NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Khi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen (Trang 32 - 36)

Nhận thức cảm tớnh là quỏ trỡnh nhận thức mang tớnh ôtrực quan sinh động ằ khi mà sự vật hiện tượng đang trực tiếp tỏc động lờn cỏc giỏc quan. Nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp nhất trong nhận thức của con người với các hình thức cảm giác và tri giác. Trong đó, cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của con người với thế giới khách quan.

I. CẢM GIÁC

1. Khái niệm cảm giác

Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của sự vật hiện tượng khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động lên giác quan của chúng ta.

2. Đặc điểm của cảm giác

- Cảm giác là quá trình nhận thức có khở đầu, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra cảm giác là các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khách quan hoặc các trạng thái tâm sinh lý của chính bản thân.

- Cảm giác chỉ phản ánh được những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng theo cơ chế : thuộc tính của sự vật tác động vào cơ quan thụ cảm, kích thích từ sự tác động làm xuất hiện các xung thần kinh truyền đến não, vùng thần kinh tương ứng trên vỏ não hoạt động tạo ra cảm giác.

- Cảm giác là quá trình phản ánh mang tính trực tiếp.

- Cảm giác mang bản chất xã hội bởi lẽ đối tượng tác động gây ra cảm giác không chỉ có sự vật hiện tượng tự nhiên mà còn cả những sản phẩm do hoạt động con người tạo ra, đồng thời phản ánh ở con người không chỉ phụ thuộc vào hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn phụ thuộc vào hệ thống tín hiệu thứ hai.

3. Vai trò của cảm giác

- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong môi trường xung quanh. Các giác quan chính là cánh cửa để con người liên hệ, tương tác với thế giới bên ngoài. Cũng nhờ cảm giác con người có thể nhận biết được tình hình cơ thể và bản thân mình.

- Cảm giác cung cấp nguyên liệu, tài liệu cho quá trình nhận thức có hơn.

- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não và cơ thể nhờ đó đảm bảo hoạt động tinh thần của con người và cơ thể diễn ra bình thường.

4. Các quy luật cơ bản của cảm giác

*/ Quy luật ngưỡng cảm giác

Cảm giác con người chỉ có được khi kích thích tác động lên giác quan nằm trong giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra cảm giác mà con người nhận thức được gọi là ngưỡng cảm giác.

Ngưỡng cảm giác có hai loại : ngưỡng tuyệt đối dưới và ngưỡng tuyệt đối trên.

Ngưỡng tuyệt đối dưới của cảm giác là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác. Ví dụ : ngưỡng tuyệt đối dưới của thị giác là sóng ánh sáng cú bước súng 390mà, thớnh giỏc là súng õm thanh cường độ 16 hec.

Ngưỡng tuyệt đối trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giỏc. Vớ dụ : ngưỡng truyệt đối trờn của thị giỏc là 780mà, thớnh giỏc là 2000hec.

Khoảng giới hạn giữa ngưỡng cảm giác tuyệt đối trên và ngưỡng tuyệ đối dưới gọi là vùng cảm giác.

Cảm giác có thể phân biệt được sự chênh lệch về cường độ kích thích hay tính chất của kích thích ở những cần có sự chênh lệch tối thiểu thì mới có thể phân biệt được. Mức chênh lệch tối thiểu về cường độ để có thể phân biệt được các kích thích ngường ta gọi là ngưỡng sai biệt.

*/ Quy luật về tính thích ứng của cảm giác

Tính thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của các giác quan cho phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích. Tính nhạy cảm của các giác quan tỉ lệ nghịch với ngưỡng cảm giác.

Cảm giác con người có khả năng thích ứng nhất định, nó có thể mất đi khi kích thích kéo dài hoặc có thể do tập luyện mà khả năng chịu đựng tăng lên.

*/ Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác

Các cảm giác của con người không tồn tại biệt lập tách rời mà luôn tác động qua lại lẫn nhau.

Trong quá trình nhận tác động lên các giác quan, cảm giác luôn thay đổi độ nhạy cảm của nhau theo hướng : sự kích yếu lên một có quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia và ngược lại.

Sự tác động lẫn nhau của cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp.

Khi diễn ra đồng thời gọi là cảm giác tương phản đồng thời và khi diễn ra nối tiếp gọi là cảm giác tương phản nối tiếp.

5. Các loại cảm giác

- Cảm giác nhìn : nảy sinh do sự tương tác giữa cơ quan thị giác và các sóng ánh sáng trên cơ sở tính đối lập sáng và tối.

- Cảm giác nghe. Nảy sinh do sự tương tác giữa chuyển động của các sóng âm thanh với cơ quan thính giác.

- Cảm giác ngửi : nảy sinh do sự tương tác của các thuộc tính hóa học hòa trong không khí với cơ quan thụ cảm của khứu giác.

- Cảm giác nếm : nảy sinh do các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước bọt với cơ quan thụ cảm vị giác.

- Cảm giác da : nảy sinh do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên cơ quan xúc giác.

II. TRI GIÁC

1. Khái niệm và đặc điểm của tri giác

Khái niệm trị giác: Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động lên các giác quan của chúng ta.

-. Đặc điểm của tri giác:

+ Tri giác là một quá trình nhận thức có nảy sinh, diễn biết và kết thúc.

+ Tri giác phản ánh hiện thực khách quan vào não con người mang tính trực tiếp, nó nảy sinh khi các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp lên các giác quan.

+ Tri giác phản ánh mang tính trọn vẹn về những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, nó có nguồn gốc từ tính trọn vẹn của sự vật hiện tượng đang tác động lên các giác quan.

+ Tri giác con người mang bản chất xã hội.

2. Vai trò của tri giác

- Tri giác giúp con người định hướng nhanh và chính xác trong môi trường xung quanh.

- Tri giác giúp con người phản ánh mang tính chọn lọc và ý nghĩa. Bởi vì tri giác ở người mang vốn kinh nghiệm kết hợp với tác động của các chức năng tâm sinh lý giúp con người đánh giá được phần nào về sự vật hiện tượng.

- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình nhận thức cao hơn.

3. Các quy luật cơ bản của tri giác

*/ Quy luật về tính đối tượng cuat tri giác

Khi tri giác, chúng ta sử dụng rất nhiều các giác quan để tổng hợp về vẻ bề ngoài mang tính cấu trúc của sự vật hiện tượng, đồng thời với nó là những kinh nghiệm về những thuộc tính chúng ta đã biết trước đó mà chúng ta có thể gọi tên, tách đối tượng ra với những đặc điểm đó ra khỏi các sự vật xung quanh, phân biệt với các sự vật xung quanh.

*/ Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Cùng một lúc cơ thể có nhiều sự vật hiện tượng đồng thời tác động lên các giác quan của chúng ta, chúng ta không thể đồng thời phản ánh được tất cả mà chỉ tách ra một số tác động trong vô vàn các tác động để phản ánh về đối tượng cũng như tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Đó gọi là tính lựa chọn của tri giác.

*/ Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác

Các hình ảnh tri giác luôn có một ý nghĩa nhất định. Khi ta tri giác về một đối tượng thường gắn với tư duy với những kinh nghiệm nhờ đó ta có thể xếp được chúng vào nhóm các sự vật hiện tượng mà ta đã biết.

*/ Quy luật về tính ổn định của tri giác

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi khi các điều kiện tri giác thay đổi.

Điều kiện tri giác của con người là không có định phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, khoảng cách tri giác và vị trí không gian nhưng ta vẫn có thể tri giác được sự vật hiện tượng đó về hình dáng, màu sắc, kích thước…

*/ Quy luật tổng giác

Tri giác con người ngoài phụ thuộc vào tính chất thuộc tính của sự vật kích thích lên giác quan còn phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan như tâm lý, tình cảm, nhu cầu, mục đích, động cơ, định kiến…sự phụ thuộc như vậy gọi là hiện tượng tổng giác.

*/ Ảo giác

Trong một số trường hợp, với những điều kiện xác định tri giác có thể không cho ta về hình ảnh đúng về sự vật. hiện tượng này gọi là ảo giác. Ảo giác là tri giác không đúng, sai lệch về sự vật.

4. Phân loại tri giác

- Tri giác không gian : là sự phản ánh không gian tồn tại của sự vật hiện tượng trong tương quan với sự vật khác về hình dáng, độ lớn, vị trí, hình nổi, độ xa và phương hướng của chúng.

- Tri giác thời gian : là tri giác phản ánh về độ dài lâu, tốc độ, tính liên tục hay đứt đoạn của cá hiện tượng trong hiện thực.

- Tri giác vận động là tri giác phản ánh những biến đổi về vị trí sự vật trong không gian

- Tri giác về con người là quá trình quan sát lẫn nhau giữa người với người trong điều kiện giao tiếp trực tiếp.

Một phần của tài liệu Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Khi xem xét sự vận động của thế giới Ph.Ăng ghen (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w