1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương tốt nghiệp: Phương pháp dạy học sinh môn sinh học potx

5 704 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

Câu 1. Trình bày vai trò của phương tiện trực quan. Phân tích yêu cầu chung của việc sử dụng PTTQ Định nghĩa: PTTQ là đối tượng chứa khâu thông tin mà học sinh có thể tri giác được. Phương tiện trực quan được chi ra làm 3 nhóm: - Vật tự nhiên: Vật sống, mẫu nhồi,ép ngâm, tiêu bản. - Vật tượng hình và vật tượng trưng ( Tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ ) - Các thí nghiệm • Vai trò của phương tiện trực quan. - Làm cho giờ dạy sinh động, học sinh yêu thích môn học. - Cung cấp những hình ảnh, biểu tượng sinh động chính xác về đối tượng nghiên cứu. - Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh. • Yêu cầu chung của việc sử dụng PTTQ. - Bám sát nội dung kiến thức để chọn PTTQ phù hợp. - Sắp xếp gọn gàng thuận tiện cho quá trình giảng dạy. - Biểu diễn đúng lúc, đúng chỗ,dùng đến đâu đưa ra đến đó. - Biểu diễn thong thả theo một trình tự nhất định. - Giáo viên phải đứng ở 1 vị trí thuận lợi nhất để học sinh dễ quan sát - Đối với thí nghiệm và clips cần hướng dẫn học sinh quan sát trước khi biểu diễn để học sinh xác định chính xác nội dung kiến thức cần quan sát. - Thí nghiệm cẩn chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo chắc chắn thành công: Đối với thí nghiệm giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng, thiết bị chu đáo và cần làm thử để chắc chắn thành công. - Nên phối hợp nhiều loại phương tiện trực quan với nhau. Có thể phối h ợp cả bảng biểu, tranh vẽ. - Ví dụ khi giảng dạy bài: Các loại rễ, các miền của rễ - Sinh học 6. • Phần I Các loại rễ. - Có thể lựa chọn PTTQ: + Mẫu vật 1 số cây có rễ cọc, rễ chùm. + Bảng phụ Bài tập điền từ + Mô hình cấu tạo rễ + Sắp xếp gọn gàng các phương tiện trực quan cho dễ sử dụng - Mẫu cây rễ cọc, rễ chùm mỗi loại ra một khay - Bảng phụ đánh số thứ tự - Mô hình giải phẫu rễ + Biểu diễn đúng lúc: Đưa ra mẫu vật một số cây rễ cọc, rễ chùm yêu cầu học sinh quan sát phát hiện ra kiến thức và hoàn thành bài tập điền từ vào bảng phụ. Câu 2: Trình bày các bước dạy học khái niệm cụ thể? Vận dụng dạy 1 khái niệm cụ thể trong chương trình sinh học? Trả lời: * Các bước dạy học khái niệm cụ thể: Khái niệm cụ thể: là khái niệm phản ánh các dấu hiệu, thuộc tính chung nhất, bản chất nhất của sự vật hiện tượng mà ta có thể trực tiếp tri giác bằng các giác quan. => Các bước dạy học khái niệm cụ thể: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức: Mục tiêu: tạo cho học sinh ý thức sẵn sàng tiếp thu khái niệm 1 cách hào hứng, tự giác. Biện pháp: tạo tình huống có vấn đề hoặc nêu ý nghĩa của khái niệm mà HS sẽ tiếp thu + Bước 2: Quan sát vật thật - vật tượng hình: Mục tiêu: HS quan sát, phát hiện hoặc tái hiện được các dấu hiệu, thuộc tính chung, bản chất của sự vật hiện tượng Biện pháp: Cho HS quan sát vật thật, hoặc vật tượng hình hay gợi lại những biểu tượng đã có ở HS về đối tượng nghiên cứu thông qua các ví dụ… + Bước 3: Phân tích dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm, định nghĩa khái niệm: Mục tiêu: HS phải sử dụng các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá để tìm ra dấu hiệu, thuộc tính chung, bản chất của đối tượng nghiên cứu, cuối cùng khái quát ra nội dung khái niệm. Biện pháp: Nêu các câu hỏi dạng vấn đáp tìm tòi, yêu cầu học sinh so sánh, phân biệt, thử diễn đạt khái niệm bằng lời… + Bước 4: Đưa khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã có: Mục tiêu: HS phải xác định được những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa khái niệm mới với các khái niệm đã học để thấy sự lôgic của kiến thức. Biện pháp: yêu cầu học sinh so sánh, phân biệt, viết sơ đồ phân loại khái niệm… + Bước 5: Luyện tập vận dụng khái niệm: Mục tiêu: học sinh nhận biết được, giải thích và phát hiện được 1 số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến khái niệm đã học. Biện pháp: sử dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp, bài tập vận dụng, thực hành thí nghiệm… * Vận dụng dạy khái niệm: Rễ cọc, rễ chùm: + Bước 1: Đặt vấn đề: Tại sao ở sân trường lát bê tông, xung quanh các gốc cây xà cừ, phượng, bàng thì sân bê tông cứ bị nứt toác, đội cả bê tông lên còn ở xung quanh gốc cau lại chẳng làm sao? HS: do bộ rễ của phượng, bàng, xà cừ to, khoẻ còn rễ của cau nhỏ, yếu. GV: Vì sao lại có sự khác nhau về bộ rễ của 2 nhóm cây đó? Những cây có bộ rễ giống rễ cây phượng, bàng xà cừ được gọi là gì? Những cây có bộ rễ gống cây cau được gọi là gì? Đó là nhiệm vụ các em sẽ nghiên cứu trong phần rễ cọc và rễ chùm. + Bước 2: Quan sát mẫu vật và tranh GV: phát mẫu vật về các cây (có đủ rễ) đến các nhóm học sinh Treo tranh 1 số loại rễ theo SGK sinh 6 ( Gồm 1 số cây như: bưởi con, cải, lúa, ngô, dừa cạn, dẻ quạt, dâu tây, cau, sấu, …) ? Dựa vào hình thái cấu tạo ngoài của rễ, các em hãy chia các cây trên bàn và các cây trong tranh thành các nhóm rễ khác nhau HS: phân loại ra 2 nhóm Nhóm 1 gồm các cây : bưởi, cải, dừa cạn, dâu tây, sấu Nhóm 2 gồm các cây: lúa, ngô, cau, dẻ quạt + Bước 3: phân tích khái niệm: GV: Tại sao em lại xếp bưởi, cải, dừa cạn, dâu tây, sấu vào 1 nhóm? Mô tả kiểu rễ của nhóm cây đó? HS: - các cây này có kiểu rễ gống nhau là: có rễ chính to, từ rễ chính phân nhánh thành các rễ nhỏ và các rễ nhỏ hơn nữa GV: Tại sao em lại xếp lúa, ngô, cau, dẻ quạt vào 1 nhóm? Mô tả kiểu rễ của nhóm cây đó? HS: - các cây này có kiểu rễ gống nhau là: các rễ có kích thước gần bằng nhau mọc r a từ 1 mấu thân. GV: Em dùng tên gọi nào để đặt tên cho kiểu rễ của các cây nhóm 1, tên gọi nào cho kiểu rễ của các cây ở nhóm 2: HS: Nhóm 1 là kiểu rễ cọc Nhóm 2: kiểu rễ chùm GV: Hãy phát biểu khái niệm rễ cọc, rễ chùm ? HS: phát biểu khái niêm GV: nhận xét, chuẩn kiến thức. + Bước 4: Đưa khái niệm rễ cọc, rễ chùm vào hệ thống khái niệm đã có. GV: cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những bộ phận nào: HS: rễ, thân, lá GV: đặc điểm hình thái của rễ thân lá rất đa dạng. Các em đã thấy được các loại rễ còn các kiểu thân, lá các em sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong các chương tiếp theo của sinh học 6. + Bước 5: luyện tập vận dụng khái niệm rễ cọc, rễ chùm. GV:cho học sinh làm câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn các cây có rễ cọc: A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hành, cây cải B. Cây dừa, cây hành tây, cây lúa, cây ngô, cây dẻ quạt, cây bèo tây. C. Cây sung, cây cà chua, cây cải, cây bàng, cây dâu tây Đáp án: C GV: Hiện nay có rất nhiều người về các vùng quê tìm mua phần gốc và rễ của 1 số cây như: đa, sung; nhưng họ lại không mua gốc cau, dừa. Các em có biết tại sao không? HS: rễ đa, sung là rễ cọc: to, chắc, đẹp để làm cảnh, làm bàn trong 1 số nhà vườn; Còn gốc cau và dừa mang rễ chùm, nhỏ nhanh mục, không đẹp… Câu 3: Trình bày các bước dạy học quá trình? Vận dụng dạy quá trình nguyên phân. * Trình bày các bước dạy học quá trình Quá trình cũng là loại kiến thức khái niệm nhưng nó không phản ánh một sự kiện, hiện tượng riêng lẻ mà nó phản ánh một chuỗi các sự kiện, hiện tượng xảy ra liên tiếp theo một trình tự chặt chẽ và có tính định hướng rõ rệt. Kiến thức quá trình phản ánh nhiều đối tượng và theo một thứ tự, trình tự nhất định Để dạy kiến thức quá trình gồm 5 bước Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức. Bước 2. Mô tả diễn biến quá trình. Trình bày được các sự kiện diễn ra theo một trật tự xác định. Bước 3. Phân tích cơ chế của quá trình Bước 4. Nêu ý nghĩa của quá trình Bước 5. Vận dụng kiến thức quá trình để giải thích một số hiện tượng thực tế, có liên quan, nhận biết kiến thức quá trình trong thực tế. Vận dụng giảng dạy bài nguyên phân. 1. Nhiệm vụ nhận thức - Giáo viên đặt câu hỏi: + Mỗi cơ thể sinh vật đều bắt nguồn từ một tế bào ban đầu là tế bào nào? + Em có nhận xét gì về số lượng tế bào của cơ thể trưởng thành? + Vậy điều gì đã xảy ra với tế bào hợp tử ? để giúp cơ thể chúng ta lớn lên, gắn liền các vết thương , hoặc có các tế bào thay thế các tế bào đã chết đi trong cơ thể? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều này 2. Mô tả diến biến của quá trình Phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi kết hợp với vấn đáp gợi mở. - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem 1 đoạn clip mô tả 1 chu kỳ tế bào. - Giáo viên đặt câu hỏi. ! chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? - Yêu cầu học sinh trả lời được: 1 chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn. Kỳ trung gian, nguyên phân gồm 4 kỳ. Kì đầu, kì giữa, kỳ sau, kỳ cuối. 3. Phân tích cơ chế của quá trình. - Giáo viên cho học sinh từng giai đoạn và hướng dẫn học sinh phân tích từng sự kiện xảy ra. Cơ quan sinh dưỡng Rễ Thân Lá Rễ cọc Rễ chùm ? ? • Kỳ trung gian: GV hỏi kỳ trung gian NST có hiện tượng gì xảy ra. HS NST đơn nhân đôi tạo NST kép. GV NST ở trạng thái như thế nào? HS dạng sợi mảnh. • Nguyên phân: + Kỳ đầu - GV Quan sát TB ở kỳ đầu so với kỳ trung gian xảy ra những hiện tượng nào? HS Màng nhân, nhân con biến mất, thoi phân bào hình thành, NST kép bắt đầu co ngắn, trung tử tiến về 2 cực tế bào. + Kỳ giữa. GV Mô tả các hiện tượng xảy ra ở kỳ giữa. HS NST kép co ngắn cực đại, mỗi NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động. Các NST kép xếp thành một h àng trên mặt phẳng của tế bào. + Kỳ sau. GV có hiện tượng gì xảy ra HS Thoi phân bào co rút, NST kép tách thành NST đơn và được thoi phân bào kéo đều về 2 cực của tế bào gọi là hiện tượng phân ly của NST + Kỳ cuối. Nêu hiện tượng xảy ra ở kỳ cuối. Thoi phân bào biến mất, NST dãn xoắn màng nhân, nhân con xuất hiện, màng sinh chất thắt lại ở giữa phân chia tế bào chất tạo 2 tế bào con có bộ NST 2 n giống với tế bào ban đầu GV? Kết thúc nguyên phan được kết quả như thế nào? HS. Từ 1 tb 2n tạo 2 tế bào con giống nhau và giống TB ban đầu. 4. Ý nghĩa của nguyên phân. - GV cho học sinh hoàn thành khái niệm nguyên phân qua nghiên cứu quá trình nguyên phân. - Vai trò của nguyên phân đối với cơ thể. - Học sinh xác định được ý nghĩa của quá trình nguyên phân 5. Vận dụng GV: Giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng tự lành vết thương. Làm bài tập. 1tb 2n=8 đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là bao nhiêu. Câu 5 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học • Thế nào là đổi mới phương pháp; Đổi mới phương pháp là phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và lựa chọn, vận dụng những PPDH hiện đại 1 cách phù hợp và hiệu quả. • Những định hướng 1. Cải tiến các phương pháp truyền thống. - nhược điểm của phương pháp truyền thống 2. Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Vận dụng để mở bài 3. Tăng cường sử dụng, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ t hông tin vào giảng dạy cần lưu ý vấn đề gì 4. Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực 5. Kiểm tra đánh giá 6. Bồi dưỡng phương pháp học tập đặc biệt phương pháp tự học cho học sinh Câu 4: Phân tích các nhiệm vụ dạy học trong chương trình sinh học THCS và mối quan hệ giữa các nhiệm vụ đó. I/ Nhiệm vụ trí dục: + Trang bị cho học sinh phổ thông những tri thức cơ bản về sinh học. Cụ thể về các cấp độ tổ chức sống: TB – Mô - Cơ quan – Hệ CQ – Cơ thể – Quần thể – Quần xã - Hệ sinh tháI… + Cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học sinh học hiện đại về các quá trình sống, di chuyển, công nghệ sinh học mới nhất: VD: nuôI cấy mô, nhân bản vô tính + Cung cấp cho học sinh nhhững tri thức sinh học cơ bản hiện đại một cách có hệ thống logíc. VD: Sinh lớp 7: Động vật đơn bào cấu tạo đơn giản - đa bào KXS cấu tạo phức tạp - động vật đa bào CXS có cấu tạo ngày càng phức tạp, hoàn thiện. + Cung cấp cho học sinh những cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật và các biện pháp kĩ thuật tổng hợp từ dó giúp học sinh biết ứng dụng trong thực tế sản xuất hay trong đời sống. VD: vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân… + Trang bị cho học sinh những phương pháp nghiên cứu bộ môn để có thể tiếp nhận tri thức bộ môn tốt nhất. II/ Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức. Sau khi cung cấp cho học sinh toàn bộ tri thức cơ bản về sinh học học sinh cần phát triển kĩ năng nhận thức về tri thức nên cần. 1) Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát: Cần rèn kĩ năng xác định mục tiêu phương tiện, đối tượng quan sát, phương pháp quan sát, cách ghi chép. VD:………. 2) Rèn cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm: rèn cho học sinh biết mục tiêu , mẫu vật, dụng cụ và nêu được các bước làm thí nghiệm: tiiến trình. + Kĩ năng quan sát thí nghiệm 1, ghi chép, giảI thích TN 1 1 cách khoa học. + Rút ra KL khoa học 3) Phát triển các phương pháp và biện pháp logíc. Xuất phát từ đặc điểm dạy học có liên quan đến nhận thức con ngườicó kn tư duy. Tư duy là một hoạt động nhận thức gồm 2 con đường. a) Phương pháp qui nạp: Là một con đường của tư duy đI từ việc nhận thcứ những sự kiện đơn lẻ đền nhận thức cáI chung, con đường này giúp HS hình thành những kháI niệm sinh học. b) Diễn dịch là con đường ngược lại với qui nạp là quá trình đI từ kháI niệm định luật đến các sự vật hiện tượng riêng lẻ. c) Rèn các thao tác tư duy: phân tích tổng hợp, so sánh. + Phân tích: là phương pháp chia nhỏ các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu thành những yếu tố cấu thành + Tổng hợp//; là kế hợp các yếu tố cấu thành, các thành phần của sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể. + So sánh: là tìm ra những điểm giống và khác nhau của cùng 1 sự vật hiện tượng hay quá trình. III/ Nhiệm vụ giáo dục gồm các nhiệm vụ 1) Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng: đặc biệt là + Rèn cho học sinh nhìn nhận giới quan bằng quan điểm duy vật biện chứng . + Giúp học sinh hiểu rõ sinh vật sống luôn luôn vận động nhưng sự vận động trong quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. + Giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học cấu trúc chức năng của sự vật hiện tượng để gắn thực hành và ứng dụng. + Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức kĩ năng 1 cách hệ thống khoa học. 2) Giáo dục về tình cảm đạo đức thẩm mĩ. + Hình thành tháI độ đúng đắn với thiên nhiên con người. + Giáo dục tháI độ và tình yêu thiên nhiên cách bảo vệ thiên nhiên làm môI trường xanh – sạch - đẹp. + Giáo dục tinh thần yêu thương đồng loại, sống đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. 3) Giáo dục về ý thức trong lao động. + Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc ứng dụng, vận dụng tri thức vào trong thực tiễn cuộc sống. + ý nghĩa của lao động học tập cho bản thân và sự phát triển chung của xã hội. IV/ Mối quan hệ của 3 nhiệm vụ dạy học. 1)Nhiệm vụ trí dục là cơ sở để thực hiện 2 nhiệm vụ phát triển và giáo dục nhân cách: Vì rằng không có vốn tri thức và phương pháp nhận thức nhất định thì không phát triển được tư duy kĩ năng và hình thành nhân cách phẩm chất 2) Sự phát triển nhận thức là kết quả của việc nắm vững tri thức sâu hơn, tiếp tục để hình thành những tri thức kĩ năng mới, đồng thời là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đó là hình thành nhân cách. Vì cần phảI có một trình độ phát triển nhất định của trí tuệ mới có thể biến nhận thức thành niềm tin, lí tưởng từ đó có năng lực ý chí hành động đúng. 3) Nhiệm vụ giáo dục để hình thành nhân cách cho HS vừa là kết quả tất yếu của 2 nhiệm vụ trí tuệ và phát triển. Vừa là cáI đích cuối cùng của qúa trình dạy học, vừa là yếu tố kích thích là động cơ thúc đẩy việc nắm tri thức và phát triển năng lực nhận thức. -> Trong quá trình dạy học GV phảI thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ trên bởi vì tri thức là nội dung của tư duy, tư duy là cơ sở để phát triển tri thức làm cho tri thức có tính năng động, sáng tạo c ó sức sống có tác dụng thực tiễn và là quá trình làm cho tri thức phát triển thành niềm tin, thành lí tưởng, thành hành động đúng đắn, là nhân cách của con người. Như vậy hình thành nhân cách là đích cuối cùng của quá trình nhận thức khi nhân cách hình thành tốt đẹp sẽ trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho tư duy sáng tạo thúc đẩy cho con người đạt tới đỉnh cao của sự hiểu biết. Trong QTDH, ba nhiệm vụ nµy phải được thực hiện trong mối quan hệ thống nhất, cã sự t¸c động qua lại lẫn nhau. - Trí dục là cơ sở để thực hiện hai nhiệm vụ sau. Giáo dục trong nhà trường khác với các hình thức giáo dục khác ở điểm căn bản là nó được thực hiện trên nền của việc trang bị kiến thức có hệ thống được chọn lọc trong tinh hoa di sản văn hóa của loài người và của dân tộc. Tri thức là nội dung, là thức ăn của tư duy, là chất liệu để hình thành niềm tin thế giới quan và phẩm chất tốt đẹp của nhân cách. - Phát triển năng lực nhận thức và hành động là hệ quả của quá trình chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực và chủ động sáng tạo và ngược lại, đó cũng là điều kiện để HS tiếp tục chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc và hiệu quả hơn. Suy nghĩ tích cực độc lập, sâu sắc trong tự học, tự rèn luyện cũng là điều kiện để người học cải biến chính mình về tư tưởng, tác phong, thái độ, niềm tin. - GD các phẩm chất nhân cách vừa là hệ quả của hai nhiệm vụ trên, là mục đích cuối cùng của việc dạy học, vừa là yếu tố kích thích, động lực thúc đẩy quá trình chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức, phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động đến trình độ sáng tạo. Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơ đồ "Tam giác Sư phạm" sau: . dạy cần lưu ý vấn đề gì 4. Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực 5. Kiểm tra đánh giá 6. Bồi dưỡng phương pháp học tập đặc biệt phương pháp tự học cho học sinh Câu 4: Phân tích các nhiệm vụ dạy. các phương pháp truyền thống. - nhược điểm của phương pháp truyền thống 2. Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Vận dụng để mở bài 3. Tăng cường sử dụng, phương tiện dạy học. trò của phương tiện trực quan. - Làm cho giờ dạy sinh động, học sinh yêu thích môn học. - Cung cấp những hình ảnh, biểu tượng sinh động chính xác về đối tượng nghiên cứu. - Rèn cho học sinh kỹ

Ngày đăng: 12/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w