B. NGUỒN ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI
I. Nguồn địa danh từ sách vở, thư tịch
4. Địa danh không còn hiện hành
Ở Quảng Ngãi có nhiều địa danh không còn hiện hành. Các địa danh như địa danh tỉnh, huyện, xã, thôn như trên là loại địa danh đã xuất hiện và tồn tại lâu đời, nhưng vẫn còn hiện hành. Địa danh không còn hiện hành thường là địa danh hành chính, đã từng xuất hiện lâu đời hoặc chưa lâu lắm, nhưng vì sự tách nhập, thay đổi chế độ hay vì một lý do nào đó mà không
còn được sử dụng chính thức, trở nên địa danh không còn hiện hành. Điển hình là các trường hợp như sau:
- Địa danh các tổng: tất cả các tổng sau Cách mạng tháng Tám 1945 đều bị bãi bỏ, do vậy địa danh tổng tức tên từng tổng không còn hiện hành.
Một vài ví dụ:
Tịnh Hoà (1)
Tên tổng thuộc huyện Sơn Tịnh, tồn tại trong khoảng từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, gồm các làng nay thuộc các xã Tịnh Phong, Tịnh An, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây và thị trấn Sơn Tịnh.
Sơn Bồng
Tên tổng thuộc đồn Trà Bồng thời Pháp thuộc, tồn tại từ thời Pháp thuộc đến Cách mạng tháng Tám 1945. Chữ Sơn ở đây có gốc trước kia địa hạt Trà Bồng còn thuộc hành chính Sơn Hà.
- Địa danh các làng xã cũ mà các xã này không tương thích với quy mô làng xã mới sau Cách mạng tháng Tám 1945, ví dụ:
Liên Chiểu
Tên làng xưa, chữ Hán viết là 雲 雲, đời vua Đồng Khánh là tên xã các ấp Nhơn Phước, An Phước, Vinh Hiển, Cứ Sơn, Bình An, Kim Giao, Mỹ Hòa, Mỹ Thuận thuộc tổng Cảm Đức huyện Mộ Đức (ĐKĐDC); năm 1899 thuộc về huyện Đức Phổ khi huyện này tách lập; nay chủ yếu thuộc xã Phổ Thuận và xã Phổ Nhơn huyện Đức Phổ. Liên Chiểu chữ Hán có thể viết là Liên Trì, cũng có nghĩa là ao sen, từ đó có mỹ danh Liên trì dục nguyệt 雲 雲 雲 雲 có nghĩa là trăng tắm ao sen, xưa được xem là một trong những cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi.
- Địa danh chỉ các xã hoạch định sau Cách mạng tháng Tám 1945 nhưng do chưa hợp lý phải hoạch định lại và đặt lại tên, ví dụ:
Hành Phong
Tên xã thuộc huyện Nghĩa Hành trước đây, thành lập sau năm 1945, trên cơ sở các thôn: Long Bàn, Tình Phú, Phú Vinh, Phú Bình, Phước Hậu, Quang Vinh, Đại An, Xuân An, Phú Định; năm 1954 xã Hành Phong giải thể, tách lập thành hai xã Hành Minh, Hành Thuận; hiện nay là địa bàn thị trấn Chợ Chùa và các xã Hành Minh, Hành Thuận.
- Địa danh các xã do chính quyền Sài Gòn đổi đặt, sau giải phóng các địa phương chính thức không sử dụng, ví dụ:
Tư Duy
Tên xã thuộc quận Tư Nghĩa thời chính quyền Sài Gòn, chỉ xã Nghĩa Trung và thị trấn La Hà hiện nay (Nghĩa Trung, La Hà).
Tư Hiền
Tên xã thuộc quận Tư Nghĩa thời chính quyền Sài Gòn, chỉ xã Nghĩa Phú, Nghĩa An (Nghĩa Phú, Nghĩa An).
Tư Hoà
Tên xã thuộc quận Tư Nghĩa thời chính quyền Sài Gòn, chỉ xã Nghĩa Hiệp (Nghĩa Hiệp).
Tư Lương
Tên xã thuộc quận Tư Nghĩa thời chính quyền Sài Gòn, chỉ xã Nghĩa Phương (Nghĩa Phương).
- Tên các đơn vị hành chính lâm thời trong kháng chiến, ví dụ:
Đông Sơn
Tên huyện lâm thời gồm phần đất phía đông huyện Bình Sơn và phía đông huyện Sơn Tịnh (giới hạn từ Quốc lộ 1 trở về đông), tồn tại trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khu Hai
Tên một đơn vị hành chính lâm thời, là vùng căn cứ trung tâm tỉnh, thành lập từ tháng 5.1958 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, gồm địa hạt các xã Trà Tân, Trà Bùi, Trà Nham, Trà Lãnh, Trà Thọ, Trà Xinh, Trà Trung, Trà Tây, Trà Phong, thuộc hai huyện Trà Bồng, Tây Trà hiện nay.
- Địa danh xã tách lập thành hai xã khác nhau và không còn sử dụng tên cũ, ví dụ:
Bình Thanh
Tên xã thuộc huyện Bình Sơn trước đây; thành lập sau Cách mạng tháng Tám 1945, với các thôn Đông Phước, Nam Yên, Tham Hội, Lạc Sơn, An Lộc, An Phước; có thời gian nằm trong xã Bình Chánh và tách lập từ 30.1.1953 (NĐ số 108 MN/TOC của UBKCHC miền Nam Trung Bộ); thời chính quyền Sài Gòn đổi là xã Bình Hoàng; ngày 4.6.1998 (NĐ số 35/1998/NĐ-CP của Chính phủ) tách lập thành 2 xã Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây. Nơi đây nổi tiếng về lúa và tre: Tiếng đồn Đông Phước nhiều tre, Tham Hội nhiều lúa, Châu Me nhiều tiền (CD).
- Địa danh thôn sau khi tách lập thành hai thôn khác nhau và cả hai thôn đều được đặt mới, ví dụ:
Đồng Nhơn
Tên thôn thuộc xã Tịnh Giang huyện Sơn Tịnh sau Cách mạng tháng Tám 1945; vốn là tên làng xưa, chữ Hán viết là 雲 雲, đời vua Đồng Khánh là tên trại thuộc tổng Bình Thượng huyện Bình Sơn (ĐKĐDC);
năm 1899 thuộc về huyện Sơn Tịnh khi huyện này tách lập; thời chính quyền Sài Gòn cắt phần đông của xã Tịnh Giang lập xã mới là Sơn Đông quận Sơn Tịnh, Đồng Nhơn là ấp thuộc xã Sơn Đông; năm 1965
ta giải phóng, Sơn Đông đổi là Tịnh Đông, Đồng Nhơn là tên thôn; nay đã chia thành hai thôn là Đồng Nhơn Bắc, Đồng Nhơn Nam. Đồng Nhơn là nơi có xe nước dựng đặt quy mô nhất trên sông Trà Khúc, cũng là quy mô nhất trong tỉnh Quảng Ngãi và nước Việt Nam.
- Địa danh thôn đổi lại vì lý do khác, ví dụ:
Vinh Hiển
Tên thôn thuộc xã Phổ Thuận huyện Đức Phổ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945; vốn là tên làng xưa, đời vua Đồng Khánh là tên ấp, chữ Hán viết là 朱 朱, thuộc xã Liên Chiểu, tổng Cảm Đức, huyện Mộ Đức (ĐKĐDC); năm 1899 thuộc về huyện Đức Phổ khi huyện này tách lập;
sau tách lập thành Vinh Hiển Bắc, Vinh Hiển Nam; sau năm 1975 đổi tên là thôn Vùng 4, thôn Vùng 5.
II. Lịch sử và sự xuất hiện, biến đổi địa danh ở Quảng Ngãi:
Địa danh mối quan hệ mật thiết với lịch sử, cũng như địa danh học có quan hệ mật thiết đối với sử học. Việc xem xét những thay đổi địa danh do sự biến đổi của lịch sử chính trị, giúp người đọc hình dung một cách bao quát sự xuất hiện và biến đổi địa danh trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của tỉnh Quảng Ngãi.
1. Lịch sử tác động đến địa danh:
Quan sát trường hợp địa danh Quảng Ngãi, ta thấy lịch sử tác động đến địa danh với những khía cạnh như sau:
- Lịch sử tác động đến địa danh là tác động một chiều, trong đó lịch sử có tính quyết định sự ra đời, biến đổi hay biến mất của những địa danh nào đó. Bởi đơn giản lịch sử hay địa danh đều do con người tạo ra, và địa danh chỉ là một tên gọi.
- Tác động của lịch sử đối với địa danh là tác động từ từ, tác động bộ phận, không thể tác động toàn bộ, làm thay đổi toàn bộ địa danh trong một thời kỳ nhất định. Bởi chức năng của địa danh là để người ta xác định vị trí, nếu thay đổi đột ngột hoặc toàn bộ sẽ làm cho thông tin xã hội lập tức bị nhiễu loạn, và sự thay đổi toàn bộ là hoàn toàn không thể và không cần thiết.
- Tỏc động của lịch sử đối với địa danh Quảng Ngói thường biểu hiện rừ rệt qua những yếu tố như sau:
(1) Khi thay đổi chế độ: như trường hợp chúa Nguyễn Hoàng cát cứ, đổi tên phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa; khi Tây Sơn khởi nghĩa, đổi phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa; khi chính quyền Sài Gòn tiếp quản đổi lại tên các xã. Điều này không có gì lạ: ngay cả quốc hiệu các thời đại cũng có sự thay đổi tùy theo chế độ, tên thủ đô, tên các tỉnh vẫn có sự thay đổi, như khi Nguyễn Ánh chiếm lại được tỉnh Quy Nhơn thì đổi là tỉnh Bình Định.
(2) Khi hoạch định lại các đơn vị hành chính: việc hoạch định lại đơn vị hành chính sẽ dẫn tới yêu cầu bãi bỏ tên các đơn vị hành chính cũ và đặt tên cho đơn vị hành chính mới được hoạch định, điển hình là sau Cách mạng tháng Tám 1945, tên các tổng bãi bỏ, tên xã mới trong toàn tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện.
(3) Khi phát sinh các đơn vị hành chính mới: đó là trường hợp thiết lập thêm các xã thôn, huyện mới, thường xảy ra trong lịch sử; việc thiết lập này liên quan đến mức độ khai phá của cư dân tại các vùng đất.
(4) Khi địa danh cũ không còn thích ứng với quy ước văn hóa đương thời:
như do kỵ húy mà năm 1841 đời vua Minh Mệnh, tất cả các địa danh có chữ Hoa đều phải thay đổi thành tên khác (Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa, Mộ Hoa đổi thành Mộ Đức, Hoa Sơn đổi thành Tú Sơn, Hoa Bân đổi thành Văn Bân…). Những tên đã đặt mới cũng có thể đổi lại, như trường hợp tên xã Nghĩa Trang (gợi cảm giác về sự chết chóc) đổi thành xã Nghĩa Trung…
- Tác động của lịch sử đối với sự xuất hiện, thay đổi địa danh chủ yếu là các thay đổi địa danh hành chính; các loại địa danh khác, như địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh dân gian chỉ vùng không xác định ranh giới hầu như ít bị tác động, thay đổi; bởi yêu cầu của địa danh là tính ổn định lâu dài, tính trung tính, phi chính trị của các địa danh và tính phổ dụng không thể thay thế được của các địa danh như trên. Chẳng hạn tên các con sông Trà Khúc, Vệ, Trà Câu, tên các núi Thiên Ấn, Thiên Bút, La Hà… từ xưa đến nay không hề thay đổi.
- Tác động của lịch sử đối với địa danh thường xuyên nhất là đối với việc đặt tên mới cho đơn vị hành chính mới, một số trường hợp là thay đổi địa danh cho đơn vị hành chính cũ, và tất cả đều ở mức tối thiểu và khi thật cần thiết; bởi bất kỳ sự thay đổi địa danh nào cũng là sự phiền phức về mặt hành chính và tác động không nhỏ đến truyền thống và tình cảm. Có những ví dụ rất điển hình về điều này: sau Cách mạng tháng Tám 1945, do phải hoạch định lại xã mới nên phải đặt tên xã, còn các tên thôn, tên huyện trong tỉnh Quảng Ngãi hầu hết là kế thừa tên cũ; sau khi tiếp quản miền Nam, chế độ Sài Gòn thay đồng loạt tên xã, nhưng cũng chỉ là tên xã, còn tên thôn (ấp), tên huyện (quận) vẫn giữ nguyên.
Như vậy, sự xuất hiện và thay đổi địa danh vẫn phải song song và tôn trọng tính kế thừa.
2. Tác động của lịch sử đến địa danh gốc các thứ tiếng:
Nói địa danh Quảng Ngãi là nói chung, trên thực tế thì địa danh ấy bao gồm địa danh các thứ tiếng của các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh. Theo đó thì trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xưa có người Chăm sinh sống nên từng có những địa danh tiếng Chăm Pa, có các dân tộc Kinh, Hre, Cor, Ca Dong cư trú nên có địa danh các địa danh gốc tiếng Kinh, tiếng Hre, tiếng Cor và
tiếng Ca Dong, và sự tác động của lịch sử đối với địa danh chính là những tác động cụ thể đối với địa danh các thứ tiếng này.
2.1 Vấn đề dấu vết địa danh tiếng Chăm:
Đất Quảng Ngãi từ thế kỷ XIV trở về trước là nơi có người Chăm sinh sống, chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển. Một khi đã có cư dân sinh sống ắt nảy nở, xuất hiện địa danh. Huống hồ người Chăm đã sinh sống ở nơi đây hàng thiên niên kỷ, số dân chưa phải đã quá nhiều, nhưng chắc chắn không phải là ít. Dấu vết cư trú của người Chăm còn lưu lại ở rất nhiều làng quê vùng đồng bằng. Từ đó có thể nói, tại nhiều địa phương ở Quảng Ngãi từng tồn tại rất nhiều địa danh tiếng Chăm Pa. Sau đó người Chăm đã di cư về miền cực nam Trung Bộ và cư dân Chăm còn lại hầu như không đáng kể.
Thay thế vào đó là cư dân Việt. Người Việt có hệ ngôn ngữ khác hẳn tiếng Chăm và văn tự sư dụng cũng khác nhau hoàn toàn. Từ đó có thể suy ra, người Việt đã đặt mới thay vì kế thừa những địa danh Chăm Pa đã có sẵn.
Và địa danh tiếng Việt đã phủ lên lớp địa danh tiếng Chăm, đi kèm với sự thay thế của hai lớp cư dân.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là trong bối cảnh còn sự chen cư lẫn nhau trong khoảng thế kỷ XIV, XV, người Việt đã không có kế thừa chút nào về địa danh tiếng Chăm hay sao? Kế thừa và đặt mới là hai cách từng song song tồn tại trong quy luật xuất hiện và biến đổi của địa danh. Để giải mã điều này không có cách gì khác là ta phải lần tìm trong kho địa danh hiện đại ở Quảng Ngãi. Trong kho địa danh này, nhiều người nghi vấn về trường hợp tên ba con sông chính của tỉnh Quảng Ngãi là Trà Bồng, Trà Khúc, Trà Câu (đều bắt đầu bằng chữ Trà), vậy phải chăng đó là dấu vết của địa danh Chăm? Có thể là như vậy. Tuy nhiên cho đến nay, lại vẫn chưa hề thấy có bất cứ một chứng cứ nào để chứng minh. Bởi trong chữ Hán, chữ tên chữ các con sông này không có dấu hiệu gì khác lạ. Mà trong dân gian cũng không thấy lưu truyền những câu chuyện nào có liên quan đến tên các con sông này. Tuy nhiên, chúng tôi nói có thể là bởi có những trường hợp các địa danh tiếng Chăm được kế thừa và được Việt hóa (Hán Việt hóa) theo ngôn ngữ tiếng Việt. Rất có thể cái gốc kế thừa ấy đã lặn sâu bên dưới mà ta khó lòng nhận ra.
2.2 Địa danh tiếng Việt qua tác động của lịch sử:
+ Có thể hình dung rằng các địa danh tiếng Việt đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV khi người Việt đến lập nghiệp trên vùng đất này, trước hết ở các cửa biển, dọc đường Thiên Lý, vùng đồng bằng, sau đó loang ra dần đến vùng sơn cước và miền núi, hải đảo xa xôi. Ta có thể bắt gặp các địa danh cổ còn lưu lại đến ngày nay được ghi chép trong sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết vào nửa cuối thế kỷ XVIII, như các địa danh: Nghĩa Lập, Thanh Hiếu, Trì Bình, Cầu Cháy, Phường Rượu, La Hà, Cây Bứa, Quán Lát, Địa Thi (Thi Phổ), Lò Thổi… Trong sách và bản đồ chữ Hán
mang tên Quảng Thuận đạo sử tập phản ánh lịch sử Thuận Hóa và Quảng Nam vào thời đầu các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI), ta có thể thấy ghi các địa danh Sa Kỳ môn (cửa Sa Kỳ), Đại Cổ Lũy môn (cửa Đại Cổ Lũy), Cầu Cháy, La Hà, Trà Giang, Mỹ Á môn (cửa Mỹ Á), Sa Hoàng môn (cửa Sa Huỳnh)…
Sau đó, trong các sách như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đồng Khánh địa dư chí, ta thấy đã có sự phong phú rất nhiều về địa danh tiếng Việt, tất nhiên vẫn là những địa danh được ghi bằng chữ Hán, được đặt theo phong cách chữ Hán. Trong số các địa danh ấy rất nhiều địa danh vẫn còn lưu truyền đến ngày nay; đồng thời với quá trình ấy là những địa danh bị đào thải, rơi vào lãng quên bởi những lý do khác nhau.
Chẳng hạn đời chúa Nguyễn, có đặt các thuộc ở các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa, thuộc Hà Bạc, thuộc Đồn Điền… nhưng về sau các đơn vị thuộc bãi bỏ, nên các địa danh ấy cũng được xóa bỏ luôn. Các địa danh tên chữ Nôm đã xuất hiện và chen lẫn trong văn bản chữ Hán chứng tỏ gốc gác của nó là từ dân gian, là những ngôn ngữ thông dụng hằng ngày, do người dân đặt, không phải theo lối ấn định là cách đặt dịa danh thường thấy trong các địa danh mang tính hành chính.
Chặng đường thứ nhất của địa danh tiếng Việt đã ra đời và phát triển như vậy trải qua các triều đại phong kiến Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, Tây Sơn và Nguyễn, kế tiếp nhau; tuy có sự mất đi, có sự thay đổi, nhưng không nhiều.
Cũng cần lưu ý rằng trong thời kỳ này cũng đã bắt đầu có sự ghi chép các địa danh bằng chữ quốc ngữ, có điều nó không phải do người Việt ghi mà do tác giả phương Tây. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã cung cấp một bản đồ quý giá trích trong An Nam đại quốc họa đồ của Taberd, ấn hành năm 1838 và vẽ vào thời điểm năm 1815, trong đó có các chữ Quảng Ngãi trấn, dinh Quảng Ngãi (cho thấy chữ Ngãi chứ không phải Nghĩa rất thông dụng trong dân gian, và không phải “do thực dân Pháp đặt” hay “đổi” như có người đã ngộ nhận), Mộ Hoa huyện, Bình Sơn huyện, Chương Ngãi huyện;
các địa danh khác gồm: mũi Lâm Châm (Nam Châm), mũi Tổng Binh, mũi Sa Kỳ, Cù lao Ré (ghi chú thêm: Pulo Canton), Trung Sơn, Cù Và, Chà Là, An Hội, Phước Lâm, Hoa Sơn, Đồng Ngỗ, Trà Câu, cửa Sa Huỳnh, Bến Đá, Thiết Tràng (bị ghi sai vị trí). Các chữ ghi địa danh này cho thấy chữ quốc ngữ bấy giờ không khác lắm với ngày nay, và ở đây cho ta thấy những địa danh mà ngày nay ta vẫn dùng đã lưu tồn từ trước. Nhưng dù sao, địa danh ghi bằng Việt ngữ La-tinh như vậy vẫn là rất hiếm, và không phải lưu hành trong nước thời bấy giờ chính thống vẫn dùng chữ Hán và chữ Nôm.
+ Chặng đường thứ hai của địa danh có thể kể là thời Pháp thuộc. Thời Pháp thuộc cụ thể ở Quảng Ngãi không thể tính từ năm 1862 như ở Nam Bộ, cũng không thể tính từ năm 1882 như ở Bắc Bộ mà muộn hơn nhiều. Như đã nói ở trước, có thể tính năm 1884-1885, cùng với các sự biến kinh đô, thì Quảng Ngãi mới thực sự là đất đô hộ của thực dân Pháp, dưới danh nghĩa là