Các dạng địa danh mà công trình mang tên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 95 - 98)

B. NGUỒN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

I. Nguồn địa danh từ sách vở, thư tịch

3. Các dạng địa danh mà công trình mang tên

3.1 Địa danh hành chính trùng khớp với phạm vi hoạt động:

Đó là trường hợp các trụ sở cơ quan, ví như UBND huyện Bình Sơn thì hai chữ Bình Sơn là chỉ phạm vi trách nhiệm của UBND huyện Bình Sơn; không thể dùng một địa danh hẹp hơn (như thị trấn Châu Ổ chẳng hạn) hoặc một nhân danh, một địa danh từ nơi khác để đặt cho nó. Nếu điều đó xảy ra, thì liền sẽ bị hiểu sai lệch. Trong trường hợp này phần nào cũng đúng với một số công trình văn hóa, như Trường Trung học Phổ thông Trà Bồng (dành cho học sinh khu vực huyện Trà Bồng).

3.2 Địa danh hành chính không trùng khớp với phạm vi hoạt động:

Trừ trường hợp bắt buộc, thì địa danh dùng trong tên gọi công trình không nhất thiết phải trùng khớp với phạm vi địa phương mà nó hoạt động hoặc lan tỏa. Ở đây phổ biến nhất là trường hợp người ta dùng địa danh nhỏ hơn khu vực ảnh hưởng. Nó tựa như phép hoán dụ lấy cái nhỏ để bao quát cái to hơn. Có rất nhiều ví dụ cho trường hợp này:

Khu Kinh tế Dung Quất: Dung Quất thực ra chỉ là tên một vịnh biển (vũng Quất), được dùng để chỉ một khu kinh tế rộng lớn hơn nó rất nhiều.

Nhà máy đường Phổ Phong: Phổ Phong thực ra chỉ là tên một xã, còn phạm vi hoạt động của nhà máy lại rộng hơn rất nhiều. Thậm chí trước năm 1975, Nhà máy đường Quảng Ngãi còn có tên là Nhà máy đường Thu Phổ. Thu Phổ chỉ là tên của một thôn (ấp), trong khi phạm vi hoạt động của nhà máy bao quát trong toàn tỉnh Quảng Ngãi.

Thường những công trình kinh tế như nhà máy thủy điện thì nó lấy ngay tên núi, sông mà nó được xây dựng, như Nhà máy thủy điện Hà Nang, Nhà máy thủy điện Cà Đú, nhà máy thủy điện Đắk Rinh… Ở đây hàm nghĩa địa chỉ là rất rừ; rất khỏc với tờn địa danh ở cỏc trụ sở cơ quan hàm nghĩa với phạm vi bao quát.

Trường hợp Trường Trung học Phổ thông Ba Gia: Ba Gia nguyên là một địa điểm rất hẹp ở tây huyện Sơn Tịnh, nhưng được lấy để đặt cho tên trường có phạm vi bao quát toàn bộ phía tây huyện là bởi ở đây có chiến thắng Ba Gia. Tên trường Phổ thông trung học Vạn Tường ở phía đông huyện Bình Sơn cũng nằm trong trường hợp tương tự. Trường Trung học Phổ thông Sơn Mỹ, Trung tâm chăm sóc sức khỏe Mỹ Lai, Công viên Hòa bình Mỹ Lai ở phía đông huyện Sơn Tịnh thì người ta lấy địa danh một vụ thảm sát chấn động dư luận thế giới để đặt tên cho công trình.

3.3 Địa danh lấy từ nơi khác đến:

Sau năm 1975, ở huyện Mộ Đức có trường Phổ thông cấp 3 Nam Đàn. Nam Đàn là một địa danh, nhưng hoàn toàn không là một địa danh ở địa phương. Lý do mà người ta lấy địa danh Nam Đàn chính là quê hương kết nghĩa với huyện Mộ Đức. Nam Đàn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, đặt tên Nam Đàn cho trường là để nhớ đến công lao Bác Hồ và tình kết nghĩa với quê hương Nam Đàn.

Sân vận động Diên Hồng: Diên Hồng là một địa danh ở miền Bắc, không phải của địa phương; nhưng người ta lấy địa danh Diên Hồng đặt cho sân vận động này ở thành phố Quảng Ngãi là bởi đó là địa danh lịch sử; nơi vua Trần từ thế kỷ XIII hỏi ý dân trong việc đánh giặc Nguyên Mông, Diên Hồng là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí độc lập và ý tưởng dân chủ.

Tương tự như vậy là các trường hợp nhà máy ô tô, nhà máy xi-măng ở Sơn Tịnh nhưng đặt tên là Vạn Tường vốn ở huyện Bình Sơn; nhà máy bia đặt tại thành phố Quảng Ngãi nhưng lại lấy tên Dung Quất…

Như vậy công trình mang tên địa danh từ nơi khác với địa chỉ của nó là những địa danh có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử hoặc kinh tế.

Trên thực tế, chúng ta thấy công trình mượn tên địa danh từ nơi khác đến không nhiều lắm, cho nên ở đây có thể xem như những trường hợp đặc biệt.

4. Không dùng địa danh:

Ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc phải dùng địa danh, thì về mặt lý thuyết cũng như mặt thực tế, người ta có thể chọn dùng địa danh hoặc không. Đó là những trường hợp không nhất thiết phải dùng địa danh, như cần phải nhấn mạnh phạm vi bao quỏt hay làm nổi rừ địa chỉ, ý nghĩa. Sự thực không dùng địa danh cho tên gọi công trình thì người ta còn rất nhiều sự lựa chọn khác, có thể có ý nghĩa và ấn tượng hơn.

Lựa chọn nhân danh thay vì địa danh: thường thấy ở các công trình trường học, như Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (thị trấn Sơn Tịnh), Trường Trung học Phổ thông Lê Trung Đình (TP Quảng Ngãi)

… Cá biệt là công trình y tế, như Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, Khu Du lịch Đặng Thùy Trâm (huyện Đức Phổ), nhưng phổ biến nhất là các tên đường phố.

Lựa chọn ngày lịch sử thay vì địa danh: thường thấy ở các trường hợp các công trình kinh tế như Nông trường 25/3 (ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi) ở huyện Sơn Tịnh; Nông trường 11/3 (ngày khởi nghĩa Ba Tơ) ở huyện Nghĩa Hành, Nhà trẻ 19/5 (ngày sinh nhật Bác Hồ) ở TP Quảng Ngãi; đường 30/4 (ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam) ở TP Quảng Ngãi…

Lựa chọn tên chất liệu thay vì tên địa danh: như trường hợp cầu Sắt (ở Sơn Tịnh, ở Mộ Đức), cầu Sàn (mặt cầu rổ như cái sàn, ở huyện Trà Bồng)

Lựa chọn số thứ tự thay vì địa danh: đó là trường hợp Trường Cơ giới Thủy lợi và Dạy nghề II (tại xã Nghĩa Kỳ) của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn, vì người ta chú ý đến trường số mấy (ở trong nước) hơn là nơi trường đóng; tương tự như vậy là trường hợp Trường Cao đẳng Tài chính – Kế toán III (ở huyện Tư Nghĩa) của Bộ Tài chính.

Lựa chọn tên gọi theo ý thích thay vì địa danh: tên gọi công trình là gì rất nhiều khi không chỉ không cần mượn địa danh mà tùy tiện đặc theo ý thích; đặc biệt là các công trình của tư nhân.

Có nhiều cách lựa chọn cho việc đặt tên gọi công trình; tuy nhiên lựa chọn địa danh vẫn chiếm đa số và hàng đầu, nhất là đối với công trình công cộng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w