1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG môn PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

9 829 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 66,56 KB

Nội dung

- Đọc diễn cảm bước đường cuối cùng của đọc hiểu, là đọc hiểu ở mức độ cao nhất, nó không chỉ đơn giản là nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, phân tích, đánh giá được

Trang 1

Câu 1:phân tích mối quan hệ giữa đọc hiểu và đọc diễn cảm

- Đọc hiểu và đọc diễn cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau và có sự tương tác với nhau Đọc hiểu là tiền đề là cơ sở để hs đọc diễn cảm được qua việc đọc hs chiếm lĩnh được văn hóa của dân tộc tiếp thu được nền văn minh của loài người qua sách vở qua việc đọc hs đánh giá cuộc sống xã hội tư duy Qua hoạt động đọc tình cảm thẩm mỹ của các em được nâng lên tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn

- Đọc diễn cảm phản ánh cách hiểu bài văn, bài thơvà việc hiểu là cơ sở của đọc diễn cảm mối quan hệ này được thể hiện như sau:

+ nội dung ý nghĩa của câu văn, câu thơ quy định chỗ ngắt giọng chẳng hạn việc lựa chon cách ngắt

“ Lá trầu / khô giữa khơi trầu

Truyện kiều / gấp lại trên đầu bấy nay” mà không ngắt

“ lá trầu khô/ giữa khơi trầu

Truyện kiều gấp lại/ trên đầu bấy nay”( bài mẹ ốm – tập đọc 4) do đã hiểu” lá trầu nằm khô giữa khơi trầu vì mẹ không ăn được” chứ không phải lá trầu bị khô Truyện kiều gấp lại vì mẹ không đọc được chứ không phải truyện kiều được gấp lại từ lâu nay

-Chọn cách ngắt “ mỗi đứa trẻ / trung bình mỗi ngày cười 400 lần” mà không ngắt “ mỗi đứa trẻ trung bình / mỗi ngày cười 400 lần” ( bìa tiếng cười là liều thuốc bổ- tập đọc 4) mới đúng với nội dung câu văn

-phải chọn cách đọc “ em cầm bút vẽ/ lên tay” mà không đọc

“ em cầm bút/ vẽ lên tay” để không gây hiểu nhầm

+ những từ ngữ quan trọng mang trọng tâm nghĩa của câu cần được nhấn giọng

Vd: khi tìm hiểu đoạn đầu của bài mùa thảo quả hs hiểu rằng đoạn này tập trung nói về mùi hương thảo quả và tìm được các từ chỉ sự lan tỏa của hương thảo quả “ lướt thướt bay, quyến, rải, đưa…” nên sẽ nhấn giọng vào nhũng từ này

+ nội dung cảm xúc của khổ thơ, đoạn văn sẽ quy định giọng đọc của nó

Vd: các khổ thơ trong bìa “ Ê-mi-li, con”( tập đọc 5)được đọc với

SẮP XẾP các ngữ liệu rất khác nhau:

Khổ thơ đầu cần đọc vwois giọng nhẹ nhàng, sâu lắng tâm tình thể hiện lời nhắn âu yếm, yêu thương của người cha đối với người con bé bỏng phần đầu của khổ thơ thứ 2 “ giôn- xơn!/ Tội ác bay chồng chất/… Trường học ” cần đọc giọng vang, mạnh thể hiện long căm phẫn và khổ thơ cuối cần dùng

cả âm lượng mạnh và độ ngân của giọng để thể hiện được cảm xúc bi hung trong lời tuyên bố cuối cùng của Mo-ri-xơn với toàn nhân loại

Đọc hiểu là nền tảng của đọc diễn cảm

Trang 2

Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát và hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học Bởi vậy để đọc diễn cảm tốt trước hết phải đọc hiểu tốt

- Đọc diễn cảm bước đường cuối cùng của đọc hiểu, là đọc hiểu ở mức độ cao nhất, nó không chỉ đơn giản là nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, phân tích, đánh giá được ngôn

từ của tác giả và hiểu được tình cảm của tác giả từ đó để người đọc có thể thẩm thấu và thể hiện tình cảm một cách tốt nhất khi đọc diễn cảm

- Đọc diễn cảm nhằm phản ánh kết quả đọc hiểu

Câu 2: các yếu tố ảnh hưởng đến đọc diễn cảm.

Để Đọc diễn cảm cần làm chủ được chỗ ngắt giọng,ở đây nói đến các kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ, làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay hạ giọng Để đạt được mức lí tưởng hướng dẫn cách đọc toàn bài bằng những kí tự kèm văn bản đọc như các kí tự

âm nhạc thì còn cần một quá trình nghiên cứu dài lâu Ở đây chúng ta chủ đề vào xác định sự tương hợp giữa các thông số âm thanh với ý nghĩa cảm xúc để giọng) và làm chủ tốc độ

- Tốc độ: Tốc độ đọc chi phối sự diễm cảm có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc

Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc Khi đọc cho người khác nghe hiểu kịp được Vì vậy đọc nhanh không phải là đọc liến thoáng Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói Khi nói, đọc trùng với tốc độ của lời nói thì ta chấp nhận tốc độ đọc phụ thuộc vào nội dung bài đọc Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc

Độ dài của câu cũng chi phối vào tốc độ đọc, ở những bài có câu ngắn, câu dài thì những câu ngắn được nén lại và phải được với nhịp nhanh, gấp gáp hơn, nhất là khi đó những câu điệp cú pháp, những câu có tính liệt kê Những câu dài đọc nhịp trải dài ra thì mới thể hiện đúng cảm xúc Nhiều khi không phải chỉ là đọc chậm, mà phải dùng cả trường độ kéo dài giọng đọc từng tiếng để cho câu văn, câu thơ ngân lên mặc dù là câu cảm, nhưng không phải là lời gợi mà là một lời than tha thiết Việc kéo dài trường độ câu thơ gây sự chú ý cho đoạn kết của bài, nơi mà các ý bài thơ còn dồn lại

- Cường độ: Cường độ trong đọc diễn cảm phải nói đến dạy đọc to Khi đọc trước nhiều người, học sinh phải tính đến người nghe Các em phải hiểu rằng không chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc cho các bạn và cô giáo cùng nghe như vậy phải đọc sao cho cả tập thể này nghe rõ Nhưng như vậy không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên như cách đọc dùng để gây sự chú ý ở một số học sinh Cường độ đọc có giá trị diễn cảm Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng vang hay giọng lắng

- Cao độ: Cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói đến những chỗ lên giọng, xuống giọng dụng ý nghệ thuật, cần kết hợp giữa cao độ và cường độ giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhân vật Khi

Trang 3

đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật,

ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn nên thấp để cho những lời hội thoại nổi lên Như vậy ngữ điệu giọng đọc, đọc diễn cảm là sự hoà đồng của tất cả những đặc điểm âm thanh này Chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, chỗ lên giọng, hạ giọng tạo nên một âm hưởng chung của bài tập đọc Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc Vì vậy phải hoà nhập với câu chuyện bài văn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra ngữ điệu

Các yếu tố ảnh hưởng khác

- Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, nên học sinh còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn l/n ; dấu sắc, dấu ngã với dấu nặng nhất là học sinh dân tộc

Do bố mẹ ở địa phương khác chuyển đến hay trong gia đình có người lớn nói, phát âm chưa đúng nên các em bắt chước

- Một số em do bố mẹ bận công việc nên chưa thực sự quan tâm đến việc sửa lỗi đọc cho con thường xuyên

- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ đơn giản trực quan nên cảm thụ văn học của học sinh còn nhiều khó khăn dẫn đến đọc diễn cảm chưa tốt

- Một số học sinh có chất lượng giọng kém dẫn đến đọc diễn cảm bị hạn chế

- Ngắt nghỉ giọng chưa đúng lúc, chưa đúng chỗ

- Chưa đọc đúng, chưa doc lưu loát

- Một số học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp, rụt rè, nhút nhát

- Khả năng thể hiện ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ trong khi đọc chưa tốt, chưa phù hợp

3 vai trò của kể mẫu trong dạy kể chuyện lớp 1

- trẻ nhỏ rất thích giáo viên kể chuyện cho nghe và rất thích thú được nghe kể chuyện vì ở đó các em

sẽ nhìn thấy được những điều thú vị muôn màu trong cuộc sống

- đến với những câu chuyện thì hs được đắm mình vào những cảm xúc trong trẻo nguyên sơ và quan trọng là lắng nghe cô giáo mình kể với những giọng điệu và sắc thái nét mặt khác nhau của giáo viên học sinh sẽ tìm được cảm xúc lạ: có khi nghe gv kể chuyện hs sẽ cảm động và có những cảm xúc riêng biệt

- hoạt động kể chuyện cũng là 1 sự tiếp xúc tâm lý giữa người kể và người nghe để xác lập những mối quan hệ tình cảm gắn bó của trẻ đối với những người xung quanh

- hoạt động kể mẫu đóng vai trò quan trọng nó là phương tiện trực quan trong biện pháp dạy học trực quan, vừa là đích, mẫu hình lý tưởng mà hs hướng tới

Câu vai trò của kể chuyện mẫu

Trang 4

ở lớp 1 trong phân môn học vần chưa có giờ kể chuyện riêng, cuối mỗi tiết ôn tập, hs đã bắt đầu được nghe kêt những câu chuyện đơn gian có tên gắn với các vần mới vừa học và tập kể và câu chuyên với ND câu chuyện dựa theo tranh minh họa (gồm 11 bài) Phần luyện tập tổng hợp được học trong 13 tuần trừ tuần ôn tâp mỗi tuần có 1 tiết (gồm 12 bài)

những câu chuyện ở lớp 1 có ND giản dị, dễ hiều nhằm bồi dưỡng cho hs những phẩm chất, nét tính cách quan trọng, đưa ra những lời khuyên cần thiết và bổ ích Ví dụ ko chủ quan kiêu ngạo, phải kiên trì (truyện Rùa và Thỏ), biết tự lực cánh sinh (sự tích dưa hấu) …

vai trò kể mẫu của GV:

Do đặc diedmr tâm lý, lứa tuổi của hs lớp 1, vai trò kể mẫu của gv được chú trọng, nhằm cung cấp mẫu lời nói chính xác, chuẩn mực sinh động giúp hs nắm vững câu chuyện

+ hs lớp 1, tư duy trực quan sinh động la chủ đạo, nên yếu tó trực quan là rất cần thiêt Bên cạnh tranh ảnh minh họa thì lời kể của gvlaf phương tiện trực quan dễ thu hút hs nhất

+ở lớp 1, ghi nhớ máy móc phát triển và chiếm ưu thế nên việc kể mẫu của gv giúp hs nhớ câu chuyện dễ hơn

- Vai trò kể mẫu được thể hiện ở hoạt động kể mẫu của gv

+ lớp 1 kể chuyện theo tranh là phổ biến hoạt động kể mẫu của gv thường tiến hành 2-3 lần lần 1 gv kể với tốc độ vừa phải, ko sử dụng tranh Lần 2 kể kết hớp với chỉ trên tranh Lần 3

kể kết hợp với phân tích tranh

+ khi chuẩn bị giáo án gv nên chuẩn bị ND lời giới thiệu các hình ảnh trong tranh 1 cách dễ hiểu, để khi hs nhìn tranh kể lại thì lời giới thiệu của gv cũng là gợi ý giúp hs kể lại 1 cchs dễ dàng, tự nhiên và ko rập khuôn

- Mẫu kể phải chính xác, biểu đạt tốt về giọng điệu và hành vi phi ngôn ngữ để một mặt giúp hd ghi nhớ, biết kêt lại truyện một mặt kích thích hứng thú kể chuyện của hs

+ để làm được điều này gv cần có khả năng tạo mẫu lời kể của gv vừa là phương tiện trực quan, vừa là đích là mẫu hình lí tưởng mà hs hướng tới

+ khi kể mẫu, gv phải thể hiện được giọng điệu, cử chỉ và hành vi phi ngôn ngữ để thu hút hs vào câu chuyện

Câu 4: biện pháp kể chuyện theo tranh cho hs lớp 1

- Việc thường xuyên cho trẻ xem tranh truyện và kể chuyện theo tranh có tác dụng phát triển tốt khả năng ngôn ngữ giao tiếp của trẻ Tuy nhiên cần cho trẻ xem những bức tranh vẽ về chủ đề, tranh ảnh miêu tả về đồ vật, con vật có chữ in to, màu sắc sặc sỡ, sinh động sẽ hấp dẫn trẻ trong qúa trình trẻ kể chuyện

- tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể được sử dụng trong bất kì một môn học nào Giáo viên sử dụng tranh vẽ để minh hoạ cho nội dung truyện, làm cho lời kể mẫu

Trang 5

của mình sinh động và hấp dẫn hơn Còn hình thức kể chuyện theo tranh của chương trình mới thì hoàn toàn khác hẳn Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ Vì tranh vẽ thể hiện nội dung, diễn biến câu chuyện Học sinh dựa vào tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn

- Hệ thống tranh ảnh dạy học Kể chuyện trong SGK phải đạt chuẩn về mọi mặt

- Khi thiết kế bài giảng, GV cần soạn lời giới thiệu, hệ thống câu hỏi gợi mở sao cho dễ hiểu

- Lúc HS kể lại từng đoạn câu truyện theo tranh, lời giới thiệu về các hình ảnh trong tranh của thầy cô là gợi ý để các em kể một cách dễ dàng, tự nhiên

- Lời kể của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan quan trọng, có tác dụng chuyển tải, gắn kết nội dung của chuyện với tranh ảnh, mang đến cho trẻ những ấn tượng về câu chuyện mình sắp kể

- giáo viên phải giúp trẻ quan sát tranh vừa trên tổng thể chung, vừa hướng vào chi tiết cụ thể

để trẻ có thể nắm và kể khái quát toàn bộ câu chuyện, đồng thời vẫn biết tập trung vào một số phần trọng tâm nhất

- Tranh được sử dụng chủ yếu trong hai thời điểm: khi HS nghe kể chuyện và khi các em nhìn vào tranh để kể Vì vậy, GV phải biết khai thác tranh minh họa với mục đích làm cho HS hiểu câu chuyện, nhớ câu chuyện Sau khi kể chuyện lần 1, GV sẽ kể chuyện lần 2, kết hợp giới thiệu các hình ảnh trong tranh HS sẽ được rèn kĩ năng nghe, quan sát Sau đó các em tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình

- giáo viên cũng cần chủ động tìm hiểu những cách thức sử dụng tranh ảnh sao cho đa dạng, phù hợp với trình độ HS và nội dung, mục đích của bài học; chẳng hạn: cách tổ chức

hoạt động trong lớp, cách thức đứng khi dùng tranh, cách treo tranh, di chuyển tranh hợp lí để tất cả

HS đều quan sát rõ,

- Nếu chỉ đơn thuần sử dụng tranh trong sách hoặc tranh được phóng to thì tiết dạy Kể chuyện

sẽ diễn ra đơn điệu và hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của người dạy mà không có một

sự hỗ trợ đặc biệt nào Cho nên, giáo viên có thể xây dựng những bài soạn bằng giáo án điện tử với những hình ảnh đẹp, sinh động, có âm thanh nhẹ nhàng làm nền, sát hợp với nội dung câu chuyện để tiết Kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn HS hơn Thầy cô cũng có thể chuyển đổi bộ tranh tĩnh trong SGK thành các tranh động để sử dụng linh hoạt, dễ dàng trong giờ dạy Cách làm này giúp giáo viên giảm đựợc thời gian soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học mà HS vẫn cảm thấy thích thú, tiết học sinh động hơn hẳn

Câu 5: trình bày vai trò của năng lực quan sát

- Quan sát là một năng lực quan trọng giúp con người khám phá thế giới xung quanh mình Quan sát có nghĩa là trông, xem xét để thấy rõ, biết rõ Quan sát là sự vận dụng tất cả các giác quan

để nhận biết đặc điểm của thế giới xung quanh: dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối của sự vật; dùng tai để nghe âm thanh; dùng mũi phát hiện các loại mùi… Nhờ các nhận xét thu nhận được, người quan sát có thể hiểu biết sâu sắc về đối tượng

- Nêu được các kĩ năng quan sát (kĩ năng bộ phận) cần rèn luyện cho học sinh:

Trang 6

+ Kĩ năng phân chia đối tượng và trình tự quan sát: giúp học sinh có điều kiện tập trung quan sát từng bộ phận một cách tỉ mỉ; dựa trên đối tượng để phân chia, để xác định trình tự quan sát Kĩ năng lựa chọn chi tiết để quan sát: là kĩ năng nắm bắt đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng trong khi quan sát

Vd: tả em bé đang tập đi thì khi tả chú ý nhất là đôi chân tập đi của bé, cái miệng chum chím của bé( khi tả phải phân chia ra khi nào thì tả đôi chân bé bước đi những bước chập chững, lúc nào thì bé múm mím cười…)

+ Kĩ năng lựa chọn chi tiết quan sát:

Vd: tả về giọt sương sớm: chon chi tiết đắt giá nhất như những giọt sương như những viên kim cương sáng lấp lánh trong bầu trời xanh…

+ Kĩ năng huy động các giác quan khi quan sát: giúp học sinh hạn chế việc quan sát chỉ dùng thị giác Giáo viên nên giúp học sinh thu nhận các đặc điểm đặc sắc của sự vật, hiện tượng, thu nhận các cảm xúc, liên tưởng, hồi tưởng,… và tìm tòi các từ ngữ để diễn đạt các điều thu nhận được ( sử dụng tất cả các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và huy động sự liên tưởng, tượng tượng)

Vd: khi tả cảnh hoàng hôn ở ven sông vùng biển: sử dụng các giác quan

Ánh mặt trời lúc hoàng hôn trông như miếng dưa hấu vừa mới cắt, muốn cắn 1 miếng nhưng lại sợ

nó tan đi mất.Vd2: tả chú gà trống

+ Kĩ năng ghi chép kết quả quan sát giúp học sinh lưu giữ những cảm xúc về đối tượng quan sát, giúp cho việc làm bài hiệu quả hơn

- Phân tích mục tiêu của việc rèn luyện từng kĩ năng và lấy ví dụ từ thực tiễn dạy học Tập làm văn

để minh họa

Câu 1:Quan điểm về cảm thụ văn hoc

Có rất nhiều khái niệm về cảm thụ văn học:

Quan điểm 1: Quan điểm của TS Dương Thị Hương và TS Phan Phương Dung trong sách “ Giáo trình cảm thụ văn học” thì cảm thụ văn học được hiểu là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức

đọ cao nhất, không chỉ nắm bắt thông tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối quan hệ giao cảm đặc biệt giữa tác giả và người đọc và có thể truyền thụ cách hiểu

đó cho người khác Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chính là sự tổng hợp giữa hiểu và rung

Trang 7

động trong quá trình cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của một văn bản nghệ thuật

Quan điểm 2:Theo quan điểm của GS.TS Lê Phương Nga trong sách” Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học” thì cảm thụ văn học hay chính xác hơn, tiếp nhận văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sang tạo Những tính chất này do đối tượng nhận thức- tác phẩm văn học- quy định Quá trình cảm thụ văn học là quá trình cảm nhận cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ- hệ thống tín hiệu thứ 2 của loài người Qua trình này mang tính chất chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là tiếp nhận, hiểu và cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuậ, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương

Từ những quan điểm trên thì tôi cho rằng cảm thụ văn học là thẩm thấu, đánh giá được cái đẹp tác phẩm nghệ thuật được dịch lên từ chất liệu ngôn từ từ đó đẻ cảm nhận được giá trị sâu sắc nhất của tác phẩm hay nói cách khác cảm thụ văn học là được sống trong và sống cùng với tác phẩm văn học

Câu 2: Bồi dưỡng hứng thú

+ Ý nghĩa, tầm quan trọng:

Hứng thú có vai trò rất quan trọng, nó là yếu tố có ảnh hưởng rất tích cực đén toàn bộ quá trình dạy học và hiệu quả học tập của học sinh M.Goki từng nói” Thiên tài nảy nở từ tình yêu với công việc” Leenin” Thông minh do học tập mà có, thiên tài do tích lũy mà nên” Vì vậy bồi dưỡng hứng thú cho học sinh rất quan trọng Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì nuôi dưỡng thì nó cũng sẽ bị mất đi

Phát hiện ra học sinh có hứng thú, năng khiếu quan trọng nhưng bồi dưỡng duy trì hứng thú còn quan trong hơn Bởi vì hứng thú xuyên suốt ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh nhất là trong học tập môn Tiếng Việt

+ Có 8 biện pháp cáh thưc để bồi dưỡng học sinh giỏi cho hcoj sinh:

1 Giúp học sinh thấy được sự cần thiết, lợi ích của việc học Tiếng Việt để từ đó có động cơ học tập đúng đắn.Nên nêu lên những tấm gương cụ thể, những lợi ích thiết thực để từ đó học sinh hướng tới hứng thú hơn trong học tập

2 Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp, sự kì diệu của Tiếng Việt

Trang 8

VD: Khi một người mất ta có thể diễn tả với nhiều từ ngữ khác nhau: nếu tôn trọng thì ta có thể sử dụng những từ ngữ như hi sinh, thăng thiên, quy tiên,….Thiếu tôn trọng thì ta có thể sử dụng nhừng

từ ngữ như: Nghẻo, ngỏm củ tỏi, toi,….Những từ ngữ trên được gọi là từ đồng nghĩa

3 Cho học sinh tiếp xúc với các tác phẩm văn học với các mẫu ngôn ngữ chuẩn mực

4 Cung cấp thông tin bên lề giờ học ( bám sát vào bài học, phải phù hợp với tầm đón nhận của học sinh và phải khơi dậy được hứng thú cho học sinh)

VD: Để giúp học sinh học tốt hơn các bài thơ của Xuân Quỳnh ta có thể giới thiệu them đường thơ của xuân quỳnh trong trẻo và thường mang tính đối thoại như bài thơ “Tuổi ngựa, Cắt nghĩa”

VD bài “Cắt nghĩa” mang tính đối thoại

Má ơi ai sinh cá

Ai làm ra cái kem

Đêm sao lại màu đen

Ban ngày sao màu trắng?

- Ban ngày làm bằng nắng

Màu xanh làm bằng cây

Quả ớt làm bằng cay

Tiếng ồn sinh tàu điện

Gió trong cơn lốc biển

Ghé tai nghe mà xem

5 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng việt tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm sang tạo( tham quan dã ngoại, trò chuyện với các nhà văn nhà thơ)

6 Đa dạng hóa hình thức, phương pháp và thủ pháp dạy học thông qua việc tăng cường sử dụng các trò chơi học tập hay sử dụng các hình thức làm việc theo nhóm trao đỏi đàm thoại và sưu tầm các ngữ liệu văn học

7 Thiết lập mối quan hệ thiết thực( thân thiện) tích cực giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò và kiến thức cần khám phá và chiếm lĩnh

8 Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, chú trọng vào mặt thành công của người học

Câu 3 Đọc diễn cảm là một trong những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh vì:

- Đọc diễn cảm trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm

Trang 9

- bản chất của việc đọc diễn cảm, đó là người đọc phải thể hiện xúc cảm, tình cảm trong giọng đọc Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân thành, sâu sắc về văn bản hay nói cách khac người đọc phải cảm nhận được tình cảm của nhà thơ từ đó chuyển tải thành tình cảm của mình và thể hiện nó Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn trước hết không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim Chính vì thế sử dụng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của văn bản Cho nên, đây là biện pháp hữu hiệu để rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh

Ngày đăng: 05/08/2016, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w