SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Khi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen (Trang 24 - 28)

1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài 1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý

Sự nảy sinh, hình thành và phát triển tâm lý gắn liền với sự sống của thế giới hữu sinh. Xét về mặt tiến hóa, thế giới vật chất phát triển trải qua ba giai đoạn: từ vật chất vô sinh đến vật chất hữu sinh; từ sinh vật chưa có cảm giác phát triển thành sinh vật có cảm giác gắn với các hiện tượng tâm lý chưa có ý thức; từ động vật bậc cao chưa có ý thức đến con người có ý thức.

Tiêu chuẩn để xác định sự nảy sinh tâm lý hay phản ứng tâm lý đầu tiên nảy sinh dưới hình thái tính nhạy cảm tức là tính cảm ứng.

Trước khi xuất hiện tính cảm ứng, những loài sinh vật dưới mức côn trùng chưa có tế bào thần kinh, chỉ có tính chịu kích thích. Cao hơn tính chịu kích thích, ở các loài côn trùng (giun, ong, kiến…) các tế bào thần kinh đã phát triển hơn tập trung thành những bộ phận tương đối độc lập giúp cơ thể có khả năng đáp lại các kích thích ảnh hưởng đến sự tồn tại cơ thể gọi là tính nhạy cảm hay

tính cảm ứng. Tiếp đó là sự xuất hiện của cảm giác, tri giác… đưa đến sự phát triển tâm lý khác phức tạp hơn.

1.2. Các thời kỳ phát triển tâm lý

Nghiên cứu về các thời kỳ phát triển tâm lý của loài người có thể xem xét theo hai phương diện:

+ Theo mức độ phản ánh thì tâm lý loài người đã trải qua ba thời kỳ: cảm giác, tri giác, tư duy.

+ Theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lý con người trải qua ba thời kỳ: bản năng, kỹ xảo, trí tuệ.

1.2.1. Cảm giác, tri giác, tư duy

*/ Thời kỳ cảm giác

Đây là thời kỳ đầu tiên trong phản ánh tâm lý bắt đầu có ở động vật không xương sống. Ở thời kỳ này con vật mới có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ. Các động vật ở bậc thang tiến hóa cao hơn đều có thời kỳ cảm giác.

*/ Thời kỳ tri giác

Bắt đầu có ở các động vật có xương sống và có hệ thần kinh đã hình thành, động vật ở thời kỳ này có khả năng đáp lại một tổ hợp các kích thích từ bên ngoài.

*/ Thời kỳ tư duy

Thời kỳ này được chia thành hai cấp độ:

+ Tư duy bằng tay: có ở các loài động vật bậc cao có vỏ não phát triển trùm lên các phần khác của não. Ở thời kỳ này con vật đã biết dùng tay để sờ mó, lắp ráp và giải quyết các tình huống cụ thể trước mắt. Ở con người đây là đặc trưng tư duy của trẻ nhỏ khi ngôn ngữ chưa hoàn thiện.

+ Tư duy bằng ngôn ngữ: chỉ có ở con người giúp con người phát hiện, nhận thức được bản chất, quy luật của thế giới.

1.2.2. Thời kỳ bản năng kỹ xảo và hành vi trí tuệ

*/ Thời kỳ bản năng

Về mặt tiến hóa bản năng có từ loài côn trùng. Bản năng là hành vi mang tính tẩm sinh, di truyền. Cơ sở thần kinh của bản năng là phản xạ không điều kiện. Ví dụ: bẳng năng dinh dưởng, bản năng tình dục…

*/ Thời kỳ kỹ xảo

Kỹ xảo là hành vi tự tạo trong đời sống cá thể, có sau hành vi bản năng.

Kỹ xảo có được là do tập luyện hay lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thuần thục.

Cơ sở thần kinh của kỹ xảo là phản xạ có điều kiện. Chúng ta có thể tạo ra kỹ

xảo từ loài côn trùng. Ví dụ: con khỉ chúng ta có thể dạy đi xe đạp, chim bồ câu có thể huấn luyện để đưa thư…

*/ Thời kỳ hành vi trí tuệ

Hành vi trí tuệ là hành vi tự tạo trong quá trình sống của cá thể, đó là kiểu hành vi mềm dẻo và hợp lý trong những điều kiện sống luôn biến đổi. Hành vi trí tuệ có đặc trưng là việc thực hiện các hành vi để giải quyết những tình huống với cách thức không có sẵn trong kinh nghiệm của cá thể. Hành vi trí tuệ bắt đầu xuất hiện ở một số động vật bậc cao và con người. Ở người hành vi trí tuệ gắn liền với ngôn ngữ, ý thức.

1.3. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể.

Phát triển tâm lý về phương diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi ở người:

Lứa tuổi

Giai đoạn Thời kỳ

Sơ sinh Từ 0 –

2 tháng

Hành vi bản năng

Hoạt động bột phát.

Hoạt động chủ yếu mang tính bản năng.

Thực hiện chức năng sinh lý dựa trên phản xạ không điều kiện.

Hài nhi 2- 12

tháng

Giao cảm xúc trực tiếp

Kết hợp cảm xúc với hành vi biểu cảm.

Thực hiện được giao tiếp với người lớn, tư duy bằng tay.

Nhà trẻ 12

tháng – 2 tuổi

Hoạt động với đồ vật

Bắt chước hành động sử dụng đồ vật

Tìm tòi khám phá đồ vật

Bước đầu hiểu biết về đồ vật Biết cách sử dụng đồ vật theo sự bắt chước Mẫu giáo 3 – 6

tuổi

Chơi với đồ vật và

Bước đầu biết ý thức về bản thân

Bước đầu làm chủ được các

với bạn Thể hiện cảm xúc về đạo đức và thẩm mỹ

Tư duy trực quan

chức năng sinh lý và tâm lý Thể hiện sự gần gũi với những người thân quen Tuổi đi

học

Nhi đồng

7 - 12 tuổi

Học tập, vui chơi

Tiếp thu tri thức cơ sở tiểu học

Hiếu động

Tìm tòi khám phá

Từng bước thiết lập quan hệ bạn bè, quan hệ nhóm, phát triển nhân cách và chịu ảnh hưởng nhân cách rất lớn từ bố mẹ và thầy cô.

Thiếu niên

12 – 15 tuổi

Học tập, vui chơi và giao tiếp nhóm

Dậy thì, quan hệ tâm tình bạn bè, muốn được đối xử như người lớn Thanh

xuân

15 -18 tuổi

Học tập, vui chơi, tham gia hoạt đọng xã hội

Bước đầu hình thành thế giới quan, mơ mộng về tình cảm, nghề nghiệp, ham tham gia hoạt động xã hội, rung động về tình cảm khác giới Sinh

viên

18 – 25 tuổi

Học tập và lao động

Thích giao lưu nhóm và muốn khẳng định bản thân là trung tâm trong hoạt động nhóm, thích tham gia hoạt động xã hội

Định hướng về thế giới quan, nhân sinh quan, định hướng nghề nghiệp

Trưởng thành

25 – 55 tuổi

Lao động và hoạt động xã hội

Thể hiện tính cách, có sự kìm nén cảm xúc theo mục đích.

Tâm lý có sự biến

đổi theo quan điểm nhìn nhận về sự thành công hay thất bại trong công việc và quan hệ tình cảm gia

Đình Tuổi

già

55 -60 trở đi

Nghỉ ngơi Phản ứng có phần chậm chạp, thích được người thân quan tâm, thích sum họp gia đình và người thân

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Khi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w