1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

160 817 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Đề tài khoa học cấp tỉnh Nghiên cứu, biên soạn Từ điển địa danh Quảng Ngãi được thực hiện từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2012, với đối tượng nghiên cứu là các địa danh trên địa b

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

-

-BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN

TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

Chủ nhiệm đề tài:

Cao Văn Chư

Trang 2

Quảng Ngãi, năm 2012

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

-

-BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN

TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

Chủ tịch hội đồng nghiệm thu Cơ quan quản lý đề tài

Trang 3

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN

THAM GIA ĐỀ TÀI

Trang 4

T Ó M T Ắ T

Địa danh là tên đất Đề tài khoa học cấp tỉnh Nghiên cứu, biên soạn

Từ điển địa danh Quảng Ngãi được thực hiện từ tháng 8 năm 2010 đến

tháng 11 năm 2012, với đối tượng nghiên cứu là các địa danh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với mục tiêu, sản phẩm chính là hình thành Từ điển địa danh Quảng Ngãi, để xuất bản và phục vụ bạn đọc Cũng như các tỉnh khác trong nước, Địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi có thể là vô số, không ai và cũng không bằng cách gì có thể đo đếm đích xác là có bao nhiêu Địa danh lại có thể có gốc tiếng Việt phổ thông, tiếng các dân tộc Hre, Cor, Ca Dong bản địa Địa danh có thể tồn tại chỉ bằng tiếng nói, có thể được ghi vào chữ viết, bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, với nhiều cách viết khác nhau cho cùng một hiện tượng Về lịch đại, địa danh có thể xuất hiện và tồn tại lâu dài, nhưng cũng có nhiều trường hợp địa danh có sự biến đổi, biến mất, hoặc thay đổi hình dạng vào một địa danh khác, theo biến động của hành chính, chính trị qua các thời kỳ lịch sử Do vậy, địa danh vừa phong phú lại vừa phức tạp; đối với người nghiên cứu, việc nghiên cứu địa danh là vô cùng khó khăn và mang tính sáng tạo cao

Dựa vào lý thuyết địa danh học và căn cứ vào tính thực dụng của đề tài, đề tài này không đặt một tham vọng bất khả thi là nghiên cứu tất cả các địa danh, mà xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu của mình là các địa danh chỉ địa hình tự nhiên chủ yếu (tên sông, suối, ao, hồ, vũng, vịnh…), địa danh chỉ vùng không xác định ranh giới, địa danh hành chính (gồm tên các thôn, xã trở lên), địa danh cũ không còn hiện hành về mặt hành chính Trong các công trình trước đây, người ta có ghi nhiều địa danh, nhưng chưa có công trình nào có chủ đích nghiên cứu chuyên biệt về địa danh, hình thành từ điển địa danh Quảng Ngãi Do vậy, để đi đến hình thành từ điển địa danh, tác giả đề tài đã dùng hai phương pháp phối hợp là sưu tầm sách vở và sưu tầm điền dã, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh; thực hiện 27 chuyên đề nghiên cứu địa danh ở các mặt của nó; thực hiện 16 cuộc hội thảo ở tỉnh và ở các huyện, thành phố; trao đổi với các chuyên gia, tư vấn khoa học Đó cũng là những kết quả chính của công trình Sản

phẩm chủ yếu sẽ là Từ điển địa danh Quảng Ngãi với khoảng 2.500 mục

từ, trong đó các mục từ địa danh sẽ được chọn lựa và sắp xếp, chú giải theo dạng từ điển để phục vụ việc tra cứu của đông đảo bạn đọc, các nhà quản

lý, các nhà khảo sát, nghiên cứu

Trang 5

P H Ầ N C H Í N H

B Á O C Á O

Trang 6

M Ụ C L Ụ C

Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7

A THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 7

I Tính cấp thiết của đề tài 7

II Mục tiêu của đề tài 8

III Nội dung, nhiệm vụ của đề tài 8

IV Phạm vi, giới hạn, đối tượng nghiên cứu của đề tài 9

V Phương pháp nghiên cứu - Các nét tiếp cận chính 13

VI Kết quả của đề tài 14

B Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 17

I Đề tài đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tra cứu, nghiên cứu của nhiều người về các địa danh ở Quảng Ngãi 17

II Đề tài góp phần nghiên cứu kho tàng địa danh trong toàn quốc 18

III Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về địa danh 19

Chương II: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA DANH Ở QUẢNG NGÃI 24

A KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA ĐỊA DANH 24

I Khái niệm địa danh 24

II Ý nghĩa của địa danh 27

B NGUỒN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI 28

I Nguồn địa danh từ sách vở, thư tịch 28

II Nguồn địa danh từ sưu tầm điền dã 34

Chương III: TỔNG HỢP, PHÂN LOẠI ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI 37

I Địa danh phân loại theo đối tượng 37

II Lịch sử và sự xuất hiện, biến đổi địa danh ở Quảng Ngãi 47

III Loại địa danh chữ Hán (tên chữ) ở Quảng Ngãi 55

IV Loại địa danh thuần Việt (hay tên Nôm) ở Quảng Ngãi 59

V Loại địa danh gốc tiếng Hre ở Quảng Ngãi 67

VI Loại địa danh gốc tiếng Cor ở Quảng Ngãi 71

VII Loại địa danh gốc tiếng Ca Dong ở Quảng Ngãi 75

VIII Đa dạng và trùng lặp trong các địa danh Quảng Ngãi 78

IX Loại địa danh có sự chuyển hóa với nhân danh 82

X Loại địa danh bằng số ở Quảng Ngãi 87

XI Các công trình mang tên địa danh ở Quảng Ngãi 92

Chương IV: BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI 99

I Quá trình hình thành từ điển địa danh 99

II Biên soạn từ điển địa danh 104

Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114

A KẾT LUẬN 114

I Đề tài đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra 114

II Đề tài đạt chất lượng tốt về chuyên môn 114

III Một số kết quả phái sinh 115

B KIẾN NGHỊ 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 121

PHỤ LỤC 129

I Đề cương sưu tầm nghiên cứu địa danh tại các huyện, thành phố 130

Trang 7

II Các bài báo khoa học đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành 131

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

A THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

I Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài khoa học Nghiên cứu, biên soạn Từ điển địa danh Quảng Ngãi,

như tên gọi của nó, nhằm nghiên cứu trên địa hạt tỉnh Quảng Ngãi và biên soạn thành từ điển địa danh Có con người, có ngôn ngữ, là có địa danh Hai chữ “địa danh” gốc chữ Hán viết là 地 名 có nghĩa là tên đất Tiếng Anh viết

là place-names, nghĩa là tên nơi chốn Địa danh xuất hiện như một tất yếu,

cũng như nhân danh tức tên gọi cho từng người không thể không có, để phân biệt vùng này với vùng khác, núi nọ với núi kia, cũng như nhân danh nhằm phân biệt người nọ với người kia Nếu không có địa danh để gọi, tất yếu người ta chẳng thể truyền cho nhau biết một vị trí cụ thể nào đó; cũng như tên riêng của từng con người vậy, nếu người không có tên thì người ta ắt sẽ nhầm lẫn lẫn nhau Từ đó mà suy, thì địa danh Quảng Ngãi, cũng như địa danh ở khắp nơi trong nước, xuất hiện từ rất sớm Địa danh do chính con người đặt ra Người sử dụng ngôn ngữ nào thì dùng ngôn ngữ ấy để đặt địa danh Tỉnh Quảng Ngãi vốn có lớp cư dân Chăm Pa sau đó là người Việt kế tiếp nhau cư trú Ở miền núi thì có cư dân bản địa Hre, Cor, Ca Dong cư trú lâu đời Từ đó mà suy, địa danh Quảng Ngãi là các địa danh do người Chăm, người Việt, người Hre, người Cor, người Ca Dong đặt, bằng tiếng Chăm, tiếng Việt, tiếng Hre, tiếng Cor, tiếng Ca Dong Nhưng người Chăm đã rời mảnh đất này từ nhiều thế kỷ, nên các địa danh gốc tiếng Chăm không thấy

rõ, may lắm cũng chỉ thấy vài dấu vết của nó trong sự kế thừa của địa danh tiếng Việt Người Việt vốn dùng văn từ Hán nên có thể dùng chữ Hán hay tên gọi thuần Việt để đặt địa danh Người Hre, người Cor, người Ca Dong vốn không có văn tự, nên địa danh chỉ có thể tồn tại ở dạng tiếng nói; việc văn tự hóa địa danh (một số ít) do người Việt ghi lại, bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, trải qua các thời kỳ dài của lịch sử Địa danh Quảng Ngãi bao hàm những nhân tố ấy; nghiên cứu địa danh Quảng Ngãi cũng phải tính đến những nhân tố ấy

Mặt khác địa danh có thể xuất hiện, biến đổi, biến mất do tác động của lịch sử

Địa danh mang tính lịch sử, phản ánh đặc điểm của một vùng đất trong một thời kỳ nhất định, nên nó cũng có chức năng lưu giữ, bảo tồn ngay chính ở tên gọi của nó

Trang 8

Địa danh tự thân nó mang các đặc điểm về ngôn ngữ, hàm chứa đặc điểm tự nhiên, nghề nghiệp, đặc điểm văn hóa - xã hội và lịch sử của địa phương mà nó chỉ Trong thực tế tồn tại của địa danh Quảng Ngãi, có địa danh còn dùng chính thức, có địa danh đã mất, có địa danh dân gian, có địa danh hành chính, địa danh chỉ vùng, địa danh chỉ sông núi, cửa biển, địa danh gốc chữ Hán, địa danh tiếng Việt phổ thông và địa danh tiếng các dân tộc thiểu số (Hre, Cor, Ca Dong) và mối tương quan giữa chúng với nhau cần phải được giải mã, làm rõ.

Về mặt nghiên cứu, trước đây địa danh Quảng Ngãi chỉ được sử dụng vào những mục đích khác, hầu như chưa được nghiên cứu chuyên biệt Đáng

kể nhất là trong công trình Địa chí Quảng Ngãi có liệt kê các tên làng xã Quảng Ngãi đời vua Đồng Khánh, dựa vào sách chữ Hán Đồng Khánh địa

dư chí (1886-1888), số lượng còn quá ít so với thực tế (hoàn toàn vắng bóng

địa danh dân gian, địa danh miền núi), mà trong đó ngoài tên gọi, chưa hề được tường giải, chưa có sự “giải mã” ý nghĩa của từ, nguồn phát sinh, biến đổi (và biến mất) của từng địa danh

Trong thực tiễn, trong đời sống hằng ngày cũng như những công việc lớn, người ta thường xuyên dùng địa danh, có rất nhiều trường hợp phải sử dụng địa danh, nhưng do chưa hiểu rõ ý nghĩa của từng địa danh mà có những sự ngộ nhận nhất định, như nhận thức về địa danh, sự bất cập khi đặt địa danh mới (khi tách lập đơn vị hành chính mới) gây ra những thắc mắc và phiền toái không đáng có Giải quyết nhu cầu tra cứu địa danh buộc phải nghiên cứu nguồn gốc và ý nghĩa của từng địa danh mà việc nghiên cứu này buộc phải tiến hành sớm với đối tượng là những người cao tuổi có nhiều hiểu biết

Nghiên cứu, biên soạn từ điển địa danh là một công việc hết sức cần thiết

II Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài đã được xác định là:

1 Từ nguồn thư tịch và nguồn điền dã, sưu tầm, nghiên cứu một cách

đầy đủ địa danh theo các chuyên đề cơ bản, có tính đặc thù, nổi trội; nghiên cứu nguồn gốc, những biến đổi và ý nghĩa của các địa danh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chú ý đặc biệt đến các địa danh gắn với những danh lam thắng cảnh, những sự kiện lịch sử, có giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch trên đất Quảng Ngãi

2 Biên soạn từ điển địa danh Quảng Ngãi, làm tài liệu tra cứu, tham

khảo, phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu địa lý, lịch sử, văn hóa Quảng Ngãi

III Nội dung, nhiệm vụ của đề tài

Nội dung 1:

Nghiên cứu lý thuyết, xác lập các khái niệm, tiêu chí địa danh.

Trang 9

Sưu tầm địa danh qua các sách báo tài liệu đã có, tổng hợp nguồn địa

danh đã được ghi trong các sách cổ, các văn bản xưa và nay (nguồn địa danh thành văn)

Nội dung 2:

Tổ chức sưu tầm, điền dã địa danh (nguồn địa danh dân gian) trong các

địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi

Sưu tầm chi tiết ý nghĩa của từng địa danh (từng mục từ) và những nội dung liên quan với nó

Nội dung 3:

Tổng hợp, thống kê; sắp xếp, phân loại địa danh theo các nhóm và lên

danh mục toàn bộ địa danh các loại, kể cả địa danh dân gian và địa danh hành chính (từ thôn và các đơn vị tương đương trở lên), các địa danh còn tồn tại và các địa danh đã có nhưng đến nay không còn sử dụng, nguồn gốc phát sinh và biến đổi của từng địa danh, các nhân tố văn hóa, lịch sử trong mỗi địa danh

Nội dung 4:

Biên soạn từ điển địa danh Quảng Ngãi

Sắp xếp nội dung mục từ địa danh theo dạng từ điển và theo chuẩn mực của một công trình xuất bản, làm tài liệu tra cứu, tham khảo, phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu địa lý, lịch sử, văn hóa Quảng Ngãi

Dự kiến công trình xuất bản gồm:

- Tổng quan về địa danh tỉnh Quảng Ngãi

- Phương pháp tiếp cận địa danh

- Quy ước nghiên cứu, biên soạn

- Tên mục từ và chú giải mục từ [loại địa danh], gốc tiếng [Việt, Hre…], nguyên văn chữ Hán [nếu có gốc chữ Hán], nguồn gốc phát sinh, ý nghĩa của từ (giải mã tên địa danh), biến đổi của địa danh, nét nổi bật về lịch sử văn hóa của đối tượng mà địa danh đó chỉ (đi kèm với thiết lập hình ảnh, bản

đồ minh họa.)

Tổng mục từ được xác định tối thiểu là 1.000 mục từ

IV Phạm vi, giới hạn, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Phạm vi của đề tài là nghiên cứu các địa danh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong lịch sử, dù địa danh đó có gốc tiếng Việt, tiếng Hre, tiếng Cor

Trang 10

hay tiếng Ca Dong, đã từng được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm hay chữ quốc ngữ; gồm các loại hình địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh chỉ vùng không xác định ranh giới, địa danh hành chính, địa danh hành chính không còn hiện hành Vì địa danh là có vô số, đối với địa danh chỉ địa hình tự nhiên, gồm tên sông suối, núi đồi, ao hồ, vũng vịnh, nên đề tài chỉ giới hạn trong các địa danh chỉ địa hình tự nhiên chính; địa danh chỉ vùng không xác định ranh giới cũng vậy; đối với địa danh hành chính thì giới hạn trong phạm vi địa danh chỉ thôn (và tương đương) trở lên; địa danh hành chính không còn hiện hành giới hạn trong phạm vi những địa danh chính yếu nhất Phạm vi và giới hạn nghiên cứu được xác định như trên không phải chỉ căn cứ vào “độ lớn” của các đối tượng địa danh, mà quan trọng hơn, là căn

cứ vào nhu cầu thực tiễn tìm hiểu địa danh

Đối tượng nghiên cứu của địa danh chính là các địa danh Như vậy, đối tượng nghiên cứu của địa danh tỉnh Quảng Ngãi chính là các địa danh từng tồn tại trên địa bàn tỉnh này

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định theo địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mà tỉnh Quảng Ngãi lại gồm các dân tộc sinh sống: Kinh, Hre, Cor, Ca Dong, có nghĩa là trên địa bàn ngoài địa danh tiếng Việt, còn có địa danh gốc tiếng dân tộc thiểu số Hre, Cor và Ca Dong, và qua giao lưu trong lịch

sử còn có loại địa danh là hỗn hợp thứ tiếng các dân tộc Đề tài tất nhiên không thể bỏ qua các địa danh này và xem đây là một hợp phần quan trọng, tất nhiên vẫn nằm trong giới hạn chung của đề tài

Địa danh Quảng Ngãi = + địa danh tiếng Việt

+ địa danh gốc tiếng Hre,

+ địa danh gốc tiếng Cor,

+ địa danh gốc tiếng Ca Dong

+ địa danh hỗn hợp gốc tiếng

BIỂU 1: ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI LÀ HỢP THÀNH

TỪ ĐỊA DANH CÓ CÁC GỐC TIẾNG KHÁC NHAU

VÀ TỪ SỰ KẾT HỢP CỦA HAI TRONG SỐ

CÁC GỐC TIẾNG ĐÓ Nhưng địa danh, như đã nói, dù chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không thôi cũng đã có vô số và không ai có thể đo đếm được là bao nhiêu; vì không chỉ một ngọn núi, mà mỗi điểm của ngọn núi, với hóc núi, hang đá, sườn dốc, tảng đá, con suối… rất có thể cũng có tên gọi riêng để phân biệt Thêm nữa, việc xác định tên gọi cho một ngọn núi, con suối… đã là một sự phức tạp, bởi cùng một hiện tượng mà người ta gọi tên khác nhau, ngược lại cùng một tên gọi mà người ta lại chỉ các đối tượng không trùng khớp nhau Tình

ĐỊA DANH TIẾNG HRE

ĐỊA DANH GỐC TIẾNG COR

ĐỊA DANH GỐC TIẾNG ĐỊA DANH TIẾNG VIỆT

Trang 11

hình như vậy không chỉ riêng ở Quảng Ngãi, mà ở bất cứ nơi nào trên trái đất có con người cư trú.1

Như vậy, việc biết hết các địa danh, dù cho là địa danh của một tỉnh, đã

thuật ngữ khoa học là nó cá thể hóa đối tượng, như nhân danh nhằm phân

biệt người này với người khác Nhưng trước khi cho biết nó cá thể hóa đối tượng, thì một việc cũng rất quan trọng là nó khu biệt hóa cái cá thể ấy, mới

xuất hiện khái niệm hiệu danh đi trước địa danh, để trước hết để người ta

nhận biết, nó thuộc về cái gì, là sông, núi, ao, hồ, vũng, vịnh, gò, đồng, hay

là vùng, thôn, xã, huyện, phủ, tỉnh… Địa danh cho ta biết cái này ở chỗ này, chứ không phải cái kia ở chỗ kia Địa danh có vô số, không thể biết hết, và trên thực tế cũng không ai cần phải biết hết Có người chỉ có nhu cầu biết địa danh ở một khu vực hẹp Có địa danh chỉ cần được biết hoặc có ý nghĩa trong một khu vực hẹp Dựa theo chức năng cá thể hóa, thì có thể hiểu địa danh không được trùng nhau, tuy nhiên xét ở phạm vi rộng, chúng vẫn có trường hợp trùng nhau, chính là vậy Chẳng hạn trong tỉnh Quảng Ngãi có

đến 4 làng (thôn) mang tên Châu Me (ở huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Nghĩa Hành và Đức Phổ), có hai làng mang tên Lương Nông (ở Bình Sơn và Mộ Đức), có nhiều núi mang tên Mồ Côi, Chớp Vung, Chớp Chài… chính là vì

thế: trong một phạm vi hẹp, chúng không trùng tên với cái nào, và vì vậy chúng không bị nhầm lẫn, và người địa phương chỉ cần biết trong phạm vi khu vực hẹp đó thôi Như vậy, từ chức năng của địa danh và từ nhu cầu sử dụng, đã có hàm ý hữu hạn Việc nghiên cứu, biên soạn từ điển địa danh, do vậy cũng xác định đối tượng một cách hữu hạn

Bởi những lý do trên, địa danh trong công trình nghiên cứu, biên soạn

này không phải là tất cả địa danh Quảng Ngãi, mà được lựa chọn, xác định

và giới hạn như sau:

+ Địa danh chỉ địa hình tự nhiên:

- Tên núi, đồi, gò, rừng chính

- Tên sông, suối, ao, hồ, đầm, bãi biển, vịnh biển, gành đá chính

+ Địa danh dân gian chỉ vùng không xác định ranh giới:

- Bảo đảm đầy đủ tất cả các địa danh thông dụng nhất

1 Chẳng hạn theo Lê Trung Hoa trong quyển Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (SĐD, trang 9), thì

chỉ riêng ở TP Hồ Chí Minh tác giả đã tìm được khoảng 22.000 địa danh; cũng Lê Trung Hoa cho biết theo E.G

Gudde trong công trình California place-names A geographical dictionary, Los Angeles 1949, thì riêng ở bang

California có đến 150.000 địa danh.

Trang 12

- Giới hạn: các địa danh quá hẹp và không thông dụng không cần thiết sưu tầm.

+ Địa danh hành chính:

- Tên huyện, thành phố

- Tên xã, phường, tổ dân phố (tương đương xã)

- Tên thôn, khối phố

Giới hạn: không sưu tầm đơn vị xóm quá nhỏ, trừ một số trường hợp đặc biệt.

+ Địa danh hành chính không còn hiện hành:

- Tên huyện, thành phố không còn hiện hành

- Tên tổng, xã, phường, trại, thôn, ấp, châu, ty, phường không còn hiện hành.

Giới hạn: không sưu tầm đơn vị xóm quá nhỏ, trừ một số trường hợp đặc biệt

Về sắp xếp, chú giải địa danh trong từ điển được xác định như sau:

+ Sắp xếp mục từ:

Các địa danh sưu tầm, điều tra, tổng hợp sắp xếp theo thứ tự chữ cái Tiếng Việt thành mục từ độc lập và chú giải từng mục từ đó để về sau hình thành tự điển địa danh chung trong toàn tỉnh.

+ Nội dung chú giải từng mục từ:

- Tên mục từ (địa danh)

[gốc tiếng: Hán, Hre, Cor, Ca Dong… nếu có khác tiếng Việt]

- Nguồn gốc phát sinh và biến đổi (nếu tìm ra)

- Ý nghĩa của từ địa danh (nếu cần thiết)

- Đối tượng chỉ của địa danh

- Nét nổi bật về lịch sử, văn hóa (nếu có)

Đối với địa danh hành chính xã, huyện, thành phố: có thêm diện tích và dân số, gắn với thời điểm nhất định, đặc biệt là năm 2010.

Sự xác định đối tượng và giới hạn như trên có nghĩa là chọn những gì lớn nhất, quan trọng nhất và không chọn những gì quá nhỏ, kém quan trọng hơn Ở đây ta cũng cần lưu ý, cái gọi là chính, là quan trọng hơn, lớn hơn là

xét ở góc độ địa danh chứ không phải xét ở góc độ địa lý Địa danh học có

liên quan chứ không phải địa lý học Chẳng hạn, đối với địa danh học, thì tên núi Thiên Ấn là quan trọng hàng đầu, được rất nhiều người sử dụng hơn rất nhiều các núi cao trên miền núi to lớn hơn nó nhiều lần, nhưng đối với địa lý học, thì Thiên Ân chỉ là một quả núi nhỏ, thấp hơn nhiều so với vô số núi khác Thực tế cuộc sống cho thấy người nhắc đến Thiên Ấn rất nhiều, so với nhắc tên các ngọn núi kia, và đương nhiên người muốn tra cứu về Thiên

Ấn chắc chắn cũng nhiều hơn Do vậy đối với người nghiên cứu địa danh thì địa danh Thiên Ấn lại quan trọng hơn là các địa danh chỉ các núi trên vùng cao, dù các núi ấy có quy mô lớn gấp nhiều lần Thiên Ấn Nói tóm lại, sự

Trang 13

giới hạn ở các địa danh chính cũng là sự cần thiết, dựa trên nhu cầu thực tế của người sử dụng và mục đích của người nghiên cứu, biên soạn Từ điển địa danh Quảng Ngãi.

V Phương pháp nghiên cứu - Các nét tiếp cận chính

1 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:

- Phương pháp tiếp cận tổng thể: vừa khảo sát địa danh, vừa liên hệ giữa

nó với các yếu tố kinh tế - xã hội khác

- Phương pháp lịch sử, cụ thể: khảo sát, nghiên cứu địa danh trong quá trình phát sinh, biến đổi của nó trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, ở một dân tộc cụ thể, trong một hoàn cảnh địa lý cụ thể

- Phương pháp điền dã: thực hiện các chuyến đi điền dã, tìm và gặp gỡ các đối tượng có hiểu biết về lĩnh vực này để phỏng vấn

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu nhiều chiều kích khác nhau để nhận thức đặc tính của những địa danh cụ thể

- Phương pháp thống kê, hệ thống hóa: Thống kê, hệ thống hóa theo nhiều tiêu chí khác nhau; như thống kê, hệ thống hóa theo địa phương, theo ngôn ngữ, theo loại hình địa danh, theo sự tồn tại hay không tồn tại…

Để đạt được mục đích như đã trình bày, đề tài phải chọn các cách tiếp cận chính như sau:

2 Các nét tiếp cận chính:

- Tiếp cận từ các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu địa

danh: Xác định địa danh là gì, thế nào là một địa danh, địa danh gồm các loại như thế nào, đặc điểm của địa danh v.v… tức xây dựng khung lý thuyết

để làm cơ sở cho việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn; căn cứ vào các công trình nghiên cứu lý thuyết về địa danh học đã có Bên cạnh đó còn tham khảo những kinh nghiệm sưu tầm, những nguyên tắc và phương pháp biên soạn từ điển địa danh

- Tiếp cận qua các thư tịch, sách vở để xác định: Địa danh Quảng Ngãi đã

được ghi chép gồm những địa danh nào, như thế nào trong quá khứ và hiện tại, tức tìm hiểu, nghiên cứu địa danh Quảng Ngãi ở mặt sách vở, thư tịch, các văn bản hành chính, các bản đồ cổ và bản đồ hiện đại Công tác này được thực hiện trên cách sách vở đã biên chép về Quảng Ngãi hoặc có liên quan đến Quảng Ngãi trong quá khứ và hiện tại

- Tiếp cận từ thực tế điền dã: nhằm xác định địa danh Quảng Ngãi tồn tại

trong thực tế cuộc sống như thế nào, những địa danh nào được người ta nói đến nhiều, những địa danh nào ít được nói đến; so với ghi chép trên sách vở, bản đồ thì các địa danh đó có được ghi chép không, có trùng khớp không; nguồn gốc phát sinh, tên gọi của nó mang ý nghĩa gì không, đặc điểm vị trí

mà nó chỉ là gì… tức tiếp cận địa danh tồn tại trong chính cái gốc của nó là

Trang 14

thực tế cuộc sống, nơi địa danh xuất hiện và tồn tại, thực hiện chức năng xã hội của nó, như một tất yếu, không thể không có.

- Tiếp cận qua trao đổi, hội thảo: Sau khi đã truy tầm các địa danh,

chúng tôi sẽ hình thành các chuyên đề, đưa về các địa phương và tổ chức hội thảo, với quan niệm chính người địa phương là những người sâu sát nhất, sử dụng địa danh hằng ngày, để thu thập thêm ý kiến đóng góp Do đó, thành phần dự hội thảo gồm các nhà quản lý, các cá nhân có hiểu biết về địa phương Sau khi các địa danh đã được chuẩn xác hóa cao, từ đó hình thành

từ điển địa danh Quảng Ngãi

VI Kết quả của đề tài

1 Kết quả thực hiện 27 chuyên đề

1.1 Các chuyên đề khoa học thực hiện đủ, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra:

Trên cơ sở các địa danh đã sưu tầm được, đề tài đã thực hiện 27 chuyên

đề chuyên sâu, hệ thống, xem xét địa danh Quảng Ngãi qua các khía cạnh, góc độ khác nhau, để giúp chuẩn xác hóa từ điển địa danh, đồng thời chuyên sâu vào các khía cạnh của chúng, giúp cho việc chú giải địa danh chính xác hơn

1.2 Các chuyên đề khoa học đều có tính hệ thống, tương hỗ nhau,

và có nhiều phát hiện, làm sáng tỏ những bí ẩn của địa danh:

Các chuyên đề đã có sự tương hỗ nhau rất tốt, như các chuyên đề về địa danh các huyện Trà Bồng, Tây Trà giúp cho chuyên đề địa danh gốc tiếng Cor được thuận lợi và ngược lại, chuyên đề địa danh gốc tiếng Cor có sự giúp sức cho chuyên đề địa danh hai huyện Trà Bồng, Tây Trà thêm thuận lợi; tương tự là trường hợp chuyên đề địa danh các huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ với chuyên đề địa danh gốc tiếng Hre, chuyên đề địa danh huyện Sơn Tây với chuyên đề địa danh gốc tiếng Ca Dong, chuyên đề địa danh chữ Hán Nôm, …

2 Kết quả hội thảo và tư vấn

Theo kế hoạch thực hiện đề tài đã được phê duyệt, đề tài tổ chức 16 cuộc

hội thảo, trong đó có 2 cuộc hội thảo ở tỉnh và 14 cuộc hội thảo ở từng huyện, thành phố trong tỉnh Các cuộc hội thảo này nhằm mục đích thảo luận, thu thập ý kiến của các thành viên tham gia để ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu tu chỉnh, bổ sung, để các dữ liệu có độ chính xác cao

Để chuẩn bị cho các cuộc hội thảo, ban Chủ nhiệm đề tài phải chuẩn bị các tài liệu dùng trong hội thảo và gửi trước cho các thành viên tham dự để nghiên cứu và có ý kiến đóng góp

Qua 16 cuộc hội thảo ở tỉnh và ở các huyện, thành phố, các thành viên tham dự đều hoan nghênh, tán thành mục đích, ý nghĩa, các yêu cầu và cách thức thực hiện đề tài Nhiều đại biểu có sự am hiểu về địa phương đã đóng góp những ý kiến quý báu

Trang 15

Các đóng góp ý kiến hầu hết bằng miệng, có một số góp ý ghi thẳng vào trong bản dự thảo địa danh các huyện và gửi lại Ban Chủ nhiệm Từ đó Ban Chủ nhiệm nghiên cứu trực tiếp tại các bản góp ý đó, chứ không có văn bản góp ý riêng.

Việc trực tiếp tổ chức hội thảo tại 14 huyện, thành phố có rất nhiều phiền phức, vất vả và khá tốn kém cho ban chủ nhiệm (số kinh phí bố trí cho từng hội thảo quá ít, không đủ chi), nhưng nó thực sự hữu ích và thu thập được những đóng góp tư liệu quý báu

2.1 Kết quả hai cuộc hội thảo ở tỉnh có nhiều ngành tham gia:

- Cuộc hội thảo ở tỉnh có nhiều ngành tham gia là cuộc hội thảo đầu tiên của đề tài Tại cuộc hội thảo này các đại biểu đã nghe báo cáo đại cương

về lý thuyết địa danh, các chuẩn để lựa chọn địa danh; nghe tham luận về địa danh Quảng Ngãi do đồng chí Lê Hồng Khánh trình bày; nghe báo cáo về những chặng đường lịch sử và sự xuất hiện, biến đổi và biến mất của địa danh Quảng Ngãi do Ban Chủ nhiệm trình bày Các đại biểu phát biểu đã tán thành các ý kiến của Ban Chủ nhiệm và đóng góp thêm một số ý kiến, giúp Ban Chủ nhiệm có định hướng nghiên cứu rõ ràng hơn; nhận định đây là một đề tài rất thú vị nhưng lại hết sức phong phú, phức tạp, đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng

- Cuộc hội thảo ở tỉnh lần thứ hai được tổ chức sau khi đã qua 15 cuộc hội thảo, gồm cuộc hội thảo nói trên và 14 cuộc hội thảo ở 14 huyện, thành phố trong tỉnh Cho nên cuộc hội thảo này mang tính chất như một cuộc đúc kết và lấy ý kiến lần cuối cùng Tại cuộc hội thảo này Ban Chủ nhiệm đề tài

đã có báo cáo sơ bộ về quá trình và kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện đề tài, về những vấn đề đã đặt ra và đã giải quyết được Tiến sĩ Nguyễn Diên Xướng và đồng chí Lê Hồng Khánh đã có tham luận Đại biểu tán thành các kết quả, đồng thời đề nghị Ban Chủ nhiệm tiếp tục tu chỉnh hoàn thiện đề tài, chuẩn xác hóa các nội dung, sau khi nghiệm thu cần có kế hoạch xuất bản và đưa lên trang Web để phát huy tác dụng

2.2 Kết quả 14 cuộc hội thảo ở 14 huyện, thành phố:

Địa danh nằm ở các địa phương và chính người địa phương là người luôn tiếp xúc với địa danh, có những hiểu biết quý báu về địa danh của địa phương mình Xuất phát từ quan điểm đó, được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, Ban Chủ nhiệm đề tài đã đi đến từng huyện thành phố để tổ chức hội thảo tại chỗ Tài liệu gồm thống kê và chú giải địa danh, tham luận về địa danh ở địa phương Kết quả gặt hái được như sau :

- Đã chuẩn hóa và bổ sung danh mục địa danh, qua rà soát của các đại biểu Địa danh được bổ sung thêm thường là các địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh dân gian chỉ vùng không xác định ranh giới

Trang 16

- Đã chuẩn xác hóa, bổ sung được các dữ liệu về địa danh rất quý giá, đặc biệt là ý nghĩa tên gọi các địa danh, gắn với đặc điểm của đối tượng và các chuyện truyền thuyết.

- Đã trao đổi để đi đến sáng tỏ một số trường hợp chưa thống nhất: một

số đại biểu do không nắm tư liệu hoặc hiểu nhầm về mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu, biên soạn từ điển địa danh, nên có những góp ý không sát, ban chủ nhiệm đã trao đổi và thống nhất tại chỗ

Điều nổi bật trong các cuộc hội thảo này là nó đã mời được các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện, cũng là những người hết sức tâm đắc với đề tài,

đã đóng góp những ý kiến hết sức quý báu, như đồng chí Nguyễn Tấn Vạn (nguyên Bí thư Huyện ủy Tư Nghĩa), đồng chí nguyên Bí thư Huyện ủy Bình Sơn, đồng chí Trần Bảo Phát (nguyên Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành), đồng chí Trần Thanh Vân (nguyên Bí thư Huyện ủy Ba Tơ), đồng chí Trần Đức Oanh (nguyên Bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh), các đồng chí nguyên là Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, Sơn Hà … Đặc biệt đồng chí Đinh Kà Để, đương kim Bí thư Huyện ủy Sơn Tây đã dự trọn cuộc hội thảo ở huyện mình

và bản thân đồng chí đã có những đóng góp hết sức cụ thể, thiết thực

2.3 Kết quả tư vấn:

Đề tài nghiên cứu, biên soạn Từ điển địa danh Quảng Ngãi không nhằm mục đích giải quyết vấn đề lý thuyết địa danh, mà chỉ vận dụng lý thuyết đó, xây dựng khung nghiên cứu để biên soạn địa danh của một địa phương; nên bên cạnh việc tham vấn một số chuyên gia, Ban Chủ nhiệm đề tài tập trung vào các vị tư vấn đối với các nhóm địa danh cụ thể Các vấn đề tư vấn tiêu biểu như sau :

Đồng chí Phạm Thanh Biền: nguyên Bí thư Tỉnh ủy, tư vấn về địa danh huyện Bình Sơn, huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà là địa bàn thân thuộc nhiều năm với đồng chí; đã đóng góp nhiều ý kiến hay

Đồng chí Phạm Thanh Nghìn: dân tộc Hre, đương kim Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, góp ý về địa danh gốc tiếng Hre và địa danh huyện Ba

Tơ quê hương

Đồng chí Lê Văn Đường, nguyên Bí thư huyện Sơn Tây, tư vấn về địa danh gốc tiếng dân tộc Ca Dong và địa danh huyện Sơn Tây

Đồng chí Hồ Ngọc Tùng, dân tộc Cor, tư vấn về địa danh gốc tiếng Cor

và địa danh các huyện Tây Trà, Trà Bồng

Ngoài ra Ban Chủ nhiệm còn tranh thủ ý kiến tư vấn của nhiều đồng chí khác

3 Kết quả biên soạn Từ điển địa danh Quảng Ngãi

Kế hoạch thực hiện yêu cầu nghiên cứu, sưu tầm và chú giải tối thiểu 1.000 mục từ địa danh; Ban Chủ nhiệm đề tài thực hiện trên thực tế trên

2.500 đơn vị mục từ để hình thành từ điển địa danh (Xem chương IV)

Trang 17

4 Kết quả thực hiện ảnh minh họa:

Kế hoạch đề ra thực hiện 60 ảnh minh họa, Ban Chủ nhiệm đề tài thực hiện đủ Các hình ảnh minh họa gồm các hình ảnh sông núi tiêu biểu của Quảng Ngãi

5 Kết quả thực hiện các bài báo chuyên ngành:

Kế hoạch đề ra thực hiện 2 bào báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, đề tài thực hiện 3 bài báo chuyên ngành

(1) Bài Hiện tượng “làng” trong địa danh của vùng người Hre miền núi

Quảng Ngãi (Tạp chí Sông Trà của Hội VHNT Quảng Ngãi, số 38 năm

2012)

(2) Bài Bước đầu tìm hiểu địa danh gốc tiếng Hre ở Quảng Ngãi (Tạp chí

Văn hóa Nghệ thuật, của Bộ VHTTDL số 341- tháng 11.2012)

(3) Bài Địa danh ở Quảng Ngãi (Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học

Lịch sử Việt Nam, số 415-416 tháng 11-12 /2012)

B Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I Đề tài đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tra cứu, nghiên cứu của nhiều người về các địa danh ở Quảng Ngãi

Thực tế có rất nhiều người có nhu cầu tìm hiểu, tra cứu về địa danh, giới nghiên cứu, nhà quản lý cũng có nhu cầu tìm hiểu địa danh để phục vụ cho công việc của mình Do vậy, việc nghiên cứu, biên soạn từ điển địa danh Quảng Ngãi sẽ đáp ứng được nhu cầu đó

Đối với hầu hết người dân, không ít lần người ta cần phải tự tìm hiểu địa danh quê mình hay nơi mình đến, chốn mình quan tâm nằm ở đâu, mang

ý nghĩa gì Lớp bụi thời gian lẫn những nguồn gốc đã quá xa xưa, rào cản ngôn ngữ, sự biến đổi, trại âm khiến những địa danh vốn rất gần gũi với đời

sống, như Chú Tượng, Thạch Trụ, Lương Nông, Bàu Nú, Giá Vụt, Đắk

Kring… trở nên khó hiểu, có thể tìm hiểu trong từ điển và trở nên vô cùng

dễ hiểu Chắc chắn người ta sẽ cảm thấy thích thú với những điều này Trong quá trình thực hiện đề tài, qua các cuộc hội thảo tại các địa phương trong tỉnh, nhiều người tỏ ra tâm đắc, tán thành công việc nghiên cứu, biên soạn này Đó là một minh chứng rõ ràng

Đối với nhà quản lý, công việc hằng ngày lẫn trong những dự án, đề án,

là phải dùng địa danh Địa danh không chỉ hiển hiện trong đời sống bình thường hằng ngày của con người, mà còn vô hình trung hiển hiện trong rất nhiều công việc Và từ đó người ta có nhu cầu phải tra cứu địa danh để giải quyết một vấn đề nào đó trong công việc của mình một cách chính xác

Đối với những người học tập, nghiên cứu, thì nhu cầu tìm hiểu địa danh cũng không ít Địa danh gắn liền với những dấu ấn lịch sử, nên người

Trang 18

ta có thể lấy nó làm một ví dụ cho sự biến đổi nào đó, chẳng hạn các địa

danh Hoa Sơn, Hoa Bân, Mộ Hoa phải đổi thành Tú Sơn, Văn Bân, Mộ Đức

là do tục kỵ húy, vào thời điểm vua Thiệu Trị lên ngôi 1841; như sự biến đổi hàng loạt tên xã năm 1958 là do chính quyền Sài Gòn muốn khẳng định vai trò cầm quyền của nó, đồng thời nhằm làm cho những người kháng chiến và nhân dân gặp phải nhiễu loạn, trở ngại khi thông tin về vùng đất cần liên lạc… Địa danh gắn liền với địa lý học, như khi hình thành đơn vị hành chính mới hay khi sự tách lập diễn ra thì vấn đề đầu tiên người ta nghĩ đến là đặt tên gọi cho nó, qua số lượng tên làng xã người ta có thể đoán định việc khai phá, cư dân đến đâu; số lượng tên làng xã tăng lên là do sự tách lập làng xã mới ngày một nhiều; do sự hợp nhất nên diễn ra hiện tượng hợp nhất tên gọi… Địa danh gắn liền với dân tộc và ngôn ngữ, nên các nhà nghiên cứu dân tộc học, ngôn ngữ học có thể lấy đó làm minh chứng cho nét riêng của dân tộc, chẳng hạn dân tộc Hre giỏi nghề làm ruộng, có nhiều ruộng, nên có

nhiều địa danh mang tiền tố Đồng, do có sự giao lưu rộng rãi với người Việt nên có nhiều địa danh mang tiền tố Làng; dân tộc Cor thì có khái niệm Đường (Truôk) với ý nghĩa là một vùng dọc một tuyến đường; có nhiều hẻm núi nên phổ biến tiền tố Eo (Wăh); dân tộc Ca Dong thì có nhiều địa danh gắn với Đắk (nước), Wi (làng), Tman (nà thổ)…

Nói tóm lại, từ điển địa danh giúp cho việc tra cứu đối với địa danh được dễ dàng, thuận tiện, đỡ rất nhiều công sức cho bạn đọc; là công cụ hữu ích cho nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, cho các nhà quản lý khi đụng đến vấn đề quản lý một lãnh thổ, xây dựng các đề

án, công trình

II Đề tài góp phần nghiên cứu kho tàng địa danh trong toàn quốc

Toàn quốc là do nhiều tỉnh thành hợp lại Theo nghĩa ấy thì kho tàng địa danh toàn quốc chính là sự tổng hợp của địa danh của tất cả các tỉnh thành trong cả nước Địa danh là cả một vấn đề phong phú và phức tạp Việc nghiên cứu địa danh toàn quốc có tốt hay không tùy thuộc vào việc nghiên cứu địa danh từng tỉnh thành có tốt không Nếu như từng tỉnh thành chưa nghiên cứu địa danh trên địa hạt của mình, hoặc nghiên cứu địa danh chưa thật tốt, thì đương nhiên việc nghiên cứu địa danh trong toàn quốc sẽ khó có thể tốt được Bởi vì địa danh toàn quốc thì có vô vạn, không ai có thể biết hết được Người nghiên cứu địa danh trên toàn quốc không thể đi khắp cả nước để khảo sát địa danh, và do vậy, buộc phải kế thừa, sử dụng thành tựu nghiên cứu địa danh của từng tỉnh thành

Hiện nay, một số tỉnh thành trong nước cũng đang nghiên cứu địa danh, làm từ điển địa danh Việc nghiên cứu địa danh Quảng Ngãi vì vậy sẽ góp phần vào một tổng đại thành của việc nghiên cứu địa danh trong phạm vi toàn quốc – nếu như một đề án lớn của quốc gia được xác lập và thực hiện

Trang 19

III Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về địa danh

Đề tài không đặt mục tiêu và không có tham vọng làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận về địa danh học Tuy nhiên qua thực tiễn nghiên cứu, ứng dụng và thực hiện, lại mặc nhiên làm sáng rõ được một số vấn đề

1 Vấn đề khái niệm địa danh và chức năng của địa danh:

Hiểu một cách nôm na nhất, địa danh có nghĩa là tên đất Hai tiếng địa danh có gốc từ chữ Hán 地 名 , tiếng Anh gọi là place-name

Về khái niệm địa danh, tác giả Lê Trung Hoa đưa ra một định nghĩa:

“Địa danh là những từ hoặc ngữ được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều” (TL đã dẫn)

Các tác giả đề tài này xem xét tình hình cụ thể của địa phương cũng như nghiên cứu quy luật hình thành nên địa danh không thể thừa nhận rằng tên

“các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều” cũng là địa danh Bởi mấy lẽ:

- Người ta có thể nói “tôi ở cầu Chữ Y” thì nghĩa của nó không phải là tôi cư ngụ ở ngay chỗ cầu (vì không ai có thể cư ngụ ở trên cầu được), mà là

tôi ở khu vực dân cư chung quanh cầu chữ Y Như vậy cầu Chữ Y ở đây

mang ý nghĩa hoán dụ, dùng cái nhỏ hơn để nói cái lớn hơn, chứ không phải bản thân cầu Chữ Y là một địa danh

- Nguồn gốc hình thành địa danh thường là người ta quan sát thấy đặc điểm riêng của địa hình ở một vùng nào đó – như nét riêng của tự nhiên, nét độc đáo của một công trình xây dựng – mà mượn đặt Chẳng hạn địa danh

Thạch Trụ (nay là hai thôn Thạch Trụ Đông, Thạch Trụ Tây xã Đức Lân

huyện Mộ Đức) là xuất phát ở trong vùng có một tảng đá hình trụ tròn cao

đến khoảng 6 mét, rất độc đáo Người ta gọi Thạch Trụ (cột đá) là chỉ chung

cho cả vùng rộng lớn hơn nhiều cái cột đá đó, chứ không phải chỉ riêng cái cột đá ấy Như vậy từ nguồn gốc hình thành địa danh, ta có thể suy ra, sở dĩ

các công trình như cầu Chữ Y, Cầu Sắt, Cầu Cháy… một khi được dùng như

một địa danh thì đã hàm ý chỉ khu vực chung quanh lớn hơn nó rất nhiều, chứ không còn chỉ bản thân nó nữa Người ta chỉ mượn tên gọi cái công trình dễ nhận diện cho vị trí nào đó để chỉ cho toàn bộ khu vực lớn hơn nó

Trang 20

diện một vùng đất, thì cách tốt nhất là tên gọi của nó gắn với đặc điểm của

nó Nhưng giữa một vùng đồng bằng tháng rộng, người ta chẳng tìm ra một nét riêng cho một khu vực nào đó, thì sao? Thì người ta buộc phải đặt địa

danh theo cách ấn định chủ quan, mà sự ấn định này có khi thể hiện một ước

vọng và rất nhiều khi ước vọng đó lại không hề phù hợp với tính chất của vùng đất Tên người cũng luôn ấn định chủ quan; khi con người ra đời,

người ta đặt cho cái tên Hùng, Dũng, Duyên, nhưng thực tế là người đó lớn

lên, lại nhút nhát, lại chẳng có chút duyên nào Nhưng không ai lấy đó làm điều, là bởi, chức năng của cái tên chỉ là để nhận biết từng cá nhân, để phân biệt Với tên đất hay địa danh cũng vậy, rất nhiều trường hợp người ta cần một cái tên riêng, hơn là qua cái tên để biết đặc tính của vùng đất đó Chức năng cá thể hóa địa danh là chức năng tuyệt đối Chức năng nay đương

nhiên gắn với chức năng thông tin của nó Nếu tên người, tên đất mà chỉ có

một vài người biết (hay lưu truyền), thì tên đất tên người đặt ra cũng trở nên

vô ích Chức năng cá thể hóa gắn với chức năng thông tin là lý luận mà công trình này có thể đóng góp

Từ chức năng đó, ta mới có thể xác định và xử lý những vấn đề đặt ra trong việc xác lập địa danh

2 Việc xác định tên chính xác của các địa danh:

Một địa danh được ghi trong chữ viết như thế nào là chính xác? Vấn đề tưởng như không có gì, nhưng đôi khi lại rất nan giải Dẫn dụ một vài trong

số rất nhiều trường hợp như sau:

- Thạch Thang: tên gọi một thôn thuộc xã Đức Phong huyện Mộ Đức

Tên gọi này đã lưu truyền rất lâu đời, và truy tầm tên viết bằng chữ Hán là

石 灘, có nghĩa là bãi đá bày ra khi nước rút Nếu căn cứ vào chữ Hán do tổ tiên từng ghi chép như trên là địa danh gốc, địa danh xuất phát, ta sẽ phải

viết là Thạch Than (chứ không phải Thang) Nguyên do cách viết này khác nhau này chắc chắn là bởi người miền Nam thường không phân biệt âm an

và ang, vào cái thời kỳ mà chữ Hán phải nhường chỗ cho chữ quốc ngữ

thành chữ viết chính thống, khoảng đầu thế kỷ XX

Như vậy thì Thạch Thang, hay Thạch Than mới là cách viết đúng?

- Bàu Nú: là tên một vùng cực nam huyện Đức Phổ Chữ Nú hầu như

không có tên trong tự vựng tiếng Việt, vì tuy đọc được, nhưng bản thân nó lại chẳng có ý nghĩa gì Truy tầm điền dã thì một số người dân địa phương

khẳng định rằng “nú” tức là “núi”, hai chữ Bàu Nú tức là núi có bàu, bàu ở bên núi Nguyên do chuyển âm có thể do thổ âm hoặc quy luật âm (Bàu Nú

dễ phát âm hơn Bàu Núi), nên đã “rớt âm”

Vậy Bàu Nú hay Bàu Núi đúng hơn?

- Đôn Lương: là tên thôn, xóm ở huyện Bình Sơn và huyện Mộ Đức

Truy tìm nguyên văn trong sách chữ Hán xưa ghi là 敦 掄 Đôn Luân, có

nghĩa là giữ gìn nhân luân Như vậy có thể hiểu Đôn Lương chính là trại âm

Trang 21

của Đôn Luân và khi chữ quốc ngữ thay chữ Hán đã căn cứ âm địa phương

mà viết là Đôn Lương.

Vậy Đôn Lương hay Đôn Luân đúng hơn?

Trong những trường hợp trên, nếu làm một phép suy luận, thì phải viết

Thạch Than, Bàu Nú, Đôn Luân thì mới đúng.

Tuy nhiên cần phải biết rằng, chức năng của địa danh là cá thể hóa đối tượng, là tên gọi của vùng đất, tên gọi ấy phải được nhiều người thừa nhận,

nên phải chấp nhận cách viết Thạch Thang, Bàu Nú, Đôn Lương Trong

ngôn ngữ học nói chung, địa danh nói riêng, đều mang tính quy ước, do vậy

cái gì được cho là đúng là cái được nhiều người thừa nhận Nếu ta cố chấp,

cứ khăng khăng viết là Thạch Than, Bàu Núi, Đôn Luân, thì sẽ không ai hiểu Tất nhiên, trong các mục từ Thạch Thang, Bàu Nú, Đôn Lương, ta sẽ không bỏ qua cái nguồn gốc nguyên ủy của nó là gì Tức là ta phải lấy thực

tế sử dụng làm chuẩn để xác định.

Trong việc xác địa danh còn rất nhiều vấn đề có lẽ còn tranh cãi về mặt

lý thuyết Chẳng hạn trong tỉnh Quảng Ngãi, có những tên gọi như Xóm Bún,

Xóm Sáo, Xóm Thùng (tên các xóm làm bún, làm rèm, làm thùng tô nô) Rõ

ràng chữ xóm có nghĩa là một khóm cư dân (như trong chữ Hán gọi là lân)

là một danh tự chung, nhưng trong trường hợp này, giả thử ta bỏ chữ Xóm,

mà cứ nói là Bún, Sáo, Thùng… liệu người ta có thể hiểu chúng là địa danh

không? Ở đâu không? Vậy bản thân các chữ ấy thôi, có đủ làm một địa danh

không? Tương tự là các trường hợp Thôn 1, Thôn 2… Nếu ta bỏ chữ Thôn, thì bản thân các số 1, 2 vẫn độc lập làm nên một địa danh chăng? Trong Từ

điển địa danh Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả Lê Trung Hoa

và Nguyễn Đình Tư đã làm như vậy, tức là tách riêng 1, 2, 3 … như một địa

danh; nhưng giả thử ta nói thế này: Tôi ở Tân Bình, hoặc Tôi ở 1, thì người

ta hiểu ngay Tân Bình ở đâu, còn số 1 người nghe có thể hiểu ở đâu chăng?

Trong Quận 1, thì Quận vừa làm chức năng hiệu danh 號 名, vừa làm chức

năng một thành tố của một địa danh cụ thể

Ở đây các tác giả công trình này tạm đưa ra một khái niệm, đó là các địa

danh có cấu tạo đặc biệt Đặc biệt ở chỗ: các tên loại địa danh, hoặc hiệu

danh, vốn là một danh tự chung, đã gắn chặt và không thể tách rời với hậu tố tên riêng ở sau nó, và cần phải xem như một thành tố trong một địa danh

Công trình này cũng sẽ xác định Xóm Thùng, Xóm Sáo, Xóm Bún, chứ không phải Thùng, Sáo, Bún; Thôn 1, Thôn 2 chứ không phải 1, 2…

3 Vấn đề văn tự hóa địa danh gốc tiếng dân tộc thiểu số:

Vấn đề văn tự hóa địa danh gốc tiếng dân tộc thiểu số là vấn đề hết sức phức tạp Sự phức tạp ấy thể hiện ngay trong việc có sự ghi chép rất khác nhau cho cùng một địa danh Thể hiện cụ thể như một số trường hợp sau đây:

Trang 22

(1) Cùng một tên gọi ở vùng tây huyện Ba Tơ, người ta có các cách viết

khác nhau: Giá Vụt, Giá Vực.

(2) Cùng nghĩa và âm chỉ con nước, mà có khi người ta viết là Đắc,

Đắk, Dheak, Đhắk, Tét.

(3) Cùng một âm tiết, mà có khi người ta dùng K, có khi dùng C cho âm

[k], như Ka La – Ca La, Kon Dung – Con Dung …

(4) Người ta viết là Hoăn Bờ Lăng (núi Bờ Lăng), nhưng đến núi khác (cũng là tên núi) thì chỉ viết là A Zin, trong khi thực tế thì núi A Zin người ta cũng gọi là Hoăn A Zin Vậy nên cách ghi cũng không thống nhất, dứt khoát

giữa vấn đề tên loại địa danh với chính một địa danh cụ thể Tương tự là

trường hợp Đắc Xê Lô với Rhin, Re.

Điều này đặt ra nhiều vấn đề mà khoa lý luận địa danh buộc phải giải quyết:

- Giải quyết vấn đề nhận âm và cách viết (như trường hợp 1)

- Giải quyết vấn đề cách viết cho trường hợp con chữ quốc ngữ không thể trùng khớp với âm gốc (như trường hợp 2)

- Giải quyết vấn đề thống nhất con chữ trong cùng một âm (trường hợp 3)

- Giải quyết vấn đề phân biệt tên loại địa danh với chính địa danh (trường hợp 4)

4 Vấn đề các địa danh khác nhau cùng chỉ một đối tượng:

Đây là vấn đề hầu như ít được những nhà nghiên cứu lưu ý; tuy nhiên trong thực tiễn nghiên cứu địa danh Quảng Ngãi, đây là hiện tượng không phải hiếm và đặt ra cho người nghiên cứu phải có cách xử lý thích hợp

+ Phổ biến nhất là các địa danh khác nhau là của các ngôn ngữ khác

nhau cùng chỉ một đối tượng Mỗi dân tộc tùy theo ngôn ngữ của mình mà

có một địa danh chỉ đối tượng đó

Ví dụ tên một ngọn núi có ba đỉnh liên tiếp nhau ở Trà Bồng giáp với Trà My:

- Ca Ghé (như cái vết ghe – tiếng Cor)

- Răng Cưa (như cái răng cưa, tiếng Việt)

- Cứ Xỉ 鋸 齒 (dịch nghĩa từ Răng Cưa, chữ Hán)

- Ngũ Chỉ 五 指 (hình 5 ngón tay, chữ Hán)

+ Các địa danh khác nhau trong một ngôn ngữ cùng chỉ một đối tượng:

chẳng hạn trong tiếng Kinh núi Thiên Ấn còn có tên núi Hó, núi Đầu Voi còn có tên núi Tranh, núi Quán Lát còn có tên núi Trắng…

Bằng phương pháp nghiên cứu tổng thể, hệ thống, đề tài góp phần lý

giải những hiện tượng này

Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác mà qua thực tiễn nghiên cứu, tác giả đề tài này đã phát hiện, nhận diện được Tuy nhiên đề tài này không

Trang 23

nhằm giải quyết vấn đề lý luận, cho nên những vấn đề như vậy sẽ được nêu

ra trong những trường hợp thích hợp

Trang 24

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA DANH Ở QUẢNG NGÃI

A KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA ĐỊA DANH

I Khái niệm địa danh

1 Sơ lược về quá trình hình thành địa danh học:

Cho đến nay, khoa địa danh học đã bắt đầu phát triển khá mạnh trong

nước, thu hút sự chú ý của giới khoa học và công chúng, đồng thời xuất hiện những công trình nghiên cứu chung về địa danh học cũng như những công trình nghiên cứu về địa danh cụ thể

1.1 Trên thế giới, việc chú ý về địa danh đã diễn ra từ rất lâu trong lịch

sử, từ khoảng đầu công nguyên qua các học giả Trung Quốc; người ta ghi chép các địa danh và đã có sự giải thích lý do gọi tên và quá trình diễn biến của các địa danh Còn ở Việt Nam, từ sau khi thoát khỏi một nghìn năm Bắc thuộc, nền học thuật nước nhà phát triển, trong các bộ sách sử và địa chí đều

có chú ý nhất định đến địa danh trong phần ghi chép về địa lý trong các vùng của đất nước Người ta coi đó là thời kỳ phôi thai của địa danh học

Nhưng địa danh học chỉ được xem chính thức hình thành từ khoảng

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi hàng loạt sách nghiên cứu và từ điển địa

danh ra đời ở Ý, Nga, Pháp, Trung Quốc; như sách Địa danh học của J.J Egli (Thụy Sĩ, 1872), Địa danh học của J.W Nagl (Áo,1903), Nguồn gốc và

sự phát triển địa danh của A Dauzat (Pháp, 1926), Trung Quốc cổ kim địa danh đại từ điển (1931)…

Ở Việt Nam, sự hình thành địa danh học có chậm hơn chút ít Cho đến khoảng cuối thế kỷ XX, thì khoa địa danh học đã được chú ý với một số công trình chuyên về địa danh ra đời

Người ta có thể nghiên cứu địa danh như một khoa học lý thuyết, lý thuyết chung về khoa học địa danh ứng vào trường hợp địa danh Việt Nam, đưa ra các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, như các công trình:

- Địa danh Việt Nam của Nguyễn Văn Âu (NXB Giáo dục, 1993)

- Một số vấn đề về địa danh Việt Nam của Nguyễn Văn Âu (NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội, 2000)

- Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh (NXB Lao động, 1996).

- Sổ tay địa danh Việt Nam của Nguyễn Dược, Trung Hải (NXB Giáo

Trang 25

Đó là chưa kể các bài báo khoa học trong nước ít nhiều có đề cập đến những chủ đề tương tự.

Như vậy, lý thuyết về địa danh học và địa danh học Việt Nam đã được chú ý nghiên cứu, mặc dù chưa phải đã nhiều, nhưng cũng không thể nói là quá ít Giới nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu địa danh như một ngành trong ngôn ngữ học, hàm chứa rất rõ yếu tố văn hóa trong đó Giới nghiên cứu cũng thừa nhận, trong khi ở châu Âu, khoa địa danh học đã được chú ý từ nhiều thế kỷ trước, thì ở nước ta, chỉ mới được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XX trở về sau Ngay cả ở Trung Quốc năm 1931 cũng

từng có công trình Trung Quốc cổ kim địa danh đại từ điển (Từ điển lớn về

địa danh xưa nay ở Trung Quốc), do Thương vụ ấn thư quán phát hành, Đài Bắc) Về địa danh học, các nhà nghiên cứu xác định: Địa danh học

(toponymie) là một ngành nhỏ trong từ vựng học của ngôn ngữ học, chuyên

nghiên cứu ý nghĩa, nguồn gốc và những biến đổi của địa danh

Giới nghiên cứu đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của địa danh học chính là các địa danh, định nghĩa địa danh, phân loại địa danh, xác lập các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, phân tích các phương thức đặt địa danh, cấu tạo địa danh, cũng như phương pháp xác định nguồn gốc ra đời, biến đổi, tiêu vong của các địa danh… Điều đó giúp cho người nghiên cứu, vận dụng để nghiên cứu địa danh của một vùng đất cụ thể

Tất nhiên không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan niệm với nhau

1.2 Ứng dụng lý thuyết địa danh học vào việc nghiên cứu địa danh cụ thể

của các vùng trong nước cũng có một số công trình đã xuất bản, như:

- Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh của Lê Trung Hoa

và Nguyễn Đình Tư (NXB Trẻ, 2003)

- Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết

của Nguyễn Hữu Hiếu (NXB KHXH, Hà Nội, 2004)

- Từ điển Hà Nội: địa danh của Bùi Thiết (NXB Văn hóa Thông tin,

1993)

- Địa danh thành phố Huế của Trần Thanh Tâm, Huỳnh Đình Kết (NXB

Văn hóa Dân tộc, 2001)

- Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng của Nguyễn Đăng Lợi chủ biên

(NXB Hải Phòng, 1999)

- Địa danh văn hóa Việt Nam của Bùi Thiết (NXB Thanh niên, 1999)

- Địa danh tỉnh Quảng Nam: đã hoàn thành sưu tầm, nghiên cứu và xuất

Trang 26

ý Nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu địa danh như những chuyên đề chuyên sâu về một khía cạnh, dưới dạng những câu chuyện liên quan đến tên gọi, ý nghĩa của địa danh; cũng có thể nghiên cứu, biên soạn địa danh một cách hệ thống, quan phương hơn, dưới dạng từ điển.

Về dạng những câu chuyện liên quan đến địa danh có thể xem công

trình Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết đã

dẫn ở trên là một kiểu, trong đó tác giả đưa ra 111 địa danh Nam Bộ cùng các chuyện tích và giả thiết gắn liền với sự hình thành tên của mỗi địa danh, mỗi đơn vị như vậy tác giả dùng trung bình 1-2 trang sách để kể tường tận Cái hay của cách thức này chính là người đọc có thể hiểu khá đầy đủ nguồn gốc phát sinh của một địa danh cụ thể, là những chuyện mang tính văn hóa, lịch sử Nhưng cả Nam Bộ mà chỉ có 111 địa danh là quá ít, chắc chắc không phải địa danh nào cũng gắn với chuyện tích nào đó Do vậy khi bạn đọc có nhu cầu tra cứu, chắc hẳn sẽ không thể đáp ứng Người ta chỉ có thể tìm thấy địa danh mình cần ở từ điển địa danh

2 Khái niệm địa danh:

Tùy theo nhận thức mà mỗi người có thể có một khái niệm về địa danh khác nhau, có định nghĩa về địa danh không giống nhau

Bản than hai chữ địa danh là một từ gốc Hán ( 地 名),có nghĩa là tên đất Trong tiếng Anh thì địa danh gọi là place-name Place-name được giải thích là “a name of a city, town, hill or other place“ 2 (Tên của một thành phố, thị xã, quả đồi hay nơi chốn khác)

Nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa đưa ra định nghĩa địa danh:

“Địa danh là những từ hoặc ngữ được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình

xây dựng thiên về không gian hai chiều” (Lê Trung Hoa – Địa danh học

Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 2006, trang 18)

Một số nhà nghiên cứu khác đã không đồng tình, khi tác giả đưa ra ý niệm “không gian hai chiều” như cầu, đường… Cầu, đường có phải là không gian hai chiều? Tại sao đó là địa danh, mà không gian 3 chiều lại không phải địa danh? Công trình xây dựng có phải là địa danh, hay người ta chỉ mượn địa danh tại chỗ để đặt tên cho nó?

Đơn cử một ví dụ như trên, để thấy trong địa danh học vốn có những vấn đề mà tự thân giới nghiên cứu chưa thể thống nhất với nhau, đó cũng là điều khó khăn cho những người vận dụng lý thuyết để nghiên cứu một vùng địa danh cụ thể

Khi nghiên cứu, biên soạn Từ điển địa danh tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi tham khảo có chọn lọc từ nhiều lý thuyết khác nhau mà chúng tôi cho là hợp

lý nhất để ứng dụng vào công việc của mình

Từ việc nghiên cứu, chúng tôi tạm đưa ra khái niệm địa danh như sau:

2 Oford Advanced Leaner’s Dictionary – Oxford University Press, 1995.

Trang 27

Địa danh là tên riêng của một vùng đất, mà vùng đó có thể có địa hình

khác nhau, hoặc một khu vực hành chính xác định; được đặt bởi người quản

lý và cư dân địa phương, bằng chính ngôn ngữ mà cư dân đó sử dụng; địa danh không hoàn toàn nhất thành bất biến mà có sự thay đổi nhất định theo thời gian và biến cố lịch sử; một vùng đất có thể có nhiều tên gọi khác nhau cùng một ngôn ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau Ngoài việc giúp nhận biết một vùng đất cụ thể, địa danh còn dùng để đặt tên cho các công trình xây dựng; và ngược lại đôi khi người ta cũng mượn tên các công trình xây dựng để hình thành nên một địa danh.

II Ý nghĩa của địa danh

Địa danh là một hiện tượng của ngôn ngữ, sự ra đời của nó mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau

1 Ý nghĩa địa danh gắn liền với chức năng của nó, đó là chức năng cá

thể hóa một vùng đất nhất định, để phân biệt và nhận biết Nếu đặt ngược lại vấn đề: người ta có thể không đặt địa danh cho các vùng đất cụ thể có được không, ta sẽ có câu trả lời là không, sẽ thấy rõ chức năng hoặc ý nghĩa của địa danh Vùng đất là một tồn tại khách quan, không bị tác động bởi có hay không có địa danh, hoặc đặt tên như thế nào Nhưng con người dùng ngôn ngữ để thông tin cho nhau, và việc chỉ định nơi sinh, nơi ở, nơi đi nơi đến, nơi làm việc, nơi kiếm ăn luôn xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu Nếu mỗi nơi như vậy không có một cái tên riêng, ắt người ta sẽ không thể thông tin Như vậy, ý nghĩa đầu tiên của địa danh chính là lý do ra đời hay chức năng của nó, đó là sự cá biệt hóa tên gọi của mỗi vùng và nhận biết vị trí của mỗi vùng đất đó

2 Cá biệt hóa có nghĩa là mỗi vùng đất phải có một tên riêng, không

được trùng nhau Vậy người ta sẽ đặt tên vùng đất đó như thể nào? Người ta

sẽ đặt tên theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến là cách đặt tên dựa vào đặc điểm vốn có của đối tượng để dễ nhận biết, như đặc điểm của hình dạng, cây cối, đặc điểm nghề nghiệp; lại có thể đặt tên theo tên quê cũ, có thể đặt tên theo lối ấn định chủ quan, theo ước vọng Thoạt tiên người ta đặt tên cho một vùng đất chỉ nhằm cá biệt hóa để nhận biết vùng đất ấy, không có dụng ý gì khác, nhưng bản thân cách đặt tên, bản thân từng tên gọi đã để lại một dấu ấn lịch sử, văn hóa của vùng đất

3 Tên gọi đi liền với một vùng đất nhất định, suốt trong chiều dài lịch

sử, và những biến cố lịch sử, những dấu ấn riêng của vùng đất lại gắn liền với tên gọi hay địa danh của nó Chẳng hạn trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, nhắc đến địa danh Ba Tơ người ta nghĩ ngay đến cuộc khởi nghĩa trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhắc đến Vạn Tường người ta nhớ đến trận thắng oanh liệt quân viễn chinh Mỹ, nhắc đến Sơn Mỹ người ta liền nhớ đến vụ thảm sát và nỗi đau thương Thuở ban đầu, các địa danh Ba Tơ, Vạn Tường, Sơn Mỹ không có ý niệm ấy, nhưng khi có những sự kiện diễn ra, thì

Trang 28

người ta nhớ tên đất ấy gắn liền với sự kiện ấy Như vậy, cũng là một ý nghĩa phái sinh nhưng hết sức quan trọng, là tên một vùng đất gợi nên ý niệm thiêng liêng về quê hương, đất nước trong lòng mỗi người.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng có những câu thơ nói lên điều này như

sau:

Những người vợ nhớ chồng góp cho đất nước mình những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Dóng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi cùng góp mình dựng đất tổ vua Hùng

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên

Con Cóc, Con Gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Đối với nhà nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử, thì địa danh chính là những dữ liệu quý

4 Nhưng mỗi dân tộc lại dùng một ngôn ngữ khác nhau, có địa danh

của ngôn ngữ dân tộc ấy Mỗi địa danh vì vậy rất đỗi gần gũi thân thương với dân tộc và mang một bản sắc dân tộc Ở Quảng Ngãi có bốn dân tộc là Kinh, Hre, Cor và Ca Dong, và trên địa bàn của mình, mỗi dân tộc cũng có những địa danh mang bản sắc riêng, cùng làm phong phú cho địa danh tỉnh Quảng Ngãi

Đối với người nghiên cứu văn hóa dân tộc, thì địa danh mỗi dân tộc cũng là điều được quan tâm

B NGUỒN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

Địa danh Quảng Ngãi được sưu tầm, tổng hợp từ hai nguồn chính là

nguồn sách vở, thư tịch và nguồn điền dã Hai nguồn này sẽ bổ sung, kiểm chứng cho nhau và khó có thể nói nguồn nào quan trọng hơn Cuộc sống là nơi lưu giữ kho tàng địa danh và là nơi địa danh thực hiện chức năng của nó, nhưng để có được những chứng liệu không thể chối cãi, lại phải nhờ đến những tàng thư, nhất là đối với những địa danh đã không còn sử dụng

I Nguồn địa danh từ sách vở, thư tịch

1 Các sách chữ Hán Nôm thời phong kiến:

Nhìn chung các sách chữ Hán Nôm thời phong kiến phần viết về tỉnh Quảng Ngãi hoặc có liên quan đến tỉnh Quảng Ngãi… trong đó có xuất hiện một số địa danh (gắn với sự kiện và nhân vật, địa lý) Đó là những sách có giá trị, song không phải là loại sách thuộc loại địa danh học, không chủ ý

Trang 29

thống kê, hệ thống hóa và tường giải địa danh Tuy nhiên ở đây có hàm chứa các nhân tố địa danh, sẽ là một nguồn quan trọng để khai thác và đối chiếu trong quá trình nghiên cứu

Thư tịch Hán Nôm có khá nhiều, được người Việt sử dụng một thời gian rất dài, qua nhiều thế kỷ, và một bộ phận lớn trong địa danh Quảng Ngãi được đặt bằng chữ Hán, theo cấu trúc ngôn ngữ, phong cách Hán văn Nguồn địa danh này không chỉ để giúp góp nhặt các địa danh, mà còn là nguồn để đối chiếu các địa danh, tìm ra cách viết nguyên ủy, tính xưa, ý nghĩa xác thực của các địa danh để đối chiếu với các địa danh ngày nay Thư tịch Hán Nôm có rất nhiều, nhưng tựu trung vào các bộ sách chính như sau:

- Quảng Thuận đạo sử tập, 廣 順 道 史 集 in kèm bản đồ

- Hồng Đức bản đồ 洪 德 版 圖 đời vua Lê Thánh Tông

- Phủ biên tạp lục 撫 邊 雜 錄 của Lê Quý Đôn, cuối thế kỷ XVIII

- Đại Nam thực lục 大 南 寔 錄 tiền biên, chính biên, 38 tập, của Quốc sử

quán triều Nguyễn

- Đại Nam nhất thống chí 大 南 一 統 誌 của Quốc sử quán triều Nguyễn

- Đồng Khánh địa dư chí 同 慶 地 輿 志 kèm bản đồ

- Phủ man tạp lục 撫 蠻 雜 錄 của Nguyễn Tấn, thế kỷ XIX

- Đại Nam thực lục 大 南 寔 錄 phụ biên của Quốc sử quán triều Nguyễn

- Các tư liệu Hán Nôm tản mác tại các địa phương ở Quảng Ngãi, như tộc phổ, điền bạ, địa bạ…

Trong các thư tịch như trên, thì Thuận Quảng đạo sử tập, Hồng Đức

bản đồ quý ở tính xưa, nhưng chứa không nhiều địa danh Quảng Ngãi Cái

quý là các địa danh được xác định ở đây không phải ở số lượng, mà là sự

xác định các địa danh ấy đã sớm như thế nào Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cũng nằm trong trường hợp tương tự Bộ sách Đại Nam thực lục

đến 38 tập, ghi chép biên niên từ thời chúa Nguyễn đến cuối đời nhà Nguyễn, là bộ lịch sử hơn là địa lý, nên các địa danh chủ yếu được ghi theo các sự kiện lịch sử, số lượng địa danh Quảng Ngãi không thật nhiều; tuy nhiên qua đó ta cũng có thể xác nhận thêm sự biến đổi của một số địa danh hành chính Quảng Ngãi, như biến đổi do kỵ húy năm Thiệu Trị thứ nhất

1841 Thực ra chỉ còn hai sách chính chuyên về địa lý là sách Đại Nam nhất

thống chí và Đồng Khánh địa dư chí Đại Nam nhất thống chí được coi là bộ

sách địa chí hay địa lý của triều nhà Nguyễn viết về từng tỉnh trong nước, trong đó có quyển viết về tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời gian cuối thế

kỷ XIX Sách có chứa các địa danh trong tỉnh, như tên huyện, tên núi, tên sông, tên cửa biển, tên nguồn… tuy nhiên hạn chế của bộ sách này là không ghi chép đầy đủ tên các làng xã tổng, ở miền núi lại càng không Hạn chế

của sách Đại Nam nhất thống chí đã được bổ sung bằng sách Đồng Khánh

Trang 30

địa dư chí và sách Phủ man tạp lục của Nguyễn Tấn Đồng Khánh địa dư chí có lặp lại tên các địa hình tự nhiên trong Đại Nam nhất thống chí, nhưng

đáng quý ở chỗ nó có hệ thống tên làng xã tổng của tỉnh Quảng Ngãi đương thời, tức tính ở thời điểm đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Quảng Ngãi (1886-1888) Nhờ có nó mà đến nay ta có thể biết đích xác tên chữ Hán của các làng xã, tránh được những suy diễn sai lầm không đáng có khi ta dùng chữ quốc ngữ, vốn là thứ chữ biểu âm không phải biểu ý, để làm sáng tỏ nghĩa của các địa danh Đó là chưa kể những ý nghĩa phái sinh khác Về mặt chính trị, Đồng Khánh là vị vua bù nhìn đầu tiên dưới thời Pháp thuộc, tuy nhiên ở đây tên các làng xã, tổng, lại có sự “trung tính”, không dính dáng gì đến quan điểm chính trị, do vậy việc tận dụng danh mục của nó hoàn toàn hữu ích và không có điều gì phải băn khoăn Đi kèm với sách lại là bản đồ cùng tên; nhờ có bản đồ ta có thể đối chiếu vị trí địa lý mà các địa danh chỉ định; trong bản đồ lại có ghi một số (chỉ một số thôi) tên các làng, tên núi ở miền núi Quảng Ngãi Nhưng ghi chép về miền núi tốt hơn cả, chi tiết và sinh

động hơn cả vẫn là sách Phủ man tạp lục của Nguyễn Tấn Nguyễn Tấn từng

là chỉ huy của đội quân Sơn phòng, đã từng lặn lội khắp các vùng ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, bởi vậy, bên cạnh ghi chép tên các sông suối, núi đồi, tên làng, ông còn chép về các phương diện khác với sự sinh động hiếm thấy so

với các sách khác đương thời và trước đó Có thể nói sách Phủ man tạp lục

là một hiện tượng độc đáo không chỉ đối với tỉnh Quảng Ngãi mà còn đối với cả nước, vì chừng như không có trường hợp thứ hai

Từ đặc điểm tình hình như vậy, việc sưu tầm nguồn địa danh từ thư tịch

Hán Nôm tập trung vào đối tượng chính là các sách Đại Nam nhất thống

chí, Đồng Khánh địa dư chí và Phủ man tạp lục Các sách khác, với nhiều

địa danh trùng lặp, chủ yếu dùng để tham chiếu Trước đây, chúng tôi đã nhờ PGS Hán Nôm Trần Nghĩa và chuyên viên Hán Nôm của Viện Hán

Nôm là bà Nguyễn Thanh Hằng chép nguyên văn sách chữ Hán Đồng

Khánh địa dư chí dùng khi biên soạn địa chí Quảng Ngãi, nay tiếp tục sử

dụng cho từ điển địa danh Chúng tôi cũng có trong tay tập bản đồ cùng tên

Đối với sách Phủ man tạp lục, chúng tôi đã có bản chụp nguyên văn chữ

Hán Các địa danh được sưu tầm đều ghi nguyên văn chữ Hán (riêng chữ Nôm do chương trình vi tính không có đủ nên có trường hợp chỉ ghi bằng quốc ngữ) Việc sưu tầm này rất hữu ích Trong tất cả các địa danh đưa vào

từ điển, thì địa danh nào xưa kia có ghi bằng chữ Hán, chúng tôi đều có ghi kèm chữ Hán Chúng ta đều biết, con chữ quốc ngữ là loại chữ biểu âm, còn chữ Hán là loại chữ biểu ý Trong trường hợp trùng âm, muốn biết âm đó nghĩa gì thì phải đối chiếu con chữ Hán viết như thế nào Mặc dù ngày nay

số người biết chữ Hán là quá ít, nhưng bất cứ ai muốn xác định nghĩa của các địa danh truyền thống, không thể có cách nào khác Sưu tầm địa danh ở Quảng Ngãi qua thư tịch Hán Nôm vô cùng hữu ích, chính là vậy

Trang 31

2 Các sách ngoại ngữ:

Các sách này do người nước ngoài soạn thảo; trong khoảng từ đầu thế kỷ

XX đến năm 1975, chủ yếu bằng tiếng Pháp và tiếng Anh Về niên đại nó tương đương với sách báo quốc ngữ

Khác với sách báo quốc ngữ, số sách báo tiếng Anh và tiếng Pháp viết về địa dư Quảng Ngãi không thật nhiều, chủ yếu gồm các sách và tài liệu như sau:

- Tỉnh Quảng Ngãi, Nguyên văn tiếng Pháp - Trích dịch từ L’Annam en

1906, Imp Samat et Cie, 1906, các trang 118-145 và 231 – 232

- Tỉnh Quảng Ngãi của La Borde (Công sứ Pháp ở Quảng Ngãi)

- Une industrie Annamite: Lé Norias du Quảng Ngãi (Một ngành công

nghiệp An-nam: các guồng xe nước ở Quảng Ngãi) của P Guilleminet

- Ghi chép dân tộc học về người Mọi vùng Quảng Ngãi của Haguet -Thanh tra hạng nhất quân địa phương, Nguyên văn tiếng Pháp trong Revue

Indochinoise, số 5 năm 1905.

- Tỉnh Quảng Ngãi, Trích Những người bạn cố đô Huế , tập XII, năm

1925, Hà Xuân Liêm dịch NXB Thuận Hóa, Huế 2002, trang 273-217, tác giả: A La Borde, Chủ sự Hành chính Pháp

- Sách Mylai 4 – A report of the Massacre and it’s Aftermath (Mỹ Lai 4 –

Tường thuật về vụ thảm sát và hậu quả của nó) của Seymour Hersh, Random House, New York, 1970 và các sách về vụ thảm sát Sơn Mỹ, một số sách viết về cuộc chiến tranh

Trong các tài liệu như trên chúng tôi nhặt được một số địa danh, cách nhìn đối với một số địa danh Tuy nhiên ở đây có thể khẳng định các địa danh ấy người nước ngoài ghi lại của người Việt ta, nên không có nhiều sự khác biệt Biết, để có thể tham khảo

3 Các sách và tài liệu chữ quốc ngữ:

Cho đến nay, rải rác có đề cập một số địa danh, tóm tắt như sau:

- Quảng Ngãi tỉnh chí do Nguyễn Bá Trác chủ trương (in trên Nam Phong

tạp chí, 1933) có đề cập đến biến đổi hành chính và một số tên làng xã, tổng, phủ huyện của tỉnh Quảng Ngãi

- Địa dư tỉnh Quảng Ngãi của hai tác giả Nguyễn Đóa và Nguyễn Đạt

Nhơn (Imerimeri Mirade (Vien-de) Huế, 1939) biên soạn, có một số địa danh

- Nước non xứ Quảng của Phạm Trung Việt (NXB Khai trí, Sài Gòn,

1971) có tương đối nhiều địa danh Quảng Ngãi

- Quảng Ngãi- đất nước, con người, văn hóa do Sở VHTT Quảng Ngãi

xuất bản: sách này có ghi tên một số làng xã, một số biến đổi hành chính, nhưng chưa đầy đủ và không thực hiện việc tường giải các địa danh được đề

Trang 32

Có rất nhiều sách báo quốc ngữ có chứa địa danh Quảng Ngãi nhưng chúng lại nằm tản mác mỗi nơi mỗi ít; do vậy việc tập hợp mất rất nhiều thời gian, công sức, mà chưa chắc đã đạt được mục đích như mong muốn Do vậy đề tài tập trung vào các trọng tâm sau đây:

- Các sách và tài liệu mang tính địa chí, địa lý Quảng Ngãi như:

Quảng Ngãi tỉnh chí của Nguyễn Bá Trác, năm 1933

Địa dư chí Quảng Ngãi của Nguyễn Đóa, Nguyễn Đạt Nhơn, 1943

Non nước xứ Quảng của Phạm Trung Việt, 1970

Quảng Ngãi đất nước, con người, văn hóa, Sở VHTT Quảng Ngãi, 1996 Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới hành chính của Nguyễn

Quang Ân (NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003)

- Các tài liệu hành chính của chế độ Sài Gòn như:

Nghị định 314 ngày 12.6.1962 của Bộ Nội vụ VNCH

Tài liệu về xây dựng ấp chiến lược của tỉnh Quảng Ngãi

Địa phương chí Quảng Ngãi, soạn 1967 của Tòa tỉnh trưởng Quảng

Và rất nhiều sách, tài liệu khác có liên quan

Ở đây không cần thiết phải cóp nhặt hết các địa danh có trong các tài liệu như trên vì chúng trùng lặp nhau rất nhiều, mà chỉ lưu ý đến cái riêng có của mỗi quyển sách, mỗi tài liệu khả dĩ có thể phục vụ cho việc nghiên cứu địa danh Quảng Ngãi theo mục tiêu đã đề ra Có thể tóm tắt:

Đối với Quảng Ngãi tỉnh chí: chủ yếu sưu tầm về các tổng và số làng xã Đối với Địa dư chí Quảng Ngãi: chủ yếu dùng để đối chứng

Đối với Non nước xứ Quảng: chỉ sưu tầm được số ít, chủ yếu liên quan

đến các cảnh đẹp

Đối với sách Quảng Ngãi, đất nước, con người, văn hóa: chủ yếu tận

dụng tên các thôn xã trong tỉnh Quảng Ngãi sau cách mạng tháng Tám 1945 (hồi biên soạn sách này, chúng tôi nhờ cụ Lê Hồng Long – đại biểu Quốc hội khóa I cung cấp, sau này sử dụng thấy vẫn có một số điểm sai và thiếu, nhưng vẫn rất quý)

Trang 33

Đối với sách Việt Nam, những thay đổi… chúng tôi nhặt được những chi

tiết về tách lập các đơn vị hành chính, lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi

Đối với Nghị định 314 ngày 12.6.1962: gồm địa danh đặt lại tất cả các xã

trong tỉnh Quảng Ngãi của chế độ Sài Gòn, tuy không hoàn toàn đầy đủ (vì sau đó còn biến đổi) nhưng cung cấp cơ bản tên các xã này

Đối với tài liệu xây dựng ấp chiến lược (khoảng giữa năm 1962) của chế

độ Sài Gòn: chủ yếu dùng để đối chiếu tên ấp (thôn) trong sự biến đổi của chúng, dân số của các ấp được đề cập vào thời điểm đó

Đối với tài liệu Địa phương chí Quảng Ngãi: chừng như đây là sơ thảo đầu tiên của quyển Non nước xứ Quảng, nên không có gì mới so với Non

nước xứ Quảng.

Đối với các sách lịch sử Đảng biên soạn và xuất bản sau năm 1975: nhìn chung là các tài liệu quý, không chuyên về địa danh và địa lý hành chính, nhưng cung cấp được nhiều tài liệu quý báu liên quan đến các địa danh cụ thể Đặc biệt là lịch sử Đảng bộ các xã trong tỉnh, đã cung cấp số địa danh các xã tương đối tốt

Nguồn địa danh từ sách báo quốc ngữ cung cấp các địa danh khá phong phú, từ khoảng nửa đầu thế kỷ XX trở về sau Đương nhiên các sách báo và tài liệu này cũng bộc lộ những điểm thiếu sót, đặc biệt nó chỉ là những “nhát cắt” vào một thời điểm, nên không thể bù vào những khoảng trống về chuyển biến đầy những quanh co phức tạp của địa danh

Xét về mặt chú giải, cho đến nay, các công trình có chú ý giải nghĩa địa danh không nhiều; trong các công trình đó tác giả chỉ chủ ý đến các vấn đề khác mà mình quan tâm; việc chú ý giải nghĩa địa danh chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện, với một số lượng rất ít các địa danh

Đáng chú ý nhất chỉ có các trường hợp sau đây:

- Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, phần

viết về tỉnh Quảng Ngãi có lưu ý đến tên gọi núi Thình Thình (hay Cổ Sơn)

là do núi có tiếng vang như tiếng trống

- Sách Phủ man tạp lục của Nguyễn Tấn viết về vùng cao tỉnh Quảng

Ngãi nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó ông ghi về thác Tỷ Muội ở nguồn Ba

Tơ, ghi về phép đặt địa danh miền núi, các hiện tượng tên gọi làng, xã,

đồng… trong địa danh gốc tiếng Hre: “Danh hiệu các làng “man” trong tỉnh

tôi nói chung thường khác nhau Mỗi làng đều có một nguyên nhân khi đặt

tên như vậy Có làng mang tên một con suối chảy gần đó, ví dụ Nước Lá,

Hố Bấu Nơi ở gần gò núi thì lấy tên gò mà đặt, ví dụ Gò Rô, Đèo Cọp Ở

gần vùng đồng ruộng thì lấy tên ruộng đồng mà đặt, ví dụ Đồng Dâu, Đồng

Chùa Lại có nơi mang tên người đàn ông hoặc đàn bà có công khai phá tạo

dựng ra vùng đất đang ở và được mọi người trong vùng suy phục, ví dụ Con

Long, Con Nhai, Thằng Nhuận, Thằng Siêu … Đến như các vùng mang tên

Trang 34

Giả Đạo, Xã Trạch thì trước đây vốn là vùng đất người Kinh ở, sau trở

thành đất “man”, bèn nhân tên người xưa mà gọi cho nên mới có chữ Xã vậy Các vùng Làng Nông, Làng Mân thì vốn là những chỗ ngày xưa dân

Kinh tới lui buôn bán thường bàn bạc đến các chữ làng xóm, người “man”

nghe người Kinh xưng hô nhân đó mà đặt tên cho nên mới có chữ Làng vậy

Các loại tên gọi như thế lâu dần mà thành đều có nguyên nhân riêng vậy”

- Sách Non nước xứ Quảng của Phạm Trung Việt (đã dẫn) có chú ý chú

giải địa danh, nhưng chỉ cốt để giải thích ý nghĩa của 12 cảnh đẹp Quảng

Ngãi, gắn với các mỹ danh như Thiên Ấn niêm hà, Thiên Bút phê vân, Long

Đầu hý thủy, La Hà thạch trận, Thạch Bích tà dương, Vân Phong túc vũ, Liên Trì dục nguyệt, Vu sơn lộc trường…

- Năm 2008, khi hoàn thành và xuất bản công trình Địa chí Quảng Ngãi,

chúng tôi có sự lưu ý nhất định đến vấn đề chú giải địa danh Trong công

trình Địa chí huyện Mộ Đức, chúng tôi chú giải một cách cụ thể hơn những địa danh ở huyện này, như Thạch Than, Chú Tượng, Đồng Cát, Thạch Trụ,

Đôn Lương, Văn Bân… trên cơ sở đối chiếu gốc tiếng Hán, đối chiếu với

thực tế lịch sử Tại công trình Địa chí Quảng Ngãi, có ghi tên các làng xã Quảng Ngãi vào thời điểm đời vua Đồng Khánh, dựa vào sách Đồng Khánh

địa dư chí, có ghi cả nguyên văn chữ Hán, là mới để cho bạn đọc tiện tra cứu

chút ít mà thôi, vì chủ ý của công trình không phải là nghiên cứu địa danh

Các công trình như trên về đại thể là nguồn cung cấp một phần khối

lượng địa danh cho công trình nghiên cứu này Đó cũng là một trong những

cơ sở để truy tìm, đối chiếu khía cạnh lịch sử, nguồn gốc xuất hiện, biến đổi (và biến mất) của một số địa danh ở Quảng Ngãi Nói cách khác, các công trình trước đây hầu như không phải các công trình chuyên nghiên cứu địa danh, mà chúng chỉ có chứa các địa danh nhằm vào mục đích khác; do vậy chúng là các tư liệu để sưu tầm, nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Ngãi

Ngay cả khía cạnh là nguồn cung cấp địa danh không thôi, các sách vở, thư tịch ấy cũng chứa đựng không thật nhiều so với thực tế kho tàng địa danh Quảng Ngãi nói chung, so với số địa danh theo yêu cầu của đề tài này nói riêng Do vậy đề tài sẽ phải được bổ sung rất nhiều bằng nguồn sưu tầm điền dã

II Nguồn địa danh từ sưu tầm điền dã

Nguồn điền dã tập trung sưu tầm, thống kê, kèm theo chú giải mục từ về địa danh trên địa hạt 14 huyện, thành phố trong tỉnh Các địa danh được liệt

kê theo chuẩn đã định; việc chú giải từng mục từ theo tiêu chí chú giải của mục từ, được báo cáo trong các cuộc hội thảo tại từng huyện, thành phố để các thành viên người địa phương tham gia ý kiến bổ sung, giúp chỉnh sửa, khắc phục sai sót

1 Đối với địa danh ở thành phố Quảng Ngãi:

Trang 35

Thành phố Quảng Ngãi là thành phố đang trong quá trình đô thị hóa, nét phố, nét quê chen lẫn, nên việc lựa chọn không hề là chuyện dễ dàng Địa danh ở thành phố sẽ phải xác định như thế nào, theo định hướng nào?

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi xác định tất cả các đơn vị từ thôn (tổ dân phố) trở lên sẽ được chọn lọc Nhu cầu tìm tên đường phố có khi còn phổ dụng và quan trọng hơn tên phường, tên tổ dân phố Đối với thành thị,

khoa địa danh học có một ngành nhỏ gọi là phố danh (tên phố); tuy nhiên

xét việc đưa phố danh vào công trình là không cần thiết trong điều kiện thành phố Quảng Ngãi chưa thực sự có nhiều đường phố, một phần không ít đường phố chưa hề hình thành dù đã có tên gọi, vả lại với điều kiện thông tin hiện đại, với các bản đồ, thì dữ liệu về đường phố trở nên khá dễ Sau này khi các đường phố xây dựng tương đối định hình đầy đủ, có thể bổ sung Theo chiều ngược lại, địa danh thành phố sẽ ưu tiên cho các địa danh cổ, địa danh chỉ vùng không xác định ranh giới, ý nghĩa thực tiễn của công trình sẽ cao hơn

2 Đối với địa danh ở các huyện đồng bằng ven biển và hải đảo:

Bình Sơn là một huyện lớn, phát triển sớm ở tỉnh Quảng Ngãi, do vậy số lượng địa danh được sưu tầm, điều tra và thống kê cũng khá lớn (trên 220 địa danh) Bình Sơn có địa hình tự nhiên phong phú nên có nhiều địa danh chỉ địa hình tự nhiên; là đất có lịch sử văn hóa lâu đời, do vậy có nhiều địa danh không còn hiện hành được lựa chọn Chẳng hạn tên huyện Trì Bình,

tên các làng quê đã đi vào tâm thức của người dân như Vũng Quýt, Vạn

Tường, Sa Cần, Thạch An, Châu Ổ, Mỹ Thiện… Sơn Tịnh vốn là từ một

phần huyện Bình Sơn tách lập; điều tra thống kê tổng hợp theo chuẩn khoảng gần 200 địa danh Địa danh huyện Sơn Tịnh hầu hết là địa danh lâu đời, được ghi chép bằng văn tự Hán, gắn với nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa,

do vậy cũng rất khó cho việc lựa chọn và chú giải thấu đáo Sự biến đổi quá nhiều về hành chính và địa danh hành chính khiến việc xác định nội hàm tên gọi cũng có một số vấn đề nan giải Huyện Tư Nghĩa nằm ở vùng giữa tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều dấu tích xưa Huyện Tư Nghĩa được sưu tầm, lựa chọn, tổng hợp, chú giải khoảng trên dưới 200 địa danh, trong đó có 108 tên thôn, khối phố Có nhiều địa danh đã đi vào tâm thức của nhiều người trong

tỉnh và trong nước như Cổ Lũy, Phú Thọ, Thu Xà, Thanh Khiết, Xuân Phổ,

Sông Vệ, Hổ Khiếu, La Hà, Vạn An, Điền Trang… Hầu hết các địa danh như

trên đều đã tồn tại tư lâu đời, được ghi bằng văn tự chữ Hán và lưu truyền Nghĩa Hành là huyện đồng bằng, nhưng là huyện có số đơn vị hành chính ít, diện tích tự nhiên không lớn Huyện Nghĩa Hành chọn lọc khoảng trên dưới

150 địa danh, trong số đó có những địa danh đã quen thuộc với nhiều người

như Chợ Chùa, An Chỉ, An Ba, Mễ Sơn, Nhơn Lộc, Suối Bùn, núi Cối, núi

Đình Cương… gắn với nhiều sự kiện lịch sử văn hóa Mộ Đức là vùng nông

nghiệp lúa nước nổi tiếng, là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Trang 36

Làng quê huyện Mộ Đức từng có lịch sử lâu đời Huyện Mộ Đức được chọn lọc khoảng 200 địa danh; trong đó có nhiều địa danh nổi tiếng và thân thuộc

với nhiều người như Thi Phổ, Long Phụng, Thiết Trường, Bồ Đề, Năng An,

Lam Điền, Vạn Phước, Quán Lát, Văn Bân, Tú Sơn, Thạch Trụ… Huyện

Đức Phổ vốn là một phần của huyện Mộ Đức, địa hình trải dài dọc vùng ven biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều dấu tích khá thú vị về lịch sử và văn hóa Huyện Đức Phổ được chọn lọc khoảng trên 200 địa danh để chú

giải; trong số đó có những địa danh rất nổi tiếng như Sa Huỳnh, Xương

Rồng, Mỹ Á, Bình Đê, Trà Câu, An Khê, Tân Hội… Lý Sơn là huyện hải đảo

duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, có đơn vị hành chính ít, diện tích tự nhiên hẹp, có khoảng trên 40 địa danh được chọn lọc và chú giải

3 Đối với địa danh các huyện miền núi:

Trà Bồng là huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Quảng Ngãi, phía đông huyện có người Kinh sinh sống, phía tây huyện là địa bàn đồng bào dân tộc Cor cư trú tù lâu đời Huyện Trà Bồng có khoảng 120 địa danh được chọn lọc và chú giải Trong số các địa danh ở huyện Trà Bồng có các địa danh gốc tiếng phổ thông và địa danh gốc tiếng Cor hoặc hỗn hợp tiếng phổ thông và

tiếng Cor Nhiều địa danh đã rất quen thuộc với người dân trong tỉnh như Cà

Đú, Tà Ích, Cà Đam, Răng Cưa, Xuân Khương… Tây Trà vốn là phần tây

của huyện Trà Bồng được tách lập thành huyện Phần đông cư dân huyện Tây Trà là dân tộc Cor; địa danh gốc tiếng Cor chiếm phần lớn; có khoảng

70 địa danh được chọn lọc và chú giải, trong đó có những địa danh khá nổi

tiếng như Gò Rô, Tà Ích, Eo Chim… Sơn Hà vốn là một trong bốn nguồn

đầu núi tỉnh Quảng Ngãi, phần phía đông huyện có người Kinh cư trú, phía tây huyện có người Hre cư trú Huyện Sơn Hà có khoảng 220 địa danh được chọn lọc và chú giải Địa danh ở Sơn Hà có những địa danh nổi tiếng như

Hà Thành, Gi Lăng, Cà Đáo, Hàng Gòn, Hải Giá, Đèo Rơn, Đèo Gió …

Huyện Sơn Tây vốn là phần phía tây của huyện Sơn Hà, cư dân phần lớn là đồng bào dân tộc Ca Dong đã sinh sống từ lâu đời; địa danh hầu hết có gốc tiếng Ca Dong Huyện Sơn Tây có khoảng 90 địa danh được chọn lọc và chú

giải; trong đó có những địa danh đã quen thuộc như Huy Măng, Bãi Màu,

Đắc Rinh… Minh Long là huyện miền núi có ít đơn vị hành chính, nơi có

nhiều đồng bào dân tộc Hre sinh sống Địa danh huyện Minh Long có gốc tiếng Hre và nhiều địa danh pha trộn gốc tiếng phổ thông Huyện Minh Long

có khoảng 130 địa danh được chọn lọc và chú giải, trong đó có những địa

danh quen thuộc, nổi tiếng như Yên Ngựa, Gò Vườn, Gò Chè, thác Trắng,

suối Tía… Ba Tơ là huyện miền núi tây nam tỉnh, là huyện rộng lớn nhất

của tỉnh, có dân tộc Kinh sinh sống ở phía đông, dân tộc Hre sinh sống ở phía tây Địa danh ở huyện Ba Tơ có gốc tiếng Hre, gốc tiếng phổ thông và cũng không ít gốc tiếng Hre và Kinh hỗn hợp Huyện Ba Tơ có khoảng 220 địa danh được chọn lọc và chú giải, trong đó có những địa danh nổi tiếng

Trang 37

như Sông Re, Mang Đen, Giá Vụt, Sa Lung, Hoàng Đồn, Bến Buôn, Hang

Xét về đối tượng: có địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh chỉ vùng

không xác định ranh giới, địa danh hành chính, địa danh không còn hiện hành

Xét về lịch sử: Địa danh xuất hiện và biến đổi theo lịch sử, chịu sự tác

động của lịch sử, nên ta phải xem xét những chặng đường lịch sử và sự xuất hiện, biến đổi địa danh ở Quảng Ngãi Theo đó có địa danh xưa còn lưu hành, có địa danh xưa không còn lưu hành, địa danh mới xuất hiện…

Xét về chữ viết và gốc tiếng: Địa danh được thể hiện bằng chữ Hán, chữ

Nôm, chữ quốc ngữ, địa danh gốc tiếng Hre, gốc tiếng Cor và gốc tiếng Ca Dong

Xét về phép đặt tên, địa danh là tên riêng, có loại địa dang mang tính đa

dạng nhưng cũng có địa danh không tránh khỏi sự trùng lặp

Xét trong tương quan với nhân danh (tên người), địa danh có mối quan

hệ chuyển hóa qua lại, có loại địa danh mang tên nhân danh

Xét về hình thức, địa danh thường được thể hiện bằng chữ, nhưng cũng

có những hiện tượng địa danh bằng sô

Xét về sử dụng, bên cạnh việc sử dụng trong ngôn ngữ hằng ngày và

ngôn ngữ văn bản, địa danh còn sử dụng để đặt cho các công trình xây dựng

I Địa danh phân loại theo đối tượng

Ở Quảng Ngãi có đủ các loại địa danh: địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh chỉ vùng không xác định ranh giới, địa danh hành chính, địa danh không còn hiện hành

1 Địa danh chỉ địa hình tự nhiên:

Quảng Ngãi có địa hình tự nhiên phong phú, nên có đủ loại địa danh chỉ địa hình tự nhiên:

1.1 Địa danh chỉ địa hình núi đồi và các dạng tương tự: gồm núi, đồi,

gò, hẻm núi, đèo dốc… mà trong số đó có những địa danh gắn với truyền

Trang 38

thống lịch sử, truyền thống văn hóa của vùng đất Một số trường hợp tiêu biểu:

Cà Đam

Tên núi, phiên từ tiếng Cor là ngok Cà Đốp, tọa lạc ở phía đông nam

huyện Tây Trà và tây nam huyện Trà Bồng hiện nay; núi rất cao mà có

mây quanh năm che phủ và có đỉnh nhọn, nên người xưa gọi là Vân

Phong 雲 雲 (phong ở đây nghĩa là núi cao mà có đỉnh nhọn) và xếp vào cảnh đẹp Quảng Ngãi với mỹ danh Vân Phong túc vũ 雲 雲 雲 雲 (núi đỉnh Vân đêm mưa): “Núi đứng một mình cao chót vót, thế như muốn vượt mây xanh Các núi khác bao quanh tầng tầng lớp lớp, xa trông khi sáng láng khi mịt mờ, như sắc trời buổi sớm, hoặc lúc tạnh ráo sau mưa.” (ĐNNTC) Núi Vân Phong nay thường gọi là Cà Đam, là căn cứ chống Pháp của nghĩa quân dân tộc Cor từ thời “Nước Xu Đỏ” 1938 đến năm

1945 Thời chống Mỹ, Cà Đam là căn cứ đầu tiên của Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Nay đang hình thành một dự án du lịch sinh thái.

Tên núi, phiên từ tiếng Việt của núi Đá Vách, một trong những rặng núi

cao và nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm giữa các huyện Minh

Long, Sơn Hà và Tư Nghĩa; tiếng Hre gọi là Wang Vớp/Wang Mon Một

trong những bài thơ của Nguyễn Cư Trinh vịnh 10 cảnh Quảng Ngãi hồi

thế kỷ XVIII có bài Thạch Bích tà dương (bóng chiều Thạch Bích).

Thiên Ấn

Tên núi ở vùng trung tâm huyện Sơn Tịnh, phía bắc sông Trà Khúc và

thành phố Quảng Ngãi, chữ Hán viết là 雲 雲 , được coi là “đệ nhất thắng

cảnh Quảng Ngãi” với mỹ danh Thiên Ấn Niêm Hà 雲 雲 雲 雲 (ấn trời đóng

trên sông) Dân gian gọi là núi Ấn, núi Hó (Lên chùa núi Hó thắp bó

nhang vàng – CD) Trên núi có chùa lập từ thời chúa Nguyễn với Giếng

Phật, Chuông Thần; phía tây có mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng Núi đã được xếp hạng Di tích Quốc gia.

Và vô số tên núi, tên gò đồi, hẻm núi, đèo dốc…

1.2 Tên sông suối, ao hồ, đầm:

Quảng Ngãi có 4 con sông lớn và một số sông nhỏ, vô số các khe suối, thác nước và gắn với nó là các địa danh mang đặc trưng tự nhiên và văn hóa Một số trường hợp tiêu biểu:

Trang 39

Trà Khúc

Tên sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, chữ Hán viết là 雲 雲 , dài khoảng

120 km, hợp nước từ 3 nguồn chính: nguồn sông Re từ phía tây huyện

Ba Tơ đổ ra bắc, sông Xà Lò từ cực tây huyện Sơn Tây chảy về đông; sông Rin từ tây bắc huyện Sơn Tây hợp nước với sông Tang từ huyện Tây Trà đổ về Sông chảy giữa hai huyện Sơn Tịnh-Tư Nghĩa và TP Quảng Ngãi, đổ nước ra cửa Đại Cổ Luỹ Xưa kia trên sông có hàng trăm xe nước, xe nước ở sông Trà Khúc thuộc loại nhiều và có quy mô lớn nhất trong nước Cuối thế kỷ XX, ở Thạch Nham (xã Sơn Nham huyện Sơn Hà) nơi sông thoát vùng núi xuống đồng bằng đã xây dựng đập thuỷ lợi, gọi là Công trình đầu mối đại Thuỷ nông Thạch Nham với công suất tưới cho 30.000 ha ở cả hai vùng nam bắc tỉnh Quảng Ngãi

Trà Bồng (1)

Tên sông, trùng với tên huyện Trà Bồng là một trong bốn con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi Sông Trà Bồng là phiên từ tiếng Cor Đhăk Tà

Boóc Sông vùng thượng lưu từ vùng núi Trà Quân (Tà Kút) chảy

xuống, có hợp lưu là sông Hà Nhương theo hướng tây đông, góp nước

từ vô vàn khe suối lớn nhỏ ở đôi bên, như suối Cà Tinh, Nước Vọt,

Nước Nun, suối Trà Cân, suối Cà Đú, suối Nang, suối Vin, suối Cầu,

suối Bà Lãnh, sông Trà Bói, chảy thẳng về hướng đông, xuyên qua huyện Bình Sơn, đổ nước ra cửa biển Sa Cần, tổng cọng chiều dài khoảng 55 km Vùng phát nguyên sông Trà Bồng tức vùng mà người Cor sinh sống có khái niệm Đường Nước chính là xuất phát từ sông Trà Bồng Ở miền núi, khi sông qua làng Xuân Khương (nay là thị trấn Trà Xuân) người ta gọi là sông Xuân Khương Ở vùng đồng bằng, trong sách chữ Hán xưa có ghi sông còn có tên là sông Châu Tử 朱 朱 hay sông Châu Ổ 朱 朱 Lòng sông có nhiều tảng đá lởm chởm, dòng chảy rất xiết, khi đang khô cạn mà có một trận mưa lớn là nước dâng đầy, ào ạt réo

vang rừng Sách chữ Hán Đại Nam nhất thống chí (bản in năm 1915)

khi chép về sông này, còn chú thêm: “Xét sông này trong khoảng đời

Từ Đức có sản sinh nhiều cua đá” Loài cua đá mà sách nhắc tới có xuất

xứ từ vùng thượng nguồn, vùng cư trú của người Cor Thư tịch cổ còn gọi sông Trà Bồng là sông Hà Nhương 雲 雲

Vệ

Tên sông, chữ Hán viết là Vệ Giang 衛 江 , là một dòng sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi, đã đi vào ca dao xứ Quảng Sông Vệ bắt nguồn từ vùng núi rừng An Lão [ tỉnh Bình Định ] và Ba Tơ, sông dài 90 km trong đó có 2/3 chiều dài sông chảy trong núi rừng có độ cao 100 m - 1.000 m trong vùng thượng lưu tại Ba Tơ Dòng chảy sông theo hướng tây nam - đông bắc, đổ ra cửa Đại (Cổ Luỹ) và cửa Lở (xã Đức Lợi) Năm Minh Mạng thứ 17 [1836], hình sông được chạm vào Dụ đỉnh ở kinh đô Huế Ở thượng nguồn, sông Vệ có các hợp lưu tương đối lớn như:

Trang 40

Sông Tà Nô chảy từ Đồng Bia, độ cao 200 m, đổ vào sông chính ở phía đông huyện lỵ Ba Tơ

Sông Mễ có nguồn chảy từ vùng núi Mum thuộc ranh giới Ba Tơ và Minh Long, sông dài 9 km, hợp lưu với sông Vệ ở Trâu Giang

Sông Vệ có diện tích lưu vực khoảng 1.260 km 2 , bao gồm một phần đất đai các huyện Ba Tơ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa Lưu lượng bình quân 36,2 m 3 /s Ở Mộ Đức, sông Vệ là ranh giới phía bắc của huyện với huyện Tư Nghĩa Ở điểm tiếp giáp với huyện Mộ Đức và huyện Nghĩa Hành có chi lưu sông Thoa.

Lâm Bình

Tên đầm ở thôn, có thể tên xưa là Lâm Đăng ( Lâm Đăng) Bờ phía

đông có động cát chắn, trữ nước không thoát được, rất khó cho canh tác

lúa ở ruộng đồng chung quanh: “Ham chi ba miếng ruộng đầm, nắng

lên thì háp, mưa dầm mất ăn” (CD), khi nước tràn đầy thì chảy ra sông

Trường (sông Phi Hiển Đông): Đầm “chu vi hơn trăm mẫu, bùn sâu độ một thước, mùa xuân hết lụt thì cấy lúa được, qua mùa đông nước lụt ngập đầy, nước đầm chảy ra sông Phi Hiển Đông” (ĐNNTC)

Cà Đú

Tên suối ở thôn Hai xã Trà Thủy huyện Trà Bồng hiện nay, đã xây dựng

một công trình thủy điện cùng tên

1.3 Tên vũng vịnh, cửa biển: dọc theo miền biển có nhiều vũng vịnh

với các tên gọi khác nhau Tiêu biểu như:

Sa Cần

Tên cửa biển phía bắc huyện Bình Sơn, nơi nước sông Trà Bồng đổ ra

biển, xưa có tên là Mễ Cần 雲 雲 , Thái Cần 雲 雲 ; có hai ghềnh đá, phía

Ngày đăng: 11/08/2016, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THỊ XÃ QUẢNG NGÃI Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Ngãi, 1930-1975NXB Chính trị Quốc gia, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Ngãi, 1930-1975
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
4. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ PHỔ PHONGLịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phổ Phong 1929-1975Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phổ Phong 1929-1975
5. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ BÌNH TRỊLịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân và Đảng bộ xã Bình Trị1930 – 1975 Xuất bản 3/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân và Đảng bộ xã Bình Trị
6. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỨC PHỔ Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Phổ 1930-1975Xuất bản năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Phổ 1930-1975
7. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN BA TƠ Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Ba Tơ, tập ITập 2 (xuất bản 1995) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Ba Tơ
8. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH SƠN Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Bình Sơn 1930-1975 NXB Tổng hợp Nghĩa Bình, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Bình Sơn 1930-1975
Nhà XB: NXB Tổng hợp Nghĩa Bình
9. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN LÝ SƠN Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Sơn 1930-1995Xuất bản năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Sơn 1930-1995
10. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN TRÀ BỒNG Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Trà Bồng 1930-1992 Xuất bản năm 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Trà Bồng 1930-1992
11.BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN MỘ ĐỨCLịch sử Đảng bộ huyện Mộ Đức , tập I (1930-1954) XB năm 1995 Tập 2 (1954-1975), XB năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Mộ Đức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w