CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ ĐĂNG TRÊN CÁC TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 133 - 160)

--- HIỆN TƯỢNG “LÀNG” TRONG ĐỊA DANH

CỦA VÙNG NGƯỜI HRE MIỀN NÚI QUẢNG NGÃI CAO CHƯ

Trong địa danh của các dân tộc thiểu số miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi có rất nhiều địa danh mà trong đó có hình vị “Làng”. Thông thường tên gọi của hiện tượng ấy ở miền núi là pơ-lây. Vậy cắt nghĩa như thế nào về những hiện tượng “Làng” này?

Có rất nhiều thôn ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi vùng dân tộc Hre mang tên là “Làng”. Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay vùng dân tộc Hre có địa danh là “Làng”ở khu vực huyện Sơn Hà, có 24 thôn; ở khu vực huyện Minh Long, có 6 thôn, ở khu vực huyện Ba Tơ có 12 thôn; Tổng số có 42 thôn mang hình vị “Làng” trong địa danh thôn, chẳng hạn thôn Làng Vờ, thôn Làng Rào, thôn Làng Ngạnh…có nghĩa là “Làng” vốn là danh tự chung chỉ một đơn vị cư trú, trong những trường hợp ấy đã trở thành một hình vị hợp với một hình vị khác để trở thành một danh tự riêng, cụ thể ở đây là một địa danh không thể tách rời.

Cụ thể số tên thôn có hình vị “Làng” ấy như sau:

Làng Nà, Làng Rin, Làng Đèo, Làng Vố, Làng Nưa, Làng Mùng, Làng Rê, Làng Lùng, Làng Rí, Làng Ghè, Làng Xinh, Làng Gung, Làng Mon, Làng Trăng, Làng Trá, Làng Lành, Làng Rào, Làng Riềng, Làng Rút, Làng Rê, Làng Già, Làng Bưng, Làng Bồ, Làng Dầu (24 thôn) Ở huyện Sơn Hà:

Làng Vang, Làng Hinh, Làng Đố, Làng Trê, Làng Ren, Làng Vang (6 thôn) Ở huyện Minh Long :

Làng Teng, Làng Giấy, Làng Rêu, Làng Tương, Làng Măng, Làng Xi, Làng Mạ, Làng Vờ, Làng Dút, Làng Ri, Làng Mâm, Làng Trui (12 thôn) huyện Ba Tơ:

Đó là chưa kể nhiều trường hợp “Làng” tương tự nhưng tồn tại trong danh tự riêng của các đơn vị dưới thôn, như Làng Ôn ở Ba Tơ.

Số lượng như vậy thì không phải nhỏ.

Vậy trước tiên hình vị “Làng” ở đây là gì?

Muốn trả lời câu hỏi trên, trước tiên phải xem hình vị “Làng” gốc tiếng Hre hay tiếng Việt, xuất hiện từ bao giờ. Một điều rất đáng chú ý là ở miền xuôi Quảng Ngãi, nơi người Việt cư trú, “Làng” được sử dụng phổ biến, nhưng với tư cách một danh tự chung, chứ không phải với tư cách một hình

vị hợp thành danh tự riêng như vừa kể. Nhưng hỏi những người Hre thì

“Làng” gốc tiếng gì, người ta đều trả lời là gốc tiếng Việt phổ thông. Hình vị

“Làng” trong những trường hợp này không phải là đọc trại trong bất cứ một từ gốc nào của các dân tộc Hre, mà “Làng” là hình vị gốc tiếng Việt phổ thông. Nhưng vấn đề liên quan mật thiết khác cũng không kém phần quan trọng, đó là hình vị “Làng” trong các địa danh ấy đã có mới đây hay từ xưa?

Cõu trả lời là từ rất lõu trong lịch sử. Chứng liệu rừ nhất là trong sỏch Phủ Man tạp lục của tác giả Nguyễn Tấn thời vua Tự Đức. Nguyễn Tấn quê làng Thạch Trụ, trong sự nghiệp của mình ông từng có một thời gian khá dài làm Tiểu Phủ sứ Sơn Phòng ở miền núi Quảng Ngãi, đã từng cầm quân lặn lội tận các làng dân tộc thiểu số miền núi để đánh dẹp các cuộc nổi dậy và sau đó biên soạn sách Phủ Man tạp lục để nói về cuộc bình định này. Sách Phủ Man tạp lục của ông không dựa vào tài liệu thứ cấp nào của ai, mà nó đích thị là tư liệu cấp 1 (first document), do chính ông thu thập, mắt thấy tai nghe dể biên soạn. Trong ghi chép của mình, hình vị “làng” được ông ghi bằng chữ Nôm 雲, như Làng Môn 雲 雲. Như vậy, điều chắc chắn là hình vị “làng”

trong địa danh các thôn miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã có từ rất lâu, không thể muộn hơn thế kỷ XIX, rất có thể đã hình thành từ thế kỷ XVI, XVII hoặc XVIII. Rất tiếc rằng ngoài Phủ man tạp lục, chưa thấy có sách cũ nào có niên đại sớm hơn ghi địa danh cụ thể các làng miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một suy đoán, bởi từ sau cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông năm 1471, vùng đất này vĩnh viễn thuộc về nhà nước phong kiến Việt Nam, sau đó người Việt di cư vào sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển ngày càng nhiều, đặc biệt từ khi Nguyễn Hoàng chính thức phân rạch Đàng Trong từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, người Việt vào định cư nơi đây càng đông đúc. Nhưng miền xuôi, miền ngược ở đây lại rất cách trở về địa hình. Có nghĩa là nếu có sự giao lưu giữa người Việt và người Hre không thể bắt đầu xuất hiện sớm hơn thế kỷ XVI, và sự du nhập tiếng Việt vào tiếng Hre cũng không thể sớm hơn.

Sách Phủ Man tạp lục của Nguyễn Tấn có kê rất nhiều tên plây người Hre thời ấy, và trong số chúng có rất nhiều địa danh plây có hình vị “Làng”, chúng tôi thống kê được 76 trường hợp như sau:

-Làng Y -Làng Tương -Làng Trang -Làng Ôn -Làng Ác -Làng Xanh -Làng Giá

-Làng Chinh Trung

-Làng Chinh Hạ -Làng An

-Làng Giang -Làng Lôn -Làng Chưng -Làng Khuê -Làng Mỹ -Làng Giáp -Làng Đồ -Làng Tả -Làng Liên -Làng Lá -Làng Giật -Làng Cam -Làng Vong -Làng Môn -Làng Trê -Làng Mang -Làng Túi -Làng Luyện

-Làng Môi Thượng -Làng Môi Hạ

-Làng Nông Thượng -Làng Nông Hạ -Làng Huy -Làng Lôi -Làng Gia -Làng Quách -Làng Giao -Làng Bấu

-Làng Tru -Làng Kỳ -Làng Trinh -Làng Trá

-Làng Sâm -Làng Mọn -Làng Ngùng -Làng Phúc -Làng Phổ -Làng Á -Làng Trinh

-Làng Cao -Làng Nhu -Làng Dục -Làng Nham -Làng Lèn -Làng Lận -Làng Mông -Làng Mãi -Làng Miên -Làng Na

-Làng Sơn -Làng Lê -Làng Giây -Làng Trăn -Làng Côn -Làng Rào -Làng Cam -Làng Lách -Làng Len -Làng Mộng -Làng Sấu -Làng Phàm -Làng Luyện -Làng Bổ -Làng Mạn -Làng Mướp

Chúng tôi ngờ rằng tác giả chưa thể kê tên hết các làng, nếu không, số địa danh có hình vị là “Làng” còn có thể nhiều hơn. Tuy nhiên chỉ bấy nhiêu thôi chúng ta cũng đã thấy là rất nhiều. Trong số các tên làng như trên, ta vẫn còn nhận biết được những tên làng còn lưu đến hiện tại, như tên các thôn: Làng Trăn, Làng Rào, Làng Luyện, Làng Trê, Làng Môn, Làng Ôn, Làng Đố… và còn ẩn đâu đó mà ta chưa nhận diện được.

Tại sao lại có tên “Làng” trong hình vị tạo nên một từ chỉ địa danh trong các làng người Hre khá phổ biến như vậy? Lại xin trích gỉai thích sách Phủ man tạp lục:

“Danh hiệu các làng “man” trong tỉnh tôi nói chung thường khác nhau. Mỗi làng đều có một nguyên nhân khi đặt tên như vậy. Có làng mang tên một con suối chảy gần đó, ví dụ Nước Lá, Hố Bấu. Nơi ở gần gò núi thì lấy tên gò mà đặt, ví dụ Gò Rô, Đèo Cọp. Ở gần vùng đồng ruộng thì lấy tên ruộng đồng mà đặt, ví dụ Đồng Dâu, Đồng Chùa. Lại có nơi mang tên người đàn ông hoặc đàn bà có công khai phá tạo dựng ra vùng đất đang ở và được mọi người trong vùng suy phục, ví dụ Con Long, Con Nhai, Thằng Nhuận, Thằng Siêu … Đến như các vùng mang tên Giả Đạo, Xã Trạch thì trước đây vốn là vùng đất người Kinh ở, sau trở thành đất “man”, bèn nhân tên người xưa mà gọi cho nên mới có chữ Xã vậy. Các vùng Làng Nông, Làng Mân thì vốn là những chỗ ngày xưa dân Kinh tới lui buôn bán thường bàn bạc đến các chữ làng xóm, người

“man” nghe người Kinh xưng hô nhân đó mà đặt tên cho nên mới có chữ Làng vậy. Các loại tên gọi như thế lâu dần mà thành đều có nguyên nhân riêng vậy”.

Ngoài giải thích này, chưa thấy sách cũ nào giải thích về sự hình thành hình vị “Làng”. Như đã nói, kiểm chứng lại thực tế, chúng tôi thấy rằng cắt nghĩa như vậy có thể là đúng, nhất là khi xét rộng ra các plây quá xa xôi nơi người Kinh hầu như không lui tới thì hình vị “Làng” hầu như không xuất hiện. Nói tóm lại, hiện tượng hình vị “Làng” trong địa danh chỉ plây Hre du nhập từ tiếng Việt phổ thông, là một hiện tượng khá phổ biến, từ xa xưa. Hình vị Làng thường hợp với một hình vị gốc địa phương để trở thành một địa danh hai hình vị chặt chẽ, như Làng Rê, Làng Trê, Làng Rí, Làng Mọn, mà ngày nay nếu ta cắt chữ Làng ra khỏi nó thì hình vị còn lại trở nên vô nghĩa, không nhận diện được, chẳng hạn người ta nói thôn Làng Rào, thôn Làng Đèo, thôn Làng Gung, nhưng không thể nói thôn Rào, thôn Đèo, thôn Gung…

Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong địa danh Hre, bên cạnh “Làng” còn có “Xã” và “Đồng”, như Xã Trạch, Xã Điệu, Đồng Chùa, Đồng Mộc, Đồng Cọp, Đồng Răm, Đồng Chàm… mà chúng cũng đều có gốc tiếng Việt phổ thông.

Hình vị “Làng” có một ý nghĩa gì?

Sự hiện hữu của hình vị “Làng” trong địa danh các plây Hre là một hiện tượng thú vị, khá độc đáo. Nó là một hiện tượng du nhập, sự hòa trộn ngôn ngữ.

1. Trước hết, hiện tượng này thêm một bằng chứng cho thấy rằng sự giao lưu buôn bán của người Việt với người Hre từ xa xưa đã khá thường xuyên, sâu sắc, cho dù Trường Lũy xưa cũng đã được triều đình phong kiến xây dựng để ngăn ngừa xung đột. Từ thực tế rất lâu trong lịch sử, trong các làng người Việt miền đồng bằng Quảng Ngãi đều có những người chuyên đi buôn lên các nguồn miền núi, nên ca dao xưa mới có câu: Ai về nhắn với nậu nguồn /Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên.

Ngay cả sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, quyển chép về tỉnh Quảng Ngãi, cũng không bỏ qua hiện tượng này:

“Ngoài những người bày hàng buôn bán chợ phố, còn có bốn hạng đi buôn: một là buôn mọi, hai là buôn gánh, ba là buôn thuyền, bốn là buôn biển”. “Buôn mọi” mà sách nói đến chính là buôn núi theo cách gọi dân gian, tức chuyên buôn bán với các dân tộc miền núi. Sách cũng chép:

“Các nguồn đầu núi là nơi giao dịch của người Kinh, người Thượng”.

Nói tóm lại, sự buôn bán của người miền xuôi với người miền núi Quảng Ngãi rất phổ biến, thường xuyên, trong đó thường là người Việt gồng gánh hàng hóa lên các làng miền núi để buôn bán, trao đổi, và sau tất cả, dấu tích tên làng như một phái sinh, hãy còn lưu lại.

2. Hiện tượng “Làng” trong địa danh các plây Hre cũng cho phép ta suy luận rằng, có rất nhiều nét tương đồng và giao thoa văn hóa giữa người Việt với người Hre. Sự khác biệt, mỗi dân tộc mỗi vẻ tạo nên sự phong phú trong văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên mặt khác, ta cũng không thể quên rằng giữa văn hóa các dân tộc còn có nhiều nét tương đồng, giao thoa, tiếp biến văn hóa cần phải được nhận diện. Chẳng hạn, ngay ở dân tộc Hre xưa cũng có một loại bánh tét, dài nhưng dẹt hơn bánh tét của người Việt vùng ven biển Nam Trung bộ. Vậy thì nguyên ủy, bánh tét là ở người miền núi du nhập về xuôi, hay từ miền xuôi lan đến miền núi, hay chỉ là sự tương đồng ngẫu nhiên, tức không phải một mà nó phát sinh ở cả hai nơi? Có rất nhiều hiện tượng tương đồng khác nữa, mà nếu “giải mã” được chúng, chắc rằng chúng ta sẽ tìm được bản chất của nó với những điều rất thú vị.

(Tạp chí Sông Trà của Hội VHNT Quảng Ngãi sô 38 năm 2012)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU

ĐỊA DANH GỐC TIẾNG HRE Ở QUẢNG NGÃI CAO CHƯ

Hre là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở miền núi phía tây tỉnh Quảng Ngãi, với dân số trên 100.000 người, địa bàn cư trú trải rộng ở các huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Ở phía nam huyện Ba Tơ, người Hre còn cư trú ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định; về phía tây người Hre còn cư trú ở huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum. Ở Quảng Ngãi, đồng bào Hre còn có một số ít cư trú ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, là những vùng ven của địa bàn cư trú chính tại 3 huyện Quảng Ngãi nói trên. Có con người, có tiếng nói là có địa danh. Từ đó ta có thể hiểu, địa danh gốc tiếng Hre chủ yếu nằm ở các huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Ở vùng tiếp giáp với các dân tộc khác (Cor, Ca Dong), địa danh gốc tiếng Hre pha trộn với địa danh gốc các dân tộc ấy. Việc giao lưu với người Việt (Kinh) đã diễn ra khá lâu đời và phổ biến trong người Hre, do vậy, từ xưa, địa danh tiếng Hre đã có sự tương tác với tiếng Việt phổ thông. Tiếng Hre vốn chưa có chữ viết, do vậy, khi ghi địa danh Hre vào văn tự thì được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm (trước kia) hoặc chữ quốc ngữ (sau này). Ghi tiếng Hre vào chữ Hán, chữ Nôm hay quốc ngữ tùy thuộc vào đặc tính của văn tự và đặc biệt tùy thuộc vào sự nhận âm của chính người ghi, do vậy có những sự khác nhau nhất định. Từ đó xuất hiện hiện tượng cùng một đối tượng nhưng lại có nhiều cách viết khác nhau. Đó cũng là tình trạng chung của các địa danh gốc tiếng Cor, tiếng Ca Dong ở Quảng Ngãi hoặc các dân tộc thiểu số khác.

Do địa bàn cư trú rộng, địa danh gốc tiếng Hre chắc chắn có rất nhiều, để sưu tầm hết địa danh gốc tiếng Hre, nhận diện một địa danh cụ thể nào đó thuần túy tiếng Hre hay có sự pha trộn với tiếng các dân tộc khác, trong hoàn cảnh quá trình văn tự hóa địa danh diễn ra khá phức tạp, thiết tưởng là điều không dễ. Tuy nhiên tìm hiểu, nghiên cứu qua thực tế điền dã cũng như qua tài liệu sách vở, chúng tôi có thể xác định địa danh gốc tiếng Hre như sau.

I. Địa danh thuần túy gốc tiếng Hre:

Đương nhiên đã nói địa danh thuần túy gốc tiếng Hre là những địa danh mà ở đó không có yếu tố của gốc tiếng các dân tộc khác. Khảo địa bàn cư trú của đồng bào Hre, chúng tôi xác định như sau:

1. Các địa danh có tiền tố Tà, Xà:

Địa danh Hre có rất nhiều tiền tố : đó là các địa danh như Tà Cơm, Tà Ba, Tà Lương, Tà Bía, Tà Mát, Tà Bi, Tà Bần, Tà Gâm ở huyện Sơn Hà, Tà Noót ở huyện Ba Tơ...

Địa danh có tiền tố : như các địa danh Xà Riêng, Xà Nay, Xà Ây...

ở huyện Sơn Hà.

3. Địa danh có tiền tố Dheak:

Dheak có nghĩa là nước. Cũng như các địa danh ở các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi, địa danh gốc tiếng Hre có rất nhiều trường hợp định danh con nước, rồi dùng con nước để chỉ các đối tượng chung quanh nó. Tuy nhiên từ địa danh gốc tiếng Hre, qua quá trình giao lưu với người Việt và quá trình văn tự hóa bằng tiếng phổ thông, từ tiền tố Dheak có xu hướng rừ rệt thay bằng từ Nước, được ghi bằng văn tự Nụm (雲), hay bằng văn tự quốc ngữ (Nước).

Chẳng hạn Dheak Trinh: thành 雲 雲 (chữ Nôm), Nước Trinh (chữ quốc ngữ)

4. Địa danh có tiền tố Gọi, Hoang/Hoăn:

Một trong những nhân tố quan trọng để đặt địa danh là các gò, đồi, núi; từ đó trong tiếng Hre xuất hiện nhiều địa danh mang tên gò, đồi, núi cũng như các nhân tố gần với nó. Tiền tố “Gọi”, có khi phiên là Gòi, Goi, hoặc chệch âm thành ra phổ thông hóa là , có nghĩa là cái gò, cái nơi đất cao, hoặc nơi bắt nguồn của một con nước. Địa danh tiếng Hre có rất nhiều địa danh mang tiền tố Gọi: Gọi Re, Gọi Khôn, Gọi Điệu... Lớn hơn đồi gò là núi thì dùng Wang (thường phiên thành Hoang, Hoăn...), như Hoăng Bờ Lây (núi Bờ Lây).

5. Địa danh có tiền tố Huy:

Tiền tố Huy, có khi phiên là Wi, có nghĩa là một khu vực làng (gồm nhiều xóm – plây, lớn hơn xóm), như Huy Ba I, Huy Ba II (tên thôn ở huyện Ba Tơ); trong nguyên gốc tiếng Hre có rất nhiều hiệu xưng Wi, tuy nhiên do đặc thù của ngôn ngữ, nên tiền tố Wi hiện diện như một thành tố của địa danh (danh tự riêng) chỉ có một phần.

6. Địa danh có tiền tố Mang:

Tiến tố Mang, có khi phiên là Ta man, Tman, Man, Tmăng, có nghĩa là một vùng ruộng đồng (thấp) gắn liền với gò đồi (làm nơi ở), từ một danh tự chung, Mang trở thành một tiền tố hợp thành trong một địa danh hai âm tiết, như Mang Đen, Mang Krá, Mang Mu...(tên thôn ở huyện Ba Tơ), Mang Kà Muồng (tên xóm ở huyện Sơn Hà).

7. Địa danh có tiền tố Kon:

Trong tiếng Hre, kon có nghĩa là khe nước nhỏ; từ một danh tự chung như vậy khi kết hợp chặt với hậu tố mà hình thành các địa danh chỉ khe nước cụ thể, đồng thời cũng chỉ các làng ở gần nó, trong địa danh tiếng Hre có nhiều từ mà tiền tố là Kon, như Kon Dung, Kon Hương, Kon Lãnh, Kon Cua

8. Địa danh mang tiền tố :

tiếng Hre có nghĩa là ngã ba. Ngã ba cũng là một điểm để có thể hình thành nên địa danh vì nó là yếu tố dễ nhận biết, dễ phân biệt với vị trí khác; vì vậy mà trong tiếng Hre có nhiều địa danh chỉ vùng ngã ba,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI (Trang 133 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w