Béccơli (1685 – 1753) E.Makhơ (1838 – 1916) phủ nhận sự tồn tại thực của thế giới cho rằng thế giới chỉ
là sự phức hợp của cảm giác, hay như D Hium(1711 – 1776) coi thế giới là
“kinh nghiệm chủ quan” Nhưng nguồn gốc của kinh nghiệm, tâm lý là do đâu, họvẫn cho rằng con người không thể biết Đến G Hêgel (1770 – 1831) với thuyết “ýniệm tuyệt đối”, ông cho rằng tất cả là do sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối
+ Các nhà triết học và tâm lý học duy vật đã đưa chủ nghĩa duy vật lênmột bước cao hơn: theo B.Spinôda (1632 -1667) thì tất cả các sự vật đều có tưduy Lametri (1709 – 1751) cho rằng chỉ có cơ thể mới có cảm giác; cònCanbanic (1757 – 1808) khẳng định não tiết ra tư tưởng cũng giống như gan tiết
ra mật Đến L Phơ bách (1804 – 1872) thì quan niệm: tinh thần, tâm lý là sảnphẩm của bộ não – cấu trúc vật chất phát triển đến độ cao nhất, tinh thần khôngthể tách rời khỏi bộ não
3 Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
Sang thế kỷ XIX sự phát triển của khoa học đặc biệt các khoa học về cơthể như sinh vật học, sinh lý học giác quan, sinh lý học bộ não… cùng với cácthành tựu của khoa học như thuyết tiến hóa của S Đác uyn (1809 -1882), thuyếttâm sinh lý học giác quan của Hemhôn (1821 -1894), thuyết tâm – vật lý họccủa Phéc nơ (1801 – 1887) và Vêbe (1795 – 1911), thuyết tâm lý học phát sinhcủa Ganton (1822 – 1911) … đã tạo điều kiện để tâm lý học trở thành một khoahọc độc lập
Trang 6Mốc đánh dấu cho sự phát triển của tâm lý học chính là vào năm 1879 nhàtâm lý học người Đức là Vôn tơ (1832 – 1920) đã thành lập ra phòng thí nghiệmtâm lý học đầu tiên trên thế giới, đến năm 1880 trở thành viện tâm lý học chophép xuất bản các tạp chí chuyên nghiên cứu về tâm lý học Ông quan tâm đếncác khối cấu trúc của trí tuệ, chính thức định nghĩa tâm lý học là bộ môn nghiêncứu kinh nghiệm hữu thức Vôn tơ cũng chuyển từ việc coi ý thức chủ quan làđối tượng của tâm lý học và con đường để nghiên cứu ý thức là các phươngpháp nội quan, tự quan sát, ông chuyển sang nghiên cứu tâm lý ý thức một cáchkhách quan bằng quan sát, thực nghiệm và đo đạc… ngoài ra trong nghiên cứucủa mình Vôn tơ còn xây dựng một mô hình nhận thức được coi là lý thuyết kếtcấu, mô hình nhận thức này chú trọng đến các yếu tố căn bản làm nền tảng cho
tư duy, ý thức tình cảm và các trạng thái tâm lý Cùng thời với Vôn tơ ở Mỹ W.James cũng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý cho riêng mình tạo thành cơ sở đểnhiều nước khác lập ra các phòng nghiên cứu tâm lý sau này
4 Các quan điểm cơ bản của tâm lý học hiện đại
Sang đầu thế kỷ XX, nhiều dòng tâm lý học khác nhau mang tính kháchquan đã ra đời như: như tâm lý học hành vi, tâm lý học cấu trúc, tâm lý học phântâm, tâm lý học nhân văn, tâm lý hcj hoạt động tạo nên sự phát triển vượt bậccủa tâm lý học
4.1 Tâm lý học hành vi
Tâm lý học hành vi hay còn được gọi là thuyết hành vi được nhà tâm lýhọc J Oatsơn sáng lập Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi của cơ thể.Theo Oatsơn bất kỳ hành vi nào ở cả động vật và con người đều được xem làtổng hợp các phản ứng của cơ thể trước tác động từ bên ngoài Mối quan hệ giữahành vi và tác động bên ngoài được ông mô tả thành công thức:
S – R
Trang 7(Stimulant - Reaction)Kích thích – Phản ứng
Điểm tiến bộ trong tâm lý học hành vi của Oatsơn là ông đã coi hành vingoại cảnh là yếu tố quyết định đến tư tưởng, tâm lý; hành vi có thể quan sátkhách quan và có thể điều khiển hành vi theo phương pháp thử - sai để đi đếncác kết luận khách quan Nhưng hạn chế của thuyết này là đã quan niệm mộtcách máy móc, cơ học về hành vi, đánh đồng hành vi của con người và con vậtphủ nhận đi tính tự giác, sáng tạo và năng động của con người
Về sau những người tiếp tục thuyết hành vi của Oatsơn như C.L Hull(1884 – 1952); E.C Tolman (1886 – 1959) hay B.F Skinner (1904 – 1990) đã bổsung vào những nhân tố trung gian: nhu cầu, kinh nghiệm sống của con người,hành vi tạo tác operant vào công thức nghiên cứu của Oat sơn:
S- O – R
4.2 Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Gestall)
Trường phái tâm lý học này được lập ra bởi các nhà tâm lý học người Đứcnhư Vécthaimơ (1880 – 1943), Cô lơ (1887 – 1967) và Copca (1886 – 1947)
Các nhà tâm lý học thuộc trường phái này từ việc nghiên cứu các quy luậtcủa tri giác, của tư duy với các thuộc tính về tính trọn vẹn, tính ổn định họ điđến khẳng định:
+ Con người ta có cấu trúc trọng vẹn nên bao giờ cũng phản ánh có tínhchất trọn vẹn
+ Các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý con người do các cấu trúctiền định của não quyết định
Trang 8+ Trong tư duy sẽ có lúc bừng sáng do cấu trúc nhưng vì sao và bừngsáng như thế nào thì họ không giải thích.
Điểm hạn chế của trường phái này là ở chỗ cho rằng ý thức không thểphân tích được, tâm lý, ý thức không phải là kết quả của sự thành lập tạm thờitrong vỏ não khi tiếp nhận tác động từ ngoài mà do cấu trúc bên trong có sẵn của
vỏ não Các nhà tâm lý học cấu trúc không chú ý nhiều đến kinh nghiệm sống, kinhnghiệm xã hội hay nói cách khác là không chú ý đến bản chất xã hội của tâm lý
4.3 Phân tâm học
Thuyết phân tâm học được xây dựng bởi bác sỹ người Áo S Freud (1856 1939) Điểm nổi bật trong học thuyết của Frued là ông chia nhân cách con ngườithành ba khối: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi Cái ấy bao gồm các bản năng vôthức thuần tính động vật như: ăn uống, tình dục, tự vệ trong đó bản năng tìnhdục là cái quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người Ôngcũng cho rằng cái ấy tồn tại tuân theo nguyên tắc đòi hỏi và cần được thỏa mãnđáp ứng Cái tôi là con người thường ngày với văn hóa, đạo đức và có ý thức,tồn tại hiện thực dưới sự chi phối của yếu tố văn hóa, đạo đức và quy định phápluật Cái tôi theo Frued là cái bề ngoài mang tính giả tạo của nhân cách bêntrong Cái siêu tôi – là cái lý tưởng không bao giờ vươn tối được của con người,hoạt động của cái siêu tôi mang tính chèn ép, kiểm duyệt đời sống tâm lý củacon người không phản ánh đúng tâm lý và hành vi con người
-Điểm hạn chế trong phân tâm học của Frued chính là đề cao thai quá yếu
tố bản năng, phủ nhận vai trò của ý thức, bản chất xã hội đối với tâm lý của conngười dẫn đến không thấy được sự khác biệt về tâm lý giữa con người và động vật
4.4 Tâm lý học nhân văn
Sáng lập trường phái này là hai nhà tâm lý học C Rogers (1902 -1987) và
A Maslow (1908 – 1970) Các nhà tâm lý học nhân văn cũng giống như Mạnh
Tử quan niệm bản chất con người là tốt, con người vốn có tính thiện, lòng vị tha
Trang 9nếu đặt họ trong môi trường phát triển lành mạnh họ sẽ biểu hiện và đối xử vớimọi người theo khuynh hướng thân thiện, hòa hợp Trong mối quan hệ giữa conngười với con người và con người với xung quanh họ có xu hướng tự thể hiệnmình, họ sẽ tìm cách để thể hiện mình theo hướng thiện với mọi người xungquanh Maslow đã đưa ra năm nhu cầu cơ bản của con người từ thấp đến cao,các nhu cầu càng cao thì tính người biểu hiện càng rõ ràng:
Nhìn chung quan niệm của các nhà tâm lý học nhân văn mang tính tíc cựckhi đánh giá về tâm lý người nhưng họ quá tuyệt đối hóa mặt tích cực mà khôngnhìn thấy tính hai mặt cũng như những yếu tố bản năng ở con người, đặc biệt họkhông thấy được sự tác động của hoàn cảnh đến sự thay đổi tâm lý nói riêng vàbản chất con người nói chung họ chưa đạt đến quan niệm về bản chất con ngườimột cách khoa học
4.5 Tâm lý học nhận thức
Đại diện cho trường phái tâm lý này là nhà tâm lý học người Thụy Sĩ J.Piaget (1896 – 1989) và nhà tâm lý học người Mỹ J Bruner The các nhà tâm lýhọc nhận thức đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là hoạt động nhận thức Cácông nghiên cứu tâm lý con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể
và với não bộ
Piaget đưa ra quan niệm “nhận thức di truyền”, ông cho rằng tri thức conngười phát triển theo sự phát triển của cơ thể mang tính sinh vật và kinh nghiệmnghĩa là tri thức con người tăng lên về tuổi tác thì khả năng nhận thức và tri thứccàng tăng Ông phân loại quá trình phát triển thành bốn giai đoạn: Giai đoạncảm giác vận động (mới sinh – 2 tuổi); giai đoạn tiền thao tác (2- 7 tuổi); giaiđoạn thao tác cụ thể (7 – 11 tuổi); giai đoạn thao tác hình thức (từ 11 – chết) Về
cơ bản trường phái tâm lý này đã có những đóng góp nhất định vào lĩnh vựcnhận thức họ thấy được vai trò của nhận thức đối với tâm lý và đưa đến nhữngđóng góp trong nghiên cứu về tri giác, tư duy, ngôn ngữ ở những giai đoạn pháttriển của cá thể Nhưng về cơ bản họ vẫn coi nhận thức con người là quá trình tăng
Trang 10lên đơn thuần về lượng gắn liền với tuổi tác, chưa thấy được tính năng động sángtạo của ý thức cũng như chưa thấy được tính thực tiễn của quá trình nhận thức.
4.6 Tâm lý học hoạt động
Dòng tâm lý này được sáng lập bởi các nhà tâm lý học người Nga nhưL.X Vưgốtxki (1896 – 1934), X.L Rubinstein (1902 – 1960), A.N Leonchiev(1903 – 1979), A.R Luria ( 1902 – 1977) Các nhà tâm lý học này đã dựa trênquan điểm của chủ nghĩa Mác coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vàonão con người thông qua hoạt động của chủ thể Tâm lý người mang bản chất xãhội và tính lịch sử bao gồm bốn nguyên tắc cơ bản:
+ Coi tâm lý là hoạt động;
+ Tâm lý diễn ra theo nguyên tắc gián tiếp ;
+ Tâm lý mang tính lịch sử và bản chất xã hội ;
+ Tâm lý là sản phẩm của não
III BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
1 Bản chất của tâm lý người
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thôngqua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử
1.1.Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người mang tính chủ thể
* Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người:
Tâm lý người không phải do thượng đế sinh ra, cũng không đơn thuần donão tiết ra như gan tiết ra mật mà tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh hiệnthực khách quan vào não con người
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất đang tồn tại và vậnđộng Phản ánh là sự tái tạo đặc điểm ở hai hay nhiều hệ thống vật chất khichúng tác động qua lại lẫn nhau
Trang 11- Tâm lý là chức năng của não, não là cơ sở vật chất, là nơi nảy sinh vàtồn tại của tâm lý, không có não thì không có tâm lý.
* Tâm lý người mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân :
+ Cùng hiện thực khách quan tác động vào các chủ thể khác nhau, xuấthiện hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau
+ Cùng hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể nhưng ở thời điểmkhác nhau, hoàn cảnh, trạng thái khác nhau, sắc thái khác nhau
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm vàthể hiện nó rõ nhất
1.2 Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
* Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người:
Tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội Tâm lý là sự phảnánh hiện thực khách quan vào não người, do vậy nguồn gốc của nó là thế giớikhách quan là “vật chất được di chuyển vào não người và được cải biến đi ởđó” Nội dung của phản ánh tâm lý là các mối quan hệ xã hội, chính các mốiquan hệ đã quyết định bản chất tâm lý con người
Trang 12+ Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con ngườitrong các mối quan hệ xã hội Con người luôn tồn tại trong một xã hội nhất định,không có con người tách rời khỏi xã hội của mình Trong quá trình sống conngười tiếp thu được các kinh nghiệm và tri thức và biến nó thành cái riêng củamình để tạo nên tâm lý cá nhân
+ Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội và tiếp thu vốnkinh nghiệm xã hội và văn hóa thông qua các hoạt động xã hội giao tiếp nhưgiáo dục, vui chơi, lao động và công tác xã hội
+ Tâm lý xã hội luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội
2 Chức năng của tâm lý
Tâm lý con người tham gia vào quá trình điều hành hoạt động của conngười, chính vì vậy tâm lý biểu hiện ở các chức năng cơ bản sau:
+ Tâm lý định hướng cho hành vi, hoạt động của con người Tâm lýhướng đến xác định động cơ, mục đích của hoạt động
+ Tâm lý có thể thúc đẩy lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục khókhăn vươn tới mục đích đã đề ra hoặc có thể kìm hãm hoạt động của con người
+ Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kếhoạch, phương pháp, phương thức tiến hành để đem lại hiệu quả
+ Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục tiêu đãxác định và phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế
3 Phân loại hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý:
- Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tồn tại của các hiện tượng tâm lýtrong nhân cách Hiện tượng tâm lý được chia thành ba loại:
+ Quá trình tâm lý, là hiện tượng tâm lý có quá trình nảy sinh, diễn biếnkết thúc có thời gian tồn tại tương đối ngắn nhằm biến những tác động bên ngoàithành hình ảnh tâm lý VD: cảm giác vui mừng khi nhìn thấy một giọt mưa rơi
+ Trạng thái tâm lý là là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời giantương đối dài, có mở đầu và kết thúc không rõ ràng Ví dụ: trạng thái chú ý,trạng thái tập trung, trạng thái quyết tâm say sưa…
Trang 13+ Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khóhình thành nhưng cũng khó mất đi tạo thành những nét riêng của nhân cách.VD: tính cách, xu hướng, năng lực, khí chất.
- Căn cứ vào ý thức con người về những hiện tượng tâm lý, người ta chiacác hiện tượng tâm lý thành:
+ Các hiện tượng tâm lý có ý thức là những hiện tượng tâm lý đã đượcnhận thức VD: hiện tượng vui, buồn, tức giận…
+ Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức là những hiện tượng tâm lý vẫndiễn ra nhưng con người chưa hoặc không kiểm soát được VD: hiện tượng vôthức, ngủ mơ, mộng du…
- Căn cứ vào mức độ năng động của các hiện tượng tâm lý người ta chiathành:
+ Hiện tượng tâm lý sống động là hiện tượng tâm lý thể hiện trong hành
vi và hoạt động VD: trạng thái hứng thú khi tham gia một trò chơi vui nhộn,đau khổ khóc lóc khi gặp đau buồn…
+ Hiện tượng tâm lý tiềm tàng là hiện tượng tâm lý tích đọng trong sảnphẩm hoạt động VD: Khi một họa sĩ sống trong môi trường, hoàn cảnh buồnchán thì các sản phẩm hội họa họ tạo ra cũng có những nét tương tự
- Căn cứ mức độ thể hiện phổ biến người ta chia thành tâm lý cá nhân vàtâm lý xã hội VD: tâm lý của một người và phong tục tập quán của một cộngđồng, mốt thời trang của giới trẻ
IV CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ
1 Các nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lý
*/ Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Để nghiên cứu được các hiện tượng tâm lý một cách chính xác đòi hỏiphải lấy chính các hiện tượng tâm lý làm đối tượng nghiên cứu không đượcthêm bớt trong quá trình nghiên cứu
*/ Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: nguyên tắc này yêucầu khi nghiên cứu tâm lý phải dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng coi ngồn gốc của các hiện tượng tâm lý là từ hiện thực khách quan, bản
Trang 14chất tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủthể và mang bản chất xã hội – lịch sử.
*/ Nguyên tắc phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý con người đều có quátrình nảy sinh, tồn tại biến đổi do vậy phải nghiên cứu tâm lý gắn liền với sự vậnđộng phát triển của nó không được xem nó là hiện tượng chết cứng, đứng im,bất biến
*/ Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong sự liên hệ giữachúng với các hiện tượng khác: Tâm lý không tồn tại tách khỏi nhân cách và cácđiều kiện tự nhiên, xã hội vì vậy khi nghiên cứu không được tách rời, biệt lập
mà phải đặt nó trong mối liên hệ với nhau và với những điều kiện và hoàn cảnh
mà nó đã nảy sinh, tồn tại
*/ Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động: Tâm lý, ýthức không tách rời khỏi hoạt động, nó được hình thành, bộc lộ và phát triển tronghoạt động và có chức năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động Do đó, nghiên cứutâm lý phải thông qua hoạt động, diễn biến và sản phẩm của hoạt động
2 Những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu tâm lý
a/ Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát trong tâm lý là quá trình nghiên cứu sử dụng cácgiác quan để tri giác các hiện tượng tâm lý nhằm thu được các thông tin cần thiếttrong hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu
Đối tượng quan sát là các biểu hiện ra bên ngoài của tâm lý (hành động,
cử chỉ, vẻ mặt, dáng điệu, ngôn ngữ…) trong điều kiện nhất định nào đó để kếtluận về trạng thái hay quá trình tâm lý
Ví dụ: nghiên cứu hứng thú của người học thông qua quan sát cử chỉ,hành vi và thái độ của người học trong giờ học
b/ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là là phương pháp nghiên cứu tâm lý
sử dụng phiếu hỏi với một số lượng câu hỏi đặt ra cho một số đối tượng nghiêncứu nhằm thu thập thông tin chủ quan của họ về hiện tượng hay quá trình tâm lýđang nghiên cứu
Trang 15c/ Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu tâm lý là phương pháp màngười nghiên cứu chủ động tạo ra các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu sau khi
đã loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên
Thực nghiệm có thể tiến hành tự nhiên (dựa vào điều kiện có sẵn, hoàncảnh sinh hoạt, học tập, công tác bình thường của đối tượng được nghiên cứu đểthực hiện) Thực nghiệm trong phong thí nghiệm là thực hiện tạo ra những điềukiện nhân tạo để làm nảy sinh hay phát triển một hiện tượng tâm lý nào đó đểnghiên cứu
d/ Phương pháp trắc nghiệm test
Trắc nghiệm (test) tâm lý là một hệ thống biện pháp được chuẩn hóa về
kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách thức tiến hành nhằm chuẩn đoántâm lý
e/ Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Phương pháp này sử dụng những sản phẩm do con người tạo ra để nghiêncứu về tâm lý, bởi vì quá trình con người làm ra sản phẩm cũng là quá trình conngười “xuất tâm” vào sản phẩm
f/ Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý bằng cách đặt ra những câu hỏi trực tiếpcho đối tượng nghiên cứu khi trao đổi nhằm thu thập thông tin cần nghiên cứu
Chương II
CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI
I CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ
Trong sự phát triển của con người, sự nảy sinh và phát triển của tâm lý, ýthức, trí tuệ… luôn gắn liền với sự nảy sinh và phát triển hệ thần kinh , mà đỉnhcao là não bộ Không có não và sự tác động của thế giới khách quan lên não thìkhông có tâm lý Não là cơ sở vật chất, là cơ sở tự nhiên của tâm lý Hoạt độngcủa não là cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý
Trang 16Chức năng chung phần dưới vỏ là dẫn truyền hưng phấn từ dưới lên, từ bộphận nọ sang bộ phận kia và từ trên xuống; điều khiển các vận động, sự thăngbằng khi vận động, hoạt động các tuyến nội tiết, các cơ quan nội tạng và mộtphần hoạt động định hướng vùng não trung gian, đảm bảo sự thực hiện các phản
xạ không điều kiện phức tạp
2 Vấn đề định khu các chức năng tâm lý trong não
Đây là vấn đề hết sức phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau Tâm lýhọc theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: trên vỏ não có nhiều miền(vùng) mỗi miền này là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng Tuynhiên mỗi quá trình tâm lý xảy ra đều có sự phối hợp cơ động của nhiều miềntrên bán cầu đại não
Trang 171 Vùng thị giác; 2 Vùng thính giác; 3 Vùng vị giác; 4 Vùng cảm giác cơ thể(da, cơ, khớp); 5 Vùng vận động; 6 Vùng viết ngôn ngữ; 7 Vùng núi ngônngữ; 8 Vùng nghe hiểu biết tiếng nói; 9 Vùng nhìn hiểu chữ viết
2 Hoạt động thần kinh cấp cao
2.1 Một số khái niệm cơ bản
- Hoạt động thần kinh cấp thấp: là hoạt động bẩm sinh do thế hệ trướctruyền lại, nó khó thay đổi hoặc ít thay đổi Cơ sở của hoạt động thần kinh cấpthấp là phản xạ không điều kiện
- Hoạt động thần kinh cấp cao: là hoạt động của não để thành lập phản xạ
có điều kiện, ức chế hoặc dập tắt chúng
- Quá trình hưng phấn: là quá trình thần kinh thực hiện tăng độ mạnh củamột hay nhiều phản xạ
VD: Khi ta nghe một người kể chuyện hấp dẫn ta quay mặt về phía người
ấy, mắt chăm chú nhìn người ấy, tai lắng nghe…
Quá trình ức chế: là quá trình thần kinh nhằm làm mất hoặc yếu đi tínhhưng phấn của tế bào thần kinh
Trang 18Ví dụ: tiếng hát của nhạc nhẹ đều đều làm cho ta dần chìm vào giắc ngủ,tiếng ồn ào kéo dài gây sự căng thẳng, mệt mỏi.
- Phản xạ là phản ứng tất yếu hợp quy luật của cơ thể đối với kích thíchcủa bên ngoài, phản ứng thực hiện nhờ hoạt động của hệ thống thần kinh
- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác, nó tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của con người
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá nhânđáp ứng với tác động từ thế giới bên ngoài, là cơ sở của hoạt động tâm lý
- Hệ thống tín hiệu thứ nhất (I): là hệ thống tín hiệu thu được từ sự tácđộng của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan và các thuộc tính củachúng được phản ánh vào não và để lại dấu vết trong vỏ não
- Hệ thống tín hiệu thứ hai (II): là hệ thống tín hiệu thu được từ những kýhiệu tượng trưng (tiếng nói, chữ viết, ký hiệu, biểu tượng…) về sự vật hiệntượng trong hiện thực khách phản ánh vào đầu óc con người Nói cách khác, hệthống tín hiệu thứ hai là tín hiệu của tín hiệu thứ nhất
2.2 Các quy luật hoạt động của thần kinh cấp cao
2.2.1 Quy luật hoạt động theo hệ thống
Muốn phản ánh đúng, đầy đủ, chính xác các sự vật hiện tượng trong hiệnthực khách quan thì các trung khu, các miền, các vùng trên vỏ não phải phối hợpvới nhau để tiếp nhận kích thích tác động, tiến hành xử lý các thông tin đó.Trong quá trình xử lý thông tin bán cầu đại não có khả năng tập hợp các kíchthích thành nhóm (loại) tạo thành một thể hoàn chỉnh gọi là hoạt động theo hệthống
2.2.2 Quy luật lan tỏa và tập trung
Khi tiếp nhận kích thích gây ra hưng phấn hay ức chế một điểm trong hệthần kinh từ đó lan sang các điểm, các vùng khác gọi là hưng phấn hay ức chếlan tỏa Sau đó hai quá trình đó của quá trình thần kinh lại tập trung về điểm banđầu đó là hưng phấn hay ức chế tập trung Nhờ có các quá trình tập trung haylan tỏa này mà hệ thần kinh có thể thiết lập được đường liên hệ thần kinh tạmthời; con người có thể từ liên tưởng từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hiện
Trang 19tượng khác Nhờ ức chế lan tỏa con người thực hiện được hiện tượng thôi miên,chuyển từ trạng thái ngủ sang thức Nhờ hưng phấn lan tỏa con người có khảnăng chú ý vào đối tượng hay chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức.
2.2.3 Quy luật cảm ứng qua lại
Cảm ứng tâm lý là việc gây ra trạng thái đối lập của một quá trình hưngphấn hay ức chế Theo quy luật này, khi một quá trình thần kinh này xảy ra cóthể tạo ra quá trình thần kinh khác, cũng có thể làm tăng hay giảm hoạt động củanhau gọi là quá trình cảm ứng qua lại
2.2.4 Quy luật phụ thuộc vào cường độ tác nhân kích thích
Trong hoạt động của hệ thần kinh, sự phản ứng phụ thuộc vào độ mạnhhay yếu của kích thích tác động, nghĩa là kích thích có cường độ mạnh có thểgây ra phản ứng mạnh, kích thích có cường độ yếu gây ra phản ứng yếu trongngưỡng cảm giác mà con người có thể tiếp nhận được
2.3 Các loại hình thần kinh cơ bản
Dựa vào độ mạnh hay yếu của quá trình thần kinh thể hiện ở cường độ,tốc độ vận động của hưng phấn hay ức chế, mức độ cân bằng hay không cânbằng và tính linh hoạt của hai quá trình thần kinh này người ta chia ra các loạithần kinh cơ bản:
+ Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt
+ Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và không linh hoạt
+ Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng
+ Kiểu thần kinh yếu
Căn cứ vào ưu thế hoạt động của cá nhân dựa trên hệ thống tín hiệu I và IIngười ta cũng có thể chia thành:
+ Kiểu nghệ sĩ
+ Kiểu trí thức
+ Kiểu trung gian giữa nghệ sĩ và trí thức
II CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ
Trong quá trình sống con người luôn phải tương tác với những sự vật hiệntượng của thế giới khách quan và tương tác giữa con người với con người Quá
Trang 20trình tương tác qua lại giữa con người và các sự vật hiện tượng của thế giớikhách quan gọi là hoạt động, quá trình tương tác giữa con người với con ngườigọi là giao tiếp Trong quá trình tương tác với thế giới khách quan của con ngườikhác về bản chất với con vật, với con người là cải biến giới tự nhiên còn con vật
là chiếm đoạt giới tự nhiên Tâm lý con người không thể xem xét bên ngoài hoạtđộng và giao tiếp, nó là cơ sở xã hội của tâm lý con người là điểm thể hiện sựkhác nhau căn bản giữa tâm lý con người và động vật
1 Hoạt động
1.1 Khái niệm hoạt động
Tùy theo các góc độ tiếp cận mà khái niệm hoạt động được hiểu theo cácnghĩa khác nhau:
+ Theo quan điểm triết học Mác – Leenin: Hoạt động là quan hệ biệnchứng giữa con người và thế giới khách quan, giữa chủ thể và khách thể
+ Dưới góc độ sinh học: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và
cơ bắp khi con người tác động vào thế giới khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầucủa cơ thể
+ Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Nga A.N Leonchiev: hoạt động là mốiquan hệ chủ thể - khách thể, là phương thức để con người tồn tại với thế giới bênngoài
Như vậy, hoạt động là quá trình tương tác giữa con người với thế giới khách quan tạo ra sự biến đổi về cả hai phía nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại của mình và xã hội.
Trong mối quan hệ tương tác giữa con người và thế giới khách quan tạo
ra sự biến đổi về cả hai phía:
+ Về phía thế giới khách quan: thông qua hoạt động con người sử dụngnăng lực, trình độ, trí tuệ, tâm lý của mình vào khách thể tạo ra sản phẩm hoạtđộng gọi là quá trình đối tượng hóa hay là quá trình “xuất tâm” Sản phẩm íthay nhiều đều thể hiện những đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó
+ Về phía con người: thông qua hoạt động tương tác với thế giới bênngoài làm cho thế giới bên ngoài bộ lộ những thuộc tính, tính quy luật, bản
Trang 21chất…nhờ đó con người nhận thức tạo thành tri thức về đối tượng gọi là quátrình chủ thể hóa hay quá trình “nhập tâm”.
Liên quan đến khái niệm hoạt động còn có khái niệm gần với nó như: kháiniệm hành động, hành vi, thao tác
+ Hành động là sự tương tác của cơ thể với thế giới bên ngoài xuất phát từnhững động cơ, mục đích nhất định Hành động là một bộ phận cấu thành hoạtđộng hướng đến mục đích nhất định
+ Thao tác là những động tác của cơ thể diễn ra theo một trật tự nhất địnhgắn liền với những điều kiện cụ thể nhằm thực hiện những mục đích nhất định
+ Hành vi là những thao tác của con người trong những hoàn cảnh nhấtđịnh biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ
1.2 Đặc điểm của hoạt động
*/ Hoạt động luôn có đối tượng: đối tượng của hoạt động là cái mà chủthể hoạt động tác động vào để cải biến hoặc chiếm lĩnh nó Đối tượng của hoạtđộng không cố định mà nó phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể có thể được xácđịnh trong quá trình sống của chủ thể
*/ Hoạt động được tiến hành bởi chủ thể: chủ thể hoạt động là con người
có ý thức tác động vào khách thể
*/Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: mục đích của hoạt động lànhững mong muốn của chủ thể về sản phẩm tạo ra trong tương lai, nó biểu hiệndưới dạng các biểu tượng, hình ảnh về cái sẽ có trong tương lai
*/ Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: quá trình hoạt động conngười sử dụng những công cụ để tác động vào khách thể
1.3 Cấu trúc của hoạt động
Theo quan điểm duy vật biện chứng hoạt động của con người khác vớicon vật, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới theomục đích nhu cầu của mình, trước khi con người làm ra sản phẩm con ngườiluôn hình dung ra các sản phẩm mà mình sẽ tạo ra trong tương lại Chính vì vậy,
để tiến hành hoạt động con người phải có động cơ thúc đẩy Động cơ chính làmục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động, nhưng để đạt được mục
Trang 22đích cuối cùng đó con người cần có các hành động để đạt được mục đích cụ thể,mục đích bộ phận và tương ứng với đó là các thao tác để tạo lên hành động Mỗithao tác lại gắn liền với những điều kiện, phương tiện nhất định Do vậy về mặtcấu trúc tâm lý của hoạt động có thể được sơ đồ hóa theo mô hình sau:
1.4 Các nhân tố thúc đẩy quá trình hoạt động của con người
Để thúc đẩy con người hoạt động đòi hỏi phải có những động lực nhấtđịnh, những động lực đó thể hiện ra thành nhu cầu, xúc cảm …khi con ngườinhận thức được những động lực đó sẽ hình thành lên động cơ của hoạt động gọi
là quá trình động cơ hóa Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của conngười, nhưng có ba yếu tố cơ bản là: nhu cầu, xúc cảm và hoàn cảnh thực tiễn
+ Nhu cầu là quá trình tâm lý thể hiện sự cần thiết được thỏa mãn của con
người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh Khi nhu cầu của con ngườixuất hiện nó thúc đẩy hành vi thông qua đó thúc đẩy hoạt động của con người
+ Xúc cảm là trạng thái tâm lý của con người trước những tác động của
thế giới khách quan Xúc cảm thể hiện dưới hai dạng là xúc cảm tiêu cực và xúccảm tích cực Xúc cảm tiêu cực thể hiện sự chán nản, sự không hứng thú của conngười với những tác động của thế giới xung quanh Xúc cảm tích cực thể hiện hứngthú của con người với những tác động đó Xúc cảm ảnh hưởng đến hoạt động nó thúcđẩy hoặc kìm hãm hoạt động của con người trước tác động từ thế giới khách quan
Khách thểĐộng cơHoạt động cụ thể
Phương tiệnThao tác
Chủ thể
Sản phẩm
Trang 23+ Hoàn cảnh bên ngoài: con người sống và làm việc luôn gắn liền với
những điều kiện hoàn cảnh nhất định Điều kiện hoàn cảnh sẽ thúc đẩy hoặc kìmhãm quá trình thực hiện nhu cầu của mình, thông quá đó kìm hãm hoặc thúc đẩyhoạt động
Mối quan hệ giữa nhu cầu, xúc cảm, điều kiện hoàn cảnh thực tiễn đếnhoạt động có thể được mô tả theo sơ đồ sau:
2.1 Khái niệm giao tiếp
Trong quá trình sống con người không chỉ tương tác với các sự vật hiệntượng trong thế giới mà còn tương tác với người khác Quá trình tương tác giữangười với người gọi là giao tiếp
Như vậy, giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người với người.
Hoàn cảnh
thực tiễn
Nhu cầu
Trang 24Trong một mối quan hệ giữa người với người nó vừa thể hiện tính chất xãhội vừa thể hiện tính chất cá nhân Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ: giao tiếp củacon người nảy sinh và tồn tại trong những điều kiện thực tiễn xã hội, quá trìnhgiao tiếp con người phải sử dụng công cụ, phương tiện được xã hội tạo ra vàthừa nhận Tính chất cá nhân trong giao tiếp thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhucầu, phong cách, quy cách … giao tiếp của mỗi người.
2.2 Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin: thông qua giao tiếp con người trao đổi, truyền đạttri thức, kinh nghiệm Trong giao tiếp con người vừa là chủ thể vừa là khách thểtrong việc phát và thu nhận thông tin Đó là một trong những yếu tố cơ bản hìnhthành nhân cách con người
- Chức năng nhận thức lẫn nhau: Trong giao tiếp các cá nhân tự bộc lộbản chất, tư tưởng, thái độ, … do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau
và đánh giá lẫn nhau
- Chức năng cảm xúc: trong quá trình giao tiếp các cá nhân bộ lộ cảm xúc
và tạo ra những ấn tượng, cảm xúc mới hoặc có thể truyền cảm xúc cho cá nhânkhác Đó là con đường hình thành tình cảm ở mỗi cá nhân
- Chức năng điều chỉnh hành vi: thông qua giao tiếp các cá nhân nhậnthức, đánh giá lẫn nhau đồng thời tự đánh giá được bản thân để điều chỉnh hành
vi của mình và của người khác
- Chức năng phối hợp hoạt động: nhờ có quá trình giáo tiếp con người cóthể phối hợp, thống nhất hành động để giải quyết một nhiệm vụ nào đó nhằmđạt được mục tiêu chung
2.3 Các loại giao tiếp
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp người ta chia giao tiếp thành:
+ Giao tiếp vật chất là giao tiếp sử dụng các đồ vật làm phương tiện trong
quá trình tương tác người – người
+ Giao tiếp ngôn ngữ là giao tiếp sử dụng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)
làm công cụ phương tiện xác lập và vận hành quan hệ người – người
Trang 25+ Giao tiếp tín hiệu là giao tiếp sử dụng các tín hiệu, ám hiệu thay cho
ngôn ngữ Giao tiếp tín hiệu là trường hợp đặc biệt của giao tiếp ngôn ngữ vìbản thân ngôn ngữ cũng là một dạng của tín hiệu mang tính phổ biến của mộtcộng đồng
- Căn cứu vào khoảng cách giữa các chủ thể trong giao tiếp người ta chiagiao tiếp thành:
+ Giao tiếp trực tiếp là giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
nhau để trực tiếp truyền đạt và tiếp thu tín hiệu
+ Giao tiếp gián tiếp là giao tiếp được thực hiện qua người khác hoặc
thông qua các phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận thông tin
- Căn cứ vào quy cách giao tiếp người ta chia giao tiếp thành:
+ Giao tiếp chính thức là giao tiếp được thực hiện theo một quy định,
nghi thức và cách thức nhất định
+ Giao tiếp không chính thức là giao tiếp không bị ràng buộc theo một
nghi thức và quy định bắt buộc, các cá nhân tự do trao đổi, truyền đạt và lĩnh hộithông tin
3 Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
3.1 Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý
Tâm lý con người không phải là cái có sẵn mang tính tiền định của conngười, cũng không phải là sản phẩm thuần túy của bộ não như gan tiết ra mật.Theo quan điểm duy vật biện chứng tâm lý người là sự phản ánh thế giới kháchquan vào trong bộ não con người thông qua chủ thể, tâm lý có bản chất xã hội vàlịch sử
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động, nhờ hoạt động mà trực tiếp nhất làhoạt động lao động con người tác động vào giới tự nhiên làm cho giới tự nhiênbộc lộ ra các thuộc tính thông qua đó con người nhận thức đồng thời cũng thôngqua đó con người thể hiện tâm lý của mình Cũng nhờ hoạt động mà con người
có được sự biến đổi về mặt cấu tạo cơ thể hoàn thiện bản thân Đồng thời thôngqua quá trình hoạt động con người thiết lập và cần thiết phải thiết lập các quan
hệ xã hội
Trang 26Quá trình hoạt động chính là quá trình con người chuyển những kinhnghiệm xã hội – lịch sử thành kinh nghiệm của bản thân mình Đó chính là quatrình chuyển nhứng dạng vật chất bên ngoài vào não con người Theo chủ nghĩaduy vật biện chứng tâm lý, ý thức chẳng qua là vật chất bên ngoài được chuyểnvào não người và được cải biến đi ở đó.
3.2 Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển của tâm lý
Thông qua giao tiếp con người truyền đạt, trao đổi và tiếp thu được thôngtin, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm cá nhân, biến những yếu tố đó thành cácyếu tố của mình
Giao tiếp là nhu cầu tất yếu của con người, nhu cầu này có từ khi nhữngđứa trẻ được khoảng 4 tuần tuổi và càng lớn nhu cầu này càng thể hiện rõ ràng
và càng có vai trò lớn đến sự phát triển tâm lý nhân cách của đứa trẻ
Trong giao tiếp các cá nhân đã chuyển những chuẩn mực, những quy định
về mặt đạo đức, pháp luật của xã hội, cộng đồng vào kinh nghiệm của mình,biến nó thành kinh nghiệm của mình Đó là quá trình tạo ra sự phát triển tâm lý
ở mỗi con người Không những thế giao tiếp còn là phương thức phát triển ngônngữ của con người – một công cụ giúp con người tư duy và thông qua đó pháttriển tâm lý, ý thức
Tóm lại, tâm lý con người là do tồn tại khách quan quy định, được nảysinh và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp
Chương III
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC
I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
1 Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài
1.1 Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý
Sự nảy sinh, hình thành và phát triển tâm lý gắn liền với sự sống của thếgiới hữu sinh Xét về mặt tiến hóa, thế giới vật chất phát triển trải qua ba giaiđoạn: từ vật chất vô sinh đến vật chất hữu sinh; từ sinh vật chưa có cảm giác
Trang 27phát triển thành sinh vật có cảm giác gắn với các hiện tượng tâm lý chưa có ýthức; từ động vật bậc cao chưa có ý thức đến con người có ý thức.
Tiêu chuẩn để xác định sự nảy sinh tâm lý hay phản ứng tâm lý đầu tiênnảy sinh dưới hình thái tính nhạy cảm tức là tính cảm ứng
Trước khi xuất hiện tính cảm ứng, những loài sinh vật dưới mức côn trùngchưa có tế bào thần kinh, chỉ có tính chịu kích thích Cao hơn tính chịu kíchthích, ở các loài côn trùng (giun, ong, kiến…) các tế bào thần kinh đã phát triểnhơn tập trung thành những bộ phận tương đối độc lập giúp cơ thể có khả năngđáp lại các kích thích ảnh hưởng đến sự tồn tại cơ thể gọi là tính nhạy cảm haytính cảm ứng Tiếp đó là sự xuất hiện của cảm giác, tri giác… đưa đến sự pháttriển tâm lý khác phức tạp hơn
1.2 Các thời kỳ phát triển tâm lý
Nghiên cứu về các thời kỳ phát triển tâm lý của loài người có thể xem xéttheo hai phương diện:
+ Theo mức độ phản ánh thì tâm lý loài người đã trải qua ba thời kỳ: cảmgiác, tri giác, tư duy
+ Theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lý con người trải qua bathời kỳ: bản năng, kỹ xảo, trí tuệ
1.2.1 Cảm giác, tri giác, tư duy
*/ Thời kỳ cảm giác
Đây là thời kỳ đầu tiên trong phản ánh tâm lý bắt đầu có ở động vật khôngxương sống Ở thời kỳ này con vật mới có khả năng trả lời từng kích thích riêng
lẻ Các động vật ở bậc thang tiến hóa cao hơn đều có thời kỳ cảm giác
*/ Thời kỳ tri giác
Bắt đầu có ở các động vật có xương sống và có hệ thần kinh đã hìnhthành, động vật ở thời kỳ này có khả năng đáp lại một tổ hợp các kích thích từbên ngoài
*/ Thời kỳ tư duy
Thời kỳ này được chia thành hai cấp độ:
Trang 28+ Tư duy bằng tay: có ở các loài động vật bậc cao có vỏ não phát triểntrùm lên các phần khác của não Ở thời kỳ này con vật đã biết dùng tay để sờ
mó, lắp ráp và giải quyết các tình huống cụ thể trước mắt Ở con người đây làđặc trưng tư duy của trẻ nhỏ khi ngôn ngữ chưa hoàn thiện
+ Tư duy bằng ngôn ngữ: chỉ có ở con người giúp con người phát hiện,nhận thức được bản chất, quy luật của thế giới
1.2.2 Thời kỳ bản năng kỹ xảo và hành vi trí tuệ
*/ Thời kỳ bản năng
Về mặt tiến hóa bản năng có từ loài côn trùng Bản năng là hành vi mangtính tẩm sinh, di truyền Cơ sở thần kinh của bản năng là phản xạ không điềukiện Ví dụ: bẳng năng dinh dưởng, bản năng tình dục…
*/ Thời kỳ kỹ xảo
Kỹ xảo là hành vi tự tạo trong đời sống cá thể, có sau hành vi bản năng
Kỹ xảo có được là do tập luyện hay lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thuần thục
Cơ sở thần kinh của kỹ xảo là phản xạ có điều kiện Chúng ta có thể tạo ra kỹxảo từ loài côn trùng Ví dụ: con khỉ chúng ta có thể dạy đi xe đạp, chim bồ câu
có thể huấn luyện để đưa thư…
*/ Thời kỳ hành vi trí tuệ
Hành vi trí tuệ là hành vi tự tạo trong quá trình sống của cá thể, đó là kiểuhành vi mềm dẻo và hợp lý trong những điều kiện sống luôn biến đổi Hành vitrí tuệ có đặc trưng là việc thực hiện các hành vi để giải quyết những tình huốngvới cách thức không có sẵn trong kinh nghiệm của cá thể Hành vi trí tuệ bắt đầuxuất hiện ở một số động vật bậc cao và con người Ở người hành vi trí tuệ gắnliền với ngôn ngữ, ý thức
1.3 Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể.
Phát triển tâm lý về phương diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liêntục từ cấp độ này sang cấp độ khác Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lýđạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi ở người:
Trang 29động chủ đạo
Hành vibản năng
Hoạt động bộtphát
Hoạt động chủ yếumang tính bảnnăng
Thực hiện chứcnăng sinh lý dựatrên phản xạkhông điều kiện
Hài nhi 2- 12
tháng
Giao cảmxúc trựctiếp
Kết hợp cảm xúcvới hành vi biểucảm
Thực hiện đượcgiao tiếp vớingười lớn, tưduy bằng tay
tháng– 2tuổi
Hoạt độngvới đồ vật
Bắt chước hànhđộng sử dụng đồvật
Tìm tòi khám phá
đồ vật
Bước đầu hiểubiết về đồ vậtBiết cách sửdụng đồ vật theo
sự bắt chướcMẫu giáo 3 – 6
tuổi
Chơi với
đồ vật vàvới bạn
Bước đầu biết ýthức về bản thânThể hiện cảm xúc
về đạo đức và thẩmmỹ
Tư duy trực quan
Bước đầu làmchủ được cácchức năng sinh
lý và tâm lýThể hiện sự gầngũi với nhữngngười thân quenTuổi đi
học
Nhi
đồng
7 - 12tuổi
Học tập,vui chơi
Tiếp thu tri thức cơ
sở tiểu họcHiếu độngTìm tòi khám phá
Từng bước thiếtlập quan hệ bạn
bè, quan hệnhóm, phát triểnnhân cách vàchịu ảnh hưởngnhân cách rấtlớn từ bố mẹ vàthầy cô
Thiếu
niên
12 –15tuổi
Học tập,vui chơi
và giaotiếp nhóm
Dậy thì, quan hệtâm tình bạn bè,muốn được đối xửnhư người lớnThanh 15 -18 Học tập, Bước đầu hình
Trang 30xuân tuổi vui chơi,
tham giahoạt đọng
xã hội
thành thế giớiquan, mơ mộng vềtình cảm, nghềnghiệp, ham thamgia hoạt động xãhội, rung động vềtình cảm khác giớiSinh
viên
18 –25tuổi
Học tập
và laođộng
Thích giao lưunhóm và muốnkhẳng định bảnthân là trung tâmtrong hoạt độngnhóm, thích thamgia hoạt động xãhội
Định hướng vềthế giới quan,nhân sinh quan,định hướng nghềnghiệp
Trưởng
thành
25 –55tuổi
Lao động
và hoạtđộng xãhội
Thể hiện tính cách,
có sự kìm nén cảmxúc theo mục đích
Tâm lý có sự biếnđổi theo quan điểmnhìn nhận về sựthành công haythất bại trong côngviệc và quan hệtình cảm gia
ĐìnhTuổi
già
55 -60trở đi
Nghỉ ngơi Phản ứng có phần
chậm chạp, thíchđược người thânquan tâm, thíchsum họp gia đình