1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

16 3,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG MÔN TIẾNG VIỆT ÂM VỊ, KHÁI NIỆM, HỆ THỐNG ÂM VỊ *Âm vị: - Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN TIẾNG VIỆT

ÂM VỊ, KHÁI NIỆM, HỆ THỐNG ÂM VỊ

*Âm vị:

- Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng

để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ

- Âm tố được định nghĩa là một đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nữa

+ Âm vị và âm tiết tuy có điểm chung song không đồng nhất Bởi âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ, còn âm tố là đơn vị cụ thể thuộc lĩnh vực lời nói

+ Âm vị được được thể hiện ra bằng các âm tố Ví dụ: trong Tiếng Việt có

âm vị /n/ nhưng không phải lúc nào ta cũng phát âm /n/ cụ thể như nhau

- Nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm còn nói đến âm vị

là nói đến mặt xã hội của nó

- Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là biến thể của âm vị Các biến thể được chia làm 2 loại: kết hợp (na, no) và tự do (mẹ, mịa)

Hệ thống âm vị:

- Âm vị được phân ra âm vị âm đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính

+ Âm vị đoạn tính:

(Tự chép tài liệu nha)

-CÂU 3: ÂM TIẾT: CẤU TẠO ÂM TIẾT, CÁC MÔ HÌNH, CẤU TRÚC

ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

• Âm tiết là chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau, là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói

- Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia nó được nên điều xác định âm tiết là điều hết sức đơn giản

Âm tiết Tiếng Việt tiềm tàng khả năng mang nghĩa

- Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia làm hai loại lớn: mở và khép Trong mỗi loại có 2 loại nhỏ hơn Như vậy, có 4 loại âm tiết như sau:

+ Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm vang (/m,n, n/…) được gọi

là những âm tiết nửa khép.Ví dụ: uyên, tan , tuyên…

+ Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/ p, t, k/) được

gọi là những âm tiết khép Ví dụ: oạp, tác, tuyệt…

+ Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/ w, j/ ) được gọi

là những âm tiết nửa mở Ví dụ: ai, oai, tai, quai…

Trang 2

+ Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm

ở đỉnh âm tiết được gọi là âm tiết mở Ví dụ: ta, tòa…

CẤU TẠO ÂM TIẾT

- Âm tiết Tiếng Việt không phải là một khối bất khả phân mà nó là một

cơ chế được cấu tạo bằng các bộ phận nhỏ

- Ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết có 3 phần : âm đầu, âm vần ( âm đệm, âm chính, âm cuối) và thanh điệu được sắp xếp theo sơ đồ sau:

THANH ĐIỆU

Mô hình âm tiết Tiếng Việt và các thành tố của nó:

Âm đầu:

- Ở vị trí đầu âm tiết Âm đầu bao giờ cũng là một phụ âm Tất cả các phụ âm đều có thể đảm nhận vị trí âm đầu

- Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau ( tắc, xát, rung) Chúng có tác dụng khu biệt các âm tiết Ví dụ : Toán – Hoán

* Âm đệm:

- Ở vị trí thứ 2 của âm tiết Âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi/ không tròn môi của âm tiết lúc mở đầu Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm môi / f, b, m, v/, không xuất hiện trước tất cả các nguyên âm tròn môi

- Âm đệm được ghi bằng con chữ “u” khi đứng trước các nguyên âm hẹp

và hơi hẹp (tuất, truyện, huy…) hoặc khi đứng trước các phụ âm /k/ (quân, qua…_ được ghi bằng “o” khi đứng trước các nguyên âm rộng và hơi rộng (họa hoằn, hoa hòe…)

- Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu , nó có chức năng khi biết các âm tiết Ví dụ : tán- toán ( âm sắc trầm hơn so với tán)

* Âm chính:

- Bao giờ cũng là nguyên âm, nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi

- Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết

Ví dụ: túy – túi

* Âm cuối:

- Là âm kết thúc âm tiết Ở vị trí cuối này có khả năng xuất hiện:

+ Một trong sáu phụ âm /p, t, k, m, n, ng/

+ Một trong hai bán nguyên âm /i, u,/

Trang 3

Bán nguyên âm /i/ được thể hiện bằng chữ y khi xuất hiện sau nguyên âm ngắn: /ă, â/ như tay, nay Trong trường hợp khác nó được ghi bằng con chữ I ( gọi, ai, gửi…)

Bán nguyên âm /u/ được thể hiện bằng con chữ /o/ khi đứng sau các nguyên

âm /e,a/ Ví dụ: cao, kéo Các trường hợp khác nó được ghi bằng con chữ /v/ Ví dụ: sau, cứu

Phụ âm cuối /ng/ được ghi bằng /nh/ khi xuất hiện sau /i, e, ê/ Ví dụ: lênh khênh, chênh vênh, loang

- Sự thể hiện của âm cuối có thể tập hợp theo bảng sau:

- Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc ) làm thay đổi âm sắc của âm tiết

và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác Ví dụ : bàn – bài

Thanh điệu:

- Bao trùm lên toàn bộ âm tiết Có 6 thanh điệu: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng

- Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu Ví dụ: toán – toàn

=> 5 thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi thành phần làm thành một trục đối lập

CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT:

- Có một cấu trúc chặt chẽ Mô hình âm tiết Tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc Cấu trúc âm tiết Tiếng Việt là một cấu trúc 2 bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng

- Âm chính kí hiệu: V, Âm phụ kí hiệu; C, Âm đệm kí hiệu: /w/, Âm đầu kí hiệu: C1, Âm cuối kí hiệu: C2

- Có 8 loại hình cấu trúc âm tiết Tiếng Việt như sau:

+ V: a, ê, y…

+ wV: oa, uê, uy…

+ VC2: áp, ích, ông…

+ wCV2: oan, uyên,…

+ C1V : ba, kê, thu,…

+ C1wV: tòa, huệ, quí…

+ C1VC2: tán, thêm, tôn…

+ C1wVC2: hoán, quang, truyền…

/p/ - p

/t/ - t

/k/ - c, ch

/m/ - m /n/ - n /n/ - ng, nh

1/ u/ - u, o /i/- I, y

Trang 4

PHẦN 2:

TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHƯƠNG 1: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

CÂU 4: TỪ, KHÁI NIỆM, CẤU TẠO TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ

Khái niệm Từ:

- Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ yếu để tạo câu, xây dựng lời nói Từ có những đặc điểm sau:

- Gồm 2 mặt: âm thanh và ý nghĩa

- Số lượng âm tiết có thể là 1 hoặc từ 2 trở lên

- Có thể tồn tại độc lập, nghĩa là có thể tách ra khỏi câu mà vẫn có ý nghĩa và như vậy chúng vẫn có thể dùng để đặt thành câu khác

 Từ đó, cũng thể định nghĩa như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa,

có kết cấu vỏ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu

• Khái niệm Từ tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu

Cấu tạo từ Tiếng Việt

- Đơn vị và phương thức cấu tạo từ Tiếng Việt

+ Đơn vị cơ sở cấu tạo các từ là tiếng, yếu tố mà ngữ âm học gọi là âm tiết

+ Trong nhiều tên gọi cho yếu tố cấu tạo nên từ Tiếng Việt thì tiếng và hình vị là hai tên gọi được dùng phổ biến nhất.

a Tiếng

- Tiếng của Tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác và được gọi là những hình tiết – âm tiết có giá trị hình thái học

- Đây là loại đơn vị mà về hình thức ngữ âm chúng có kích thước là một âm tiết

- Về ý nghĩa, giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ không phải tiếng nào cũng như nhau:

Trang 5

- + Có tiếng tự nó mang nghĩa được quy chiếu vào một đối tượng, một khái niệm

+ Có tiếng thì sự hiện diện của nó trong từ hay không sẽ là cho nghĩa của từ khác đi

+ Có từ gồm các tiếng có nghĩa, có từ bao gồm yếu tố có nghĩa và không

+ Có từ lại gồm 2 yếu tố không có nghĩa

 Với tư cách là đơn vị cấu tạo từ, tiếng được định nghĩa: “ Đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của Tiếng Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái, còn gọi là tiếng một, chữ…”

- Phương thức cấu tạo: gồm phương thức dùng một tiếng và phương thức tổ hợp Trong phương thức tổ hợp thì có phương thức láy và ghép

b Hình vị:

- Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn thì cho rằng : “Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp”

- Hình vị được phân làm 2 loại: Hình vị tự do và hình vị hạn chế

CHƯƠNG 2: NGHĨA CỦA TỪ

Nghĩa của từ là gì?

- Nghĩa của từ là nội dung mà từ truyền đạt hay nói cách khác nghĩa của

từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ, được ngôn ngữ hóa

Ví dụ: Khi nói về nghĩa của từ “Cây” thì cây là loài thực vật mà phần thân, lá đã phân biệt rõ, ví dụ như: cây mía, cây tre

- Nghĩa của từ liên quan đến nhiều yếu tố : sự vật, sự việc được nói đến, người nói, hoàn cảnh nói, hệ thống ngôn ngữ,…Khi cắt nghĩa, phải đặt

từ đó trong văn cảnh cụ thể

Ví dụ 1: Nghĩa của từ Mùa xuân trong ngữ cảnh: “Mùa xuân là tết trồng cây / làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Trang 6

Ví dụ 2:Nghĩa của từ “Cây” trong các ngữ cảnh như trồng cây, chặt cây, tưới cây, cây đổ, cây cau, cây hoa, được hiểu cây là loài thực vật, có

thân, rễ, lá, hoặc hoa, quả,

Các thành phần nghĩa của câu:

+ Nghĩa biểu vật

- Nghĩa biểu vật là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động…) mà nó chỉ ra Bản thân sự vật, hành động, thuộc tính…đó người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật

Ví dụ 1: Nghĩa biểu vật của từ “mũi” là cơ quan dùng để thở và ngửi, là một bộ phận nhô lên giữa mặt người và động vật có xương sống

Ví dụ 2: Khi trẻ nghe người lớn gọi “cái cốc nhỏ để uống nước là li, thì biểu tượng về cái li được hình thành trong trẻ Sau đó khi nhắc đến từ li, biểu tượng đó đã tồn tại trong đầu óc sẽ xuất hiện và trẻ sẽ nhận biết được sự vật

“li” trên cơ sở đối chiếu với biểu tượng xuất hiện trong đầu nó

- Nghĩa biểu vật của từ không đồng nhất với sự vật, hoạt động, tính chất… mà chỉ gợi ra sự vật, hoạt động, tính chất

- Một từ có thể có nhiều nghĩa biểu vật và ngược lại, một nghĩa biểu vật cũng có thể có nhiều từ

Ví dụ: chết, hi sinh, từ trần, mất…

+ Nghĩa biểu niệm

- Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ Hay nói cách khác, sự vật được phản ánh vào trong tư duy con người thành các khái niệm Các khái niệm ấy được ngôn ngữ hóa thành các nghĩa biểu niệm của từ

Ví dụ: Nghĩa biểu niệm của từ nan là đồ vật, dùng tạo gió mát do tay con người điều khiển, làm bằng nan

- Nghĩa biểu niệm của từ là một cấu trúc do các nét nghĩa nhỏ hơn tạo thành

Ví dụ 1: Cấu trúc biểu niệm của từ “đi bộ”: hoạt động/ di chuyển/ bằng chân/ các chân đồng thời rời khỏi mặt đất

Ví dụ 2: Cấu trúc biểu niệm của từ “quạt nan” : đồ vật/ dùng tạo ra gió mát/ quay tròn khi có điện/ làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau

+Nghĩa biểu thái

- Là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá của người sử dụng từ…

đi kèm với nghĩa biểu niệm

- Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thường có nhiều từ cùng biểu thị một sự vật, hiện tượng nhưng khác sắc thái biểu cảm

Ví dụ: chết, hi sinh, từ trần, mất, qua đời, bỏ mạng, toi mạng, nghẻo…

+ Nghĩa ngữ pháp

Trang 7

- Là loại nghĩa có tính khái quát (động từ, tính từ,…), được xem xét trong

sự kết hợp giữa từ này và từ khác và được xem xét về mặt chức năng của chúng trong câu (chủ ngữ, vị ngữ )

Ví dụ: Từ “điện” có thể chuyển từ khuôn từ loại “danh từ chỉ sự vật” sang khuôn từ loại “động từ chỉ hoạt động”

+ Nghĩa liên hội

- Đây là thành phần dựa trên khả năng gợi ra những liên tưởng của một

từ khi được nói đến

Ví dụ 1: Từ “chiều” có thể gợi cảm giác buồn bã, từ “hoa phượng” gợi sự chia ly, “màu trắng” gợi cảm giác tang tốc hay sự thanh khiết…

- Nghĩa liên hội chưa phải là một thành phần ổn định vì nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng và kinh nghiệm ngôn ngữ, sự nhạy cảm của người dùng…

Hiện tượng từ nhiều nghĩa, sự chuyển biến ý nghĩa của từ

- Hiện tượng từ nhiều nghĩa là hiện tượng một từ biểu thị nhiều sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất…khác nhau

Ví dụ 1:Từ “cao” có những nghĩa sau:

+ Nghĩa 1: Khoảng cách từ đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng của vật ở trạng thái đứng thẳng

+ Nghĩa 2: Có chiều cao hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với

những vật khác

+ Nghĩa 3: Hơn hẳn mức trung bình về số lượng, chất lượng, trình độ hay giá cả

Ví dụ 2: Từ “chân” có nhiều nghĩa như: chân người, con vật/ chân

giường, tủ, ghế / chân tường/ chân đồi/ chân trong đội bóng/ chân trời

+ Phân loại nghĩa cho từ nhiều nghĩa:

- Theo quan điểm lịch đại, có nghĩa gốc và nghĩa phát sinh:

+ Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị

Ví dụ: Đứng là trạng thái đứng của con người, con vật (kẻ đứng người ngồi) + Nghĩa phát sinh là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên cơ

sở nghĩa gốc

Ví dụ: Đứng là từ chỉ phương hướng (cây cột chôn đứng)

Đứng chỉ hoạt động trạng (tự tác động): làm cho mình dừng lại

- Theo quan điểm đồng đại:

+ Đối tượng của sự phân loại ở đây là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ

đa nghĩa

+ Dựa vào khả năng kết hợp, mức độ phạm vi hoạt động của từ cao hay thấp, rộng hay hẹp,nhiều hay ít, người ta phân thành 3 loại: nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa tu từ

Nghĩa chính:

Trang 8

- Là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ, nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh,

có khả năng kết hợp rộng nhất

Ví dụ: Chân: chỉ chi dưới của người, của vật “Chân người, chân vật” (nghĩa chính)

Nghĩa phụ:

- Là nghĩa dựa vào nghĩa chính mà chúng ta có thể giải thích các nghĩa chuyển một cách nhất quán

Ví dụ: Từ “ Chân” có các nghĩa phụ sau:

+ Bộ phận dưới cùng của sự vật: chân bàn, chân giường, chân tủ…

+ Vị trí dưới cùng của sự vật: chân trời, chân đồi, chân mây…

Nghĩa tu từ:

- Là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó, mang tính sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính, nghĩa phụ

Ví dụ: Ví dụ: Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

 “Xuân” trong “càng ngày càng xuân” chỉ sự tươi trẻ, sức sống tuổi trẻ

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

I.TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA ( TRƯỜNG NGHĨA)

+ Khái niệm

- Trường nghĩa là một tập hợp các từ căn cứ vào một nét đồng nhất nào

đó về ngữ nghĩa.Mỗi trường nghĩa là một hệ thống nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn ngữ

+ Các loại trường nghĩa

- Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi

sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ

Ví dụ: Trường nghĩa biểu vật về biển:

+Địa thế vùng biển: bờ biển, đáy biển, eo biển, bãi biển, cửa biển, vịnh, bán đảo, quần đảo, cù lao…

+Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, đồi mồi, bào ngư

-Trường biểu niệm là các từ có chung một cấu trúc biểu niệm Cơ sở để xác lập trường biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm của từ

Ví dụ : Dựa vào cấu trúc biểu niệm trên có thể chia thành các trường nhỏ sau:

Trang 9

+ (Dụng cụ lao động) (cầm tay) (dùng để chia cắt) : dao, kéo, liềm, hái, cưa…

+ (Dụng cụ lao động) (cầm tay) (dùng để đánh bắt) : Lưới chài, vó, đó, đăng, nơm

- Trường nghĩa tuyến tính là trường được hình thành nhờ sự tập hợp tất

cả các từ cùng xuất hiện với từ trung tâm theo quan hệ ngữ đoạn

Ví dụ: Trường nghĩa tuyến tính của danh từ “bàn” chính là đá, gỗ, sắt, vuông, tròn, bầu dục, ngắn, dài, học

- Trường nghĩa liên tưởng mang tính dân tộc Những từ ngữ gợi ra quanh một từ nào đó có thể trùng nhau nhưng cũng có thể khác nhau ở từng dân tộc, ngôn ngữ, thói quen, nếp nghĩ khác nhau:

Ví dụ: Từ “mặt trời” gợi liên tưởng đến chói chang, lóa mắt, rực rỡ, tròn, nóng, sáng, đỏ, mọc, lặn, bình minh, hoàng hôn…

II HIỆN TƯỢNG TỪ ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA, ĐỒNG ÂM VÀ GẦN ÂM

Đồng nghĩa:

Định nghĩa:

- Là những từ khác nhau về âm thanh, nhưng có chung ít nhất một nét nghĩa

Ví dụ: lợn và heo, mũ và nón, mẹ và u, bầm

- Trong từ vựng của một ngôn ngữ, thường có nhiều từ ngữ đồng nghĩa với nhau, lập thành những nhóm, dãy từ ngữ đồng nghĩa.Nhóm từ đồng nghĩa là những từ có một số nét nghĩa chung nào đấy Số nét nghĩa chung càng nhiều, mức độ đồng nghĩa càng cao Những từ nhiều nghĩa thì nét nghĩa của nó có khả năng đồng nghĩa với từ khác

Ví dụ: Các từ có một nét nghĩa chung (nét nghĩa về tính cách, nhân phẩm của con người):

Siêng năng, chăm chỉ, cần cù…

Hiền lành, hiền hậu, hiền từ, nhân hậu, nhân từ…

- Muốn xác định nhóm đồng nghĩa: Trước hết, tìm một nét nghĩa chung nào

đó rồi theo đó tập hợp các từ vào nhóm Dựa vào các nét nghĩa kém khái quát hơn tiếp tục chia nhỏ nhóm đó ra

Ví dụ: Theo nét nghĩa vật bị dời được chủ thể mang theo có các từ: mang, cắp,đội, khiêng , cáng, vác, quẩy… Tiếp tục chia nhóm nhỏ hơn:

Không dùng dụng cụ: mang, cắp, khiêng, cáng, vác, đội…

Có dùng dụng cụ: chở, khiêng, đèo

- Phân loại từ đồng nghĩa:

Trang 10

+ Hiện tượng đồng nghĩa có tính chất mức độ Các từ đồng nghĩa trong nhóm nhỏ đồng nghĩa với nhau nhiều hơn

+ Có thể phân hiện tượng đồng nghĩa thành những loại sau:

Từ đồng nghĩa tuyệt đối: Đó là những từ có nét nghĩa hầu hết giống

nhau, có thể thay thế nhau trong lời nói, chỉ khác ở phạm vi sử dụng

Ví dụ: Lợn và heo, mũ và nón, mẹ và u, bầm, mạ, me…

- Đồng nghĩa tuyệt đối trong các trường hợp sau:

+ Từ cũ và mới cùng tồn tại: Máy bay – phi cơ, Súng máy- liên thanh + Từ địa phương và từ phổ thông cùng tồn tại: bố - tía, lợn – heo

+ Từ của tiếng mẹ đẻ và từ vay mượn cùng tồn tại: Bệnh nhân- người bệnh, sử dụng – dùng

- Loại từ này kết hợp không có nhiều trong ngôn ngữ Nếu k có sự phân công giữa chúng thì một số sẽ bị đẩy lùi, bị tiêu diệt

Ví dụ: Máy bay hiện nay thay thế cho tàu bay, phi cơ

Từ đồng nghĩa tương đối: là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một

hoặc một vài nét nghĩa nào đó về sắc thái biểu cảm, sắc thái ý nghĩa, phạm vi sử dụng

- Những từ đồng nghĩa tương đối có thể chia thành 2 loại nhỏ:

* Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm:

Ví dụ: Hi sinh / chết/ mất( khác về sắc thái biểu cảm)

Xơi / mời/ dùng / ăn / chén…( khác nhau về sắc thái biểu cảm)

* Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về phạm vi sử dụng:

Ví dụ : Chia tay và chia ly (khác nhau về sắc thái ý nghĩa)

Mang / vác/ khiêng ( biểu thị cách thức hành động khác nhau)

Cây/ cây cối; chợ / búa ( khác về mức độ khái quát)

Giá trị sử dụng của từ đồng nghĩa :

- Các đơn vị đồng nghĩa có tác dụng lớn trong việc diễn đạt; tránh lặp từ gây nhàm chán, biểu đạt được tư tưởng, tình cảm người nói, tạo sự tăng tiến trong ý nghĩa biểu đạt Giải thích cho những từ ngữ khó

Ví dụ: Vòm trời rộng bao la, bát ngát

- Sự tồn tại của từ đồng nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự phong phú của một ngôn ngữ nào đó

- Từ đồng nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn Vì vậy, trong ngôn ngữ thơ

ca, người ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa

- Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần có sự lựa chọn cho phù hợp với ngữ cảnh nói, viết

TỪ TRÁI NGHĨA:

* KHÁI NIỆM:

- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ngữ nghĩa trong mối quan hệ tương liên logic

Ngày đăng: 05/08/2016, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w