Những vấn đề đặt ra khi dùng tên địa danh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 98 - 101)

B. NGUỒN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

I. Nguồn địa danh từ sách vở, thư tịch

5. Những vấn đề đặt ra khi dùng tên địa danh

Dùng địa danh trong tên gọi công trình là việc bình thường và cần thiết; tuy nhiên việc sử dụng như thế nào lại không phải không đặt ra những vấn đề cần phải suy nghĩ.

5.1 Lợi ích khi sử dụng địa danh:

Sử dụng địa danh cho công trình chắc chắn phải mang lại lợi ích mới được ưu tiên lựa chọn; chẳng hạn khi tiếp xúc với tên gọi Hội đồng Nhân dân Thành phố Quảng Ngãi, người ta biết ngay rằng đây là hội đồng nhân dân của thành phố (khác với tỉnh cũng mang tên Quảng Ngãi); khi thấy ghi tên Bệnh viện Đa khoa Sơn Tịnh người ta sẽ hiểu rằng đây là bệnh viện tuyến huyện, ở khu vực huyện Sơn Tịnh, bệnh nhân chắc chắn chủ yếu là ở huyện Sơn Tịnh… Khi tiếp xúc với tên gọi Nhà máy thủy điện Đắc Rinh người ta hiểu rằng nhà máy ấy đặt tại sông Đắc Rinh ở vùng cao Sơn Tây.

Lợi ớch của cụng trỡnh mang tờn địa danh đó quỏ rừ: hoặc giỳp người ta biết phạm vi trách nhiệm, phạm vi ảnh hưởng, hoặc giúp người ta biết nó nằm ở địa chỉ cụ thể nào.

Tuy nhiên không phải lúc nào công trình mang tên địa danh cũng mang lại lợi ích, nhất là khi nó được sử dụng không đúng cách.

5.2 Khi việc sử dụng địa danh không đúng cách đặt cho công trình:

Có rất nhiều công trình rất cần (và phải, nên) sử dụng địa danh. Chẳng hạn để đặt tên cho các cây cầu, người ta dùng tên gọi địa phương cho một cây cầu bắc qua sông ấy để đặt tên cho cây cầu ấy. Chẳng hạn có cây cầu bắc qua sông Trà Khúc gọi là cầu Trường Xuân là mượn tên thôn Trường Xuân nơi cây cầu được bắc qua. Cũng bắc qua sông Trà Khúc, thì cầu xe hơi được lấy tên sông mà gọi là cầu Trà Khúc. Cầu mang tên Trường Xuân thực tế là cầu đường sắt, do vậy yêu cầu dễ hiểu, dễ định vị đặt ra không cao lắm so với cầu đường xe hơi, do vậy cầu xe hơi mang tên Trà Khúc quả là hợp lý. Trong suốt một thời gian dài, người ta đã thuộc cầu Trà Khúc chính là ở đường Quang Trung (hồi bấy giờ còn là Quốc lộ I) nối liền sông. Nhưng đến khi xây dựng thêm một cây cầu xe hơi qua sông Trà Khúc nữa cho đường Quốc lộ mới, người ta cũng đặt là cầu Trà Khúc, tuy

nhiên nếu cũng chỉ để tên là Trà Khúc hẳn dễ bị nhầm lẫn với cầu Trà Khúc cũ, bèn phải đặt là cầu Trà Khúc II.

Tuy nhiên việc đặt tên cầu Trà Khúc chưa đẻ ra vấn đề gì lớn như các công trình trên sông Trà Bồng. Sông Trà Bồng chảy từ nguồn (huyện) Trà Bồng và đổ nước ra cửa Sa Cần. Cầu đường xe hơi bắc qua sông Trà Bồng ở thị trấn Châu Ổ người ta gọi là cầu Châu Ổ. Tiếp sau, ở vùng hạ lưu thuộc Khu Kinh tế Dung Quất bắc thêm một chiếc cầu mới, người ta bèn đặt đó là cầu Trà Bồng. Từ đây việc lấy tên sông đặt tên cầu mới dễ xảy đến sự nhầm lẫn. Cầu Trà Bồng dễ thường bị nghĩ rằng cầu này nằm ở địa hạt huyện Trà Bồng. Lại nữa, từ chỗ định vị này, một trường học ở phía bắc cầu Trà Bồng gọi là Trường Bắc Trà Bồng! Nguy cơ nhầm lẫn rằng ngôi trường nằm ở địa hạt huyện Trà Bồng còn lớn hơn nữa! Đành rằng các công trình như vậy đều mượn tên con sông Trà Bồng để đặt, nhưng người ta quên rằng con sông Trà Bồng còn nằm ở hướng thượng nguồn, và một hạt rất rộng ở đó còn có tên là huyện Trà Bồng!

Như vậy, việc mượn tên địa danh để đặt cho công trình cần phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.

Cùng một chủng loại, như một tên cầu bắc qua cùng một con sông, thì cầu lấy tên sông đôi khi dễ dẫn đến sự nhầm lẫn. Dù rằng khi lấy tên sông đặt cho tên cầu có cho biết là cầu đó bắc qua sông gì, nhưng điều quan trọng hơn là cầu ấy ở vị trớ nào, nú chưa cho thấy rừ bằng lấy cỏc tờn thụn xã sở tại mà đặt.

CHƯƠNG IV

BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI ---

Từ điển địa danh là kết quả cuối cùng, là mục tiêu chủ yếu và đề tài hướng tới. Từ điển địa danh cấu tạo các địa danh theo kiểu mục từ và đương nhiên phải kèm theo chú giải của từng mục từ đó, được sắp xếp theo thứ tự của một từ điển. Mục đích của việc hình thành từ điển địa danh là giúp cho người ta tra cứu khi cần thiết phải tìm hiểu một địa danh nào đó.

Đề cập đến sự cần thiết và mối quan hệ giữa nghiên cứu địa danh và từ điển địa danh, Lê Trung Hoa đã viết: “Công việc nghiên cứu địa danh giúp chỳng ta hiểu rừ cỏc phương thức đặt địa danh, cỏch phõn loại địa danh, nguyên nhân ra đời và mất đi của một địa danh… Nhưng khi muốn tra cứu một địa danh nào về vị trí, nguồn gốc-ý nghĩa, sự ra đời, chuyển biến…

chúng ta phải có từ điển địa danh. Ngành nghiên cứu địa danh (tức địa danh học) giúp cho việc biên soạn từ điển địa danh giống như từ vựng – ngữ nghĩa học giúp cho việc biên soạn từ điển giải thích.” Bằng tri thức và kinh nghiệm của mình, tác giả Từ điển địa danh Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đưa ra 7 nội dung cần có của mỗi mục từ trong từ điển địa danh, gồm:

tên mục từ (tức địa danh), tiểu loại địa danh, vị trí của đối tượng, các chi tiết

liên hệ tới đối tượng, thời điểm ra đời của địa danh, nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh, sự chuyển biến của địa danh và đối tượng”4.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w