Cách tiến hành phương pháp: giáo viên phải chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi hướng vào nội dung cần tìm hiểu trong bài học để giúp học sinh suy nghĩ trả lời Câu hỏi có thể hỏi những nội dung sau:

Một phần của tài liệu Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học (Trang 62 - 64)

tìm hiểu trong bài học để giúp học sinh suy nghĩ trả lời. Câu hỏi có thể hỏi những nội dung sau: + Hỏi về kiến thức đã học.

+ Hỏi để làm quen vần mới.

+ Hỏi để phân tích tổng hợp, từ ứng dụng có chứa âm, vần vừa học. + Hỏi để củng cố âm, vần.

+ Hỏi để gợi ý cho học sinh nói theo chủ đề (dựa vào tranh, tự giới thiệu về mình, nói lời cảm ơn, xin lỗi …).

Các dạng câu hỏi:

* Câu hỏi yêu cầu tái hiện: Ví dụ dạy bài 66: uôm – ươm .

Sau khi học xong bài, giáo viên hỏi: + Hôm nay các em học hai vần mới nào?

Học sinh trả lời: Hôm nay em học hai vần mới là vần uôm và vần ươm. * Câu hỏi yêu cầu so sánh:

- Ví dụ dạy bài 66: uôm - ươm

Khi giới thiệu vần ươm, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần uôm và vần ươm.

- Ví dụ dạy bài 26: y - tr

sánh việc học ở nhà trẻ và học ở lớp 1 có gì giống và khác nhau.

+ Nhà trẻ khác lớp Một ở chỗ nào? ( Đi nhà trẻ khác với đi học lớp Một là ở nhà trẻ giờ chơi nhiều hơn, có nhiều đồ chơi hơn, các em vừa học lại vừa chơi...)

* Câu hỏi yêu cầu suy luận:

Câu hỏi suy luận dùng để yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân sự việc, vận dụng kiến thức vào bài học, khái quát hoá kiến thức.

- Ví dụ dạy bài 37: Ôn tập; phần kể chuyện '' Cây kế ''. Sau khi học xong câu chuyện, giáo viên hỏi: + Vì sao người em trở nên giàu có?

Học sinh phải suy luận từ các sự việc để trả lời: Người em hiền lành, chăm chỉ nên trở nên giàu có.

- Ví dụ dạy bài 27: Ôn tập

Sau khi hình thành xong bảng ôn vần, để học sinh phân biệt khi nào viết gh, khi nào viết g. Giáo viên hỏi:

+ Nhìn vào bảng ôn tập, ta thấy gh ( gờ ghép) đứng trước âm nào ? Còn g (gờ đơn) đứng trước âm nào?

Học sinh phải quan sát bảng ôn để nêu được gh đứng trước âm ( i, e, ê ), còn g đứng trước các âm còn lại.

* Câu hỏi yêu cầu liên hệ.

- Ví dụ bài 7: ê – v; khi học chủ đề luyện nói '' bế bé '' giáo viên hỏi: + Mẹ thường làm gì khi bế bé ?

+ Mẹ rất vất vả, em có thể làm gì để giúp đỡ mẹ ?

Khi nêu câu hỏi cho học sinh giáo viên cần chú ý:

- Thu hút sự chú ý của học sinh.

- Sau khi nêu câu hỏi, giành thời gian cho học sinh suy nghĩ. - Chú ý phân bố hợp lý số học sinh được chỉ định trả lời. - Chú ý khuyến khích những học sinh rụt rè, chậm chạp.

Một phần của tài liệu Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w