nhanh tiếng, từ trong thời gian nhất định, đọc câu thơ có âm vần tiếng vừa học, dùng bộ chữ cái để học sinh thi nhau ghép chữ…Với các hoạt động này, cá em sẽ bạo dạn, tự tin tin, tích cự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Đề bài: Trình bày những băn khoăn, thắc mắc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một tập 1
Giảng viên : GS TS Lê Phương Nga
Sinh viên : Lê Phương Anh
Hoàng Phương HiếuPhạm Thanh HoaTrịnh Thu NgânDương Hương Nhung
Lớp A _ Khoá 61 _ Khoa Giáo dục Tiểu học
Năm 2013
Trang 2I CƠ SỞ KHOA HỌC DẠY PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC I.1 Cơ sở khoa học của dạy học Học vần
I.1.1 Cơ sở tâm lý học
a) Tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn mẫu giáo
Tâm lý trẻ ở giai đoạn mẫu giáo ( 4-5 tuổi) là hoạt động vui chơi, cho đến lúc trẻ vào lớp 1,
đó là bước ngoặt quan trọng trong đời sống trẻ Từ hoạt động vui chơi, trẻ đã chuyển sang một loại hoạt động mới đó là hoạt động học tập Sự chuyển đổi hoạt động này tác động lớn đến tâm sinh lý của trẻ.
Ở giai đoạn mẫu giáo, tâm lý của các em chóng chán, chóng mệt mỏi Vì vậy, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này để tích cực hóa mỗi hoạt động của trẻ, giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động học tập của mình.
b) Những thay đổi khi trẻ bắt đầu đi học lớp 1:
Sự thay đổi của trẻ khi bắt đầu đi học là: học tập.
Đến lúc này, trẻ phải dậy đúng giờ, không được bỏ học, phải ngồi yên lặng, phải thực hiện bài tập ở nhà…Tính chất qua lại giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với gia đình cũng thay đổi, điều này dễ gây cho trẻ những khó khăn trong việc thích ứng với môi trường học ở trường Cho nên cần làm cho trẻ hứng thú với chính quá trình học tập, với sự hấp dẫn của nội dung tri thức Hoạt động học bắt đầu nảy sinh ở lớp 1 và 2, hình thành ở lớp 3,4 và dần định hình vào lớp 5.
Trẻ cũng bắt đầu có khả năng phân tích các dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một sự vật, một đối tượng khi trẻ tiếp xúc Ví dụ: trẻ khó phân biệt cây xoài, một bông hoa nào đó Tri giác thường gắn cới hành động, hoạt động thực tiễn: trẻ phải cầm, nắm, sờ mó đồ vật thì tri giác sẽ tốt hơn.
Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mạng tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài Nhờ hoạt động học tập, tư duy dần mang tính khái quát, tổng hợp Tuy nhiên, trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ nhân - quả.
c) Đặc điểm đời sống tình cảm:
Trang 3Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học thường là sự vật hiện tượng cụ thể nên xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và kho kìm hãm xúc cảm của mình Tình cảm của các em còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc, sự chuyển hóa cảm xúc nhanh.
Việc hiểu đặc điểm tâm lí học sinh giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Nếu chúng
ta tác động vào đối tượng mà không hiểu tâm lí của đối tượng đó thì cũng như ta đập búa bên một thanh sắt nguội Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần dựa vào đặc điểm tâm lí đối tượng để lựa chọn và xây dựng những phương pháp, phương tiện và hình thức cho phù hợp Có như thế đổi mới phương pháp dạy học mới có hiệu quả như mong muốn.
Tâm sinh lí đã có sự phát triển như cảm giác, trí nhớ, tri giác, tư duy…tạo điều kiện để các
em có thể thực hiện một hoạt động mới đó là hoạt động học tập Học là một hoạt động mang tính
kế hoạch, có mục đích, có ý thức.
Ở giai đoạn đầu lớp 1( học âm, vần, chữ) những hoạt động có ý thức này còn mới mẻ Chẳng hạn đến lớp các em phải làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, thực hiện tốt những yêu cầu của giáo viên, nội quy của nhà trường,lớp đề ra, phải thuộc bài, ngồi ngay ngắn, phải viết bài hàng ngày…
Trong nhận thức của các em, giáo vien lớp 1 cũng khác với các cô giáo mẫu giáo Giáo viên
có chỗ ngồi riêng, có cách nói riêng, có sự đánh giá cho điểm.
Chính những điều đó làm cho một số em trong giờ học vần thường hya rụt rẻ, không dám giơ tay lên bảng, không dám đọc to…làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học vần Vì vậy, giáo viên cần tạo mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động, gầm gũi với các em, tổ chưc những trò chơi trong tiết học để cua đi những mệt mỏi, giúp các em vui tươi, bạo dạn, tự tin, hứng thú trong học tập để đạt kết quả tốt hơn
Ở độ tuổi này, năng lực vận động của trẻ cũng đạt những bước phát triển đáng kể Các em
có thể chủ động điều khiển hoạt động cơ thể như: mắt nhìn, tay viết, tai nghe, các hoạt động của cánh tay, ngón tay, bàn tay…
Biết phân biệt bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới và các nết chữ Cuối tiết học để khắc sâu kiến thức giờ học vần, giáo viên cho học sinh chơi vài trò chơi dưới nhiều hình thức như: tìm
Trang 4nhanh tiếng, từ trong thời gian nhất định, đọc câu thơ có âm (vần) tiếng vừa học, dùng bộ chữ cái để học sinh thi nhau ghép chữ…
Với các hoạt động này, cá em sẽ bạo dạn, tự tin tin, tích cực, chủ động hơn khi tham gia vào quá trình học tập.
Như vậy sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em lớp 1 đảm bảo đủ các điều kiện để các em bước vào quá trình học âm, vần, chữ.
d) Sự hình thành hoạt động học tập ở trẻ lớp 1
Đi học lớp 1 là một giai đoạn mới trong cuộc đời của trẻ Từ giai đoạn lấy hoạt động chơi làm chủ đạo, trẻ em em bước vào lớp 1 phải làm quen với hoạt động học tập, một hoạt động có ý thức, đòi hỏi HS phải làm việc có tổ chức, có mục đích.
Các nhà tâm lý học cho rằng việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học đã có ở trẻ mẫu giáo Song
dù chuẩn bị thế nào, khi thực sự bước vào lớp 1, trẻ phải thực hiện một hoạt động có ý thức Các em phải ngồi nghe bài, phải học bài, phải làm theo các yêu cầu của giáo viên… Những thay đổi này làm cho một số em trong giờ học thường rụt rè, bỡ ngỡ, chưa thích nghi được , dẫn đến không tập trung nghe giáo viên giảng bài, còn ham chơi trong giờ học…
Những đặc điểm sinh lý trên đòi hỏi người giáo viên dạy lớp 1 (ở giai đoạn học âm, vần) cần chú ý tạo động cơ học tập cho HS một cách nhẹ nhàng, giúp HS hứng thú với việc học vần Do vậy, trong dạy học, giáo viên cần phải có các phương pháp thích hợp trong đó chú trọng đến phương pháp trò chơi học tập (phương pháp học vui).
e) Đặc điểm nhận thức của trẻ lớp 1
Tri giác của HS lớp 1 đã phát triển hơn so với tuổi mẫu giáo, nhưng chủ yếu vẫn mang tính chất nhận biết tổng quát Các em chưa nhận biết chính xác các chi tiết khi tri giác các đối tượng Tri giác trong hoạt động học tập của HS chỉ mang tính chất nhận biết và gọi tên hình dáng, màu sắc của
sự vật Trẻ lớp 1 chưa có khả năng phân tích có hệ thống những thuộc tính và những phẩm chất của các đối tượng được tri giác.
Khi học vần, hiện tượng phổ biến ở HS là đọc được cả tiếng nhưng không rõ các bộ phận của tiếng, không phân biệt được sự khác nhau của các vần, tiếng, giữa các con chữ ghi âm, vần, tiếng.
Trang 5Nguyên nhân chính là do khả năng phân tích của HS còn yếu Vì vậy, GV cần coi trọng khâu hướng dẫn phân tích vần, tiếng, từ, sau đó cho HS tổng hợp (dùng con chữ ghi âm để ghép vần, tiếng, từ) Đây chính là cơ sở khoa học để giải thích phương pháp phân tích tổng hợp trong dạy học vần lớp 1.
Mặt khác, sự phát triển tư duy của HS ở giai đoạn học vần gần giống với hoạt động tư duy của trẻ tuổi mẫu giáo Do vậy, hoạt động nhận thức của lứa tuổi này chủ yếu diễn ra trong bình diện hành động trực quan Trẻ sẽ dựa vào những đối tượng thực, vật thực, tranh ảnh để nhận thức… Đây
là cơ sở để nhấn mạnh phương pháp trực quan trong dạy học vần.
Ngoài ra, trẻ lớp 1 còn thích tìm hiểu cái mới, thích hoạt động Khả năng chú ý lâu của các
em trong học tập còn yếu Các em còn thích “học mà chơi, chơi mà học” Đặc điểm tâm lý này giải thích lí do giáo viên cần chú ý vận dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp trò chơi học tập trong dạy học vần.
I.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học
Những đặc điểm sau của Tiếng Việt có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nội dung và hình thức dạy học vần lớp 1.
a) Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập
- Về mặt phát âm, mỗi âm tiết Tiếng Việt gắn với một thanh điệu Trong chuỗi lời nói, ranh giới các âm tiết được thể hiện rõ ràng Âm tiết Tiếng Việt không nối dính vào nhau như các ngôn ngữ khác.
- Về mặt cấu tạo, âm tiết Tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ Cách miêu
tả âm tiết có cấu trúc hai bậc là cách miêu tả phù hợp với cảm thức tự nhiên của người bản ngữ Vì vậy, người Việt dễ nhận ra âm đầu, vần, thanh, của các âm tiết tiếng Việt.
Đặc điểm này của âm tiết tiếng Việt ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp thích hợp để dạy cho HS từ âm đến chữ trong dạy học vần.
b) Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm
Tiếng Việt về cơ bản có sự tương ứng giữa âm và chữ (mỗi âm ghi một con chữ, mỗi con chữ chỉ có một cách phát âm) Do đó, việc dạy chữ cho HS lớp 1 có nhiều thuận lợi Tuy vậy, tiếng Việt
Trang 6cũng có những ngoại lệ, có một số trường hợp một âm được ghi bằng nhiều con chữ Ví dụ: âm /k/ được ghi bằng 3 con chữ (c, k, q); âm /z/ được ghi bằng hai con chữ (d, gi)… Đây là một khó khăn cho việc dạy tập viết, dạy chính tả cho học sinh.
d) Cơ chế đọc – viết
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta thường nảy ra một ý là dùng ngôn ngữ từ để lòng ý
đó và phát ra thành lời Khi tiếp nhận lời nói, người nghe lại rút trong từ, trong câu nghe được các ý của người nói để biết người ta muốn nói gì.
Để chuyển ý thành lời, người ta phải sử dụng ngôn ngữ ( bao gồm các từ và những quy tắc ghép thành âm) lựa chọn sắp xếp các yếu tố đó của ngôn ngữ trở thành lời.Cụ thể, trong học vần tất nhiên cũng quan tâm đến việc hiểu ý nhưng dù sao vấn đề cho hóc inh học những điều hay ý đẹp trong khi dạy vần trước hết phải nhường chỗ cho muc tiêu của tiết học vần Mục tiêu này trang bị cho các em kĩ năng đọc, viết, nói thành câu,…biết sử dụng vốn kiến thức của mình trong tiết học vần
để học tập và giao tiếp.
Trong giờ học vần, giáo viên dạy học sinh đọc âm, tức là dạy cho chữ viết – ký hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ âm thanh Cho nên, khi dạy vần không nên tách tập đọc với tập viết, tổ chức học viết trong khi học vần có tác dụng củng cố hình ảnh chữ viết mà các em vừa được học trong tiết học vần Mặt khác, việc đọc và viết chữ là hai mặt của một quá trình thống nhất Học sinh đọc tốt thì viết tốt và ngược lại có viết được thì đọc được.
e) Vấn đề chính âm trong Tiếng Việt:
Vấn đề chuẩn mực phát âm Tiếng Việt đang là vấn đề thời sự có nhiều ý kiến khác nhau Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác như chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, mục đích của việc xây dựng chính âm.
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu quả về mặt xã hội
Vấn đề đặt ra là phải giải quyết như thế nào những nét khác biệt trên bình diện ngữ âm giữa các phương ngữ, một hiện tượng khách quan có liên quan trực tiếp đến việc xác định chuẩn chính
âm Nếu lấy hệ thông ngữ âm được phản ánh trên chữ viết hiện nay ( chữ quốc ngữ) làm cơ sở để so
Trang 7sánh thì có thể nêu lên một số nét cơ bản nhất về sự khác biệt ngữ âm giữa các phương ngữ của Tiếng Việt như sau:
3 cặp phụ âm đầu mà chữ viết ghi là tr/ch; s/x; r/d/gi, hai cặp vần mà chữ viết ghi là ưu/iư; ươu/iêu.
Từ đây yêu cầu của việc trau dồi cách phát âm chuẩn mực sẽ mềm dẻo và uyển chuyển hơn, nhằm mục đích chủ yếu là viết chính tả, đặc biệt với những học sinh nói “ giọng miền Bắc”.
f) Vấn đề ngữ điệu trong Tiếng Việt
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói Ngữ điệu là một trong những thành phần của ngôn điệu Ngữ điệu gồm toàn bộ các
Trang 8phương tiện siêu đoạn được sử dụng ở bình diện câu như cao độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ mạnh yếu của âm thanh hay là áp suất trên một đơn vị diện tích của môi trường truyền dẫn), trường độ (độ dài ngắn của âm thanh hay thời gian thực tế của âm thanh), âm sắc ( sắc thái riêng của âm thanh)…Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo thành lời nói
Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu riêng Ngữ điệu tiếng Việt chủ yếu biểu hiện ở sự lên giọng
và xuống giọng ( cao độ), sự nhấn giọng ( cường độ), sự ngừng giọng (trường độ) và sự chuyển giọng ( phối hợp cả cường độ và trường độ)
Trong cấu trúc của ngữ điệu có “ phần cứng” và “phần mềm” Phần cứng là những đặc trưng vốn có của các thành phần tham gia cấu thành ngữ điệu (như tính đặc trưng vốn có của cao độ, cường độ, trường độ…) Phần này mang tính bắt buộc, tính xã hội, tính phổ quát Phần mềm là sự sáng tạo của người nói, người đọc khi sử dụng ngữ điệu Phần này mang tính nghệ thuật, tính cá nhân, gắn với những tình huống giao tiếp, những trường hợp sử dụng cụ thể, đồng thời cũng mang tính sáng tạo.
Như vậy, theo nghĩa rộng, toàn bộ những phương tiện được sử dụng để đọc diễn cảm như chỗ lên giọng, xuống giọng, chõ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng…được thống nhất thành một tổ hợp phản ánh đúng thái độ, tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mô tat gọi là ngữ điệu Như vậy ngữ điệu là
sự hòa đồng về âm hưởng của cả bài đọc Nó có giá trị lớn bộc lộ cảm xúc, vì vậy sử dụng ngữ điệu rất quan trọng trong đọc diễn cảm
Vì vậy trong giảng dạy, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc giúp học sinh nắm vững và
sử dụng tốt ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén đẻ giao tiếp, phát triển lời nói.
Ngôn ngữ tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập Xét từ góc độ ngữ âm, Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu và độc lập mang nghĩa Vì thế trong chuỗi lời nói ranh giới giữa các âm tiết được thể hiện rành mạch, rõ ràng nói từng tiếng, viết từng chữ cho nên âm tiết Tiếng Việt rất dễ nhận diện Các âm tiết không bị nối dính vào nhau trong các ngôn ngữ biến hình.
Dạy cho học sinh biết đọc biết viết là xuất phát từ đơn vị tiếng Tiếng là âm tiết có nghĩa Khi dạy học vần ta dạy âm ghép với vần tạo thành những tiếng có nghĩa.
Ví dụ: Vần an: a + n
Trang 9Ở trên Tây Nguyên có nhiều nhà sàn (câu)
Về cấu tạo âm tiết Tiếng Việt là một tổ hợp ân thanh có tổ chức chặt chẽ Các yếu tố cấu tạo
âm tiết kết hợp với nhau theo từng mức độ.
Phụ âm đầu vần và thanh kết hợp lỏng, còn các yếu tố của vần kết hợp chặt chẽ như âm đệm, âm chính, âm cuối kết hợp với nhau khá chặt chẽ để tạp thành vần.
Trang 10I.2 Cơ sở khoa học của dạy học Tập viết
1.2.1 Cơ sở tâm sinh lý của việc dạy tập viết
a) Các đặc điểm sinh lý ảnh hưởng đến việc dạy tập viết:
- HS Tiểu học chưa có sự phát triển cơ thể đầy đủ Độ cong của xương sống (ở các xương cổ, lưng, ngực) đang được hoàn thiện dần Do vậy, HS dễ mắc các bệnh cong, vẹo cột sống, gù lưng , nếu bàn ghế ngồi của các em không vừa với tầm cao.
- Bộ xương của HS đang được định hình (cốt hoá), do đó, học sinh rất khó khăn khi nắm kĩ thuật viết, bàn tay trẻ chóng mỏi, HS không thể viết nhanh và cũng không thể viết quá lâu Vì vậy, nên giao cho học sinh một số bài tập vừa phải để các em tập viết, phù hợp với đặc điểm trên.
- Các cơ bắp và dây chằng phát triển nhanh chóng, Những cơ lớn phát triển nhanh hơn các
cơ nhỏ Do đó trẻ dễ thực hiện những cử động tương đối mạnh nhưng lại khó thực hiện những cử động nhỏ đòi hỏi tính chính xác như việc viết từng con chữ.
Từ các đặc điểm trên, khi dạy tập viết, các nhà trường và GV cần chú ý các điều kiện vật chất tối thiểu để HS tập viết đúng quy định như:
+ Phòng học phải đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học.
Bàn ghế đúng quy định, phù hợp với tầm vóc của HS để khi viết các em không phải dướn người lên do bàn quá cao hoặc đứng viết do bàn cao ghế thấp, không phải gò người do bàn thấp ghế cao.
+ Học phẩm để dạy tập viết phải đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu của bộ môn:
- GV phải hướng dẫn cho HS có tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút, để vở, khoảng cách từ
vở đến mắt…để tránh gây ra những di hại về sức khoẻ
b) Thực hiện đúng quy trình dạy kĩ năng viết qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết.Giai đoạn này GV cho HS tiếp xúc, quan sát chữ mẫu để các em hiểu, ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng con chữ.
- Giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ như luyện viết trên bảng lớp, trên bảng con, luyện viết trong vở tập viết…
Vận dụng hai giai đoạn trên vào dạy tập viết, GV cần chú ý đến các bước: giải thích cách viết,
HS tập viết thử, HS luyện viết chữ.
Trang 111.2.2 Cơ sở ngôn ngữ học
Để rèn luyện chữ viết cho HS, GV cần chú ý đến các đặc điểm cấu tạocủa chữ viết tiếng Việt gồm hai loại nét cơ bản là nét thẳng và nét cong Phốihợp 2 loại nét cơ bản trên thành các loại nét phức tạp hơn như nét móc, nétkhuyết…Từ đó GV cần hiểu rõ tại sao cần luyện viết chữ cho HS theo từngnhóm chữ
a)Chữ viết là một phương tiện – chất liệu biểu hiện ngôn ngữ
Trước khi có chữ viết ngôn ngữ được biểu hiện bằng chất liệu âm thanh Chữ viết ra đời, ngôn ngữ có thêm một hình thức biểu hiện bằng đường nét – ngôn ngữ viết.
Lịch sử chữ viết cho thấy ở thời kì đầu, chữ viết có quan hệ trực tiếp với ý nghĩa, là hình vẽ
mô phỏng vật thể Số lượng hình vẽ là vô hạn và con người sẽ không thể ghi nhớ hết để sử dụng thứ chữ đó được Sự ra đời của chữ viết ghi âm lời nói hoặc biểu thị các khái niệm được cố định trong một hình thức âm thanh đã tạo ra một phương thức hoàn hảo biểu hiện được nọi thứ ngôn ngữ Lí thuyết tín hiệu học bắt nguồn từ ngôn ngữ học, chứng minh mối quan hệ giữa cái biểu hiện (CBH) và cái được biểu hiện (CĐBH), giữa âm và nghĩa được tồn tại trong các tín hiệu ngôn ngữ Nhưng khi tín hiệu ấy “viết ra”, mối quan hệ CBH – CĐBH được thể hiện:
Trang 12Khi đã biết chữ, người ta có thể đọc các văn bản viết và hiểu nghĩa mà không đòi hỏi phát âm chũng nữa
F.E Saussure tách hai mặt đối lập hình thức và thể chất Một mặt ông cho rằng “ngôn ngữ
và chữ viết là hai hệ thống tín hiệu khác nhau” Nhưng ông cũng đồng thời thừa nhận “ Lí do tồn tại duy nhất của chữ viết là để biểu hiện ngôn ngữ, đối tượng ngôn ngữ học không phải là sự kết hợp giữa các từ viết ra với các từ nói ra Những từ viết xen lẫn một cách khít khao với những từ mà nó là hình ảnh, đến nỗi nó chiếm mất vai trò chủ yếu” Như vậy mặc dù không thừa nhận vai trò là chất liệu của tín hiệu ngôn ngữ của chữ viết nhưng F.E Saussure vẫn không thể phủ nhận vai trò của chữ viết và mối quan hệ gắn bó của chữ viết với âm thanh Nhìn chung, giữa hình thức chữ viết và ngữ
âm hay ngữ nghĩa không có tương quan bên trong nào mà do sự quy ước và thói quen sử dụng đã tồn tại trong cộng đồng, không giải thích được lí do Tuy nhiên những quy ước hay thói quen sử dụng chữ viết hoàn toàn không phải tùy tiện, trái lại mỗi cá nhân cần thưc hiện chúng để đảm bảo không gây trở ngại trong giao tiếp Chữ viết mà các nhân thể hiện hay quy ước là ở chỗ chúng mang theo những đặc trưng khu biệt Mỗi chữ cái có điểm khu biệt với các chữ cái khác trong hệ thống về hình nét Giống như hệ thống âm vị, hệ thống chữ viết hoạt động theo quy luật ngôn ngữ Hệ thống
âm vị và hệ thống chữ viết có cùng chức năng làm CBH của ngôn ngữ.
L.Hjclmslev phát triển luận điểm về tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ ( CBH và CĐBH ) và sự quy định lẫn nhau giữa hai mặt đó Theo L.hjclmslev, mỗi mặt của tín hiệu ngôn ngữ (CBH và CĐBH) trong luận điểm của F.de.Saussure lại tách thành hai mặt hình thức và thể chất.
Như vậy theo quan điểm của L.Hjclmslev,nghiên cứu chữ viết ta nghiên cứu hình thức và thể chất của CBH của tín hiệu ngôn ngữ Do vậy, dạy chữ viết là dạy cách thức thể hiện hình thức và thể chất CBH đó bằng những thao tác với dụng cụ và vật liệu viết Đánh giá hiệu quả của việc dạy viết chữ, trước hết là đánh giá mức độ thành thạo và chất lượng của những kĩ năng tạo thành hình thức
và thể chất CBH tương ứng với một CĐBH xác định nội dung ngữ nghĩa hay ngữ âm) mà chữ viết biểu hiện.
Luận điểm của F.de.Saussure và L.Hjclmslev gợi ý cho chúng ta triển khai việc xây dựng phương pháp dạy viết chữ trên những lập luận cơ bản sau:
Tín hiệu ngôn ngữ có thể do chất liệu âm thanh hoặc chữ viết biểu thị Hệ thống âm vị và hệ thống chữ viết tuy sử dụng những chất liệu khác nhau nhưng đều có thể vận dụng phương pháp
Trang 13phân tích và miêu tả thành các nét khu biệt và thành các đối hệ dựa trên sự đối lập các nét khu biệt Một điểm quan trọng nữa là khi thể hiện âm vị (phát âm) các nét khu biệt đồng thời xuất hiện Còn
sự thể hiện âm chữ viết xảy ra theo trình tự thời gian và không gian nhất dịnh Do đó, sự thể hiện chữ viết là một chuỗi hoạt động nhằm lien kết các nét chữ (thành một chữ cái hay một chữ) theo một trình tự thời gian và sắp xếp trong một không gian cụ thể (vật liệu để viết).
Tuy nhiên, khác với hệ thống âm vị, hệ thống chữ cái La tinh ghi âm vị tiếng Việt ngoài những nét cơ bản còn có các nét dư Những nét dư này có chức năng tạo sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau
Sáng kiến cải tiến chữ cái bằng cách đơn giản hóa các nét dư đã làm mờ sự khu biệt cần thiết giữa các chữ cái và gây trở ngại trong giao tiếp Mặt khác, làm cho chữ viết không liền mạch, không đẹp và tốc độ viết chậm.
Theo chúng tôi, vấn đề then chốt hiện nay là quy trình viết chữ cái và liên kết chúng như thế nào cho có hiệu quả Để xác đinh đúng hướng quy trình viết chữ, trước hết cần tập hợp đối hệ chữ cái theo các khu biệt thành hai nhóm đồng dạng:
- Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t , u….
- Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c,e,ê,ô,a,q,d,g…
Các đặc điểm cấu tạo chữ viết trên đây giúp cho việc xác định quy trình dạy viết cho học sinh
đi từ nét cơ bản, theo trình tự thời gian và không gian thực hiện sự liên kết tuyến tính và đảm bảo
sự khu biệt giữa các chữ cái đồng dạng.
Chữ viết được thể hiện chủ yếu bằng các oạt động cơ bắp của bàn tay và ngón tay với công cụ
và vật liệu để viết (bút, giấy, mực, phấn…) E.N.Sokolova viết: Việc học cách viết dựa trên quy luật chuyển động của bàn tay viết là đưa ngòi bút mạnh về phía người và động tác đưa nét lên là hai động tác chung chủ yếu khi viết các chữ cái tiếng Nga” Nhận xét trên cũng đúng với chữ cái tiếng Việt.
Tất cả những điều nêu trên là cơ sở để tiến hành hai bước cơ bản trong quy trình dạy viết chữ cho học sinh lớp 1 là:
Trang 14Bước 1: Phân tích, ghép các nét thành chữ cái
Bước 2: Rèn kĩ năng liên kết các chữ cái thành chữ ghi âm viết.
b) Cơ chế của việc viết và vấn đề dạy học tập viết
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người phát ngôn thường nảy ra một ý, rồi dung ngôn ngữ dể lồng ý đó và phát ra thành lời Để chuyển ý thành lời người ta sử dụng một mã chung của xã hội, đó
là ngôn ngữ, lựa chọn sắp xếp các yếu tố đó thành lời cụ thể Công việc dùng mã để lồng ý mà tạo nên lời như thế gọi là mã hóa, ngược lại, khi chuyển lời thành ý từ những từ, những câu nghe được, người ta rút ra được nội dung chứa đựng bên trong lời nói Công việc đó gọi là giải mã
Chữ viết có tính chất là mã của mã là kí hiệu ghi lại ngôn ngữ âm thanh nên thể tách rời việc dạy viết chữ với việc đọc (đánh vần) được Tổ chức dạy tập viết trong học vần có tác dụng củng cố hình ảnh về chữ viết mà các âm nắm được qua học vần Mặt khác, bởi vì việc giải mã bậc 2(đọc) và mã hóa bậc 2 (viết) chỉ là hai mặt của quá trình thống nhất, nên dạy đánh vần cần gần với tập viết.
Để có được kĩ xảo viết, theo Usinxki, cần nắm vững trình tự sau dây:
- Xác định thành phần âm thanh và thành phần chữ cái của từ, những quy tắc viết các từ (không tách rời khỏi việc phát âm).
- Thể hiện đúng nét chữ và chữ cái.
- Đảm bảo kĩ thuật viết bằng cách áp dụng thủ thuật viết Từ đó nâng dần kĩ năng viết đẹp, viết sạch
Theo Usinxki, việc nắm vững các kĩ xảo nêu trên có khó khăn, đó là:
Có sự chuyển đổi từ chữ in (trong sách giáo khoa) sang chữ viết tay.
Sự phân phối vận động của cơ thể: ngón tay, khuỷu tay, vai, cách để vở.
Sự thay đổi hình thức bài tập viết chữ và kết hợp chữ cái theo trình tự hình tuyến.
Vị trí dấu chính tả trong phạm vi xác định.
Để giải quyết những khó khăn trên và nâng cao hiệu quả dạy viết, Usinxki coi trọng việc vận dụng các thao tác tháo ra, gộp lại đối lập, so sánh, thay thế… trong quá trình dạy đọc, viết.
Trang 15Những ý tưởng trên đây của Usinxki là gợi ý quan trọng cho quá trình xây dựng quy trình và hệ thống bài tập dạy viết chữ cho học sinh tiểu học.
c)Quy định về chữ viết của các cơ quan chức năng
Trong CCGD, từ năm 1981 đến tháng 9/1986, mẫu chữ viết dạy ở trường cấp I có nhiều điểm thay đổi so với mẫu chữ thường dung nên dư luận xã hội có nhiều ý kiến phê phán (nhất là chữ viết thường đã bỏ đi những “nét bụng”, “nét hất”; chữ viết hoa gần giống với chữ in hoa ở dạng đơn giản nhất; chữ số viết tay gần giống với chữ số in) Từ năm học 1986-1987, Bộ Giáo dục (cũ) có Thông tư số 29/TT Về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ ở trường Phổ thông cơ sở Theo
đó, bảng chữ cái và chữ số vẫn giữ lại chiều cao các con chữ như trước nhưng điều chỉnh lại hầu hết các chữ viết thường trở lại có “nét hất”, “nét bùng”; riêng các chữ cái viết hoa đơn giản và chữ số hầu như không có gì thay đổi so với chữ CCGD Đáng lưu ý ở thông tư 29/TT là đã đưa ra Bảng chữ hoa giới thiệu cho học sinh các lớp cuối cấp I với chiều cao chữ cái hầu hết là 2,5 đơn vị, riêng chữ cái G, Y có độ cao 4 đơn vị.
Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiến độ triển khai Chương trình tiểu học mới bắt đầu từ lớp 1 năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Thủ tướng chính phủ về Kế hoạch điều chỉnh mẫu chữ viết trong nhà trường tiểu học khi triển khai chương trình tiểu học mới
Ngày 14/6/2002, Mẫu chữ viết trong nhà trường tiểu họ đã được ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD &ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Mẫu chữ viết tại văn bản này đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau:
- Bảo đảm tính khoa học, hệ thống.
- Có tính thẩm mĩ
- Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học)
- Có tính thừa kế và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống đồng thời tình đến sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét, phù hợp điều kiện dạy và học
ở tiểu học)
Trang 16Đặc điểm cơ bản của chữ viết hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/ QĐ-BGD
&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chữ cái viết thường và chữ số
- Các chữ cái b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị, tức bằng hai lần rưỡi của chiều cao chữ cái ghi nguyên âm.
- Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị.
- Các chữ cái r,s được viết chiều cao 1,25 đơn vị.
- Các chữ cái d, đ, q, p được viết chiều cao 2 đơn vị.
- Các chữ cái còn lại: o, ô, ơ, a, ă, â, e, i, ê, u, ư, c, n, m, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị.
- Các dấu thanh được viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị.
- Các chữ số đều có chiều cao 2 đơn vị.
Chữ cái viết hoa
- Chiều cao các chữ cái in hoa là 2,5 đơn vị; riêng hai chữ cái Y và G được viết với chiều cao 4 đơn vị Ngoài 29 chữ cái được viết hoa theo kiểu 2, bảng chữ mẫu Chữ cái viết hoa còn cung cấp thêm 5 mẫu chữ cái viết hoa kiểu 2 (A, M ,N, Q, V) để sau khi học xong, học sinh có quyền lựa chon.
II Vị trí, nhiệm vụ, chương trình và nội dung chương trình dạy học
II.1 Dạy học học vần
2.1.1 Vị trí của dạy học Học vần
- Học vần là môn học khởi đầu giúp cho HS chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp Đó là chữ viết Tầm quan trọng của học vần chịu sự quy định bởi tầm quan trọng của chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn tiếng Việt ở
Trang 17bậc tiểu học.
- Cùng với tập viết, học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập Khi biết đọc biết viết các em có thể cảm nhận được hiện thực cuộc sống, diễn đạt một cách rõ ràng những nhận thức, tình cảm của mình, có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp,
sử dụng SGK, sách tham khảo… từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình.
1.2.2 Nhiệm vụ của dạy học Học vần
- Giúp học sinh (HS) nắm được các chữ cái Tiếng Việt: con chữ đơn, kép thể hiện nguyên âm, phụ âm, nắm được các dạng chữ ghi âm a, b, c , các dấu thanh, thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
- Giúp HS biết tổng hợp âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong vần, biết ghép các phụ
âm đầu với vần để tạo thành tiếng, đọc viết được tiếng đó.
- Biết đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả, các âm, vần, tiếng, từ, câu trong từng bài, biết nói hoặc kể theo chủ đề.
- Chú ý rèn 4 kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết).
1.2.3 Chương trình học vần
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 9832/BGDĐT-GDTH, Chương trình học vần lớp 1 gồm 103 bài được học trong 24 tuần, mỗi bài học 2 tiết, mỗi tiết 35 phút Cuối chương trình có 2 bài kiểm tra, mỗi bài 2 tiết
- Học kì I: học 18 tuần gồm 76 bài.
- Học kì II: học 6 tuần đầu, gồm có 27 bài.
Chương trình dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện toàn diện các kĩ năng khác (nghe, nói) Ngữ liệu để học ở giai đoạn học chữ là những từ ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng Ngữ liệu học được lựa chọn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 1, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết cho HS.
1.2.4 Nội dung dạy học Học vần
a) Nhóm bài làm quen với chữ cái
Trang 18Nhóm bài Làm quen với chữ cái bao gồm 6 bài : Bài 1 : Giới thiệu chữ e; Bài 2 : chữ b; Bài 3:
Dấu sắc; Bài 4 : Dấu hỏi, dấu nặng; Bài 5 : Dấu huyền, dấu ngã; Bài 6 : Ôn các chữ cái và các dấu
thanh đã học.
Nội dung chủ yếu của nhóm bài này là giới thiệu âm – chữ cái e, b và các dấu thanh, nguyên
tắc ghép các chữ cái ghi âm để tạo thành tiếng có cấu tạo đơn giản nhất, mối liên quan giữa tiếng và chữ thể hiện tiếng.
Trong nhóm bài Làm quen, chữ e được dạy trước chữ b, điều này nhằm đảm bảo nguyên tắc
bắt đầu từ tiếng (có nghĩa) trong phân môn Học vần; ngay từ bài đầu tiên, học sinh đã làm quen với một tiếng có cấu tạo tối giản Các dấu thanh được giới thiệu trong nhiều bài để học sinh không bị rối trong việc nhận diện, đặc biệt là những dấu thanh có đường nét gần gũi nhau Vì dụng ý này, hai
dấu sắc và huyền không được giới thiệu trong cùng một bài (hai dấu hỏi vàngã cũng vậy).
Bài làm quen với chữ cái được bố trí trên 2 trang sách với cấu trúc chung Ví dụ : Bài 3 trang 8,9- Sách Tiếng Việt 1, tập một.
Trang 1 (trang 8- Sách Tiếng Việt1, tập một)
- Tranh minh họa để gợi ý tiếng mang chữ ghi âm hoặc dấu thanh mới.
- Thể hiện chữ ghi âm (theo kiểu chữ in thường ) hoặc dấu ghi thanh cần làm quen.
- Chữ viết thể hiện mô hình kết hợp các âm và thanh đã làm quen tạo thành tiếng (bắt đầu
từ bài 2).
- Thể hiện chữ ghi âm, dấu ghi thanh hoặc chữ ghi tiếng mới làm quen (kiểu chữ ghi thường viết tay, trên dòng kẻ ô li).
Trang 2 (trang 9- Sách Tiếng Việt 1, tập một)
- Tranh gợi ý chủ đề luyện nói (Từ bài 3 có cả từ gợi ý chủ đề luyện nói)
b) Nhóm bài Âm- vần mới
Trong nhóm bài Âm- vần mới cac bài học âm, chữ ghi âm và các bài học vần, chữ ghi vần.
Các bài học âm, chữ ghi âm được phân bố từ bài 7- bài 28, giới thiệu nguyên âm, phụ âm, ghi nguyên
âm, phụ âm và cấu trúc tiếng có vần là một âm Các bài học vần giới thiệu cấu trúc tiếng có 2 âm trở
Trang 19lên được phân bố từ bài 29 trở đi (để tiện cho việc dạy học, các vần có nguyên âm
đôi ia, ua, ưacũng được sách giáo khoa Tiếng Việt 1 coi như vần gồm có hai âm).
- Mục đích của nhóm bài học âm, chữ ghi âm: là giới thiệu đầy đủ các chữ cái được dùng
trong tiếng Việt (riêng các chữ ă, â, p, do đặc điểm riêng của chúng, sẽ được giới thiệu muộn hơn
các chữ cái khác), đồng thời giới thiệu kiểu tiếng có cấu tạo mở Với những chữ cái đã được trang bị,
về mặt lí thuyết, học sinh có thể tự hoàn thiện kĩ năng đọc, viết tiếng Việt thông qua việc tự học.
Các chữ cái trong phần âm và chữ ghi âm được sắp xếp theo trình tự sau:
+ Các chữ cái có nét thắt → các chữ cái có nét móc → các chữ cái có nét cong
+ Các chữ cái đơn → các tập hợp chữ cái (ghi một âm vị).
+ Các chữ cái không có dấu phụ → các chữ cái có dấu phụ.
+ Các chữ có ít nét → các chữ có nhiều nét.
+ Các chữ ghi âm có thực trong nhiều tiếng → Các chữ cái ghi âm có thực trong ít tiếng + Các chữ ghi âm có trong các tiếng xuất hiện với tuần số cao → các chữ ghi âm có trong các tiếng xuất hiện với tần số thấp trong lời nói.
+ Các chữ ghi âm có trong nhiều tiếng quen thuộc với trẻ em→ các chữ ghi âm có trong ít tiếng quen thuộc với trẻ em.
- Bài học dạy âm vần mới (từ bài 29 đến bài 103) giới thiệu cấu trúc các tiếng có vần mở (cấu tạo
vần là nguyên âm đôi : ia, ua, ưa), vần nửa mở (có âm cuối viết là i, y, o,u), vần nửa đóng (có âm cuối viết là m, n, ng, nh), vần đóng (có âm cuối viết là p, t, c, ch).
Nếu dựa vào kiểu cấu tạo phần vần của các tiếng được giới thiệu trong bài học, có thể chia các bài học vần mới thành 3 loại bài :
+ Loại bài giới thiệu vần là nguyên âm đôi (không có âm cuối)
+ Loại bài giới thiệu các vần không chứa âm đệm.
+ Loại bài giới thiệu các vần chứa âm đệm.
Trình tự các bài vần mới được sắp xếp như sau :
Vần không có âm đệm :
- Vần kết thúc bằng a (vần là nguyên âm đôi)- (ia, ua, ưa).
- Vần kết thúc bằng i/y – (oi, ai, ôi, ơi,ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây)
- Vần kết thúc bằng o/u – (eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu)
- Vần kết thúc bằng n (on, an, ân, ăn, ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, yên, uôn, ươn)
Trang 20- Vần kết thúc bằng ng/nh (ong, ông, ăng, âng, ung, ưng, eng, iêng, uông, ương, ang, anh, inh, ênh)
- Vần kết thúc bằng m (om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm, ươm)
- Vần kết thúc bằng t (ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it, iêt, uôt, ươt)
- Vần kết thúc bằng c/ch (oc, ac, ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc, iêc, ươc, ach, ich, êch)
- Vần kết thúc bằng p (op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, ep, êp, ip, up, iêp, ươp)
Vần có âm đệm (vần có âm đệm viết bằng o xuất hiện trước vần có âm đệm viết bằng u,
trình tự sắp xếp về cơ bản vẫn theo nguyên tắc trên):
- oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oang, oăng, oanh, oach, oat, oăt.
- uê, uy, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych.
*Cấu trúc bài Âm- vần mới :
Mặc dù có mục đích, nhiệm vụ và nội dung cụ thể khác nhau nhưng các bài dạy học âm vần, chữ ghi âm và các bài dạy vần mới được xây dựng theo cùng một mô hình cấu trúc, mỗi bài học được trình bày trên hai trang sách theo cấu trúc cơ bản sau :
Ví dụ : Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 84, 85.
Trang 1 (Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 84)
- Các đơn vị chữ ghi âm/ vần được dạy trong bài.
- Tiếng chứa các đơn vị chữ được dạy trong bài (tiếng khóa).
- Tranh minh họa cho từ chứa tiếng chứa đơn vị chữ học trong bài.
- Từ chứa tiếng chứa đơn vị chứa đơn vị chữ học trong bài (từ khóa)
- Từ/ ngữ ứng dụng chứa đơn vị chữ vừa học.
Trang 2 ( Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 85)
- Tranh minh họa câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học.
- Câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học (câu đoạn ứng dụng).
- Chủ đề luyện nói.
- Tranh minh họa chủ đề luyện nói.
c) Các bài Ôn tập
Nhằm củng cố cách đọc tiếng/ từ ngữ/ bài đọc ứng dụng, cách viết chữ, rèn kĩ năng nghe nói
về các chủ đề liên quan đến nhóm vần cần ôn.
Trang 21Ở phần Âm và chữ ghi âm, cứ sau 5 bài học âm, chữ mới lại có một bài ôn tập Điều này dựa trên sự phân bố nội dung học tập trong một tuần và có chú ý thích đáng tới tính hệ thống của từng nhóm chữ Từ bài 29 trở đi, các bài ôn tập không được sắp xếp đều đặn như trên nữa Sở dĩ có sự thay đổi này là vì các bài học vần được tập hợp theo kiểu kết thúc của các vần Các bài ôn tập phải được xuất hiện sau khi học hết một kiểu vần Vì số lượng vần trong một kiểu vần không bằng nhau
và thường lớn hơn 9 nên không thể xếp đều đặn cứ sau 5 bài học vần mới lại có một bài ôn tập giống như ở phần âm và chữ ghi âm.
*Cấu trúc bài Ôn tập :
Các bài Ôn tập âm/ vần đã học có cấu trúc cơ bản sau: Ví dụ : Bài 103, sách Tiếng Việt 1- tập hai
Trang 1 :
- Tiêu đề ôn tập.
- Mô hình tiếng/ vần chứa đơn vị mẫu đã học.
- Tranh minh họa (hoặc gợi ý) từ chứa tiếng/ vần chứa đơn vị mẫu đã học.
- Bảng ôn tập các kết hợp cùng loại.
- Từ ngữ ứng dụng chứa các kết hợp cùng loại.
- Thể hiện chữ viết thường của các đơn vị cùng loại.
Trang 2 :
- Tranh minh họa câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/ vần cùng loại vừa ôn.
- Câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/ vần cùng loại vừa ôn.
Trang 22Tập viết giúp cho việc rèn luyện năng lực viết thạo Tập viết là phân môn
có tính thực hành Trong chương trình không có tiết lí thuyết, chỉ có tiết rènluyện kĩ năng
Tập viết rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩmthận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ
Chữ viết của học sinh có quan hệ đến toàn bộ quá trình học tập, ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
2.2.2 Nhiệm vụ
Rèn luyện kĩ năng viết chữ cho HS, cụ thể là: Chương trình chú trọng dạy học sinh viết đúng hình dáng, kích thước các chữ viết thường và chữ viết hoa, chủ yếu là cỡ chữ vừa; thao tác đưa bút đúng quy trình viết; biết nối các chữ hoa và chữ thường trong một tiếng.
Kết hợp dạy kĩ thuật viết chữ với dạy học vần và rèn chính tả, mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy cho học sinh.
Góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kỷ luật , óc thẩm
mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác.
2.2.3 Nội dung
Ở Tiểu học, phân môn Tập viết có nội dung rèn luyện kĩ năng viết chữcho học sinh, đồng thời cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về chữviết và kĩ thuật viết chữ Nội dung này được cụ thể hoá thành các bài tập viếttrong chương trình môn Tiếng Việt của các lớp 1, 2, 3
Phân môn Tập viết ở Tiểu học cung cấp cho học sinh các kiến thức vềchữ viết và kĩ thuật viết chữ, như: các nét chữ, hệ thống chữ cái viết thường,viết hoa, hệ thống chữ số, độ cao, độ rộng của nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừngbút, kĩ thuật viết liền mạch, vị trí dấu phụ, dấu thanh…Phân môn Tập viết cũngtrang bị cho học sinh hệ thống kĩ năng viết chữ,như: viết nét, liên kết nét thànhchữ cái, chữ số, liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, ghi vần hoặc ghi tiếng một
Trang 23cách liền mạch ở mức độ cao nhất, phân môn Tập viết rèn kĩ năng viết chữ chohọc sinh qua bài viết ứng dụng là các câu thơ, câu văn, hoặc tục ngữ, ca dao.Yêu cầu kĩ năng dần dần được nâng cao từ viết đúng tới viết đúng, đẹp, và mức
độ cao nhất là kĩ năng viết đúng, đẹp, nhanh
Chương trình phân môn Tập viết được bố trí trong 6 học kì ở 3 lớp: 1,2,3 ở lớp 1, chương trình Tập viết được xây dựng gắn liền với chương trìnhHọc vần Ngoài nội dung tập viết trong tiết Học vần, mỗi tuần còn có thêm mộtbài tập viết ôn lại các chữ đã học trong tuần Chương trình lớp 2 chủ yếu là làmquen với chữ cái hoa và chữ số Chương trình lớp 3 tiếp tục học về chữ cái hoa,liên kết chữ cái hoa với chữ cái viết thường đứng sau và kết hợp học về chữ số.Các chữ cái viết hoa trong vở Tập viết lớp 2, 3 được sắp xếp theo trật tự trongbảng chữ cái
Lớp 1: Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ;tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫuchữ quy định, tập viết các số đã học Do quy định của chương trình, ở lớp 1, nộidung tập viết được triển khai ở hai phần kế tiếp nhau là phần Học vần và phầnLuyện tập tổng hợp
Trang 24Học vần, các bài học tập viết có thể được chia thành 3 nhóm (tương ứng với 3giai đoạn) sau:
- Giai đoạn 1 (6 bài) đầu: Giúp học sinh nắm được những thao tác chungcủa cả quá trình tập viết, luyện động tác cầm bút, cách để vở, tư thế ngồi viết,cách xác định dòng kẻ trên vở tập viết và trên khung chữ cần tập viết, tập tô cácnét chữ, chữ cái, chữ ghi tiếng
- Giai đoạn 2 (từ bài 7 đến bài 27): Kết hợp tập tô và tập viết các chữ cáiviết thường theo đúng quy trình Mỗi tiết học chữ ghi âm đều có tập tô, tập viếtcác chữ cái ghi âm, tập viết các chữ ghi tiếng Tiết tập viết mỗi tuần luyện viết
từ 4 đến 6 dòng
- Giai đoạn 3 (từ bài 29 đến bài 103): Luyện viết chữ ghi vần, viết từ ngữứng dụng (cỡ chữ vừa) Mỗi tiết học vần đều có tập viết nhóm chữ ghi âm, vần,tập viết từ ngữ ứng dụng có chứa vần mới học ở phần luyện tập tổng hợp, bàitập viết một mặt có tác dụng rèn kĩ năng viết chữ thường (cỡ vừa và cỡ nhỏ),làm quen với chữ hoa (bằng hình thức tập tô), mặt khác góp phần ôn luyện một
số vần khó, mở rộng vốn từ cho học sinh Mỗi tuần có hai bài tập viết, mỗi bàihọc trong một tiết (2 tiết tập viết /1 tuần)
2.2.4 Chương trình
- Học kỳ 1 và 4 tuần đầu học kỳ 2 tập trung vào nhiệm vụ chính là tập viết chữ viết thường theo mẫu chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định với những nội dung cụ thể là:
+ Luyện viết chữ thường, cỡ chữ lớn (chữ cao 1 đơn vị bằng 1 dòng kẻ lớn).
+ Luyện viết các vần và tiếng, từ ứng dụng cỡ chữ vừa (chữ cao 1 đơn vị bằng 2 dòng li).
- Học kỳ 2 từ tuần 22 đến tuần 34 tập trung vào các nội dung:
+ Tập tô chữ hoa, tập viết chữ thường, cỡ chữ vừa và nhỏ.
+ Các chữ hoa để tập tô được sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái (A, Ă, Â, B, ).
+ Luyện viết các vần đã ôn luyện ở bài tập đọc (Ví dụ bài tập đọc ôn vần ai, ay thì bài tập viết cũng viết luôn chữ ghi vần ai, ay).
Trang 25+ Luyện viết các từ ngữ có vần đã ôn luyện ở bài tập đọc (Ví dụ: Bài tập đọc ôn vần ai, ay thì
từ ngữ để tập viết là thứ hai, điều hay, ).
Số bài và thời lượng học:
+ Học kì 1 và 4 tuần đầu của học kì 2: 1 tiết/ tuần, ngoài ra có 103 bài tập viết kết hợp khi dạy âm, vần.(tương ứng với số bài học âm, vần).
+Học kì 2: Từ tuần 22 đến tuần 34: 2 tiết/tuần, tổng số 26 bài
Về yêu cầu cần đạt:
+ Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh Viết chữ cái, các vần, tiếng, từ ứng dụng theo cỡ chữ vừa, nhỏ (các con chữ có chiều cao 1 đơn vị (a, o, e ), 1,5 đơn vị (chữ t), 2 đơn vị (d, q ) 2,5 đơn vị (k, b ).
+ Tập ghi dấu thanh đúng vị trí.
+ Làm quen với chữ hoa, cỡ chữ lớn và vừa theo mẫu chữ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua việc cho học sinh tập tô chữ hoa).
+ Tập viết được các số đã học.
Những điểm cần chú ý về chương trình tập viết lớp 1:
- Học sinh được làm quen với chữ hoa sớm Bắt đầu từ tuần 22 của lớp 1 học sinh được tập
tô chữ hoa.
- Học sinh được làm quen với nhiều mẫu chữ hoa truyền thống (một số chữ có 2 mẫu).
- Về yêu cầu cỡ chữ ở tập viết lớp 1, chú trọng luyện cho HS viết cỡ chữ vừa và nhỏ Cỡ chữ lớn chỉ viết ở giai đoạn luyện viết chữ cái (5 tuần đầu học kỳ 1).
III NHỮNG ĐIỂM CHƯA PHÙ HỢP CỦA SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP MỘT TẬP 1
III.1 Lỗi hình ảnh
Trang 26- Hình con voi cầm ngược quyển sách (Bài 2 trang 7)
- Lỗi hình ảnh và chữ viết không ăn khớp:
+ Trong hình quyển sách chỉ có số không có chữ (bài 19, trang 41)+ Hình ảnh chỉ có mẹ, không có cha ( Bài 53, trang 109)
Trang 27+ Thiếu hình ảnh hồ (bài 55 trang 113)
+ Hình ảnh chỉ có “tiêm chủng” không có “uống thuốc” (Bài 79, trang 161)
Trang 28giống như trong vở ô li của các em:
- Không thống nhất trong cách viết hoa, viết thường
Trang 30+ Bài 82, trang 167
+ Bài 83,
trang 169
- Sử dụng từ ngữ trừu tượng, khó diễn đạt ý nghĩa
+ Bài 50, trang 103: Từ “ngẩn ngơ”, câu văn hơi rườm rà, chau chuốt, mang tính chất
Trang 31+Bài 31, trang 64: Từ “trỉa đỗ”
+ Bài 30, trang 62 : Từ “xưa kia”
+ Bài 46, trang 92 : Từ “mơn mởn”
+ Bài 66, trang 134: Từ “cháy đượm”
IV KHÓ KHĂN _ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP MỘT TẬP 1
Trang 32- Trong suốt quá trình một tiết tập đọc học sinh không được giải lao - thưgiãn giữa tiết làm cho học sinh chóng mệt mỏi, thiếu khả năng tập trung họctập.
- Cuối tiết học các em không được tập trung tham gia vào các trò chơihọc tập, làm cho phần học tập kém hiệu quả (vì các em không được học màchơi, chơi mà học)
- Phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở thường xuyên việc học của con
em mình
- Nguyên nhân chủ yếu của việc phát âm sai ở học sinh là do ngônngữ riêng của địa phương, và "cái phương ngữ " đó được các em sử dụngtương đối nhiều khi giao tiếp (nói và viết), khiến người đọc, người nghekhó hiểu Trong khi những người gần gũi với các em, tiếp xúc với các emhằng ngày như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, … của các em cũng nói sai Khiđến trường, nơi các em học tập, nhận thức ghi nhớ lại cũng có không ít giáoviên phát âm sai (do phương ngữ) Vì thế, một số em còn đọc sai là lẽđương nhiên
- Chương trình học còn một số vấn đề:
+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết dễ bị nhầm lẫn
Ví dụ: dạy/dậy, nhảy/nhẩy, giầy/giày…
+ Quá nhiều vần khó trong cùng một bài (Bài 42, trang 86-87, vần
“ưu/ươu”)
+ Học sinh dễ bị nhầm lẫn khi phát âm các vần: at/ac, ai/ay, iêu/iu, q/c (quấn/cuốn, quốc/cuốc), ch/tr, l/n, iu/ưu, iêu/ươu, r/d/gi, s/x …
4.1.2 Đề xuất biện pháp khắc phục
Trang 33Việc tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc củathầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm (đọc hiểu).Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo 2 hình thức này mới xem là biết đọc.
Để thực hiện tốt công việc này, nhóm tôi xin đề xuất một số biện pháp đểrèn kĩ năng phát âm (đọc thành tiếng) khi dạy luyện đọc cho học sinh lớp 1 nhưsau:
Biện pháp 1: Giáo viên xác định và năm rõ chủ đề trong chương trình môn học
Điều trước tiên, giáo viên phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính củachủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện đọc,phần luyện nói Gợi ý sao để tất cả học sinh đều được đọc, được nói, không điquá xa với chủ đề
Trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng nhất, việc tíchcực hoá là làm cho học sinh hoạt động được nhiều, cụ thể là được đọc, nghe,nói, viết nhiều trong giờ học
Tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới nhiều hình thức như:
- Cho học sinh làm nhiều dạng bài tập khác nhau, để phát triển óc tư duy,sáng tạo, khả năng độc lập, suy nghĩ cho các em
* Ví dụ :
+ Điền âm (vần) mới học
+ Nối tiếng (từ) thích hợp
+ Nối tiếng (từ) với hình vẽ thích hợp
- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lớp 1 là rất ham chơi và hiếu động chonên trong giờ học nên thay đổi cách học cho các em tạo không khí thoải máinhư: giữa tiết học cho các em giải lao, chơi trò chơi Nhằm thư giản, bớt sựcăng thẳng, mệt mỏi
Trang 34- Cuối tiết học để củng cố luyện tập đạt kết quả tốt, giáo viên tổ chức cáctrò chơi học tập để các em được học mà chơi, chơi mà học Nhằm tạo cho lớphọc thêm sinh động hứng thú hơn.
Biện pháp 2: Giáo viên lựa chọn chuẩn chính âm phù hợp với phương
ngữ
Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có
sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nộidung lựa chọn Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩnphát âm nào gần nhất với giọng đia phương của mình đối chiếu với cách phát
âm tự nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lạc Trước hếtgiáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm chohọc sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác Giáo viên cần đọc đúng đọc diễncảm Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọc đúngchính âm càng sớm càng tốt Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âmthanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói chotốt Đồng thời chúng ta cần nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồmbiện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúng qua
âm trung gian Tuỳ thuộc âm thanh sai lạc, tuỳ thuộc vào học sinh mà giáo viênlựa chọn biện pháp thích hợp
Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình,đặc biệt là động viên tinh thần thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứngthú rèn phát âm đúng Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năngúng đối nhanh nhạy thông minh của giáo viên và chọn phương phát sửa phát âmsai cho học sinh sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinhtiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kĩ năngnói sao cho chuẩn Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
Trang 35học sinh phát âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai, rèn đúng chothích hợp Các phương pháp luyện tập cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các mục tiêu luyện tập phải rõ ràng tường minh,trực quan và lượnghoá
- Cường độ luyện tập phải cao, nghĩa là về nguyên tắc, luyện càng nhiềucàng tốt
- Phải lựa chọn ngữ điệu ( từ ngữ, câu, đoạn) để luyện đọc sao cho tiếtkiệm thời gian luyện tập
- Trong khi luyện tập cần phối hợp đồng bộ tối đa các biện pháp luyệnđọc
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và việc rèn phát âm chuẩncho học sinh nói riêng thì cần phải phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xãhội
Biện pháp 3: Giáo viên tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ
Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy và sử dụng có nghệ thuật thời gian củatiết dạy để giờ dạy vần đạt kết quả cao
Ngoài vốn kiến thức cơ bản của người giáo viên với nội dung kiến thứcphải dạy theo qui định trong chương trình giáo viên cần và rất cần tự bồi dưỡng,không ngừng nghiên cứu, làm giàu hơn vốn kiến thức và nâng cao trình độnghiệp vụ sư phạm của mình
" Học, học nữa, học mãi " ( Lê nin )
nhằm mở rộng tầm hiểu biết để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục ngày được nângcao
- Đối với nhà trường cần mở lớp bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên đểgiáo viên có thể học hỏi, nâng cao tay nghề, hổ trợ đủ cơ sở, điều kiện, vật chất,
Trang 36kỹ thuật cho việc dạy học vần Đầu tư xây dựng nhiều tiết mẫu để giáo viên dự
có điều kiện nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy
Biện pháp 4: Giáo viên là tấm gương
- Trước hết người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noitheo Nếu là tấm gương sáng điều cần trước hết là phải có năng lực chuyênmôn chuẩn Mẫu mực về tác phong, lời nói, cử chỉ, việc làm
Bởi vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 6 - 7 tuổi là hay bắt chước, hay làm theo cô.nếu cô đọc đúng thì trẻ cũng cố gắng đọc đúng như cô Nếu cô nói ngọng, hoặcphát âm sai thì trẻ cũng sai theo
- Giáo viên cần rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn
+ Giáo viên phải biết làm mẫu bởi ta đã thống nhất với nhau rằng giáoviên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng khônglàm được Muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải đọc tốt
+ Phải biết cách quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọcnghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúngmẫu đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em vàbài đọc mẫu của thầy
+ Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc mẫu.Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cáchkhách quan Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một cái máy ghiâm; ghi và phát lại lời đọc của học sinh với một thái độ chân thành; một mongmỏi tha thiết "cô muốn giúp các em đọc được đúng, đọc hay hơn''
+ Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu Nghĩa là có
sự hài hoà giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khảnăng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo vi