Địa danh chỉ địa hình tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 77)

B. NGUỒN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

I. Nguồn địa danh từ sách vở, thư tịch

2. Các loại địa danh tên Nôm

2.1 Địa danh chỉ địa hình tự nhiên

Các địa danh chỉ địa hình tự nhiên bao gồm:

+ Địa danh chỉ núi:

(song song tồn tại với địa danh Thiên Ấn, ở huyện Sơn Tịnh) Tròn (Núi tròn như quả chuông úp, ở huyện Sơn Tịnh)

Ngang (núi chắn ngay qua đường, ở huyện Ba Tơ - ứng với chữ Hán là Hoành Sơn; có rất nhiều núi Ngang.)

Vừng: nỳi cú đỉnh bằng, trải dài và cong vũng như chiếc vừng, ở huyện Mộ Đức.

Voi: núi có hình dáng như con voi, ở huyện Sơn Tịnh.

Ngựa: núi có hình con ngựa, ở huyện Sơn Tịnh.

Yên Ngựa: núi có hình cái yên ngựa, thuộc huyện Minh Long Tai Mèo: núi có đôi chóp giống như cái Tai Mèo, ở huyện Ba Tơ.

Cối: nỳi cú đỉnh cong lừm xuống như cỏi miệng cối, ở huyện Nghĩa Hành.

Răng Cưa: núi có đỉnh cắt khía như hình cái răng cưa (ứng với chữ Hán là Cứ Xỉ) nằm ở huyện Trà Bồng giáp với tỉnh Quảng Nam.

Ông Đọ: núi ở huyện Mộ Đức, tên chữ Hán là Quất Lâm.

Hùm: tên núi ở huyện Tư Nghĩa, trông như con beo.

Đá: tên núi có nhiều đá tảng ở miền đông huyện Tư Nghĩa, ứng với chữ Hán là Thạch Sơn, hay lấy theo tên làng là Phú Thọ.

Đất: khác với núi có nhiều đá, ở phía đông bắc huyện Mộ Đức.

Đá Vách: núi có đá như bức tường, ứng với chữ Hán là Thạch Bích.

Lớn: tên núi, ứng với chữ Hán là Đại Sơn, ở huyện Mộ Đức.

Chớp Chài: tên núi hình giống như cái chớp chài.

Chớp Vung: tên núi có hình chớp vung.

Khỉ: tên núi có nhiều khỉ, ở huyện Đức Phổ.

Thình Thình: tên núi khi dậm chân xuống đất nghe vang như tiếng trống, ở huyện Bình Sơn.

+ Địa danh chỉ sông suối:

Các sông suối đều có tên chữ Hán, tuy nhiên song song tồn tại với chữ Hán là các tên sông chữ Nôm:

Chợ Mới: tên sông có cái chợ mới, ở huyện Sơn Tịnh.

Trước: tên sông ở phía trước (so với làng xóm), ở huyện Sơn Tịnh.

Sau: tên sông ở phía sau (so với làng xóm), ở huyện Sơn Tịnh.

Bến Thóc: tên sông nơi người ta tập trung thóc lúa, ở huyện Mộ Đức.

Bến Buôn: tên sông nơi người ta tụ tập buôn bán, ở huyện Ba Tơ.

Nước Mặn: tên sông có vị nước mặn, ranh giới giữa hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ hiện nay.

+ Địa danh chỉ ao đầm vũng vịnh và địa hình tự nhiên ở biển:

Quýt: tên vũng có mọc nhiều cây quýt, ở huyện Bình Sơn.

Ốc: tên đầm có nhiều ốc, ở TP Quảng Ngãi.

Bàu Súng: tên đầm có nhiều cây súng mọc, ở huyện Mộ Đức Nước Mặn: đầm nước biển, ở huyện Đức Phổ

Kẻ Cướp: hang có bọn giặc biển Tàu Ô xưa trú ẩn, ở huyện Lý Sơn.

: hang có nhiều chim cò tụ tập về, ở huyện Lý Sơn.

Đảo Lớn: đảo rộng nhất ở Lý Sơn, đối với đảo Bé.

Đảo Bé: đảo hẹp ở Lý Sơn, đối với đảo Lớn.

Tai: núi có hình như cái tai người, ở huyện Lý Sơn.

Tò Vò: cổng đá tự nhiên giống như cái hang tò vò, ở huyện Lý Sơn.

2.2 Địa danh chỉ làng xóm:

Hầu hết địa danh chỉ làng xã đều đã có tên chữ Hán, tuy nhiên vẫn có những địa danh tên Nôm chỉ làng xóm song song tồn tại.

Cây Quýt, Cây Sung: hai làng có nhiều cây quýt, cây sung mọc, ở huyện Mộ Đức.

Đồng Cát: tên làng có nhiều cát sa bồi, ở huyện Mộ Đức.

Thùng: tên xóm chuyên đóng thùng tô nô làm mắm.

Gốm: tên xóm chuyên nghề làm đồ gốm, thuộc huyện Tư Nghĩa.

Ngòi Tôm: tên xứ, nay không dùng, ở huyện Tư Nghĩa.

Thậm chí sau này, vẫn xuất hiện tên Nôm chỉ làng xóm một cách chính thức trong tên các thôn:

Châu Thuận Nông, Châu Thuận Biển: tên hai thôn ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn, trong đó yếu tố nghề nghiệp khác nhau.

Cổ Lũy Làng Cá: tên thôn Cổ Lũy chuyên nghề đánh cá, để phân biệt với hai thôn Cổ Lũy khác (Cổ Lũy Bắc, Cổ Lũy Nam).

2.3 Địa danh chỉ vùng:

Địa danh chỉ vùng trong tên Nôm có nhiều:

Sa Huỳnh: vùng đất cực nam tỉnh Quảng Ngãi, có cửa Sa Huỳnh.

Bến Ván: vùng đất địa đầu phía bắc tỉnh Quảng Ngãi.

Quán Cơm: vùng xưa có quán cơm, thuộc huyện Sơn Tịnh, gần với sông Trà Khúc.

Gò Quán: gò xưa có quán, thuộc TP Quảng Ngãi.

Suối Bùn: nơi đậm đặc phù sa, ở xã Hành Tín Đông huyện Nghĩa Hành.

Quán Lát: nơi có trồng nhiều lát (cói) để làm chiếu, có quán bán cói.

Ba Gò: nơi con đường băng qua ba gò cao, thuộc huyện Bình Sơn.

3. Đặc điểm các địa danh tên Nôm:

Qua liệt kê một số địa danh tên Nôm ở tỉnh Quảng Ngãi như trên, ta có thể rút ra được các đặc điểm của chúng như sau:

3.1 Địa danh tên Nôm trải rộng khắp nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện và song song tồn tại với địa danh chữ Hán và địa danh gốc tiếng dân tộc thiểu số:

Không chỉ ở khu vực mình cư trú, mà ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa danh tên Nôm vẫn được xác lập, như Răng Cưa, Đá Vách, Yên Ngựa, Tai Mèo

Sự phổ biến của địa danh tên Nôm chứng tỏ đó là một nhu cầu thực sự của cộng đồng xã hội, ngay cả khi đã có các loại tên địa danh khác để chỉ cùng một đối tượng.

Tuy nhiên nếu ta xem xét kỹ, sẽ thấy rằng sự xuất hiện của địa danh tên Nôm có một số giới hạn nhất định:

(1) Nó xuất hiện trong điều kiện mà nếu căn cứ vào tên chữ Hán sẽ không có; bằng chứng là tên các thôn xã ở vùng đồng bằng, tên Nôm chủ yếu tập trung vào tên xóm, tên các vùng ngã ba đường, ngã ba sông nước…

Về điểm này, cần lưu ý rằng hầu hết các tên xã, thôn, tổng không thể có tên Nôm song song tồn tại, bởi như vậy nó sẽ làm rối tính chỉ định cụ thể của địa danh; tuy nhiên sự song song tồn tại đối với địa danh chỉ địa hình tự nhiên vẫn xuất hiện mà không sợ bị rối rắm.

(2) Nó xuất hiện trong điều kiện địa danh gốc chữ Hán và địa danh gốc tiếng các dân tộc thiểu số tỏ ra khó hiểu, khó tiếp cận, khó nhớ.

Ví dụ điển hình là Răng Cưa (tên núi), tiếng Cor gọi là Ngok Ca Ghé, chữ Hán gọi là Ngũ Chỉ (núi như hình năm ngón tay); trong đó Ngok Ca Ghé chắc chắn khó tiếp cận, Ngũ Chỉ thì hơi khó hiểu, trong khi hình đỉnh núi rất lạ mắt và độc đáo, vậy là từ Răng Cưa xuất hiện mà không sợ bị nhầm lẫn.

(3) Nó xuất hiện có thể là trước, trong, hoặc sau khi có địa danh chữ Hán hoặc địa danh gốc thứ tiếng khác.

Rất khó có bằng chứng để khẳng định dứt khoát trong các loại địa danh như vừa kể, để chỉ cùng một đối tượng, thì địa danh nào xuất hiện trước, địa danh nào xuất hiện sau; chỉ có thể khẳng định địa danh tên Nôm có thể xuất hiện trước, cùng thời hoặc sau các loại địa danh kia, để chỉ cùng một đối tượng cụ thể.

Tuy nhiên, ở đây ta có thể làm một phép loại suy từ ví dụ về Răng Cưa nói trên:

Ngok Ca Ghé (của dân tộc Cor) là địa danh có thể ra đời trước hết, vì người Cor là dân bản địa, sống lâu đời ở đây. Có con người là có địa danh, có thể địa danh Ngok Ca Ghé đã xuất hiện từ rất lâu đời, tùy thuộc vào truyền thuyết về vết ghe xuất hiện thời gian nào.

Nếu quan niệm Ngok Ca Ghé xuất hiện trước, thì chỉ còn vấn đề Ngũ Chỉ (tên chữ Hán) và Răng Cưa (tên Nôm) cái nào xuất hiện trước mà thôi.

3.2 Địa danh tên Nôm thiên về cụ tượng giàu hình ảnh, trong khi địa danh chữ Hán thiên về sự bóng bẫy:

Khảo địa danh gốc chữ Hán ở Quảng Ngãi, không phải tất cả nhưng là phần lớn các địa danh thiên về sự bóng bẫy. Có những địa danh mang tính cụ tượng, như Thạch Trụ là cột đá, Thạch Bích là vách đá, Chú Tượng là làng làm nghề đúc… nhưng xem ra tuyệt đại đa số địa danh gốc chữ Hán vẫn thiên về sự bóng bẫy. Điều này khác với địa danh tên Nôm, hầu hết các địa danh tên Nôm đều thiên về cái cụ tượng, gắn với ngôn ngữ thuần Việt, nên hết sức dễ nhớ, dễ hiểu, dễ nhận biết. Đây cũng chính là một ưu thế, là nguyên nhân xuất hiện và sự tồn tại của địa danh tên Nôm, dù nó không được xem là chính thống qua các thời kỳ lịch sử.

Một vớ dụ rất rừ là trường hợp cụ tượng trong tờn gọi chữ Hỏn như Thạch Trụ, Thạch Bích, Chú Tượng đã kể trên, vẫn còn khó hiểu nhất định đối với người bình dân (vốn không học chữ Hán), huống hồ các tên bóng bẫy, người ta chỉ quen mà gọi. Còn những tên gọi như Răng Cưa, Đá Vách, Tai Mèo, Yên Ngựa rất cụ tượng và đồng thời rất dễ nhận biết, đặc biệt đối với tính chất chỉ định cụ thể, tính chỉ định từng cái cá biệt của địa danh.

Đặc điểm thứ hai này liên quan chặt chẽ với đặc điểm thứ ba sau đây.

3.3 Địa danh tên Nôm thường chỉ ra đặc trưng, nét riêng của đối tượng:

Qua liệt kờ một số địa danh tờn Nụm như trờn, ta dễ dàng thấy rừ, nú chủ ý chỉ ra cái đặc trưng, cái nét riêng đối với đối tượng mà nó chỉ.

+ Những đặc trưng về hình dạng:

Núi Tai Mèo khác núi Răng Cưa, núi Cối, núi Đá Vách, núi Yên Ngựa, nỳi Vừng, hũn Tai. Cỏc khối nỳi thường khú phõn biệt, tờn Nụm gắn với

hình dạng từng con vật và hình thù của vật dụng gần gũi, khiểu nó thật dễ hiểu, dễ nhận biết.

Đảo Lớn để phân biệt với đảo .

Núi Lớn để phân biệt với các đồi núi thấp hơn nó.

+ Những đặc trưng về màu sắc:

Núi Trắng, núi Đá Trắng khác với hòn Son (đỏ) + Những đặc trưng về chất liệu:

Sông Nước Mặn, khác với hầu hết sông đều nước ngọt.

Đầm Nước Mặn, khác với đầm nước ngọt.

+ Những đặc trưng về sinh hoạt, nghề nghiệp:

Xóm Gốm sản xuất gốm, khác với Xóm Thùng sản xuất thùng tô nô, Xóm Bún chuyên sản xuất bún …

4. Quan hệ giữa địa danh tên Nôm và địa danh gốc chữ Hán:

Địa danh tên Nôm và địa danh gốc chữ Hán có sự khác nhau, bởi một đằng là tên thuần Việt, một đằng là văn tự du nhập từ ngôn ngữ Hán, một đằng lưu truyền chủ yếu trong dân gian, một đằng được ghi vào văn tự chính thống. Nhưng địa danh tên Nôm và địa danh chữ Hán vẫn có những quan hệ với nhau.

4.1 Địa danh tên Nôm và địa danh chữ Hán đều do một chủ thể đặt ra, đó là người Kinh. Tất nhiên trong chủ thể này của địa danh, có thể có sự phân định nhất định: giới chức sắc là người quyết định về việc sản sinh địa danh chữ Hán; còn giới bình dân nói chung chủ yếu sản sinh ra tên Nôm. Nhưng cũng do một chủ thể đặt ra cho nên sự phân tách chúng cần phải phân biệt, phân tách chúng một cách cẩn thận.

Có người nghĩ rằng: địa danh Thạch Bích 雲 雲 chỉ là sự dịch nghĩa của địa danh Đá Vách. Nói như vậy cũng có nghĩa địa danh chữ Hán là cái có sau. Bằng chứng liệu nào mà có thể kết luận như vậy? Không có một chứng liệu nào cả. Nếu có người đặt trạng huống ngược lại: các nhà Nho nào đó thấy có ngọn núi như cái vách đá, và bằng vốn chữ Hán của mình, đặt tên đấy là Thạch Bích, sau đó, người bình dân dựa vào ý nghĩa ấy, dùng cách gọi dân dã hơn là Đá Vách, thì sao? Ở trên chúng tôi có nói đến đặc điểm cụ tượng của địa danh tên Nôm, nhưng không có nghĩa là trong địa danh chữ Hán không có những trường hợp cụ tượng. Chẳng hạn trường hợp địa danh Thạch Trụ chính là nói cái vùng đất có tảng đá hình trụ cao mọc tự nhiên tại một ngọn đồi thấp nọ; tuy nhiên xưa nay trong địa danh tên Nôm chưa hề có địa danh Cột Đá. Mặt khác cũng có trường hợp địa danh tên Nôm có thể xác định được, và tên gọi trong chữ Hán chỉ là dịch cho rừ nghĩa, như trường hợp nỳi Răng Cưa. Đến nay, người ta chỉ nói núi là núi Răng Cưa, không ai gọi là núi Cứ Xỉ, và đây chỉ là sự dịch nghĩa. Nhưng trong trường hợp Thạch BíchĐá Vách mới khó phân

định, bởi trên thực tế xã hội vẫn song song tồn tại hai cách gọi Thạch Bích Đá Vách.

Nói như vậy cũng có nghĩa, địa danh chữ Hán và địa danh tên Nôm có sự tương hỗ nhau. Tương hỗ ở đây thể hiện ở hai khía cạnh tiếp sau.

4.2 Địa danh tên Nôm giúp cho địa danh chữ Hán trở nên gần gũi hơn với đa số công chúng, và ngược lại, địa danh chữ Hán giúp cho địa danh tên Nôm trở nên quan phương hơn, từ đó xuất hiện một cặp địa danh cùng nghĩa tương ứng, như các trường hợp các cặp địa danh song song tồn tại sau đây:

Thạch Bích – Đá Vách Thạch Sơn – Núi Đá Tam Phái – Ba Gò

Đối với các địa danh chữ Hán là Thạch Bích, Thạch Sơn, Tam Phái, thì các địa danh tương ứng trong tên Nôm là Đá Vách, Núi Đá, Ba Gò có thể nói là được nôm hóa, đại chúng hóa, ngược lại đối với Đá Vách, Núi Đá, Ba Gò, thì địa danh tương ứng trong chữ Hán là Thạch Bích, Thách Sơn, Tam Phái có thể nói là đã được quan phương hóa.

4.3 Địa danh tên Nôm đặt cho những đối tượng mà địa danh chữ Hán không chú ý và không thể đặt hết, là sự bổ sung cho sự thiếu sót của địa danh chữ Hán. Theo đó, địa danh chữ Hán chủ yếu đặt cho các thôn xã mang tính hành chính để phục vụ việc quản lý hành chính, còn địa danh tên Nôm thường đặt cho một cụm dân cư nhỏ hơn thôn xã, đó là xóm. Có rất nhiều tên xóm mà tên gọi duy nhất của nó là tên Nôm.

Địa danh tên Nôm với ưu thế cụ tượng, gợi tả của nó là địa danh đặt cho tên núi sông nhằm để việc nhận diện được dễ dàng; từ đó xuất hiện những địa danh không tương ứng với địa danh chữ Hán hoặc là địa danh duy nhất dành cho một đối tượng mà địa danh chữ Hán không có.

- Địa danh không tương ứng Hán và Nôm:

Núi Hó – Thiên Ấn (ấn trời)

Núi Răng Cưa – Ngũ Chỉ (năm ngón tay) Núi Trắng (hay núi Quán Lát) – Điệp - Địa danh duy nhất tên Nôm:

Sông Bến Thóc (còn gọi sông Thoa) Đầm Bàu Súng

Trong trường hợp địa danh tên Nôm là địa danh duy nhất chỉ một hiện tượng, thì các sách Hán Ngữ cổ buộc phải dùng chữ Nôm để ghi; từ đó mới xuất hiện hiện tượng lác đác có những chữ Nôm trong dòng ngữ lưu chữ Hán.

Địa danh tờn Nụm thường là địa danh chỉ vựng khụng xỏc định rừ ranh giới: nó không có chức năng chỉ định ranh giới bởi nó không được xem là địa danh chính thống, không do người làm quản lý đặt ra, nhưng nó

thực hiện chức năng chỉ định cụ thể của địa danh, để người ta phân biệt vị trí này so với vị trí khác, điều mà địa danh chữ Hán khó lòng thực hiện được. Nó bổ sung cho chỗ còn thiếu của địa danh chữ Hán. Đơn cử địa danh chỉ vùng: Bến Ván, Phường Rượu, Quán Lát, Quán Vịt

Địa danh tên Nôm thường để chỉ những vị trí nhỏ hẹp: địa danh chữ Hán được các giới chức các thời quyết định chủ yếu cho các đơn vị hành chính cơ sở trở lên, các địa hình sông núi ao hồ vũng vịnh, hải đảo quan trọng; nhưng nên nhớ nhu cầu đặt địa danh là nhu cầu tự thân của cuộc sống; các vị trí nhỏ hẹp cũng cần có tên gọi để mọi người đều có thể phân biệt được; thể hiện ở tên các núi gò nhỏ, tên các hóc, rừng, đồng bàu, như Gò Quánh, Gò Đu, Gò Su, Hóc Nhiêu, Hóc Sằm, Hóc Mít, Đồng Bắc, Đồng Giữa, Đồng Lớn, Đồng Đưng, Bàu Ngáy...

Chính sự tương hỗ đầy ý nghĩa như vậy, nên các nhà Nho xưa cũng đã phần nào chú ý đến địa danh tên Nôm, trong đó có những địa danh theo kiểu tương ứng Hán – Nôm. Trong tập Phủ man tạp lục, tác giả Nguyễn Tấn cũng rất chú ý đến địa danh tên Nôm. Một vài ví dụ:

“Nỳi Ngư Vừng 雲 雲: ở phớa dưới Trường Lũy thuộc Cơ Năm, tục danh là núi Chớp Chài 雲 雲”

Hoành Sơn 雲 雲: tục danh núi Ngang 雲”

Thực ra ở đây sự tồn tại cặp địa danh tương ứng là rất khó phân biệt được cả Hoành SơnNúi Ngang song song tồn tại, hay trên thực tế chỉ tồn tại một trong hai. Dãy Trường Sơn cơ bản chạy theo hướng Bắc Nam, nên ở vùng Hà Tĩnh có một dãy núi đâm ngang đường Thiên Lý, người ta bèn gọi là núi Ngang, xuất hiện tên phái sinh Đèo Ngang (như câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”). Nhưng mặt khác, xưa kia khi Nguyễn Hoàng hỏi Trạng Trình về kế sách mưu nghiệp lớn, Trạng Trình bảo : “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Hoành Sơn một dải, vạn đại dung thân). Vậy thì tồn tại cả địa danh Hoành Sơn tương ứng với địa danh Núi Ngang chăng? Trường hợp núi chắn các trục lộ chính ở Quảng Ngãi cũng gọi Núi Ngang, và cùng tồn tại địa danh Hoành Sơn? Chớnh điều này cỏc thư tịch cổ cũng khụng cho ta biết rừ.

Tuy nhiên điều có thể biết, là trong khi chú ý đến địa danh chữ Hán, người xưa cũng đã chú ý đến địa danh Nôm. Trong nhiều trường hợp, rất khó phân biệt đâu là Hán và đâu là Nôm.

V. Loại địa danh gốc tiếng Hre ở Quảng Ngãi

Hre là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở miền núi phía tây tỉnh Quảng Ngãi, với dân số trên 100.000 người, địa bàn cư trú trải rộng tại các huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Cần biết thêm, ở phía nam huyện Ba Tơ, người Hre còn cư trú ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định; về phía tây người Hre còn cư trú ở huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.

Ở Quảng Ngãi, người Hre còn có một số ít cư trú ở các huyện Trà Bồng,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w