CHƯƠNG V TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
IV. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: bẩm sinh – di truyền; môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội; giáo dục và hoạt động cá nhân.
1.1. Bẩm sinh – di truyền và nhân cách
Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã được di truyền lại một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ thế hệ trước. Di truyền là yếu tố cơ sở, nền tảng không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách. Chẳng hạn, sự di truyền về đặc điểm thể chất sẽ gây thuận lợi hoặc khó khăn cho việc hình thành nhân cách, nhưng nó không giữ vai trò quyết định. Có thể nói di truyền là cơ sở về mặt vật chất của tâm lý và nhân cách.
1.2. Hoàn cảnh sống 1.2.1. Hoàn cảnh tự nhiên
Mỗi cá nhân và cộng đồng thường gắn với một lãnh thổ và một vùng địa lý trong một thời gian nhất định. Những điều kiện hoàn cảnh ấy cho phép cá nhân và cộng đồng hình thành lên phương thức sản xuất riêng của mình. Cho nên, những điều kiện tự nhiên cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, tính cách tuy nhiên nó cũng chỉ là sự quy định mang tính thứ yếu.
1.2.2. Hoàn cảnh xã hội
Chủ nghĩa Mác – Leenin khẳng định bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Con người không có sự giao tiếp người người thì cá thể đó chỉ lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, không thể trở thành con người và một nhân cách. Nhân cách đó là sản phẩm của xã hội. Trong đó những yếu tố cơ bản của hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến nhân cách gồm:
+ Điều kiện kinh tế xã hội: có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, định hướng giá trị cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
+ Quan hệ chính trị và pháp luật: vị trí giai cấp, vai trò xã hội của cá nhân trong cộng đồng sẽ kích thích tính tích cực của cá nhân ở mức độ này hay mức độ khác. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò và vị trí của
cá nhân trong cộng đồng và ns ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của cá nhân.
Tính chất của phương thức sẳn xuất, quan hệ sản xuất, qua hệ chính trị, pháp luật biểu hiện qua hệ tư tưởng, đạo đức và ít nhiều qua phong tục tập quán thông qua đó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
1.3. Giáo dục và nhân cách
Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người, là quá trình tác động có mục đích, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu của xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó thể hiện:
+ Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Đó là quá trình tác động có mục tiêu xác định, tạo nên một mẫu người cụ thể theo yêu cầu của xã hội – một mô hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.
+ Giáo dục tác động đến con người dựa trên những thành tựu nghiên cứu của khoa học xét ở khía cạnh hình thành nhân cách giáo dục tác động đến con người theo những quy luật nhận thức, quy luật tâm lý xã hội.
+ Giáo dục có thể phát huy tối đa những mặt mạnh trong các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách đồng thời khắc phục, bù đắp những thiếu hụt, hạn chế của các cá nhân.
+ Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệnh hành vi, nhân cách giúp cá nhân tố đó phát triển theo mong muốn của xã hội.
1.4. Hoạt động và nhân cách
Giáo dục, hoàn cảnh xã hội tác động đến con người nhưng nó sẽ là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân. Vì hoạt động của chính cá nhân là nhân tố trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi lẽ, quá trình hoạt động của con người bao gồm quá trình “xuất tâm” và “nhập tâm” nhờ đó một mặt con người tiếp thu, lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm cá nhân và xã hội mặt khác truyền tải nhân cách sang người khác.
1.5. Giao tiếp và nhân cách
Cùng với hoạt động, giao tiếp là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách.
+ Xã hội là cộng đồng người được hình thành nhờ giao tiếp. Đối với cá nhân giao tiếp là điều kiện tồn tại với tư cách con người và là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách của họ.
+ Bằng giao tiếp con người tham gia vào các quan hệ xã hội lĩnh hội các tri thức, văn hóa, các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức và đóng góp phần mình vào xã hội.
+ Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, đánh giá người khác mà còn nhận thức chính mình và đánh giá chính mình từ đó điều chỉnh bản thân cho phù hợp.
1.6. Tập thể và nhân cách
Nhân cách được hình thành trong xã hội mà trước hết là quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm cộng đồng.
+ Trong tập thể con người thấy được vị trí vai trò đồng thời tìm được chỗ đứng của mình và thỏa mãn nhu cầu hoạt động, giao tiếp vốn là nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy, tập thể là một trong những yếu tố tác động để hình thành và phát triển nhân cách.
2. Sự hoàn thiện nhân cách
Trong quá trình sống của cá nhân, cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội dưới tác độn chủ đạo của hoạt động giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định. Trong quá trình sống, nhân cách tiếp tục có sự biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục để nhân cách phát triển và hoàn thiện ở cấp độ cao hơn.
Quá trình rèn luyện và hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân được thể hiện thông qua các con đường sau:
2.1. Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng
Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng nhân cách là con đường chủ đạo để hoàn thiện nhân cách. Việc giáo dục nhân cách phải diễn ra thường xuyên, cấp bách, khách quan và tự giác của mỗi người.
2.2. Hoạt động thực tiễn
Nhân cách khồn phải là yếu tố mang tính tiền định. Để có được nhân cách đúng đắn con người phải tích cực hoạt động. Hoạt động đưa đến cho con người nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu, hiểu biết, đồng thời thông qua hoạt động con