B. NGUỒN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH
Để thực hiện việc nghiên cứu, biên soạn Từ điển địa danh Quảng Ngãi, Ban Chủ nhiệm đề tài đã phải thực hiện nhiều cung đoạn vô hình nhưng rất công phu:
1. Chuẩn xác hóa chữ viết tên gọi địa danh:
Chuẩn xác hóa tên gọi các địa danh trong toàn tỉnh, và đi kèm với nó là sưu tầm các dữ liệu của từng địa danh. Dữ liệu địa danh được sưu tầm từ hai nguồn là các thư tịch cổ, sách báo và đặc biệt là nguồn điền dã; có rất nhiều trường hợp các tài liệu mâu thuẫn, không tương thích nhau. phải kiểm chứng chúng.
Hiện vẫn tồn tại nhiều cách viết khác nhau cho các địa danh, nhất là địa danh có gốc tiếng dân tộc thiểu số miền núi, dẫn đến phải chuẩn hóa tên gọi, cách viết trước khi cấu tạo thành mục từ và sắp xếp chúng.
Ví dụ:
Cà Tinh
Tên suối, còn viết là Kà Tinh, nguyên gốc tiếng Cor là Khlih, nằm giữa hai xã Trà Sơn và Trà Lâm huyện Trà Bồng hịên nay. Cà Tinh là suối lớn, quanh quất giữa các khe núi, từ phía nam đổ nước ra sông Trà Bồng ở phía bắc Tên thôn thuộc xã Trà Sơn huyện Trà Bồng hiện nay.
Thạch Thang
Tên thôn của xã Đức Phong huyện Mộ Đức hiện nay; vốn là tên làng xưa, chữ Hán viết là Thạch Than 雲 雲; đời vua Đồng Khánh là tên thôn thuộc xã Trà Ninh, tổng Ca Đức huyện Mộ Đức; năm 1910 cùng với làng An Thạch có 1.200 người dân (ĐBQN). Thạch Than có nghĩa là bãi đá bày ra khi nước triều rút, là tên gọi xuất phát từ thực tế địa hình;
thời chính quyền Sài Gòn là tên ấp thuộc xã Đức Thuận quận Mộ Đức;
DS năm 1962: 2.767 người (TLSG). Từ thổ âm, người ta phiên Thạch Than ra Thạch Thang.
Qua hai ví dụ như trên, ta thấy vấn đề chuẩn xác hóa tên gọi trước khi cấu tạo thành mục từ địa danh là hết sức cần thiết.
2. Vận dụng lý thuyết, đồng thời căn cứ thực tiễn cụ thể để giải quyết một số vấn đề đặt ra khi biên soạn:
Nghiên cứu lý thuyết về từ điển học và địa danh học đồng thời tham khảo công trình tương tự là công việc đương nhiên phải thực hiện. Lý thuyết địa danh học có nhiều, nhưng tính lô-gich và hợp lý của nó vẫn có những vấn đề phải suy nghĩ, nhất là nó chưa thể bao quát được hết những vấn đề
4 Lê Trung Hoa – Địa danh học Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 2006, trang 237, 238.
đặt ra, những đặc thù của từng thứ tiếng. Các công trình từ điển địa danh không có nhiều để có thể tham khảo. Do vậy, Ban chủ nhiệm phải tự sáng tạo giải quyết những vấn đề lý thuyết để ứng dụng phù hợp với đặc thù địa phương.
Có nhiều vấn đề đụng đến khái niệm và lý thuyết, như các thành tố như Làng, Đồng trong địa danh tiếng Hre, Huy (Wi) trong địa danh gốc tiếng Ca Dong có phải là thành tố của địa danh, hay nó là tên loại địa danh mà thôi.
Lý thuyết địa danh chưa hề đề cập đến những vấn đề như vậy. Từ điển địa danh Quảng Ngãi xác định là có, vì làm một phép thử, là tách rời các thành tố ấy thì thành tố còn lại trở nên vô nghĩa.
+ Một số trong khá nhiều địa danh có thành tố Đồng:
Đồng Cát
Tên vùng nay là trung tâm huyện lỵ Mộ Đức; do bị sa bồi trong một đợt lũ lớn (có lẽ là trận lũ năm Mậu Dần 1878) nên lòng đồng có nhiều cát và mang tên như trên Tên ấp thuộc xã Đức Vinh quận Mộ Đức thời chính quyền Sài Gòn, DS năm 1962: 1.541 người (TLSG) Tên thị trấn huyện lỵ Mộ Đức từ năm 1987 đến 1992, sau đổi là thị trấn Mộ Đức ( Mộ Đức2).
Đồng Có
Tên vùng đất thuộc xã Tịnh Minh huyện Sơn Tịnh ngày nay; xưa là làng An Phú, có người cho rằng vì đất đài màu mỡ nên người đời lưu truyền làm ăn ở xứ đồng này sẽ có của ăn của để, từ đó tạo nên địa danh Đồng Có. Chiều về Đồng Có thấy hòn núi Tròn (CD).
Đồng Chùa
Tên thôn thuộc xã Ba Chùa huyện Ba Tơ hiện nay, còn được gọi là thôn 2 xã Ba Chùa, thường gọi ghép là Thôn 2 Đồng Chùa.
Đồng Dâu
Tên thôn thuộc xã Ba Cung huyện Ba Tơ sau Cách mạng tháng Tám 1945; nguyên là tên làng xưa, chữ Nôm chép nguyên văn là Đồng Dâu
雲 雲; sau nhập với thôn Kon Cua thành thôn Kon Cua-Đồng Dâu.
Đồng Dinh (1)
Tên đồng ở phía bắc thị trấn Chợ Chùa huyện Nghĩa Hành hiện nay, một phần đang được sử dụng làm cụm công nghiệp làng nghề của huyện.
Đồng Dinh (2)
Tên thôn thuộc xã Ba Dinh huyện Ba Tơ từ sau năm 1945; tiếng Hre gọi là Wi Đông Dhinh; sau chuyển sang là một thôn thuộc xã Ba Đình; từ ngày 12.3.1987 (QĐ 52 /HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) chuyển về làm một thôn thuộc xã Ba Dinh; chữ Dinh trong tên gọi xã Ba Dinh kế tục từ địa danh Đồng Dinh.
Đồng Đàn
Tên núi thuộc xã Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh hiện nay.
Đồng Giang
Tên thôn thuộc xã Sơn Giang huyện Sơn Hà hiện nay; tiếng Hre là Wi Ra Bứa. tháng 5.2012 một phần được tách lập thôn Gò Đồn cũng xã.
+ Một số trong nhiều địa danh mang thành tố Làng:
Làng Ngải
Tên thôn thuộc xã Sơn Thọ huyện Sơn Hà sau Cách mạng tháng Tám 1945; vốn là tên làng xưa; tiếng Hre, Cor gọi là Ngoh, chữ Hán ghi là Ngải 雲. Năm 1955 xã Sơn Thọ chuyển về huyện Trà Bồng và đổi là xã Trà Thọ, Làng Ngải thuộc về xã Trà Thọ; năm 2003, huyện Tây Trà tách lập từ phần tây huyện Trà Bồng; Trà Thọ thuộc về huyện Tây Trà;
nay Làng Ngải thuộc Thôn Tre xã Trà Thọ huyện Tây Trà.
Làng Ngang
Tên thôn thuộc xã Trà Sơn huyện Trà Bồng sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Làng Ôn
Tên làng cũ (chữ Nôm chép nguyên văn là Làng Ôn 雲 雲), cũng gọi là Gò Ôn, nay thuộc thôn Huy Ba 1 xã Ba Thành huyện Ba Tơ (Gò Ôn).
Làng Ranh
Tên thôn thuộc xã Sơn Ba huyện Sơn Hà hiện nay.
Làng Rào
Tức thôn 4 xã Sơn Thủy huyện Sơn Hà hiện nay; nguyên là tên một làng xưa, chữ Nôm viết là 雲 雲 , gốc tiếng Hre là Wi Jao. Từ tháng 5.2012 tách một phần hình thành thôn Làng Gon cùng xã.
Làng Râm
Tên thôn thuộc xã Ba Lế huyện Ba Tơ sau Cách mạng tháng Tám 1945; sau thuộc địa hạt thôn Vã Tia cùng xã. Tên núi ở địa phương, cao khoảng 1.100 m.
Làng Ren
Tên thôn thuộc xã Long Môn huyện Minh Long hiện nay; cư dân là đồng bào Hre; tiếng Hre gọi là Wi Zreang.
Làng Rê
Tên thôn thuộc xã Sơn Kỳ huyện Sơn Hà hiện nay; tiếng Hre là Wi Ratrê. Từ tháng 5.2012 tách một phần hình thành thôn Tà Bấc cùng xã.
Làng Rê
Tên thôn thuộc xã Sơn Giang huyện Sơn Hà hiện nay; tiếng Hre là Wi Vareo.
+ Một số mục từ địa danh mang thành tố Wi (Huy):
Huy K’xiêm
Tên vùng phía đông huyện Sơn Tây giáp với huyện Sơn Hà hiện nay;
gốc tiếng Ca Dong, còn viết là Wi K’xiêm/ Wi Ka Xiêm, có suối K’xiêm.
Huy Long
Tên thôn thuộc xã Ba Điền huyện Ba Tơ hiện nay; gốc tiếng Hre.
Huy Măng
Tên suối chảy qua địa hạt xã Sơn Dung huyện Sơn Tây hiện nay; gốc tiếng Ca Dong là Wi Măng/Wi Men. Tên thôn thuộc xã Sơn Dung huyện Sơn Tây hiện nay; từ cuối quý 3 năm 2010 tách một phần ra thôn Tâng Via; gốc tiếng Ca Dong (còn viết là Wi Măng) cũng là tên con suối nước (suối Huy Măng) Nghĩa rộng là tên vùng giữa của huyện Sơn Tây hiện nay.
Huy Múc
Tên vùng, chỉ vùng đất từ khoảng Tà Mực (K’mục) trở về đông của huyện Sơn Tây hiện nay, có suối Tà Mực; gốc tiếng Ca Dong là Wi Múc/ Wi K’mục.
Huy Ra Lang
Tên thôn của xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây hiện nay; tách lập từ một phần thôn Huy Em từ cuối quý 3 năm 2010; gốc tiếng Ca Dong, cũng viết là Wi Ra Lang.
Huy Ra Lung
Tên thôn của xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây hiện nay; tách lập từ một phần thôn Huy Em từ cuối quý 3 năm 2010; gốc tiếng Ca Dong, cũng viết là Wi Ra Lung.
- Một trong những nét mới mẻ, đặc biệt đối với Từ điển địa danh Quảng Ngãi mà chúng tôi nghiên cứu, biên soạn là nó chú ý đặc biệt đối với gốc chữ, gốc tiếng. Có một số từ điển tương tự trong nước đã không hề chú ý thích đáng đến vấn đề này. Chúng ta cần biết rằng trước khi chúng ta dùng chữ quốc ngữ (chỉ mới hơn một thế kỷ), thì ông bà tổ tiên đã sử dụng loại văn tự khác, là chữ Hán và chữ Nôm trong suốt nhiều thế kỷ và cũng đã từng ghi chép các dịa danh bằng các loại chữ đó. Chữ quốc ngữ có nguồn gốc là chữ La-tinh, là loại chữ biểu âm chứ không phải biểu ý; trong khi đó chữ Hán là loại chữ biểu ý, chữ Nôm dựa vào chữ Hán để ghi âm Việt; vậy thì muốn xác định nghĩa của các địa danh xưa không thể không lần tìm cái gốc chữ Hán, chữ Nôm mà ông bà tổ tiên ta đã từng ghi, để xác định tính xưa, ý nghĩa hàm chứa trong các địa danh, nếu không sẽ không khỏi bị nhầm lẫn.
Chẳng hạn địa danh Tư Cung (thôn của xã Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh), trong chữ Hán có đến trên 40 chữ Tư khác nhau, như Tư 私 riêng, Tư 思 là suy nghĩ, Tư 姿 là dáng vẻ… chữ Cung cũng có nhiều chữ, như Cung 宮là dinh thự, Cung 供 là cấp cho, Cung 弓 là cái cung, Cung 恭 là cung kính… Vậy thì hai chữ Tư Cung là chữ nào? Tư Cung là dinh thự riêng chăng? Sách cũ Đồng Khánh địa dư chí, hai chữ Tư Cung được viết là 思 恭, như vậy ta biết rằng nghĩa hai chữ Tư Cung là suy nghĩ và kính cẩn, chứ không phải nghĩa khác. Nếu không tìm ra gốc chữ sẽ rất dễ dẫn đến sai lầm chính là vậy. Do đó, chúng tôi đã truy tầm và chép lại các địa danh ghi bằng chữ Hán và chữ Nôm để tiện cho bạn đọc khi tra cứu, tìm hiểu.
Cần biết rằng, trong kho tàng địa danh Quảng Ngãi có cả những địa danh gốc tiếng các dân tộc thiểu số bản địa là tiếng Hre, tiếng Cor và tiếng Ca Dong. Các địa danh này đã một phần được văn tự hóa, tức là ghi vào chữ viết. Cách ghi có thể sát âm, có thể hợp lý hay không. Chúng tôi trong quá trình điền dã đã hỏi trực tiếp đồng bào dân tộc thiểu số và ghi lại âm gốc của nó. Trong trường hợp trước đây việc ghi vào chữ viết đã khá chính xác thì không có vấn đề gì, trong trường hợp chữ viết về địa danh tỏ ra quá xa so với âm gốc, chúng tôi phải ghi chú âm gốc nhằm giúp bạn đọc tiện đối chiếu; người làm công tác quản lý có thể tham khảo khi viết tên địa danh vào văn bản; âm gốc gắn với nghĩa gốc, nhiều trường hợp có thể giải mã nghĩa gốc ấy.
Tất nhiên để làm được những việc như trên là cả một sự công phu.
- Khác với từ điển thông thường, từ điển địa danh vốn có sự phức tạp của nó, mà nếu không có những phụ chú kèm theo, sẽ rất khó cho bạn đọc khi tra cứu. Nhưng phép tắc của từ điển là không được dài dòng, do vậy chúng tôi đã nghiên cứu nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề.
Trong phần đầu của từ điển sẽ có phần mở đầu với các mục :
Quy ước biên soạn, trình bày cách thức chọn lựa địa danh, các địa danh có trong từ điển, vấn đề mục từ địa danh trùng nhau.
Sách dẫn: bao gồm các chữ viết tắt và ký hiệu, nghĩa các từ và cụm từ thông dụng, tên gọi các khu dân cư – hiệu danh hành chính xưa, một số tên gọi gắn liền với địa danh gốc tiếng Hre, tiếng Cor, tiếng Ca Dong,
Lưu ý khi tra cứu địa danh gốc tiếng dân tộc thiểu số : tiếng Hre, tiếng Cor, tiếng Ca Dong
Lưu ý khi sử dụng từ điển địa danh
Các mốc lịch sử tác động lớn đối với sự xuất hiện, biến đổi, biến mất của địa danh Quảng Ngãi.
Các mục này là những công cụ sơ giản, thực sự cần thiết cho người sử dụng từ điển địa danh.
- Từ điển địa danh rất cần có những hình ảnh và bản đồ để minh họa, khiến cho phần văn tự trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Do vậy, theo yêu
cầu của đề tài, Ban Chủ nhiệm đã tổ chức thực hiện 60 bức ảnh và một số bản đồ kèm vào trong nội dung.
Thực ra vấn đề đưa ảnh vào từ điển là rất cần thiết, cho nên chúng tôi mong muốn số lượng của chúng phải lớn hơn rất nhiều, nhưng do hạn chế về kinh phí, nên chỉ có thể thực hiện được số lượng quy định như trên. Các hình ảnh được chọn lọc là các hình ảnh mà chúng tôi cho là quan trọng đối với quyển từ điển này.
- Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn thực hiện cập nhật: việc tách lập các xã thôn mới, như ở huyện Sơn Tây tách lập 3 xã mới, huyện Sơn Hà tách lập đến 20 thôn mới, mà việc tách lập này dẫn theo sự xuất hiện địa danh mới; các mục từ địa danh đã biên soạn đã kịp thời chỉnh sửa bổ sung.
II. BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH