Hoạt động nhận thức cảm tính cung cấp những nguyên liệu ban đầu cho hoạt động tâm lý nhưng con người không dừng lại ở việc nhận thức bên ngoài sự vật hiện tượng vì hoạt động con người là haotj động hướng vào việc cải tạo thế giới vì vậy con người phải hướng đến nhận thức bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà điều này có được trong hoạt động nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là cơ sở cho hoạt động tâm lý cấp cao ở con người, là một cơ sở quan trọng để phân biệt tâm lý con người và con vật. Nhận thức lý tình bao gồm hai quá trình cơ bản là tư duy và tưởng tượng.
I. TƯ DUY
1. Khái niệm tư duy và bản chất của tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.
-. Bản chất xã hội của tư duy:
+ Tư duy phải dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đó để lại, tức là dựa vào những thành tựu nhận thức mà xã hội đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử trước đó.
+ Tư duy sử dụng ngôn ngữ mà con người đã tạo ra trước đó. Ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy vừa là phương tiện để biểu đạt, khái quát và giữ gìn kết quả nhận thức mà con người đã tư duy được.
+ Tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu thực tiễn của con người và xã hội.
+ Tư duy mang tính tập thể vì bề rộng của sự khái quát bề sâu của tư duy không chỉ bị quy định bởi khả năng nhận thưc cá nhân mà còn dựa vào kết quả nhận thức là nhân loại đã đạ được trước đó.
+ Tư duy có tính chất chung của loài người vì nó được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ mang tính chung của cả cộng đồng, xã hội.
2. Đặc điểm của tư duy
- Tính có vấn đề của tư duy :Để kích thích được tư duy cần có hai điều kiện:
+ Gặp hoàn cảnh, tình huống có vấn đề. Đó là những hoàn cảnh mà cần thiết cho nhu cầu cá nhân và xã hội mà sự hểu biết cũ, phương pháp cũ không thể giải quyết được.
+ Cá nhân phải nhận thức được đầy đủ tình huống có vấn đề. Tức là nhận thức được mâu thuẫn, tính bất hợp lý và có nhu cầu cần giải quyết.
- Tính gián tiếp của tư duy : tư duy là quá trình nhận thức diễn ra ngay cả khi sự vật hiện tượng không còn trực tiếp tác động lên các giác quan. Mặt khác, tư duy sử dụng kết quả nhận thức mà con người đạt được trước đó và để tư duy được con người phải sử dụng ngôn ngữ mà công cụ, phương tiện cho tư duy.
- Tư duy mang tính trừu tượng và khái quát : Tư duy không phản ánh sự vật hiện tượng mang tính riêng lẻ, bộ phận mà nó có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính bản chất, đặc trưng và khái quát những thuộc tính bản chất chung thành các khái niệm, phạm trù do vậy tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.
- Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ : Tư duy của con người phản ánh mang tính gián tiếp về sự vật hiện tượng, đồng thời mang tính truuwf tượng và khái quát hóa nên không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy ở con người không diễn ra được. Mặt khác các kết quả của tư duy lại phải sử dụng ngôn ngữ làm công cụ phương tiện để khái quát, thể hiện ra bên ngoài. Ngược lại, ngôn ngữ không có tư duy thì nó chỉ là những âm thanh vô nghĩa.
- Tư duy có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính : Tư duy được tiến hành dựa trên những kết quả của nhận thức cảm tính. Ngược lại tư duy ảnh hưởng đến quá trình và kết quả của nhận thức cảm tính.
4. Vai trò của tư duy
- Tư duy giúp con người mở rộng giới hạn của nhận thức. Tư duy không chỉ giới hạn ở quá trình nhận thức trực tiếp mà là quá trình nhận thức mang tính gián tiếp cho nên con người không chỉ dựa vào bản thân hình ảnh bề ngoài của
sự vật hiện tượng mà còn dựa trên tri thức đã có của bản thân và xã hội mà rút ra những tri thức mới.
- Tư duy giúp con người hiểu được bản chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng từ đó con người sẽ xác định biện pháp, phương hướng cải tạo sự vật. tư duy không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà còn góp phần giải quyết được cả những nhiệm vụ ở tương lai.
- Tư duy cải tạo những kết quả của nhận thức cảm tính giúp chúng có ý nghĩa hơn cho cuộc sống.
5. Các giai đoạn của tư duy
Tư duy con người diễn ra theo trình tự : khi con người gặp và nhận thức được tình hướng có vấn đề, con người huy động và sử dụng các tri thức, kinh nghiệm để hình thành lên liên tưởng, tiếp đó con người sàng lọc các liên tưởng để hình thành giả thuyết, lọc bỏ các giả thuyết và tiến đến giải quyết nhiệm vụ.
Có thể sơ đồ hóa các giai đoạn của tư duy như sau :
Xuất hiện các liên tưởng Nhận thức vấn đề
Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết
Chính xác hóa Khẳng định Phủ định
Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới
6. Các thao tác của tư duy
Tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ được đặt ra. Những thao tác đó được goi là quy luật nội tại của tư duy. Những thao tác cụ thể bao gồm:
+ Phân tích – tổng hợp: trong tư duy con người dùng trí óc để tách các thuộc tính của sự vật hiện tượng (quá trình phân tích) sau đó hợp nhất, nhóm những thuộc tính bản chất thành một chỉnh thể (quá trình tổng hợp).
+ So sánh là quá trình con người sử dụng trí óc để xác định sự giống, khác, tương đồng hay không tương đồng giữa các sự vật hiện tượng.
+ Trừu tượng hóa và khái quát hóa: sau khi sử dụng trí óc so sánh con người gạt bỏ những thuộc tính, những mặt thứ yếu chỉ giữ lại những mặt, những thuộc tính cần thiết cho quá trình tư duy nhằm tím ra cái bản chất, cái mới (đó là quá trình trừu tượng hóa). Tiếp đó con người sử dụng trí óc để nhóm những đối tượng thành nhóm, một loại gọi là quá trình khái quát hóa.
II. TƯỞNG TƯỢNG
1. Khái niệm và bản chất của tưởng tượng
- Khái niệm tưởng tượng: tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
- Bản chất của tưởng tượng:
+ Về nội dung phản ánh: phản ánh cái mới, chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội.
+ Về phương thức phản ánh: tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới) trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động (chắp ghép liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá, loại suy).
+ Về phương diện kết quả phản ánh: sản phẩm là các biểu tượng của tượng tượng, hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.
2. Đặc điểm của tưởng tượng
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề. Tính có vấn đề của tưởng tượng là trước những hoàn cảnh, những đòi hỏi mới mà con người chưa từng gặp mà con người muốn khám phá, làm sáng tỏ hoặc hy vọng.
-. Tưởng tượng mang tính gián tiếp và khái quát cao hơn trí nhớ. Hình ảnh của tưởng tượng là những hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng đã có của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.
- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Tưởng tượng sử dụng những hình ảnh, biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính mang lại.
3. Vai trò của tưởng tượng
- Cho phép con người hình dung ra được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động trước khi con người bắt tay vào hoạt động để tạo ra kết quả như tưởng tượng.
- Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mang tính hoàn hảo, chói lọi mà con người mong đợi, khát khao vươn đến, nó có tác dụng kích thích con người hoạt động.
- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến học tập, lao động và phát triển nhân cách con người nói chung.
4. Các loại tưởng tượng
- căn cứ vào tính tích cực, hiệu quả của tượng tượng người ta cha tưởng tượng thành:
Tưởng tượng tích cực: là tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính thực tế của con người. Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
Tưởng tượng tiêu cực: là tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được hiện thực hóa trong cuộc sống. Nó vạch ra những chương trình của hành vi khong thể thực hiện được và luôn luôn không thể thực hiện được. Tưởng tượng tiêu cực có thể được thực hiện có chủ định gọi là sự mộng mơ, có thể thực hiện một cách không chủ định ( thực hiện khi cơ thể ở trạng thái ngủ, không hoạt động).
Ước mơ: là loại tưởng tượng mang tính độc lập không hướng vào hiện tại.
Ước mơ có hai loại là ước mơ có lợi và ước mơ có hại.
Lý tưởng: là loại hình tưởng tượng có tính hiện thực cao hơn ước mơ. Nó là hình ảnh mẫu mực, chói lòa hấp dẫn trong tương lai mà chủ thể tưởng tượng mong muốn.
5. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
- Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay thành phần của sự vật .
- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật, tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất của sự vận hiện tượng.
- Chắp ghép: là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau để tạo thành hình ảnh mới.
- Liên hợp: là cách tạo hình ảnh mới bằng liên hợp của nhiều bộ phận của các sự vật vào một sự vật theo một tương quan mới.
- Điển hình hóa: là cách xây dựng hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh, điển hình hóa một thuộc tính, một đặc điểm điển hình của sự vật hiện tượng, giai cấp, lớp người…
- Loại suy: là cách tạo hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, bộ phận của các sự vật có thực.