MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa, đóng góp đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤUBND HUYỆN Ý YÊN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC 4 1.1. Tổng quan về đơn vị thực tập 4 1.1.1.Khái quát về phòng Nội vụ huyện Ý Yên. 4 1.1.1.1.Tên,địa chỉ, số điện thoại của cơ quan. 4 1.1.1.2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội vụ 4 1.1.1.3. Khái quát về các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại phòng Nội vụ 5 1.1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Ý Yên. 8 1.1.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ huyện Ý Yên 8 1.1.2 Khái quát về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND huyện Ý Yên 11 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc của UBND huyện Ý Yên 11 1.1.2.2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND huyện Ý Yên 12 1.1.2.3. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của UBND huyện Ý Yên 13 1.2. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức 16 1.2.1. Khái niệm chung về cán bộ, công chức 16 1.2.2. Vai trò của cán bộ, công chức trong nền hành chính 17 1.2.3. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng 18 1.2.4. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức 21 1.2.5. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức 22 1.2.6. Nguyên tắc của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức 22 1.2.7. Cơ sở pháp lý 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN Ý YÊN 25 2.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay 25 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện Ý Yên 25 2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Ý Yên 25 2.2. 2. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Ý Yên. 31 2.2.2.1. Về trình độ 31 2.2.2.2. Về đạo đức 32 2.2.2.3. Về kỹ năng công tác 33 2.2.2.4. Về kết quả công tác 33 2.2.2.5. Ưu điểm 33 2.2.2.6. Hạn chế 33 2.2.3. Kết quả đạt được và hạn chế của công tác đào, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Ý Yên từ 2012 đến năm 2015 34 2.2.4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Ý Yên năm 2015 42 2.2.5. Nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức UBND huyện Ý Yên từ năm 2012– 2015 43 2.2.5.1. Về cơ sở đào tạo 43 2.2.5.2. Về quy trình đào tạo, bồi dưỡng 44 2.2.5.3. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức UBND huyện Ý Yên 45 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN Ý YÊN 47 3.1. Một số giải pháp cụ thể 47 3.1.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý 47 3.1.1.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phù hợp với điều kiện địa phương 47 3.1.1.2. Tăng cường quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức 48 3.1.1.3. Đổi mới tư duy đào tạo, bồi dưỡng 48 3.1.1.4. Hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 49 3.1.2. Nhóm giải pháp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 49 3.1.2.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy 49 3.1.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và thực hiện chế độ giảng viên kiêm chức 50 3.1.2.3. Hoàn thiện về cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 50 3.1.3. Nhóm giải pháp đối với bản thân cán bộ công chức tại UBND huyện Ý Yên 50 3.1.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về vị trí trách nhiệm bản thân họ trong hệ thống chính trị 50 3.1.3.2. Chủ động xác định nhu cầu học tập cho bản thân 51 3.1.3.3.Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng với thái độ, tinh thần tích cực nghiêm túc 51 3.1.3.4. Tự đào tạo 51 3.2. Khuyến nghị 52 3.2.1. Về phía trường 52 3.3.2. Về phía cơ quan thực tập 52 PHẦN KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC
Trang 1MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa, đóng góp đề tài 3
7 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ-UBND HUYỆN Ý YÊN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC 4
1.1 Tổng quan về đơn vị thực tập 4
1.1.1.Khái quát về phòng Nội vụ huyện Ý Yên 4
1.1.1.1.Tên,địa chỉ, số điện thoại của cơ quan 4
1.1.1.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội vụ 4
1.1.1.3 Khái quát về các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại phòng Nội vụ 5
1.1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Ý Yên 8
1.1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ huyện Ý Yên 8
1.1.2 Khái quát về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND huyện Ý Yên 11
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc của UBND huyện Ý Yên 11
1.1.2.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND huyện Ý Yên12 1.1.2.3 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của UBND huyện Ý Yên 13
1.2 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức 16
1.2.1 Khái niệm chung về cán bộ, công chức 16
Trang 21.2.2 Vai trò của cán bộ, công chức trong nền hành chính 17
1.2.3 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng 18
1.2.4 Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức 21
1.2.5 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức 22
1.2.6 Nguyên tắc của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức 22
1.2.7 Cơ sở pháp lý 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN Ý YÊN 25
2.1 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay 25
2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện Ý Yên 25
2.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Ý Yên 25
2.2 2 Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Ý Yên 31 2.2.2.1 Về trình độ 31
2.2.2.2 Về đạo đức 32
2.2.2.3 Về kỹ năng công tác 33
2.2.2.4 Về kết quả công tác 33
2.2.2.5 Ưu điểm 33
2.2.2.6 Hạn chế 33
2.2.3 Kết quả đạt được và hạn chế của công tác đào, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Ý Yên từ 2012 đến năm 2015 34
2.2.4 Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Ý Yên năm 2015 42
2.2.5 Nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức UBND huyện Ý Yên từ năm 2012– 2015 43
2.2.5.1 Về cơ sở đào tạo 43
2.2.5.2 Về quy trình đào tạo, bồi dưỡng 44
2.2.5.3 Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức UBND huyện Ý Yên 45
Trang 3CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TẠI UBND HUYỆN Ý YÊN 47
3.1 Một số giải pháp cụ thể 47
3.1.1 Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý 47
3.1.1.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phù hợp với điều kiện địa phương 47
3.1.1.2 Tăng cường quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức 48
3.1.1.3 Đổi mới tư duy đào tạo, bồi dưỡng 48
3.1.1.4 Hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 49
3.1.2 Nhóm giải pháp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 49
3.1.2.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy 49
3.1.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và thực hiện chế độ giảng viên kiêm chức 50
3.1.2.3 Hoàn thiện về cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 50
3.1.3 Nhóm giải pháp đối với bản thân cán bộ công chức tại UBND huyện Ý Yên 50
3.1.3.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về vị trí trách nhiệm bản thân họ trong hệ thống chính trị 50
3.1.3.2 Chủ động xác định nhu cầu học tập cho bản thân 51
3.1.3.3.Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng với thái độ, tinh thần tích cực nghiêm túc 51
3.1.3.4 Tự đào tạo 51
3.2 Khuyến nghị 52
3.2.1 Về phía trường 52
3.3.2 Về phía cơ quan thực tập 52
PHẦN KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC
Trang 4Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chịcán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện Ý Yên, Phòng Nội vụ UBND huyện
Ý Yên đã quan tâm giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong thời gian thực tập tại cơ quan, để
em có thể hoàn thành tốt khóa thực tập này
Là một sinh viên theo học ngành Quản Trị Nhân Lực em hiểu rõ nguyênnhân của việc thành công hay thất bại của một tổ chức,một nhà nước, một xã hộiđều do con người quyết định hay nói cách khác do nguồn nhân lực của tổ chức,nhà nước, xã hội đó làm nên Chính vì vậy cần phải chú trọng vào công tác đàotạo bồi dưỡng nguồn nhân lực là một việc rất thiết thực và cần thiết nhằm xâydựng một đội ngũ thật sự chất lượng, có chuyên môn để đáp ứng nhu cầu nângcao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.Sau khi hoàn thành lý thuyết trênlớp em đã liên hệ thực tập tại phòng Nội vụ huyện Ý Yên tỉnh Nam Định với đềtài: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND Huyện Ý Yên” Em chọn đềtài này vì đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với cơ quan em thựctập hơn nữa nó là một phần lý thuyết mà em đã dược học trên lớp nên emmuốn tìm hiểu sâu hơn nữa về vấn đề này Báo cáo thực tập tốt nghiệp này làkết tinh của tất cả những gì em đã tiếp thu được trong quá trình thực tập ởtrường cùng với những kiến thức thực tiễn mà em đã có được trong thời gianthực tập Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ lý luận còn hạn chế, kinhnghiệm thực tế còn non kém cũng không tránh khỏi những thiếu sót kháchquan, em rất mong nhân được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý Thầy
Cô và Ban lãnh đạo phòng Nội vụ
Trang 5Cuối cùng, em xin kính chúc phòng Nội vụ huyện Ý Yên luôn hoàn thànhxuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn là lá cờ đầu của của Tỉnh Nam Định.
Kính chúc quý Thầy Cô luôn thành đạt trong cuộc sống cũng như trên conđường giảng dạy của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên BÙI THỊ NGỌC HUỆ
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóaUBND: Ủy ban nhân dân
CBCC: Cán bộ, công chứcHCNN: Hành chính nhà nướcĐTBD: Đào tạo bồi dưỡngCNTT: Công nghệ thông tinXHCN: Xã hội chủ nghĩaGDPL: Giáo dục pháp luật
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong các nguồn lực phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta Ở Việt Nam, Nghị quyết củaĐảng cũng chỉ ra rằng Việt Nam chỉ có thể đi tắt đón đầu sự phát triển trên thếgiới bằng cách đầu tư vào yếu tố con người Đó chính là động lực quan trọngnhất của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, giữ vai trò quyết địnhhiệu quả, năng suất của các yếu tố khác Quan tâm đấn sự phát triển con người
là chiến lược thông minh và lâu dài của mỗi tổ chức
Để có được sự phát triển đó, đào tạo, bồi dưỡng là động lực cơ bản, quantrọng thúc đẩy quá trình nâng cao phẩm chất, năng lực của con người Hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng giúp con người có được tri thức, phát triển kỹ năng vàphẩm chất lao động mới, thúc đẩy sáng tạo thành tựu khoa học kỹ thuật, đảmbảo cho sự vận động tích cực các ngành nghề lĩnh vực và toàn bộ xã hội Quátrình đào tạo, bồi dưỡng làm biến đổi nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng
và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người phát triển toàn
bộ và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả về năng lực vật chất
và năng lực tinh thần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong cơ quan hành chính nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động cơbản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất thựchiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đáp ứng các yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế của đấtnước Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn2001-2010 cũng đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ có năng lực và phẩm chấtđáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” Mục tiêu cụthể là: “Đến năm 2012, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hợp lý, chuyênnghiệp, hiện đại, tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và có đủnăng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển của Đất nước và
Trang 8phục vụ nhân dân” “Nhiệm vụ đặt ra cho công việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức đến năm 2012 là đảm bảo đội ngũ cán bộ nhà nước đạt trình độ chínhtrị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học,ngoại ngữ theo tiêuchuẩn chức danh và nghạch đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách và
tổ chức, điều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệpCNH – HĐH đất nước”
Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng củaUBND huyện Ý Yên còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trìnhthực thi công vụ của UBND huyện
Từ những lý do trên, em chọn “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ý Yên” làm đề tài Thực tập tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện
Trên cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,trong quá trình thực tập và tìm hiểu về thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức tại phòng Nội vụ-UBND Huyện Ý Yên, góp phần làm rõ cơ
sở lý luận, phân tích thực trạng, đưa ra giải pháp và khuyến nghị nhằm hoànthiện hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là cán bộ,côngchức trong cơ quan hành chính nhà nước Nhằm tìm hiểu thực trạng việc thựchiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND Huyện Ý Yên và
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác này
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Từ năm 2012 -2015
- Về mặt không gian: Phòng Nội vụ-UBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
5 Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu mà em đã sử dụng để giúp bài báocáo của mình được đầy đủ và hoàn thiện hơn:
+ Phương pháp phân tích tài liệu: Em tiến hành thu thập thông tin theo đối
Trang 9tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Những thông tin bao gồm các bài báo,các văn bản luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Quyết định, các văn bản Quản
lý Nhà nước liên quan tới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức tạiUBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Bên cạnh đó đề tài còn dựa trên báo cáotổng kết của phòng Nội vụ
+ Phương pháp quan sát: Trong thời gian nghiên cứu tại cơ quan em chủđộng quan sát vấn đề liên quan tới quá trình xây dựng đào tạo, phân bổ các lớphọc đào tạo về lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức tạiUBND huyện Ý Yên
+ Phương pháp xử lý, phân tích thông tin: Từ những số liệu điều tra, thuthập được, em đã xử lý thông tin bằng chương trình EXEL, máy tính
6 Ý nghĩa, đóng góp đề tài
Ý nghĩa về mặt lý thuyết: Với việc chọn đề tài “Công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Ý Yên” giúp em thực hiện hóanhững lý thuyết đã học tập trên giảng đường bổ sung, củng cố kiến thức vềchuyên ngành đồng thời làm sáng tỏ, cung cấp những thông tin cần thiết về côngtác đào tao, bồi dưỡng cán bộ công chức ở nước ta đặc biệt là huyện Ý Yên
Ý nghĩa thực tiễn: Bài báo cáo giúp em có cơ hội tìm hiểu sâu hơn vềcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Qua quá trình thực hiện nghiêncứu đề tài em đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm từ thực tế,tích góp chomình được nhiều kiến thức thông tin cần thiết phục vụ cho công việc sau tốtnghiệp
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ-UBND HUYỆN Ý YÊN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC 1.1 Tổng quan về đơn vị thực tập
1.1.1.Khái quát về phòng Nội vụ huyện Ý Yên.
1.1.1.1.Tên,địa chỉ, số điện thoại của cơ quan.
- Tên cơ quan :Phòng nội vụ huyện Ý Yên
- Địa chỉ :Thị trấn Lâm – Huyện Ý Yên –Tỉnh Nam Định
- Số điện thoại : 03503823040
- Qúa trình phát triển của phòng:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn của UBND huyện Ý Yên đượcthành lập và phát triển gắn với quá trình thành lập, hoạt dộng của UBND huyện.Qúa trình tổ chức và hoạt động của phòng qua các thời kỳ mà có tên gọi khácnhau Những năm 70 phòng có tên gọi là Ban tổ chức chính quyền sau đó cácthời kỳ do tình hình thực hiện nhiệm vụ và theo quy định của cấp trên, các têngọi được thay đổi cho phù hợp như Phòng tổ chức xã hội; Phòng lao động-Thương binh xã hội, hiện nay là Phòng Nội vụ Về biên chế hiện nay của phòng
là 08 người, số công chức hiện có là 07 người
1.1.1.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội vụ
1 Tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyệntrên tất cả các lĩnh vực được phân công phụ trách, thường xuyên bám xát sựhướng dẫn của cơ quan cấp trên , sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, phốikết hợp chặt chẽ có hiệu quả với các cơ quan ban ngành đoàn thể trên các lĩnhvực công tác
2 Tiếp tục tham mưu cho UBND huyện thực hiện thí điểm không tổ chứcHĐND cấp huyện, tăng cường củng cố và xây dựng chính quyền cơ sở vữngmạnh theo Quyết định 510/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh
3.Tiếp tục tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo ban hành quy định chứcnăng nhiệm vụ đối với 02 phòng thuộc UBND huyện, thực hiện đúng quy chế
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo thực hiện tốt
Trang 11việc quản lý và sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp, thực hiện chính sáchtiền lương tiền công đảm bảo đúng chế độ quy định Tham mưu và tổ chức thựchiện công tác tuyển dụng đảm bảo đúng quy định công khai, minh bạch đạt kếtquả tốt
4.Tiếp tục tham mưu thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng theochỉ thị 39-CT/TW, tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo nâng cao chất lượnghoạt động của khối thi đua trong huyện, chú trọng nhân rộng các điển hình tiêntiến
5 Xây dựng kế hoach tham mưu cho UBND huyện cử cán bộ, công chức
đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ
6 Phối hợp với các ngành chức năng từ huyện đến cơ sở, đẩy mạnh côngtác tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước về tôn giáo,tín ngưỡng
7 Hướng dẫn các cơ quan thuộc UBND huyện xác định hồ sơ tài liệuthuộc diện nộp lưu về trung tâm lưu trữ tỉnh Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việcthực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ; hướng dẫn các cơ quan các xã, thịtrấn chỉnh lý tài liệu để nộp tài liệu vào lưu trữ theo đúng quy định
8 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thanh niên tăngcường công tác kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch phát triển thanh niên Ý Yêngiai đoạn 2011-2020, tham mưu cho UBND huyện tạo cơ chế thuận lợi hơn nữa
để cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm gópphần giữ vững an ninh,chính trị, trật tự xã hội
1.1.1.3 Khái quát về các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại phòng Nội vụ
Cùng với sự đổi mới và phát triển toàn diện của KT-XH UBND huyện ÝYên nói chung và phòng Nội vụ UBND huyện nói riêng đã cố gắng hoàn thànhcác nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho để góp phần vào công cuộc CNH-HĐH phát triển đất nước nói chung và huyện nhà nói riêng
Trong những năm qua phòng Nội vụ huyện cố gắng hoàn thành tốt cácnhiệm vụ của mình nhất là trong công tác quản trị nhân lực để làm sao có được
Trang 12một đội ngũ cán bộ có năng lực, và phẩm chất tốt nhất góp phần phát triểnhuyện nhà.
Đối với công tác lập kế hoạch: Trong công tác của mình thì theo quý,
tháng, năm phòng thường lập ra các kế hoạch thực hiện công việc cho phòng vàcông việc cho các xã, thị trấn và huyện Trong quý, tháng, năm nay phải thựchiện những công việc gì, số lượng người tham gia như thế nào?, số kinh phí đểthực hiện công việc đó là bao nhiêu?
Đề ra các hoạt động, các nhiệm vụ trong quý, tháng, năm đó và gửi côngvăn xuống các xã để các xã, thị trấn thực hiện: trách nhiệm của các phòng, bantrong huyện, các xã, các cán bộ, công chức trong huyện phải thực hiện nhữngcông việc gì?, thực hiện như thế nào và kết quả cần đạt được trong quý, tháng,năm đó ra sao?
Đối với công tác phân tích công việc: Nhiệm vụ của phòng Nội vụ phải
có các văn bản thông báo, quy định về nhiệm vụ cụ thể của các chức danh củacán bộ, công chức xã, thị trấn, cán bộ công chức huyện biết rõ về công việc củamình, vị trí của mình phài làm và thực hiện những công việc gì và đòi hỏi củacông việc như thế nào để biết các cán bộ, công chức đó có thực hiện tốt, có đápứng được công việc hay không và cũng từ đó có thể biết được phương hướnghoạt động cho thời gian tới
Về công tác tuyển dụng: Phòng Nội vụ huyện luôn chú trọng tới công tác
tuyển dụng cán bộ, công chức để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho huyện về sốlượng và tốt về chất lượng
Trong công tác tuyển dụng khi chuẩn bị có đợt tuyển dụng cán bộ, côngchức phòng Nội vụ ra thông báo tuyển dụng về các xã và trên địa bàn toànhuyện, sau đó các cán bộ công chức nộp hồ sơ, phòng sẽ tổ chức lớp ôn và sau
đó mới tổ chức thi
Còn đối với tuyển dụng các cán bộ mới thì thông qua đài phát thanh củacác xã hoặc trên mạng internet, qua cổng thông tin điện tử của tỉnh để nhữngngười có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, sau khi đã nhận được hồ sơđăng ký dự tuyển các nhân viên trong phòng có nhiệm vụ sàng lọc các hồ sơ đủ
Trang 13yêu cầu sau đó tổ chức thi tuyển công khai.
Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí: đối với công tác này thì
các cán bộ trong phòng luôn phải chú trọng đến việc sắp xếp, bố trí cán bộ chotừng vị trí, chức danh ở xã, thị trấn và khối huyện, các chức danh lãnh đạo thìđược bổ nhiệm hoặc bầu cử cho những người có năng lực đảm nhiệm và theonhiệm kỳ đối với từng chức danh, còn các vị trí khác sẽ được tuyển dụng mớihoặc thuyên chuyển, luân chuyển, kiêm nhiệm chức danh
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực: theo quy định của Sở Nội vụ
tỉnh phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bối dưỡng cán bộ, côngchức theo 5 năm, hàng năm phòng phối hợp với các trung tâm các trường đạihọc, cao đẳng, trung cấp để mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ cho các cán bộ Các cán bộ có thể vừa học vừa làm hoặc việc đào tạođược tách riêng nhưng đa phần các cán bộ đều vừa học, vừa làm để đáp ứngđược công việc và có thể vận dụng các kiến thức được học vào công việc thựctế
Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc: Cũng theo định kỳ quý
tháng và năm phòng luôn tổ chức đánh giá việc thực hiện công việc của các cán
bộ, công chức, các tập thể để có những phương án và kế hoạch cụ thể cho côngviệc đồng thời biết được tập thể, cá nhân nào hoàn thành tốt nhiệm vụ, tập thể,các nhân nào chưa hoàn thành nhiệm vụ để có những động viên và hình thứccảnh cáo đối với những tập thể, cá nhân đó
Quan điểm trả lương: phòng Nội vụ luôn có những phương hướng và
biện pháp trả lương có lợi nhất cho cán bộ, công chức, thường tiền lương sẽ căn
cứ vào trình độ của cán bộ, và tăng dần theo số năm công tác
Phòng Nội vụ luôn cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ thuộc thẩmquyền giải quyết của mình và tham mưu cho lãnđạo huyện, tỉnh để giải quyết hàihoà các công việc, trong những năm qua phòng Nội vụ huyện Ý Yên đã hoànthành tốt nhiệm vụ của mình
Trang 141.1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Ý Yên.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
Phó trưởng phòng 1 Phó trưởng phòng 2
TRƯỞNG PHÒNG
Chuyên viên phụ trách công tác xây dựng chính quyền
cơ sở
Chuyên viên phụ trách công tác thi đua khen thưởng
Chuyên viên phụ trách công tác văn thư-lưu trữ
Trang 15sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấphuyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Nội vụ
Nhiệm vụ,quyền hạn
Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địabàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định Trình UBND huyện ban hànhquyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chươngtrình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực QLNN đượcgiao Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
+ Về tổ chức, bộ máy
Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của UBND tỉnh.Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm quyềnquyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn Xây dựng đề
án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp, trình cấp có thẩm quyềnquyết định Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giảithể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của phápluật
+ Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hànhchính, sự nghiệp hàng năm Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản
lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp; tổng hợp việc thực hiện quy định vềchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sựnghiệp
+ Về công tác xây dựng chính quyền
Giúp UBND huyện tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đạibiểu HĐND theo phân công của UBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh.Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức danh lãnh
Trang 16đạo của UBND xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê chuẩn các chứcdanh bầu cử theo quy định của pháp luật Tham mưu, giúp UBND huyện xâydựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địabàn để UBND trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản
đồ địa giới hành chính của huyện Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn,kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện
+ Về cán bộ, công chức, viên chức
Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với CB, CC, VC Thực hiệnviệc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và chính sách đối vớiCBCC và cán bộ không chuyên trách theo phân cấp
+ Về cải cách hành chính
Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môncùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương.Tham mưu, giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cáchhành chính trên địa bàn huyện Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địaphương, báo cáo UBND huyện, tỉnh Giúp UBND cấp huyện thực hiện QLNN
về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
+ Về công tác văn thư, lưu trữ
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ Hướng dẫn, kiểmtra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và sử dụng tài liệu lưutrữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện
+ Về công tác tôn giáo
Giúp UNBD huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện cácchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
Trang 17nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp, quy định củapháp luật.
+ Về công tác thi đua, khen thưởng
Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua,triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bànhuyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấphuyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm vềcông tác nội vụ theo thẩm quyền Thực hiện công tác thống kê, báo cáo Chủ tịchUBND cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai côngtác nội vụ trên địa bàn Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, côngnghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước
về công tác nội vụ trên địa bàn Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ,chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng vềchuyên môn, nghiệp vụ đối với CB, CC, VC thuộc phạm vi quản lý của PhòngNội Vụ Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND cấp huyện Giúp UBND huyện quy định cụ thểchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội
vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở của Sở Nội vụ Thực hiệncác nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND
1.1.2 Khái quát về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND huyện
Ý Yên có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
UBND huyện Ý Yên có chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực:
- Về lĩnh vực kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại.dịch
Trang 18vụ, nuôi trồng thủy sản, khai thác và đánh bắt thủy sản.
- Về lĩnh vực xã hội: Văn hóa, giáo dục, y tế; khoa học công nghệ và môitrường; thể thao, báo chí và phát thanh truyền hình; phòng chống thiên tai, lũ lụt;bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân; bảo vệ quyền tự do, danh dự và cácquyền lợi hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, buôn lậu và các tệnạn khác
- Về công tác an ninh, quốc phòng: Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; tuyên truyềngiáo dục pháp luật; kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật và các văn bản củacấp trên và Nghị quyết của HĐND huyện; tổ chức và chỉ đạo việc thi hành án ởđịa phương theo quy định của pháp luật
- Quản lý công chức biên chế, lao động và tiền lương, đào tạo công chứctheo sự phân cấp của cấp trên
- Tổ chức thực hiện thu chi ngân sách của huyện và chỉ đạo thu chi ngânsách cho các xã, thị trấn trong huyện
Ngoài các lĩnh vực trên, UBND huyện Ý Yên còn quản lý địa giới hànhchính của huyện, giải quyết địa giới giữa các xã, thị trấn trong huyện, đồng thờichịu trách nhiệm báo các hoạt động HĐND huyện và UBND tỉnh Nam Định
Nguyên tắc hoạt động của UBND huyện Ý Yên: Chủ tịch UBND huyện
là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước HĐND huyện và cơ quan hành chínhcấp trên Quy định rõ trong luật về thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịchUBND huyện và của tập thể UBND huyện Chủ tịch UBND huyện có tráchnhiệm đề xuất, giới thiệu nhân sự cấp phó và các thành viên của cơ quan đểHuyện ủy xem xét, quyết định sau đó giới thiệu cho cơ quan dân cử để bầu hoặc
bổ nhiệm và chịu trách nhiệm về việc đề xuất, giới thiệu của mình
1.1.2.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND huyện
Ý Yên
Định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong những năm tới huyện Ý Yêntiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp coi trọng phát triển công nghiệp tiểuthủ công nghiệp, chú trọng đầu tư khai thác du lịch, dịch vụ Đây chính là thế
Trang 19mạnh giúp huyện phát triển tạo ra thế chân kiềng đi lên của huyện Ngoài ra đểthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tham mưu, lãnh đạo chỉ đạo, quản lý tronggiai đoạn mới UBND huyện Ý Yên tăng cường công tác nắm bắt thông tin, nhất
là những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn ở địa phương, các thông tin phảnhồi từ cơ sở một cách chính xác, kịp thời Đồng thời, tăng cường hợp tác giữacác phòng ban chuyên môn trong công tác tham mưu đề xuất giảm bớt sự đùnđẩy những việc mang tính sự vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của các phòngban, ban chuyên môn và UBND cấp xã, giúp lãnh đạo xử lý trong công việchàng ngày, giành nhiều thời gian hơn cho những vấn đề mang tính chiến lượctrong phát triển kinh tế xã hội
Bên cạnh đó cơ quan tiếp tục phát huy hiệu quả của việc áp dụng côngnghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành; đẩy mạnh việc thực hiện cảicách hành chính tại cơ quan và nhất là tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo,thực hiện thắng lợi của việc cải cách thủ tục hành chính ở chính quyền xã Chútrọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất của cơquan đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới và thực hiện tốt các chế độ,chính sách đối với cán bộ công chức trong cơ quan xã, thị trấn Chú trọng côngtác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất của cơ quan đáp ứngyêu cầu công tác trong tình hình mới và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đốivới cán bộ, công chức trong cơ quan
1.1.2.3 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của UBND huyện Ý Yên
Công tác lập kế hoạch (hoạch định nhân lực)
Với sự phát triển nhanh của kinh tế lẫn văn hoá xã hội của một huyện nhỏ Thì UBND giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho sự phát triển đó Do đó, nguồnnhân lực làm việc ở UBND phải đáp ứng được cả số lượng và chất lượng Vìvậy, công tác lập kế hoạch là điều không thể thiếu Kế hoạch hoá nguồn nhânlực ở UBND huyện được chia làm 3 giai đoạn:
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn: UBND cần có đủ nguồn nhân lựctheo đúng quy định, và biên chế được giao trong vòng 5 năm tới Nguồn nhân
Trang 20lực này phải vừa có đủ trình độ năng lực phù hợp với công việc cần đảm nhậnvừa phải có phẩm chất, đạo đức tốt.
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực trung hạn: Trong vòng 2 đến 3 năm tới.UBND đã xây dựng được bảng dự báo số lượng lao động sẽ thuyên chuyển, sốcán bộ sắp nghỉ hưu, tuyển cán bộ, công chức mới cung cấp đủ số lượng những
vị trí còn thiếu
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực ngắn hạn: Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cáchoạt động hàng ngày của tổ chức Do vậy, tổ chức đã xây dựng các chế độ vềnguồn nhân lực cụ thể cho từng năm, để từ đó các phòng ban có thể theo dõi,đóng góp ý kiến, thông báo về nhu cầu nhân lực của đơn vị mình Từ đó triểnkhai công tác tuyển dụng trong năm Xây dựng công tác thuyên chuyển , luânchuyển cán bộ, công chức và giải quyết các chế độ nghỉ hưu
Phân tích công việc
Các chuyên viên ở mỗi đơn vị đều được chia từng mảng để đảm nhiệm.Mỗi mảng đều có bảng mô tả công việc một cách cụ thể, rõ ràng Do đó, chuyênviên dễ dàng biết công việc mình phải làm, làm như thế nào để hoàn thành tốtcông việc
Công tác tuyển dụng
Mỗi năm cơ quan đều gửi phiếu xác định nhu cầu nhân lực cho từng đơn
vị, kết hợp với biên chế theo chỉ tiêu của Sở Nội vụ tỉnh Các đơn vị sau khi xácđịnh nguồn nhân lực còn thiếu thì gửi phiếu lên cho phòng Nội vụ Phòng Nội
vụ có trách nhiệm tổng hợp, xin ý kiến thủ trưởng và Sở Nội Vụ Được sự phêduyệt của thủ trưởng cơ quan và sự đồng ý của Sở Nội vụ, thì lập kế hoạchtuyển dụng Hình thức tuyển dụng chủ yếu của Cơ quan là thi tuyển
Công tác, bố trí, sắp xếp nhân lực cho từng đơn vị
Mỗi nhân viên sau khi được tuyển dụng sẽ có thời gian tập sự trong vòng
01 năm ở tất cả các vị trí trong đơn vị mình sẽ làm việc Sau khi hoàn tất quátrình tập sự, thủ trưởng đơn vị sẽ giao cho nhân viên đảm nhiệm một mảng cụthể
Công tác thuyên chuyển, luân chuyên cũng được thực hiện nhằm đào tạo,
Trang 21rèn luyện cán bộ, phòng chống tham nhũng, tăng cường cán bộ có năng lực đểthúc đẩy sự phát triển của các cơ sở còn yếu Công tác đề bạt được thực hiện chocán bộ công chức có năng lực, trách nhiệm làm việc, được sự tín nhiệm củađồng nghiệp.
Việc xuống chức, kỷ luật lao động, cho thôi việc được áp dụng cho cáccán bộ công chức vi phạm quy định của cơ quan, hết nhiệm kỳ, tham nhũng,sinh con thứ 3
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức được tăng cường, nhất làbồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức về lý luận chính trị, quản lýnhà nước cho cán bộ, công chức thành phố để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo cácngạch công chức quy định
Đánh giá kết quả và thực hiện công việc
Việc đánh giá này dựa vào việc hoàn thành nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực
mà chuyên viên đảm nhiệm và các nhiệm vụ khác mà thủ trưởng cơ quan vàtrưởng phòng giao Có phiếu đánh giá để đánh giá công chức vào 6 tháng đầunăm và cuối năm
Lương thưởng cho cán bộ công chức
Chế độ lương thưởng của cán bộ công chức trong khối hành chính sựnghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định của nhà nước Tính theo hệ sốlương Đối với chuyên viên giữ chức vụ là phó trưởng phòng trở lên được hưởngphụ cấp chức vụ Thực hiện các chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lươngtrước kỳ hạn Ngoài ra, tặng các danh hiệu như: lao động tiên tiến, chiến sĩ thiđua cơ sơ đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt công việc
Các chương trình phúc lợi cơ bản.
Tại cơ quan cũng có các chương trình phúc lợi như: có chỗ ở trưa cho cáccán bộ, công chức ở xa; có hỗ trợ ăn trưa tại nhà ăn của cơ quan …
Công tác giải quyết các quan hệ lao động.
Giải quyết các thắc mắc về hợp đồng lao động
Ký kết các hợp đồng lao động
Trang 221.2 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
1.2.1 Khái niệm chung về cán bộ, công chức
Công chức là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trênthế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyêntrong cơ quan nhà nước
Nhưng do tính đặc thù của từng quốc gia trên thế giới nên quan niệm côngchức ở các nước không hoàn toàn đồng nhất Có nước chỉ giới hạn công chứctrong phạm vi những người tham gia hoạt động quản lý nhà nước Một số nước
có quan niệm rộng hơn, công chức bao gồm tất cả những người làm việc trongcác cơ quan, tổ chức có tính chất công quyền
Ví dụ ở pháp, công chức bao gồm toàn bộ những người được nhà nướchoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào làm việc thườngxuyên trong các công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện và được biênchế vào một ngạch của nền hành chính công
Khái niệm cán bộ, công chức ở Việt Nam:
Theo Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12- kỳ họp thứ 4 số22/2008/QH12 ngày 03/11/2008 “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử,phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, ởtỉnh, ở thành phố trực thuộc trung ương( sau đây gọi chung là cấp tỉnh) ở huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh( sau đây gọi chung là cấp huyện) trong biênchế và hưởng lương theo ngân sách nhà nước”
Tại khoản 2, Điều 4 của Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa XIIban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 “Công chức là công dân Việt Nam, đượctuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp vàtrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản
Trang 23Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối vớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lươngđược bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật”
Công chức được phân loại theo trình độ và theo vị trí công tác Theo trình
độ đào tạo gồm có công chức loại A, B, C, D Công chức được phân loại theo vịtrí công tác gồm có: công chức lãnh đạo(chỉ huy và điều hành), và công chứcchuyên môn nghiệp vụ Công chức có ba đặc điểm cơ bản : Sự tuyển dụng và bổnhiệm, giữ một công việc thường xuyên(ổn định và liên tục) trong một công sởnhà nước; Được xếp vào một ngạch, thể hiện tính ổn định của công chức; Lĩnhlương từ ngân sách nhà nước Như vậy công chức là nhứng người được nhànước tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên, làm việc liên tụctrong cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công
an nhân dân ), được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, đượcxếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước
1.2.2 Vai trò của cán bộ, công chức trong nền hành chính
Cán bộ, công chức là người hoạch định đường lối, chính sách cho cơquan, tổ chức hoạt động Trong việc đưa ra đường lối, chính sách cho cơ quanhành chính nhà nước, cán bộ, công chức là người đưa ra ý tưởng, định hướngcủa tổ chức Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng nên các đường lối, chính sáchcủa cơ quan, tổ chức
Cán bộ, công chức là người trực tiếp tổ chức thực thi các chính sách, kếhoạch của cơ quan nhà nước Cán bộ, công chức là người đưa các đường lối,chính sách của cơ quan hành chính đi vào thực thi, đi vào đời sống nhân dân Họ
là những người đứng ra điều phối, thực hiện, giám sát, kiểm tra các hoạt độngnhằm thực hiện mục tiêu của cơ quan hành chính nhà nước Những công việcnày được quy định trong chức trách, nhiệm vụ của chức danh công việc đangđảm nhận
Trang 24Nền hành chính của đất nước được cấu thành bởi các yếu tố: thể chế; tổchức bộ máy; đội ngũ cán bộ, công chức; và tài chính công, trong đó đội ngũ cán
bộ, công chức là thành phần quyết định đến sự mạnh hay yếu của nền hànhchính, là chủ thể tổ chức, phối hợp các yếu tố khác hoạt động có hiệu quả Vìvậy, muốn xây dựng “một nền hành chính trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đạihóa, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực” thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, pháttriển đất nước
1.2.3 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những hoạt động quan trọng của pháttriển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực hành chính nhànước nói riêng
Có khá nhiều khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức Theo từđiển Bách khoa toàn thư Việt Nam, “đào tạo là quá trình tác động đến một conngười nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩxảo… một cách hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống vàkhả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vàoviệc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” Tạikhoản 1 điều 5, Nghị định số 18 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, “đào tạo làquá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quyđịnh của từng cấp học, từng bậc học.”
Đào tạo cán bộ, công chức là một hoạt động có mục đích, có tổ chức đượcthực hiện theo quy trình nhất định nhằm truyền đạt cho cán bộ công chức hệthống, kiến thức, kỹ năng, thái độ đạo đức phù hợp để thực thi công vụ
Hoạt động đào tạo cán bộ, công chức được thực hiện ở một số cơ sở củaĐảng nhà nước như: Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,trường cán bộ, trường chính trị của các tỉnh, các trung tâm chính trị huyện, một
số trường đại học và các trung tâm đào tạo khác
Khái niệm bồi dưỡng có các quan điểm khác nhau Theo TS Ngô ThànhCan, “bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm
Trang 25chất” Tại khoản 2 điều 5 Nghị định 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hànhngày 5/3/2010 về đào tạo, tổ chức bồi dưỡng công chức quy định: “ Bồi dưỡngtheo tiêu chuẩn ngạch công chức là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháplàm việc theo chương trình quy định cho ngạch công chức; Bồi dưỡng theo tiêuchuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là trang bị kiến thức kỹ năng, phương pháp làmviệc theo chương tình quy định cho từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡngtheo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng phương pháp cầnthiết để làm tốt công việc được giao”
Như vậy, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta “trởthành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” và bồi dưỡng đượcxác định là quá trình làm cho người ta “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”.Việc tách bách khái niệm đào tạo và bồi dưỡng chỉ để tiện cho việc phân tíchđiểm giống và khác nhau giữa đào tạo và bồi dưỡng, xét về mặt thời gian, đàotạo có thời gian dài hơn, thường là từ một năm học trở lên; về mặt bằng cấp thìđào tạo có bằng cấp chứng nhận trình độ được đào tạo, còn bồi dưỡng thườngchỉ có chứng chỉ chứng nhận đã học qua khóa bồi dưỡng
Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần đưa ra một định nghĩa chung cho đào tạo,bồi dưỡng “Đào tạo, bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người tahọc tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cườngnăng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người,
là cán bộ, công chức làm việc trong tổ chức” Đào tạo, bồi dưỡng được hiểu làmột quá trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹnăng hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: là một quá trình nhằm trang bị cho
đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thựchiện tốt nhất nhiệm vụ được giao Tùy thuộc vào từng nhóm cán bộ, công chức
Trang 26+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tập trung hoặc bán tập trung
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tại chức
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức kèm cặp
+ Bồi dưỡng từ xa
-Phân loại theo thời gian:
+ Đào tạo dài hạn
+ Các khóa đào tạo bồi dưỡng trung hạn
+ Các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
- Bên cạnh 2 cách phân biệt trên, còn có thể xem xét hình thức đào tạotheo mục đích:
+ Đào tạo, bồi dưỡng tiền công chức;
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch;
+ Bồi dưỡng nâng cao;
+ Bồi dưỡng cập nhật
Quan điểm của Đảng về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về đào tạo đội ngũ cán
bộ, công chức nước ta, chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ đổimới được đào tạo trên cơ sở một hệ thống quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc đó là:
Thứ nhất: Phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
mà đào tạo đội ngũ, cán bộ, công chức và đổi mới công tác cán bộ
Thứ hai: Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huytruyền thống yêu nước của dân tộc Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lậptrường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ
Thứ ba: Gắn việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức với xây dựng tổ chức
và đổi mới cơ chế chính sách Có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức, có tổ chứcmới bố trí cán bộ, không vì cán bộ mà lập ra tổ chức, mỗi cán bộ trong tổ chứcphải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng
Trang 27Thứ tư: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán
bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổchức
1.2.4 Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức
Đại hội XI của Đảng khẳng định tầm quan của công tác đào tạo bồi dưỡngcán bộ trong việc thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH,Báo cáo Chính trị của Đại hội xác định “ Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơchế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, ĐTBD cán bộ, tuyển dụng những người
có đức, có tài Nâng cao chất lượng công tác ĐTBD cán bộ, khắc phục tình trạngchạy theo bằng cấp”
Tóm lại, ĐTBD đem lại lợi ích cho người lao động và cả người sử dụnglao động
Đối với người lao động đào tạo, bồi dưỡng là cơ hội để:
- Người lao động hiểu biết thêm được nhiều kiến thức, tạo ra động lực họctập và rèn luyện kỹ năng làm việc, giúp quá trình giải quyết công việc hiệu quả,nâng cao năng suất lao động và do đó có khả năng thu nhập cao;
- Đó chính là cơ hội để người lao động thấy tổ chức quan tâm đến pháttriển chức nghiệp cho họ, từ đó gắn bó hơn với tổ chức;
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển nghề nghiệp của người lao động;
- Mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động;
- Đào tạo, bồi dưỡng cũng có vai trò quan trọng hình thành phẩm chất đạođức trách nhiệm của người lao động trong công việc, góp phần hình thành nếpsống, kỹ luật làm việc, văn hóa tổ chức, tạo bầu không khí vui vẻ;
- Tạo cho người lao động có cách tư duy mới trong công việc, phát huytính sáng tạo trong công việc, tạo khả năng đưa ra sáng kiến của mình trong cảitiến kỹ thuật
Đối với người sử dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng đem lại những lợi ích lớn:
- Duy trì và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức để đáp ứng đòi hỏi củacông việc và mục tiêu của tổ chức;
Trang 28- Tạo ra được đội ngũ người lao động có tính chuyên nghiệp đáp ứng đòihỏi của tổ chức thông qua đào tạo;
- Tạo cơ hội để người lao động tự chủ khi thực thi công việc do kiến thức
và kỹ năng được nâng cao;
- Tiết kiệm nguồn nhân lực của tổ chức;
- Tạo cơ hội để áp dụng công nghệ mới;
- Tạo ra văn hóa học tập;
- Tạo ra điều kiện an toàn lao động
1.2.5 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức
Trong giai đoạn hiện nay của đất nước ta, mục tiêu cơ bản của công tácđào tạo, bồi dưỡng là:
Thứ nhất, trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thứcchuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcnhà nước thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ; trung thành với chế độ xã hộichủ nghĩa, tận tụy với công vụ; có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu côngviệc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; tiếp tục thựchiện một cách có chất lượng và hiệu quả chương trình cải cách hành chính nhànước
Hai là, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩncủa từng nghạch công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được nhà nước banhành nhằm khắc phục những hạn chế, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ,đảm bảo yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho cơ quannhà nước cũng như hệ thống chính trị
1.2.6 Nguyên tắc của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng là nền tảng tư tưởng định hướng các bêntham gia, các hoạt động và việc huy động các nguồn lực nhằm thực hiện mụctiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức đạt hiệu quả cao Nguyên tắc đào tạo, bồidưỡng công chức cần hướng đến các nội dung sau:
Một là, đào tạo, bồi dưỡng phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu của tổ
Trang 29chức Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,người phụ trách công tác đào tạo phải căn cứ vào các mục tiêu phát triển của tổchức để xác định nội dung đào tạo, các kiến thức kỹ năng cần đào tạo, thái độvới công việc mà người lao động cần có.
Hai là: đào tạo, bồi dưỡng không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ
chức Nguyên tắc này đòi hỏi khi lên kế hoạch đào tạo, tổ chức sẽ phải tính toánsao cho việc thực hiện quá trình đào tạo hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấuđến kết quả hoạt động của tổ chức Do vậy, tổ chức cần phải tính toán, nên tổchức đào tạo vào thời điểm nào để có thể huy động được nhiều người tham giađào tạo nhất Trong nhiều trường hợp, do nhu cầu đào tạo quá lớn, có thể chiaquá trình đào tạo ra thành nhiều giai đoạn khác nhau hoặc thành nhiều lớp, nhiềuđợt khác nhau
Ba là: đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo Đào tạo, bồi
dưỡng là để phục vụ cho nhu cầu công việc, do vậy, trong điều kiện nguồn lực
có hạn, tổ chức sẽ phải lựa chọn đào tạo kiến thức và kỹ năng gì là cần thiết nhất
để giúp người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao qua đó giúp tổ chứcđạt được các mục tiêu của mình Nói cách khác, nội dung đào tạo phải xuất phát
từ nhu cầu đào tạo
Bốn là: đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với việc sử dụng nhân lực sau đào
tạo Để đào tạo, bồi dưỡng thật sự có ý nghĩa tổ chức cần có chính sách sử dụngnhân lực sau đào tạo cách đúng đắn Có nghĩa là, những kiến thức kỹ năng màngười lao động đạt được trong quá trình đào tạo phải được tổ chức tạo điều kiện
để ứng dụng trong thực tiễn
Năm là: kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải có tính khả thi Mặc dù đào tạo,
bồi dưỡng cho người lao động bất kỳ kiến thức, kỹ năng nào cũng mang lại lợiích, song tổ chức sẽ phải lựa chọn đào tạo, kiến thức kỹ năng gì là cần thiết nhất
Sáu là: đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả Điều này
đòi hỏi quá trình đào tạo phải tiến hành một cách bài bản, các nội dung vàphương pháp đào tạo được lựa chọn phải đảm bảo cho người lao động tiếp thu
và rèn luyện được kiến thức kỹ năng cần thiết Hay nói cách khác, các mục tiêu
Trang 30đào tạo được đặt ra ban đầu phải được thực hiện có hiệu quả.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt đề án ĐTBD giai đoạn 2012-2015
- Các dự án cấp bộ , ngành về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nângcao kỹ năng làm việc như: Đề án 165 của Ban tổ chức Trung ương, dự án ADBcủa Bộ Nội vụ, dự án về Công nghệ thông tin
- Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 20/7/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh NamĐịnh về việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nam Địnhgiai đoạn 2011-2020, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu của xã hội giai đoạn 2012-2015
- Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 26/8/2011 phê duyệt quy hoạchphát triển nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020
- Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 04/11/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnhNam Định về đào tạo bồi dưỡng, cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015
- Kế hoạch số 14-KH/HU ngày 6/10/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy
tổ chức thực hiện nghị quyết số 05-QĐ/TU ngày 25/7/2011 của Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh khóa XVIII về việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức xã, thịtrấn năm 2011-2015 và những năm tiếp theo
- Công văn số 194-CV/HU về việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức giai đoạn 2012-2015
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN Ý YÊN
2.1 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay
Ngay từ khi mới giành được độc lập thì Đảng và Nhà nước luôn quan tâmtới việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức coi đó là cái gốc của công việcđúng như Bác Hồ đã nói Chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tácnày nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế Trong quá trình hội nhập sâurộng với thế giới thì chúng ta đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nướctrong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để cải cách nền hànhchính của mình như việc chúng ta xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo đãxác thực hơn so với nhu cầu của người học và vị trí công việc Chúng ta ngàycàng chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng cho cán bộ công chức hơn thay vìtruyền đạt lý thuyết trên lớp
Tuy vậy trong thực tế hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở Việt Nam cónhiều khía cạnh mang tính hình thức như việc đào tạo còn tràn lan, phổ cập chomọi người Có người làm được việc thì công việc đã chiếm hết thời gian để họchỏi cập nhật kiến thức mới và ngược lại những người không làm được việc thìđành đi học gây lãng phí thời gian, tiền của Nhà nước và bản thân cán bộ côngchức đó
2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện Ý Yên
2.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Ý Yên
Trong những năm gần đây, công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán
bộ, công chức đã khắc phục được những tồn tại và đạt được nhiều những kết quảđáng khích lệ Đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức huyện Ý Yên không ngừngđược bổ sung cả về số lượng và chất lượng
Theo báo cáo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tính đến ngày 31tháng 12 năm 2014 cho thấy:
- Về mặt số lượng: